Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(Luận văn thạc sĩ) Chính sách an ninh quốc phòng của Triều Nguyễn đối với vùng biên giới phía Bắc
PREMIUM
Số trang
129
Kích thước
3.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1666

(Luận văn thạc sĩ) Chính sách an ninh quốc phòng của Triều Nguyễn đối với vùng biên giới phía Bắc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-------------------------------------------

TRẦN THỊ NHUNG

CHÍNH SÁCH AN NINH QUỐC PHÒNG CỦA

TRIỀU NGUYỄN ĐỐI VỚI VÙNG BIÊN GIỚI PHÍA BẮC

(1802 - 1858)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2011

MỤC LỤC

Mở đầu

Lí do chọn đề tài

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Nguồn tư liệu chính

Phương pháp nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu và đóng góp của Luận văn

Bố cục của Luận văn

Chương 1: Vùng biên giới phía Bắc trong bối cảnh

Việt Nam thời Nguyễn.................................................................................. 13

1.1. Tình hình Việt Nam thời Nguyễn ....................................................... 13

1.2. Vị trí chiến lược của vùng biên giới phía Bắc ..................................... 20

1.2.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên..................................................... 20

1.2.2. Đặc điểm cư dân - xã hội................................................................. 25

1.2.3. Vị trí chiến lược về quân sự............................................................. 27

Chương 2: Củng cố bộ máy hành chính địa phương, dẹp phản loạn ........ 36

2.1. Quan điểm của các vua Nguyễn về trị nước ...................................... 36

2.2. Củng cố bộ máy hành chính .............................................................. 39

2.2.1. Bộ máy hành chính trước cải cách Minh Mệnh ............................... 40

2.2.2. Cuộc cải cách hành chính của Minh Mệnh năm 1831 .................... 45

2.2.3. Sự tác động của cuộc cải cách hành chính của Minh Mệnh ........... 53

2.3. Đối phó với các cuộc nổi dậy trong nước ........................................... 55

2.3.1. Một số cuộc nổi dậy tiêu biểu.......................................................... 55

2.3.2. Chính sách của triều Nguyễn đối với các cuộc nổi dậy .................. 62

Chương 3: Tăng cường quốc phòng, bảo vệ biên cương............................ 66

3.1. Xây dựng lực lượng quân đội, đối phó với các nhóm Thanh phỉ ........ 66 66

3.1.1. Xây dựng lực lượng quân đội.......................................................... 66

3.1.2. Xây dựng và củng cố hệ thống thành lũy......................................... 71

3.1.3. Đối phó với các nhóm Thanh phỉ .................................................... 78

3.2. Phát triển kinh tế gắn với an ninh quốc phòng ................................... 85

3.2.1. Quản lý hoạt động khai mỏ ............................................................. 85

3.2.2. Kiểm soát hoạt động buôn bán ở vùng biên giới Việt - Trung ......... 91

3.3. Củng cố quan hệ ngoại giao với nhà Thanh ....................................... 98

Kết luận

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới vấn đề an ninh, quốc phòng,

bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ quốc gia luôn là mối quan tâm hàng đầu.

Tùy vào điều kiện lịch sử, chế độ xã hội và thể chế chính trị của mỗi nước mà

khái niệm, nội dung, tính chất và mục tiêu của chính sách an ninh quốc phòng

ở mỗi nước có khác nhau. Theo Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam thì khái

niệm an ninh được hiểu là trạng thái an toàn, không có dấu hiệu nguy hiểm đe

dọa sự tồn tại và phát triển bình thường của cá nhân, của tổ chức của từng lĩnh

vực hoạt động, xã hội hoặc của toàn xã hội. Liên quan đến phạm trù này còn

có các khái niệm an ninh biên giới quốc gia, an ninh chính trị, an ninh quốc

gia, an ninh kinh tế, an ninh văn hóa tư tưởng….. Trong số các khái niệm

trên, đề tài đặc biệt chú ý đến khái niệm an ninh biên giới quốc gia, được định

nghĩa như sau: An ninh biên giới quốc gia là trạng thái yên ổn và vững chắc

của biên giới quốc gia, được thể hiện trên các mặt: biên giới quốc gia không

bị xâm phạm, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới được giữ vững, hoạt

động xã hội và đời sống cư dân biên giới ổn định. Nội dung của nhiệm vụ giữ

gìn an ninh biên giới là đảm bảo tính bất khả xâm phạm của biên giới quốc

gia (mọi hoạt động làm thay đổi, xê dịch đường biên giới quốc gia và mốc

giới quốc gia đều phải do cơ quan cao nhất của nhà nước quyết định; không

một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào trong nước có quyền này); đảm bảo sự tuân

thủ và tôn trọng pháp luật và quy chế về biên giới, quy chế biên phòng (chống

xâm nhập, vượt biên trái phép, phá hoại đường biên giới, lấn chiếm lãnh thổ,

xâm canh, xâm cư, cách thức đi đến, cư trú, qua lại biên giới, các hoạt động

trong khu biên phòng…); đảm bảo việc tuân thủ các điều ước quốc tế về biên

giới. Giữ vững an ninh biên giới quốc gia là trách nhiệm chủ yếu của lực

2

lượng vũ trang nhân dân (lực lượng an ninh, bộ đội biên phòng, bộ đội phòng

không, không quân, hải quân…), các cơ quan quản lý nhà nước và của mọi

công dân, trực tiếp là chính quyền và công dân khu vực biên giới [101, tr. 25].

Quốc phòng là công cuộc giữ nước của một quốc gia, gồm tổng thể các

hoạt động đối nội và đối ngoại về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa

học… của nhà nước và nhân dân để phòng thủ đất nước, tạo nên sức mạnh

toàn diện, cân đối, trong đó có sức mạnh quân sự là đặc trưng, nhằm giữ vững

hòa bình, đẩy lùi, ngăn chặn các hoạt động gây chiến của kẻ thù và sẵn sàng

đánh thắng chiến tranh xâm lược dưới mọi hình thức, quy mô. Quốc phòng

trở thành hoạt động của các nước trong đó lực lượng vũ trang làm nòng cốt.

Quốc phòng phải kết hợp với kinh tế để bảo vệ và xây dựng đất nước. Tổ

chức quốc phòng của mỗi nước phụ thuộc trực tiếp vào chế độ chính trị - xã

hội, truyền thống dân tộc và hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước [101, tr. 848].

Đối với một quốc gia như Việt Nam, luôn phải đương đầu với các thế

lực ngoại xâm hiếu chiến và nguy cơ chia cắt đất nước thì vấn đề an ninh

quốc phòng luôn được các triều đại phong kiến và các thể chế chính trị đặc

biệt coi trọng. Tùy từng giai đoạn lịch sử, căn cứ vào đặc trưng của thể chế

nhà nước mà nhiệm vụ và tính chất của an ninh quốc phòng được hiểu khác

nhau, nhưng về cơ bản an ninh được hiểu là yên ổn, không có rối loạn. Còn

quốc phòng là việc giữ gìn đất nước chống mọi âm mưu xâm lược từ bên

ngoài. Hai phạm trù an ninh và quốc phòng thường được đi kèm với nhau, bổ

sung ý nghĩa cho nhau, thể hiện quan điểm chính trị hay cách thức trị quốc

của mỗi ông vua, mỗi triều đại, hay mỗi nhà nước. Lẽ dĩ nhiên, một đất nước

không thể có nền an ninh tốt nếu không có quốc phòng vững mạnh và ngược

lại.

Triều Nguyễn ra đời trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, mà đặc

điểm bao trùm nhất là sự bành trướng của Chủ nghĩa thực dân phương Tây

3

khiến phần lớn các dân tộc phương Đông rơi vào cảnh nô lệ, phụ thuộc. Hơn

nữa, trong lịch sử phát triển của Việt Nam, lần đầu tiên trong lịch sử, triều

Nguyễn sở hữu một lãnh thổ rộng lớn từ Bắc vào Nam. Do đó, nhiệm vụ đặt

ra cho nhà Nguyễn ngay từ khi thành lập là phải duy trì ổn định an ninh trong

nước, tránh tình trạng chia cắt có thể xảy ra, đồng thời xây dựng tiềm lực

quân sự củng cố quốc phòng chống lại nguy cơ xâm lược từ bên ngoài.

Mặc dù cuối cùng nhà Nguyễn đã không giữ vững được nền độc lập,

từng bước để đất nước phụ thuộc vào tay thực dân Pháp nhưng không thể nói

các vua Nguyễn không chú trọng đến sự an nguy của quốc gia, lơ là vấn đề an

ninh quốc phòng. Song song với việc mở rộng và ổn định vùng đất phía Nam,

các vua đầu triều Nguyễn cũng tăng cường thiết lập nền cai trị của vương

triều ở vùng biên giới phía Bắc. Huế - Phú Xuân được chọn là kinh đô của

quốc gia, nhưng nhà Nguyễn vẫn luôn coi Bắc Hà là “trọng trấn”. Đây cũng là

nơi tồn tại nhiều thế lực của nhà Lê - Trịnh luôn có tham vọng khôi phục

vương triều. Lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc cũng chứng minh vùng

biên giới phía Bắc là là phên dậu quan trọng bậc nhất của quốc gia và cũng là

nơi thường xuyên phải đối đầu với các thế lực xâm lược phương Bắc.

Với vị thế địa chính trị quan trọng như vậy, vùng biên giới phía Bắc

luôn được các vua đầu triều Nguyễn đặc biệt quan tâm. Chính sách an ninh

quốc phòng của nhà Nguyễn đối với vùng đất này được thể hiện qua nhiều

mặt, từ việc củng cố bộ máy hành chính địa phương, dẹp trừ các cuộc bạo

loạn nổi dậy, tăng cường xây dựng sức mạnh quân đội để đối phó với những

hành động xâm phạm lãnh thổ quốc gia, đe dọa an ninh khu vục biên giới.

Các chính sách về kinh tế, văn hóa, đối ngoại liên quan đến vùng biên giới

phía Bắc cũng đều có ý nghĩa nhất định về an ninh và quốc phòng. Việc lựa

chọn chủ đề “Chính sách an ninh, quốc phòng của triều Nguyễn đối với vùng

biên giới phía Bắc 1802 - 1858” làm nội dung nghiên cứu là nhằm chứng

4

minh thái độ quan tâm của triều Nguyễn đối với vùng được coi là “phên dậu”

này. Chúng tôi cũng muốn thông qua việc tìm hiểu vấn đề này để thấy rõ hơn

chính sách an ninh quốc phòng của triều Nguyễn nói chung.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Triều Nguyễn và lịch sử Việt Nam thời Nguyễn từ lâu đã thu hút sự

quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học, đặc biệt là giới sử học trong và

ngoài nước. Các công trình nghiên cứu về nhà Nguyễn bắt đầu từ những năm

cuối thế kỷ XIX, đề cập đến các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, trong đó vấn

đề bảo đảm an ninh, củng cố quốc phòng được đề cập ở các mức độ khác

nhau. Nhiều bộ giáo trình đại học và các bộ thông sử về thời kỳ quân chủ Việt

Nam đã ra mắt độc giả, trong đó tiêu biểu là bộ sách Lịch sử chế độ phong

kiến Việt Nam tập 3, xuất bản năm 1963, Đại cương lịch sử Việt Nam tập 1 do

Trương Hữu Quýnh chủ biên (Nxb Giáo dục, 2002)…Về cơ bản, nội dung các

bộ sách kể trên đã phản ánh sự phát triển của lịch sử Việt Nam qua từng giai

đoạn và những chính sách của các triều đại phong kiến Việt Nam trong đó có

phần triều Nguyễn.

Năm 1921, bộ giản sử Việt Nam bằng tiếng Việt đã được xuất bản là

bộ Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim. Đây là bộ sách nghiên cứu về lịch

sử Việt Nam từ khởi thủy đến khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Phần

nghiên cứu về lịch sử Việt Nam thời Nguyễn đã nhắc đến việc xây dựng tiềm

lực kinh tế, quân sự và củng cố ngoại giao của quốc gia thống nhất. Cũng

trong phần này có đề cập đến việc tổ chức đối phó với các cuộc bạo loạn

trong nước, đặc biệt là vùng biên giới phía Bắc.

Năm 1952, cuốn sách Sử Việt Nam thời cận kim của Lê Hữu Thu được

xuất bản, nghiên cứu về lịch sử Việt Nam từ khi Minh Mệnh lên ngôi đến khi

Bảo Đại chính thức kí Hiệp định Hạ Long (1948). Trong chương 1 tác giả đã

nhắc đến các chính sách về kinh tế, chính trị, xã hội và tình trạng loạn lạc xảy

5

ra ở Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ XIX.

Năm 1956, trong cuốn Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX,

tác giả Đào Duy Anh nghiên cứu lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ

XIX. Phần triều Nguyễn, tác giả đã đề cập đến những chính sách nội trị của

triều Nguyễn và sự phản ứng của các tầng lớp nhân dân đối với các chính

sách này - Những cuộc nổi dậy của nông dân như Nông Văn Vân, Lê Duy

Lương, Lê Văn Khôi…

Trong cuốn Lịch sử Việt Nam tập 1 của Ủy ban Khoa học xã hội (Nxb

Khoa học xã hội, 1971) đã tái hiện bức tranh lịch sử Việt Nam từ thời nguyên

thủy đến khi thực dân Pháp xâm lược nước ta (1858), trong đó phần thời

Nguyễn được nhắc đến với các nội dung: chính sách kinh tế, chính sách ngoại

giao, những chính sách đối phó với các cuộc khởi nghĩa nông dân…

Năm 1998, tác giả Đàm Thị Uyên đã công bố công trình “Chính sách

dân tộc của các triều đại phong kiến Việt Nam (từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX)”

(Nxb Văn hóa dân tộc, 1998). Tác giả đã đi sâu tìm hiểu và phân tích những

chính sách của các triều đại phong kiến đối với vùng dân tộc thiểu số ở Việt

Nam, bước đầu rút ra những nhân xét xác đáng về tác động của những chính

sách này đối với việc duy trì và củng cố quốc gia thống nhất.

Bên cạnh đó, một số công trình nghiên cứu ở địa phương các tỉnh biên

giới phí Bắc như Địa chí Cao Bằng (Nxb Chính trị quốc gia, 2000), Lịch sử

tỉnh Cao Bằng (Nxb Chính trị quốc gia, 2008), Địa chí Thái Nguyên (Nxb

Chính trị quốc gia, 2009), Địa chí Lạng Sơn… Tình hình kinh tế, chính trị, xã

hội ở các tỉnh biên giới thời Nguyễn được nhắc đến ở các công trình này tuy

còn ở mức độ sơ lược nhưng cũng là luận cứ quan trọng để đánh giá về những

tác động của chính sách an ninh quốc phòng của triều Nguyễn thực thi ở các

tỉnh biên giới này.

Cũng nghiên cứu về nội dung này còn có các bài viết, luận văn đăng

6

trên các tạp chí chuyên ngành như tạp chí Nghiên cứu lịch sử, tạp chí Lịch sử

quân sự, Tạp chí Dân tộc học… như: Mấy vấn đề về các cuộc khởi nghĩa

nông dân dưới triều Nguyễn của Chu Thiên (Nghiên cứu lịch sử, số 19 năm

1960), Khởi nghĩa Nông Văn Vân ở Cao Lạng (Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số

4 năm 1981), Khởi nghĩa Nông Văn Vân ở Hà Tuyên (Tạp chí Nghiên cứu

lịch sử, số 3 năm 1983) của tác giả Nguyễn Phan Quang, Chính sách đối với

dân tộc thiểu số của triều Nguyễn đầu thế kỷ XIX của tác giả Nguyễn Minh

Tường (Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 6 năm 1993), Quân đội nhà Nguyễn

của tác giả Đỗ Văn Ninh (Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 6 năm 1993), Những

bất ổn trong chính sách quốc phòng của triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX của

Trần Kim Nhung (Tạp chí Xưa & Nay, 2007), Khoa học quân sự triều Minh

Mệnh trước sự ảnh hưởng của phương Tây của tác giả Phạm Ái Phương (Tạp

chí Nghiên cứu lịch sử, số 5 năm 1998), Chính sách giáo dục đối với các dân

tộc ít người dưới triều Minh Mạng (1820 - 1840) của tác giả Phạm Ái Phương

(Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 5 năm 2000)…

Như vậy, trong các công trình viết về lịch sử Việt Nam nói chung hay

lịch sử Việt Nam thời Nguyễn đã đề cập đến những chủ trương, biện pháp

khác nhau của triều Nguyễn để giữ gìn an ninh trật tự xã hội và toàn vẹn lãnh

thổ. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu trực tiếp về chính sách an

ninh quốc phòng của triều Nguyễn đối với vùng biên giới phía Bắc. Việc

nghiên cứu vấn đề này một cách trực tiếp, cụ thể và tỉ mỉ hơn đang được đặt

ra cho các nhà nghiên cứu. Tất cả những công trình của các thế hệ đi trước đã

gợi mở và tạo cơ sở lý luận cũng như thực tiễn để chúng tôi có thể đi sâu

nghiên cứu về chính sách an ninh quốc phòng của triều Nguyễn đối với vùng

biên giới phía Bắc.

7

3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi thời gian: Triều Nguyễn tồn tại trong lịch sử Việt Nam có

thể chia ra thành hai giai đoạn: giai đoạn độc lập tự chủ, được tính từ năm

1802 đến năm 1858, giai đoạn tiếp theo, từ năm 1858 đến 1884 là thời gian

phụ thuộc vào thực dân Pháp. Vì vậy, để có thể tìm hiểu rõ hơn những chính

sách của nhà nước nói chung và chính sách an ninh quốc phòng của triều

Nguyễn nói riêng chúng tôi chọn mốc thời gian từ 1802 đến 1858, khi triều

Nguyễn còn tồn tại như một vương triều độc lập, bao gồm các đời vua: Gia

Long (1802 - 1820), Minh Mệnh (1820 - 1840), Thiệu Trị (1841 - 1847), và

kéo dài đến năm Tự Đức thứ 11 (1858). Đây là thời kỳ tồn tại độc lập của

vương triều Nguyễn, những chính sách về hành chính, dân cư, và văn hóa - xã

hội, an ninh quốc phòng được thể hiện rõ nét, có tính tự chủ và chưa bị chi

phối bởi các thế lực bên ngoài.

- Phạm vi không gian: Chúng tôi lựa chọn phạm vi nghiên cứu là vùng

biên giới phía Bắc. Vùng này được hiểu là các tỉnh có đường biên giới giáp

với Trung Quốc. Trước cải cách Minh Mệnh vùng này bao gồm 6 ngoại trấn

trong số 11 trấn của Bắc Thành. Sau cải cách hành chính của Minh Mệnh

(1831) được đổi thành 6 tỉnh là: Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hưng

Hóa, Thái Nguyên, Quảng Yên. Đây là vùng thượng du, giáp với biên giới

Trung Quốc, địa hình hiểm trở, thành phần dân tộc phức tạp, lại xa chính

quyền trung ương nên để quản lý tốt vùng này là việc không dễ dàng đối với

nhà Nguyễn. Từ khi trung tâm được chuyển từ Thăng Long vào Phú Xuân -

Huế, mọi tiềm lực về kinh tế, quân sự đều được ưu tiên cho Kinh đô và Nhà

nước cũng chú trọng đến việc củng cố và mở rộng lãnh thổ ở phía Nam. Bên

cạnh việc củng cố vùng đất mới, vùng biên giới phía Bắc cũng được Nhà

nước chú trọng ở mức độ nhất định.

8

4. Nguồn tƣ liệu chính

Để luận văn đạt được mục đích nghiên cứu, bên cạnh những bộ chính

sử được biên soạn dưới triều Nguyễn, chúng tôi còn sử dụng các tài liệu được

biên soạn trong các giai đoạn sau. Trong đó có các bộ biên niên, các giáo

trình, những luận văn trên các tạp chí chuyên ngành… Mỗi loại tài liệu có

những đặc trưng nhất định, có thể bổ sung, hỗ trợ cho nhau, giúp cho việc thể

hiện nội dung của luận văn thêm sâu sắc.

- Những bộ chính sử được biên soạn dưới triều Nguyễn: Những bộ

chính sử được biên soạn công phu dưới triều Nguyễn là nguồn tư liệu quan

trọng, phục vụ trực tiếp cho việc nghiên cứu các vấn đề kinh tế, chính trị, xã

hội Việt Nam thời kỳ này. Tiêu biểu là: Đại Nam thực lục chính biên, Khâm

định Đại Nam hội điển sự lệ, Minh Mệnh chính yếu, Đại Nam nhất thống chí,

Đại Nam liệt truyện… Các bộ sách trên đều đã được dịch và xuất bản bằng

tiếng Việt, vì vậy giúp các nhà nghiên cứu và những người quan tâm đến lịch

sử Việt Nam thời Nguyễn có thể tham khảo một cách dễ dàng, thuận lợi hơn.

Bộ Đại Nam thực lục là bộ sử lớn do Quốc sử quán triều Nguyễn biên

soạn trong một thời gian dài (từ 1821 đến 1909). Bộ sách này được viết theo

thể biên niên gồm 2 phần Tiền biên và Chính biên. Trong đó, phần Tiền biên

ghi chép toàn bộ những sự kiện về thời kỳ các chúa Nguyễn (từ 1558 đến

1777). Phần Chính biên ghi chép toàn bộ lịch sử từ khi Nguyễn Ánh lên ngôi

chúa ở Gia định đến đời Đồng Khánh (1887). Bộ sách này đã được dịch ra

chữ Quốc ngữ và xuất bản lần đầu tiên năm 1962 đến năm 1978 (38 tập) và

được tái bản năm 2004 - 2007 (10 tập). Đây được coi là nguồn tài liệu gốc,

quan trọng nhất phục vụ cho luận văn. Các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hoá -

xã hội của các triều đại được ghi chép cụ thể, kỹ càng theo thứ tự thời gian.

Qua đó, chúng ta có thể hình dung được sự vận hành của bộ máy nhà nước,

những vấn đề đặt ra trong bối cảnh đương thời và mức độ quan tâm của Nhà

9

nước đối với các vấn đề đó. Vấn đề cương vực lãnh thổ và an ninh vùng biên

giới được nhà nước quan tâm bằng nhiều biện pháp khác nhau.

Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ là một công trình đồ sộ, gồm 262

quyển do Nội các triều Nguyễn biên soạn theo thể tài Hội điển. Trong đó ghi

chép tất cả các điều lệ, hiến chương, điển chế của Nhà nước đề ra và thi hành

ở thời Nguyễn từ năm Gia Long thứ 1 (1802) đến năm Tự Đức thứ 4 (1851).

Đây là bộ sách chứa đựng một khối lượng đồ sộ những kiến thức, sử liệu chân

xác, đặc biệt là thể chế, hoạt động của bộ máy nhà nước Việt Nam dưới triều

Nguyễn. Bộ Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên chi chép các điển

chương, chế độ của triều Nguyễn từ năm 1852 đến 1889. Do vậy, để nghiên

cứu toàn diện xã hội Việt Nam thế kỷ XIX (1802-1851), bên cạnh các bộ Đại

Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện, thì Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ

(chính biên và tục biên) cung cấp cho chúng ta những sử liệu gốc, độ chân xác

cao. Bên cạnh đó, bộ Đại Nam nhất thống chí là công trình được biên soạn

dưới triều Nguyễn, ghi chép kĩ càng về tên đất và các vùng địa lý trong nước

dưới thời Nguyễn cũng là nguồn tư liệu quan trọng đối với việc thể hiện nội

dung của luận văn.

- Tài liệu châu bản: Các châu bản triều Nguyễn: Gia Long, Minh

Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức. Các tài liệu châu bản là tập hợp nguồn tài liệu

chính thống, phong phú, cho chúng ta một cái nhìn toàn diện về những sự

kiện đang diễn ra trong giai đoạn đó và thái độ của Nhà nước trong việc giải

quyết những vấn đề đang nảy sinh trong xã hội. Một số vấn đề về an ninh khu

vực biên giới phía Bắc cũng được đề cập đến trong nguồn tài liệu này.

Các bộ Quốc sử di biên của Phan Thúc Trực (1808 - 1852) và Quốc

triều chính biên toát yếu của Cao Xuân Dục (1842 - 1923) là hai bộ sử giúp

chúng ta bổ sung những sự kiện mà chính sử triều Nguyễn chép thiếu hoặc

không chép.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!