Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn thạc sĩ chính sách công  thực hiện chính sách giáo dục đối với trẻ em khuyết tật từ thực
PREMIUM
Số trang
67
Kích thước
1.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1853

Luận văn thạc sĩ chính sách công thực hiện chính sách giáo dục đối với trẻ em khuyết tật từ thực

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN HẢI HÀ

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC ĐỐI VỚI TRẺ EM

KHUYẾT TẬT TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM PHỤC HỒI

CHỨC NĂNG NGƯỜI KHUYẾT TẬT THỤY AN

Ngành: Chính sách công

Mã số: 8340402

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS. TS. ĐẶNG THỊ HOA

Hà Nội - 2020

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh toàn cầu đang thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 của

Đại Hội đồng Liên hợp quốc vì sự phát triển bền vững coi phát triển con

người làm trọng tâm với mục tiêu “Để không ai bị bỏ lại phía sau”, đặc biệt là

các nhóm yếu thế trong xã hội bao gồm phụ nữ, trẻ em và người khuyết tật,

Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó.

Ở Việt Nam, trẻ em khuyết tật thường được coi là những đứa trẻ bất bình

thường, đó là sự kì thị hiện hữu trong một số bộ phận người dân, khiến cho

những trẻ em này bị gạt ra ngoài lề xã hội. Vì phần lớn họ tin rằng các em

không có khả năng đóng góp cho xã hội. Cho nên các em không được tiếp cận

với các dịch vụ xã hội tối thiểu như y tế, giáo dục, văn hóa nghệ thuật. Đặc

biệt, do không được hưởng các cơ hội học tập, không được đến trường nên

các em thiếu kiến thức và kĩ năng sống, kéo theo mất cơ hội việc làm và dần

mất năng lực tham gia xã hội.

Tại điều 7 Công ước về quyền người khuyết tật (Đại hội đồng liên hợp

quốc thông qua 13/03/2007) có nêu.

1. Các quốc gia thành viên tiến hành mọi biện pháp cần thiết để bảo đảm

cho trẻ em khuyết tật được hưởng trọn vẹn các quyền và tự do cơ bản của con

người trên cơ sở bình đẳng với các trẻ em khác.

2. Trong mọi hành động liên quan tới trẻ em khuyết tật, lợi ích tốt nhất

của trẻ phải được đặt lên hàng đầu.

3. Các quốc gia thành viên bảo đảm rằng trẻ em khuyết tật có quyền bày

tỏ ý kiến một cách tự do về mọi vấn đề ảnh hưởng tới các em, ý kiến của trẻ

em phải được cân nhắc thích đáng phù hợp với độ tuổi và sự trưởng thành

của các em, trên cơ sở bình đẳng với các trẻ em khác, bảo đảm cung cấp cho

các em sự trợ giúp phù hợp với lứa tuổi và với tình trạng khuyết tật để các em

thực hiện quyền đó.

2

Các quyền của người khuyết tật đã và đang được thế giới hết sức quan

tâm. Quyền của NKT được đảm bảo thực hiện sẽ có ý nghĩa không chỉ đối với

người khuyết tật mà còn đối với toàn xã hội. Mọi hoạt động của Nhà nước, xã

hội thực hiện các chính sách về y tế, giáo dục, dạy nghề…nhằm hiện thực hóa

các quyền của NKT đã nên trong Công ước để giúp NKT hòa nhập xã hội.

Người khuyết tật luôn mong muốn được tham gia các hoạt động văn hóa

nghệ thuật, thể dục thể thao. Nếu có những chính sách hỗ trợ trong những

hoạt động trên thì họ sẽ phát huy những khả năng còn lại của mình để tham

gia, điều đó giúp cho NKT đóng góp cho xã hội. Đặc biệt các chính sách liên

quan đến giáo dục sẽ trợ giúp cho NKT có được những kiến thức cơ bản và

nó sẽ trở thành nền tảng cần thiết và quan trọng để họ có thể tham gia học văn

hóa, học nghề. Trong môi trường học tập, NKT sẽ có điều kiện để giao tiếp

với thầy cô cũng như bạn bè và những người khác. Đây môi trường tốt nhất

và nhanh nhất để NKT phát triển nhận thức và trí tuệ của mình. Để họ cảm

thấy luôn được quan tâm, hòa đồng không bị phân biệt đối xử hay xa lánh.

Mặt khác, giáo dục giúp NKT có được những kiến thức kỹ năng, sự hiểu biết

nên sẽ giúp họ tự tin và chủ động hơn trong cuộc sống, mang lại cho họ

những nhận thức đúng đắn để tự tin và có nghị lực vươn lên những khó khăn

trong cuộc sống.

Chuyển sang giai đoạn phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, Đảng, Nhà

nước, chính phủ cũng như các tổ chức chính trị xã hội đã có điều kiện quan

tâm nhiều hơn đến người khuyết tật và trẻ em khuyết tật thông qua hàng loạt

các chính sách, đạo luật nhằm hỗ trợ người khuyết tật như: Pháp lệnh người

khuyết tật được ban hành ngày 30 tháng 7 năm 1998; bộ luật lao động; luật

giáo dục; luật phổ cập giáo dục tiểu học; luật dạy nghề; luật bảo vệ chăm sóc

và giáo dục trẻ em; cùng hệ thống văn bản pháp quy liên quan. Bộ luật lao

động sửa đổi, bổ sung và ban hành Luật NKT ngày 17/6/2010 nhằm bảo đảm

sự bình đẳng cho NKT, TEKT, dần giúp người khuyết tật, trẻ em khuyết tật

3

đã tiếp cận được các dịch vụ y tế, phục hồi chức năng, giáo dục, việc làm, văn

hóa, thể thao, giải trí.

Đặc biệt thực hiện chính sách giáo dục đối với trẻ em khuyết tật là một

trong những nhiệm vụ quan trọng được Đảng và Nhà nước ta không chỉ đặt

làm cam kết quốc gia mà còn có trong Công ước quốc tế. Các chính sách giáo

dục đối với NKT được quy định trong Luật và các văn bản quy phạm pháp

luật khác cho thấy việc giáo dục NKT đã được cụ thể hóa và triển khai thực

hiện. Tuy nhiên, từ mong muốn đến thực tế, việc thực hiện chính sách giáo

dục đối với trẻ em khuyết tật vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

giải quyết. Do vậy học viên đã lựa chọn đề tài “Thực hiện chính sách giáo dục

đối với trẻ em khuyết tật từ thực tiễn Trung tâm Phục hồi chức năng người

khuyết tật Thụy An” làm luận văn thạc sỹ ngành Chính sách công.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề thực hiện thực chính sách giáo

dục cho TEKT dưới nhiều góc độ khác nhau được thể hiện dưới các hình thức

như: Đề tài khoa học, giáo trình, bài báo, bài đăng tạp chí....Có thể khái quát một

số công trình tiêu biểu liên quan đến vấn đề dưới góc độ tiếp cận như sau:

Hồ Văn Thông (Chủ biên, 1999), tìm hiểu về khoa học chính sách công,

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đây là công trình nghiên cứu tương đối có

hệ thống các vần đề về chính sách công dưới góc độ lý thuyết như: khoa học

chính sách công và khái niệm về chính sách công; những khuynh hướng phát

triển cơ bản của chính sách công; công trình là tài liệu tham khảo quan trọng

của luận văn.

Nguyễn Đăng Thành (Chủ nhiệm đề tài, 2004), Chính sách công - Cơ sở

lý luận, Viện Chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà

Nội. Đề tài đã nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề về chính sách

công như: Lý thuyết chính sách công; các công trình nghiên cứu chính sách

công; các cách tiếp cận khi nghiên cứu chính sách công.

4

Nguyễn Hữu Hải (Chủ biên, 2014), Chính sách công - Những vấn đề cơ

bản, Nxb chính trị quốc gia, cuốn sách đã đề cập đến chính sách công dưới

góc độ chung nhất, bao gồm các vấn đề như: phân tích chính sách công;

hoạch định chính sách công; tổ chức thực hiện chính sách công; nhận thức về

chính sách công.

Tác giả Nguyễn Đức Minh, năm 2015, bài báo “Chính sách giáo dục hòa

nhập trẻ khuyết tật Việt Nam ”.tài liệu đề cập quan điểm, chính sách về tham

gia giáo dục hòa nhập cho TEKT; nêu thực trạng và giải pháp cho chính sách

phát triển giáo dục hòa nhập tại Việt Nam.

Đề tài ”Chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên ở cộng đồng Việt Nam”,

của Nguyễn Hữu Toàn (2010). Tác giả cho rằng trợ giúp xã hội không chỉ là

cứu đói, hỗ trợ lương thực, cho cá nhân, hộ gia đình chịu hậu quả thiên tai,

chiến tranh, tai nạn, mà còn mở rộng thành các hợp phần chính sách là trợ

giúp đột xuất và trợ giúp thường xuyên. Mỗi hợp phần chính sách lại bao gồm

các chính sách bộ phận đặc biệt như chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên

tại cộng đồng gồm các chính sách bộ phận là: trợ cấp xã hội hàng tháng, trợ

giúp về y tế, trợ giúp về giáo dục, trợ giúp về việc làm, trợ giúp về học nghề.

Vụ Pháp chế, Bộ Lao động - Thương binh xã hội và Unicef (2009), “Xây

dựng môi trường bảo vệ trẻ em Việt Nam: Đánh giá pháp luật và chính sách

bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam”. Các tác

giả đã rà soát, đánh giá các văn bản pháp luật, chính sách liên quan đến trẻ em

Việt Nam, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, so sách các chuẩn mực

quốc tế, tìm ra những thiếu hụt và hạn chế của pháp luật Việt Nam, trên cơ sở

đó kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, đảm bảo

từng bước hòa nhập với pháp luật và các chuẩn mực quốc tế.

Ban Điều phối các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam, Bộ Lao

động Thương binh và Xã hội (2013), “Báo cáo năm 2013 về hoạt động giúp

người khuyết tật Việt Nam”. Báo cáo tổng kết những hoạt động và kết quả

5

chủ yếu về hỗ trợ người khuyết tật đã triển khai trong năm của các bộ, ngành,

cơ quan chức năng, tổ chức xã hội với sự điều phối của ban điều phối các hoạt

động hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam, đánh giá tồn tại, nguyên nhân, bài học

kinh nghiệm và định hướng cho các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật trong

năm 2014 cũng như tiếp tục thúc đẩy thực hiện Luật người khuyết tật và đề án

trợ giúp người khuyết tật của các cơ quan, tổ chức thành viên của Ban điều

phối các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam.

Giáo trình “Can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật” do Trần Thị Thiệp, Hoàng

Thị Tho và Trần Thị Minh Thành thực hiện năm 2014,do NXB Giáo Dục ấn

hành có nội dung trình bày về những vấn đề chung về can thiệp sớm cho trẻ

khuyết tật, tổ chức can thiệp và giáo dục hòa nhập cho trẻ khiếm thính, trẻ

chậm phát triển trí tuệ, trẻ khó khăn về ngôn ngữ và vận động.

Mặc dù đã có nhiều đề tài nghiên cứu về trẻ em, TEKT, nhưng chưa có

một nghiên cứu nào đề cập một cách hệ thống việc thực hiện chính sách giáo

dục đối với TEKT ở Việt Nam, do đó việc lựa chọn của em không trùng với

các công trình nghiên cứu khác.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Làm rõ những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách giáo dục đối với trẻ

em khuyết tật tại Trung tâm Phục hồi chức năng người khuyết tật Thụy An và

thực tế thực hiện chính sách giáo dục tại Trung tâm trong những năm qua, qua

đó đưa ra những giải pháp nhằm từng bước nâng cao hiệu quả, trợ giúp TEKT

hòa nhập với cộng đồng và được thụ hưởng các chính sách giáo dục để TEKT

có cơ hội phát triển.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

-Nghiên cứu việc thực hiện chính sách giáo dục đối với trẻ em khuyết tật

từ góc độ lý luận.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!