Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn thạc sĩ chính sách công thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên trên địa
PREMIUM
Số trang
88
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
936

Luận văn thạc sĩ chính sách công thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên trên địa

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Tư

liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Các kết quả

nghiên cứu của luận văn đến thời điểm này chưa có một công trình khoa học nào đã

công bố.

Tác giả

Bùi Thị Mỹ Hạnh

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ

ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN......................................................10

1.1. Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên .................................................10

1.2. Thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên.................................20

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho

thanh niên .........................................................................................................25

Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐÀO

TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

HÀ NỘI...........................................................................................................29

2.1. Khái quát về thành phố Hà Nội và tình hình thanh niên thành phố Hà Nội............29

2.2. Thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn thành

phố Hà Nội giai đoạn 2017-2019 .....................................................................34

2.3. Đánh giá chung về thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên

trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2019 .......................................53

Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ

TRỢ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ HÀ NỘI..................................................................................60

3.1. Định hướng và mục tiêu.....................................................................................60

3.2. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề

cho thanh niên trên địa bàn thành phố Hà Nội.................................................63

KẾT LUẬN..............................................................................................................73

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................75

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Nxb Nhà xuất bản

THCS Trung học cơ sở

THPT Trung học phổ thông

UBND Ủy ban nhân dân

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Quy trình thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên ........21

Bảng 2.1: Mức độ hài lòng về công tác xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện

chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn thành phố Hà Nội....37

Bảng 2.2: Mức độ hài lòng về công tác phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính

sách hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn thành phố Hà Nội.......40

Bảng 2.3: Mức độ hài lòng về công tác phân công, phối hợp thực hiện chính

sách hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn thành phố Hà Nội.......45

Bảng 2.4: Thống kê số đoàn kiểm tra việc thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo

nghề cho thanh niên trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2019....47

Bảng 2.5: Mức độ hài lòng về công tác theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính

sách hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn thành phố Hà Nội.............48

Bảng 2.6: Mức độ hài lòng về công tác đánh giá tổng kết việc thực hiện chính

sách hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn thành phố Hà Nội.......52

Bảng 2.7: Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên trên

địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2019 (Đơn vị: người)..................53

DANH MỤC CÁC BIỂU

Biểu 2.1: Bản đồ địa lý thành phố Hà Nội ................................................................29

Biểu 2.2: Cơ cấu theo khu vực..................................................................................32

Biểu 2.3: Cơ cấu theo độ tuổi....................................................................................32

Biểu 2.4: Cơ cấu theo giới tính .................................................................................33

Biểu 2.5: Cơ cấu theo trình độ học vấn.....................................................................34

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Thanh niên Việt Nam là một tầng lớp xã hội đặc thù, chiếm số đông trong

dân số cả nước và có mặt ở tất cả giai cấp: công nhân, nông dân, trí thức, có quan hệ

mật thiết với các tầng lớp trong xã hội. Với vị trí, vai trò quan trọng trong tiến trình

lịch sử dựng nước và giữ nước cũng như trong phát triển kinh tế - xã hội, thanh niên

là lực lượng xã hội to lớn và là chủ thể của tương lai. Công cuộc đổi mới đẩy mạnh

công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước đạt được nhiều

thành tựu to lớn, toàn diện, đã làm cho thanh niên thêm tin tưởng vào sự lãnh đạo

của Đảng và Nhà nước, vào con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội của đất nước.

Thanh niên tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, bồi đắp lý

tưởng cách mạng trong sáng. Về phía Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các cấp chính

quyền và các tổ chức đoàn thể, nhiều năm qua luôn có sự quan tâm sâu sắc đến

thanh niên. Nhiều chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên đã được ban hành:

Ngày 27/11/2014, Quốc Hội ban hành Luật Giáo dục nghề nghiệp quy định về hệ

thống giáo dục nghề nghiệp; tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Trong đó Điều 62 quy định chi tiết các chính sách đối với người học. Ngày

28/9/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg quy

định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng, gồm: Mức hỗ

trợ chi phí đào tạo; mức hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại và tổ chức thực hiện chính sách hỗ

trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng. Ngày 02/10/2015, Chính phủ ban

hành Nghị định số 86/2015/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với

cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí,

hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021, áp dụng cho

học sinh, sinh viên, học viên và các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc

dân. Ngày 20/10/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 53/2015/QĐ￾TTg về chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học cao đẳng, trung cấp.

Quyết định quy định về chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học cao đẳng,

2

trung cấp được hưởng học bổng chính sách, các khoản hỗ trợ mua đồ dùng cá nhân,

hỗ trợ trong dịp tết Nguyên đán và hỗ trợ đi lại. Ngày 10/12/2015, Thủ tướng chính

phủ ban hành Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và

giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất. Ngày 01/02/2019, Chính phủ

ban hành Nghị định số 15/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp

thi hành Luật Giáo dục nghề nghiệp. Cùng với Luật của Quốc hội, những nghị định

của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng chính phủ, còn có hệ thống các thông tư

hướng dẫn thực hiện của các Bộ và liên bộ. Các chính sách tạo điều kiện và trang bị

để nâng cao trình độ mọi mặt (ngoại ngữ, tin học, trình độ chuyên môn, kỹ thuật lao

động, kỹ năng làm việc…) cho thanh niên chủ động, tự tin tham gia có hiệu quả vào

quá trình hội nhập quốc tế của đất nước. Đồng thời các chính sách là kim chỉ nam

hướng dẫn cho các tổ chức, cơ sở giáo dục và đào tạo, trung tâm dịch vụ việc làm

thực hiện chức trách theo đúng pháp luật, hoàn thành các chức năng, nhiệm vụ được

giao phó.

Hà Nội là thủ đô, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục

và giao dịch quốc tế lớn của đất nước. Cùng với quá trình đổi mới của đất nước, Hà

Nội đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ năm 2008, sau khi mở rộng địa

giới hành chính, Hà Nội có nhiều thuận lợi, song cũng đối mặt với nhiều khó khăn,

thách thức trong quá trình phát triển. Một trong những thách thức đó là vấn đề đào

tạo nghề, nâng cao trình độ cho thanh niên trên địa bàn thành phố đáp ứng nhu cầu

hội nhập quốc tế. Theo số liệu thống kê của Đoàn Thanh niên thành phố Hà Nội, Hà

Nội hiện có hơn 3 triệu thanh niên. Đây là lực lượng xã hội to lớn, là nguồn lực

quan trọng, đóng vai trò lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội và phát huy tiềm

lực thành phố Hà Nội. Để có thể huy động tối đa nguồn nhân lực thanh niên, trước

hết để trang bị cho thanh niên những kiến thức, kỹ năng cần thiết, trong những năm

qua, Hà Nội thực hiện nhiều chính sách thanh niên, trong đó chú trọng thực hiện

chính sách hỗ trợ đào tạo nghề. Trong giai đoạn 2017-2019, thực hiện chính sách hỗ

trợ đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn thành phố Hà Nội đã thu được nhiều

hiệu quả thiết thực: tổ chức được nhiều lớp đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo

3

dưới 03 tháng cho nhiều thanh niên; thanh toán kinh phí tự học nghề trình độ sơ

cấp, đào tạo dưới 03 tháng cho nhiều lao động; hỗ trợ học phí cho học sinh, thanh

niên tham gia các khóa học trình độ trung cấp, cao đẳng; bước đầu hỗ trợ và đáp

ứng được nhu cầu học nghề của thanh niên, nhu cầu sử dụng lao động của cơ sở sản

xuất, kinh doanh, doanh nghiệp... Mặc dù đạt được nhiều kết quả tích cực như vậy

nhưng thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn thành

phố Hà Nội có một số hạn chế như: các chính sách hỗ trợ chưa được duy trì thường

xuyên, liên tục; nhận thức của thanh niên về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề chưa

cao; tình trạng thanh niên bỏ học giữa chừng gây lãng phí một nguồn ngân sách

không nhỏ và làm ảnh hưởng trực tiếp tới kế hoạch đào tạo… Vì vậy việc tìm hiểu,

nghiên cứu thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn

thành phố Hà Nội nhằm phân tích, đánh giá, tìm ra những nguyên nhân thành công

và hạn chế để từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường thực hiện chính sách là rất cần

thiết. Là một viên chức đang công tác tại Trung tâm Dịch vụ việc làm và Hỗ trợ

thanh niên Hà Nội, tôi chọn đề tài “Thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho

thanh niên trên địa bàn thành phố Hà Nội” để hoàn thành khóa học thạc sỹ.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Tìm hiểu tình hình nghiên cứu đề tài “Thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo

nghề cho thanh niên trên địa bàn thành phố Hà Nội” cho thấy đến nay chưa có

công trình nào nghiên cứu trực tiếp và đầy đủ. Các công trình nghiên cứu đã tiếp

cận các vấn đề liên quan như đào tạo nghề, chính sách đào tạo nghề, thực hiện chính

sách đào tạo nghề, có một số công trình có liên quan theo các cách tiếp cận của các

chuyên ngành khác nhau và gần với đề tài như:

Tác giả Bùi Sỹ Tuấn (2019) trong bài viết Đào tạo nghề cho lao động nông

thôn: Cần gỡ những nút thắt nhận định công tác đào tạo nghề cho lao động nông

thôn thời gian qua có nhiều khởi sắc nhưng hiệu quả đào tạo nghề chưa đồng đều

giữa các vùng, chất lượng đào tạo nghề chưa cao và chưa đảm bảo tính bền vững.

Từ đó, tác giả đề xuất các địa phương cần điều chỉnh các chỉ tiêu, nhiệm vụ đào tạo

4

nghề cho lao động nông thôn, bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước, huy động các

nguồn lực từ chương trình, dự án…[41]

Tác giả Hoàng Kim Ngọc (2018) trong cuốn sách Nghiên cứu mô hình tự chủ

trong đào tạo nghề đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trình bày cơ sở lý luận

về tự chủ và mô hình tự chủ trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đánh giá thực

trạng thực hiện tự chủ trong các cơ sở dạy nghề; đề xuất mô hình tự chủ trong các

cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giải pháp thực hiện. [22]

Tác giả Bùi Đình Thọ (2018), với bài viết Nâng cao chất lượng đào tạo nghề

vùng Đồng bằng sông Hồng trên cơ sở khái quát thực trạng đào tạo nghề vùng

Đồng bằng sông Hồng, chỉ ra các hạn chế, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất

lượng đào tạo nghề của Vùng trong thời gian tới, tập trung vào việc tiếp tục hoàn

thiện pháp luật, chính sách về đào tạo nghề, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội

ngũ giáo viên, phát triển chương trình đào tạo theo hướng đối với các nghề trọng

điểm, chuẩn hóa cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề, tăng cường gắn kết giữa cơ sở

dạy nghề với doanh nghiệp…[38]

Tác giả Nguyễn Hồng Tây (2017) trong cuốn sách Quản lý đào tạo nghề

nghiệp ở Việt Nam – Lý luận, kinh nghiệm và vấn đề đặt ra hệ thống hóa một số vấn

đề lý luận về quản lý đào tạo nghề nghiệp, định hướng và giải pháp nâng cao chất

lượng quản lý đào tạo nghề nghiệp ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

[33]

Tác giả Bùi Hồng Đăng (2017) trong luận án tiến sĩ Nghiên cứu nâng cao

chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nam Định đã nghiên cứu cơ

sở lý luận, thực tiễn, thực trạng và các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề

cho lao động nông thôn tỉnh Nam Định. [13]

Tác giả Nguyễn Linh (2017) trong cuốn sách Những điều cần biết về đào tạo

nghề và việc làm đối với lao động nông thôn đề cập những vấn đề về đào tạo nghề

và việc làm đối với lao động nông thôn; thoát nghèo từ học nghề và những kinh

nghiệm dạy nghề cho lao động nông thôn. [21]

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!