Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(Luận văn thạc sĩ) Cải cách ruộng đất tại Kiến An (1955 1957)
PREMIUM
Số trang
123
Kích thước
2.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
720

(Luận văn thạc sĩ) Cải cách ruộng đất tại Kiến An (1955 1957)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT

TẠI KIẾN AN (1955-1957)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2010

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT

TẠI KIẾN AN (1955-1957)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Mã số: 60 22 56

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. Lê Mậu Hãn

Hà Nội - 2010

1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

Chƣơng 1. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CẢI CÁCH RUỘNG

ĐẤT Ở KIẾN AN (1955-1956) 8

1.1. Một số nét về địa lý, lịch sử, con ngƣời Kiến An 8

1.2. Tình hình chiếm hữu và sử dụng ruộng đất ở Kiến An

trƣớc cải cách ruộng đất 12

1.3. Chủ trƣơng cải cách ruộng đất của Đảng, Chính phủ 26

1.4. Quá trình thực hiện cải cách ruộng đất 34

Chƣơng 2. THỰC HIỆN CÔNG TÁC SỬA SAI, HOÀN

THÀNH CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT (1956-1957) 38

2.1. Những sai lầm trong cải cách ruộng đất ở Kiến An 38

2.2. Chủ trƣơng và biện pháp sửa sai 45

2.3. Quá trình thực hiện và kết quả công tác sửa sai 51

2.4. Một số nhận xét và kinh nghiệm lịch sử 64

KẾT LUẬN 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

PHỤ LỤC 83

2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

- UBCCRĐ: Ủy ban Cải cách ruộng đất

- UBHC: Ủy ban hành chính

3

MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Nông dân là một động lực to lớn của cách mạng. Trong cuộc đấu tranh

giải phóng dân tộc, nếu không có sự tham gia của nông dân thì cách mạng sẽ

không thể thành công. Việc đem lại quyền lợi cho nông dân, trong đó quyền sở

hữu ruộng đất – cái lợi ích thiết thực nhất của ngƣời nông dân vừa là một nhiệm

vụ của cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, vừa là một nhân tố thúc đẩy

thắng lợi của cách mạng. Nhận thức đƣợc điều này, Đảng ta đã chủ trƣơng thực

hiện một cuộc cải cách ruộng đất trên phạm vi cả nƣớc từ 1953 – 1957, đánh đổ

địa chủ và phong kiến, mang lại ruộng đất cho nông dân.

Thực hiện chủ trƣơng đó của Trung ƣơng Đảng, đầu năm 1955, Đảng bộ

Kiến An đã lãnh đạo quần chúng nhân dân, phát động cuộc cải cách ruộng ở địa

phƣơng, xóa bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến, đem lại

ruộng đất cho nông dân. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, Đảng bộ đã

nghiên cứu, thực hiện đƣờng lối, chính sách của Đảng vào hoàn cảnh cụ thể của

địa phƣơng, từng bƣớc tổ chức vận động và lãnh đạo quần chúng thực hiện

nhiệm vụ cải cách ruộng đất. Công cuộc cải cách ruộng đất ở Kiến An đã đƣợc

đƣợc một số kết quả, song trong quá trình thực hiện cũng đã phạm phải những

hạn chế, sai lầm nghiêm trọng.

Việc tổng kết những thành tựu và hạn chế trong quá trình Đảng bộ Kiến

An lãnh đạo cuộc cách mạng ruộng đất vừa có ý nghĩa trong việc cung cấp

những nhận thức khách quan và khoa học về cuộc cải cách ruộng đất chung

trong cả nƣớc, đồng thời từ đó rút ra những kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo

cách mạng của Đảng ta. Với ý nghĩa đó, tôi đã chọn đề tài “Cải cách ruộng đất

tại Kiến An (1955-1957)” làm đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành lịch sử Đảng

của mình.

4

2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Giải quyết vấn đề ruộng đất và nông dân vừa là nhiệm vụ, vừa là động lực

của cách mạng. Sự thành công của cách mạng tuỳ thuộc một phần lớn vào sự

giải quyết đúng đắn nhiệm vụ trên. Vì vậy đây là một vấn đề không chỉ Đảng và

Nhà nƣớc ta mà các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu hết sức chú ý, quan

tâm.

Những tác phẩm đầu tiên có tính chất lý luận phản ánh về vấn đề này là

của một số nhà lãnh đạo cách mạng nhƣ: Trƣờng Chinh và Võ Nguyên Giáp với

Vấn đề dân cày – Nxb Sự thật. Hà Nội. 1959. Lê Duẩn – Giai cấp công nhân với

vấn đề nông dân trong cuộc vận động cách mạng Việt Nam – Nxb Sự thật. Hà

Nội. 1965. Trƣờng Chinh – Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam.

Nxb Sự thật. Hà Nội. 1976.

Một số công trình nghiên cứu có tính chất tổng kết đề cập đến vấn đề

ruộng đất và nông dân nhƣ: Viện Kinh tế thuộc UBKHXH – Cách mạng ruộng

đất ở Việt Nam – Nxb KHXH, 1968. Viện Kinh tế thuộc UBKHXH – Kinh tế

Việt Nam 1945-1960 – Nxb Sự thật, 1960. Văn Phong – Đánh giá cho đúng

những thắng lợi của nhiệm vụ phản phong và những sai lầm trong cải cách

ruộng đất – Nxb Sự thật, 1957. Văn Tạo - Cải cách ruộng đất thành quả và sai

lầm, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 2 năm 1993. Tuy nhiên những tác phẩm trên

đây chƣa nghiên cứu một cách cụ thể xung quanh vấn đề: Đảng lãnh đạo thực

hiện chính sách ruộng đất những năm 1955 – 1957 ở Kiến An.

Trong những năm gần đây, một số giáo trình lịch sử nhƣ Đại cương lịch

sử Việt Nam, tập 3, Nxb Giáo dục, 1998 của các tác giả Lê Mậu Hãn, Trần Bá

Đệ, Nguyễn Văn Thƣ; Giáo trình Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb Giáo

dục, 2005 của Lê Mậu Hãn… đều ít nhiều đề cập đến cuộc cách mạng ruộng đất

ở Việt Nam nói chung, chƣa đi vào nghiên cứu cải cách ruộng đất ở các địa

phƣơng, ở Kiến An.

5

Ngoài ra cần phải đề cập đến tình hình nghiên cứu của sinh viên, học viên

cao học, nghiên cứu sinh. Trong đó phải kể đến Luận văn thạc sĩ của Vũ Thị Hải

- Đảng lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất trong những năm 1945 – 1953;

Luận văn tiến sĩ của Nguyễn Duy Tiến - Vấn đề ruộng đất ở Thái Nguyên từ sau

cách mạng tháng Tám 1945 đến hết cải cách ruộng đất, Lƣu trữ tại thƣ viện

khoa Lịch sử, trƣờng ĐH KHXH&NV.

Về địa phƣơng cũng đã có một số công trình nghiên cứu ít nhiều đề cập

đến vấn đề ruộng đất ở Kiến An nhƣ: Ban Chấp hành Đảng bộ Hải Phòng - Lịch

sử Đảng bộ Hải Phòng, tập II (1955-1975), Nxb Hải Phòng, 1996; Thành uỷ

Hải Phòng - 72 năm công tác tổ chức xây dựng Đảng của Đảng bộ Hải Phòng,

Nxb Hải Phòng, 2002; Ban Chấp hành Đảng bộ quận Kiến An - Lịch sử Đảng

bộ quận Kiến An, Nxb Hải Phòng, 2000; Nguyễn Văn Khoan – Nhìn lại cuộc cải

cách ruộng đất ở Hải Phòng - Kiến An, Tạp chí nghiên cứu lịch sử. Mặc dù vậy,

những công trình này mới chỉ đề cập mang tính khái quát chung chứ chƣa đi sâu

nghiên cứu một cách cụ thể và toàn diện về cuộc cải cách ruộng đất ở Kiến An.

Những công trình nghiên cứu trên đây đã có những tìm tòi, tiếp cận vấn

đề ở những góc độ khác nhau, gợi mở cho chúng tôi nhiều vấn đề trong quá trình

nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc về quá trình “cải cách ruộng đất tại

Kiến An (1955 – 1957)”

3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

- Nêu lên một cái nhìn khách quan và lịch sử về quá trình thực hiện cải

cách ruộng đất ở Kiến An.

- Rút ra một số kinh nghiệm về sự lãnh đạo và chỉ đạo trong cải cách

ruộng đất ở Kiến An, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cách mạng mới.

4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1. Đối tƣợng nghiên cứu

6

Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là nội dung các chủ trƣơng, chính sách

của Đảng; quá trình chỉ đạo thực hiện cải cách ruộng đất ở Kiến An .

Trên cơ sở thu thập, tổng hợp những kết quả đạt đƣợc và những đánh giá

của Đảng, của các cơ quan hữu quan trong việc chỉ đạo thực hiện; những công

trình nghiên cứu liên quan nhằm làm rõ thêm một số bài học kinh nghiệm về

việc thực hiện cải cách ruộng đất ở Kiến An.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu quá trình thực hiện cải cách ruộng đất ở Kiến An

trong thời gian từ 1955 đến 1957.

5. NGUỒN TÀI LIỆU CHÍNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU

5.1. Tài liệu nghiên cứu

- Các văn kiện, Nghị quyết, Chỉ thị, Sắc lệnh, Thông tƣ của Đảng và Nhà

nƣớc, Nghị quyết của Tỉnh uỷ, Uỷ ban hành chính kháng chiến tỉnh Kiến An về

ruộng đất và việc thực thi chính sách ruộng đất.

- Các Báo cáo của Ban Kinh tế Trung ƣơng, Bộ Canh nông, Văn phòng

Chính phủ, Ban ruộng đất Trung ƣơng và UBKCHC các Liên khu, Tỉnh uỷ và

Uỷ ban hành chính kháng chiến Kiến An về việc thực thi chính sách ruộng đất

trong những năm 1955-1957.

- Các công trình nghiên cứu khoa học về cách mạng ruộng đất, về kinh tế

nhà nƣớc nói chung đã đƣợc viết thành sách hoặc đăng trên các tạp chí khoa học.

- Tài liệu thống kê của Tổng cục thống kê.

- Các luận văn cao học, luận án tiến sĩ.

5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu sử dụng là phƣơng pháp lịch sử, kết

hợp với phƣơng pháp logic. Ngoài ra các phƣơng pháp nhƣ so sánh, thống kê,

7

phân tích, tổng hợp cũng đƣợc vận dụng để giải quyết nội dung nghiên cứu

của luận văn.

6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

- Tái hiện một cách hệ thống quá trình thực thi cuộc cải cách ruộng đất ở

Kiến An những năm 1955 -1957.

- Rút ra nhận xét, đánh giá và nêu một số bài học kinh nghiệm về việc giải

quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 2

chƣơng:

Chương 1. Quá trình thực hiện cải cách ruộng đất ở Kiến An (1955-1956).

Chương 2. Thực hiện công tác sửa sai, hoàn thành cải cách ruộng đất

(1956-1957).

8

Chƣơng 1. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CẢI CÁCH RUỘNG

ĐẤT Ở KIẾN AN (1955-1956)

1.1. Một số nét về địa lý, lịch sử và con ngƣời Kiến An

Địa danh Kiến An bắt đầu có từ năm 1906. Trƣớc đây, năm Minh

Mạng thứ 12 (1832), địa bàn Kiến An thuộc phủ Kiến Thuỵ, xứ Hải Dƣơng.

Ngày 11.9.1887, Pháp cho lập nha Hải Phòng trên cơ sở tách ra từ tỉnh

Hải Dƣơng, bao gồm các huyện: Nghi Dƣơng, An Lão, An Dƣơng (Phủ Kiến

Thụy), 2 tổng của huyện Kim Thành cùng 4 xã của huyện Thủy Nguyên.

Ngày 1.11.1887, phủ thống sứ Bắc kỳ đặt tỉnh Hải Phòng. Năm 1888, lập

thành phố Hải Phòng, tỉnh lỵ Hải Phòng. Ngày 19.1.1898, thành phố Hải

Phòng tách ra khỏi tỉnh Hải Phòng, chuyển tỉnh lỵ Hải Phòng sang làng Phù

Liễn, và đổi tên thành tỉnh Phù Liễn (5.8.1902), sau đó đến 17.2.1906 chuyển

thành tỉnh Kiến An. Từ đó, Hải Phòng là thành phố thuộc địa do ngƣời Pháp

trực tiếp cai trị (Tòa Đốc lý), Kiến An là tỉnh bảo hộ vẫn duy trì bộ máy vua

quan phong kiến cai trị bên cạnh Tòa Công sứ do ngƣời Pháp nắm quyền.

Trong kháng chiến chống Pháp, xuất phát từ thực tiễn đấu tranh của

thành phố Hải Phòng cần có sự hỗ trợ và phối hợp chiến đấu với tỉnh Kiến

An, ngày 26.11.1946, đƣợc sự chấp thuận của Trung ƣơng Đảng và Chính

phủ, Hải Phòng và Kiến An thực hiện việc hợp nhất thành liên tỉnh Hải Phòng

– Kiến An. Đầu năm 1949, Liên tỉnh Hải Phòng – Kiến An lại tách ra thành

tỉnh Kiến An và thành phố Hải Phòng. Trong các năm 1952-1953, sau trận

càn “Con sứa” (Méduse), tháng 4.1951, Pháp lập tỉnh Vĩnh Ninh (gồm Vĩnh

Bảo, Tiên Lãng, Tứ Kỳ, Ninh Giang, Thuỵ Anh) nhằm tạo vành đai cố thủ

cho thành phố Hải Phòng. Nhƣng chính quyền kháng chiến của ta vẫn giữ

nguyên đơn vị hành chính cũ. Kiến An khi đó thuộc Liên khu 3 và có 5

huyện: Tiên Lãng, Hải An, An Lão, An Dƣơng, Kiến Thụy (gồm 89 xã).

9

Trong đó chỉ còn vùng Tiên Lãng là địch không lấn chiếm đƣợc trọn vẹn, các

làng xã khác hầu nhƣ thuộc vùng tề, chịu nhiều càn quét. Tháng 5.1952,

huyện Vĩnh Bảo đƣợc tách ra từ tỉnh Hải Dƣơng và nhập vào Kiến An. Sau

hoà bình, ngày 26.9.1955, huyện Hải An của Kiến An sáp nhập vào thành phố

Hải Phòng. Nhƣ vậy cho đến năm 1955, địa bàn của Kiến An bao gồm 5

huyện: Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, An Lão, An Dƣơng, Kiến Thụy (gồm 84 xã).

Từ 1.1.1963, thành phố Hải Phòng và tỉnh Kiến An đƣợc sáp nhập lấy

tên gọi là “Thành phố Hải Phòng”, thị xã Kiến An đƣợc giữ nguyên tên và

hiện nay là quận Kiến An.

Kiến An là một tỉnh nhỏ miền duyên hải với diện tích 900 km2; phía

Bắc và Đông Bắc giáp Quảng Yên, phía Tây và Tây Nam giáp Hải Dƣơng,

phía Nam giáp Thái Bình, phía Đông giáp biển. Tỉnh lỵ Kiến An cách Thành

phố Hà Nội 92 km2 về phía Đông.

Kiến An là vùng đồng bằng ven biển, ruộng đất tốt, diện tích ruộng đất

toàn tỉnh khoảng 124.791 mẫu [3, 4]. Dân số Kiến An vào thời điểm cải cách

ruộng đất là 86.295 hộ với khoảng 368.000 nhân khẩu [3, 4]. Phần lớn dân số

Kiến An là nông dân, nguồn sống chính là dựa vào ruộng đất, một số nơi có

nghề khác nhƣ đánh cá ở Đồ Sơn, nghề làm muối ở Tiêu Ban (Kiến Thụy), lẻ

tẻ có những nơi nông dân làm thêm nghề phụ nhƣ dệt vải, làm đồ gốm…

Kiến An là nơi gần thành phố Hải Phòng, địa bàn quan trọng nên trƣớc

cách mạng và trong thời kỳ kháng chiến đế quốc tập trung lực lƣợng ở đây.

Cơ sở Việt Nam quốc dân Đảng cũng có ở một số nơi nhƣ Vĩnh Bảo, Kiến

Thụy. Các huyện lẻ tẻ đều có giáo dân, nhiều nhất là ở hai huyện Tiên Lãng,

Vĩnh Bảo.

Kiến An là 1 tỉnh có truyền thống cách mạng anh dũng, có cơ sở Đảng,

cơ sở cách mạng ngay từ thời kỳ tiền khởi nghĩa. Trƣớc Cách mạng Tháng

Tám, nhân dân Kiến An dƣới sự lãnh đạo của Đảng đã tham gia nhiều cuộc

10

đấu tranh chống đế quốc nhƣ phong trào đánh Nhật ở Tân Trào (Kiến Thụy),

phong trào chống thuế, phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo...

Sau Cách mạng, Kiến An là một trong những nơi đầu tiên tiến hành

cuộc kháng chiến chống đế quốc Pháp xâm lƣợc ở Bắc bộ. Ba huyện An Lão,

An Dƣơng, Kiến Thụy bị địch chiếm sâu. Các huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo

đến năm 1950 cũng bị chiếm, sau trở thành khu du kích của ta.

Trong thời gian kháng chiến, nhân dân Kiến An đã chiến đấu rất kiên

cƣờng, đánh bại các trận càn quét lớn nhỏ của địch nhƣ: trận tiêu diệt địch ở

Hòn Dáu - Đồ Sơn, trận phá 5 máy bay ở Đồ Sơn, trận đột kích đánh vào thị

xã Kiến An, trận chống càn Claudese ở Tiên Lãng… Đặc biệt trong phối hợp

với chiến trƣờng Điện Biên Phủ, quân dân Kiến An đã đột nhập phi trƣờng

Cát Bi - Hải Phòng, phá hủy hoàn toàn 62 máy bay, tiêu diệt sinh lực địch,

góp phần quan trọng vào thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ.

Sau thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, theo quy định của

hiệp định Giơ-ne-vơ, khu tập kết 300 ngày của thực dân Pháp bao gồm:

Thành phố Hải Phòng và 4 tỉnh Kiến An, Hải Dƣơng, Quảng Yên, Hòn Gai.

Ở Kiến An, lực lƣợng địch tập kết tại thị xã Kiến An, Đồ Sơn và các

huyện An Lão, An Dƣơng, Kiến Thụy. Với hệ thống cảng biển, sân bay (Cát

Bi, Kiến An, Đồ Sơn), Hải Phòng – Kiến An trở thành vị trí chiến lƣợc quan

trọng nhất trong khu tập kết 300 ngày. Tại đây, các cơ quan quân, dân, chính

và binh lính Pháp dồn về chờ xuống tàu vào Nam. Dân số Kiến An tăng vọt

do giáo dân từ các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và các huyện Tiên

Lãng, Vĩnh Bảo bị địch dụ dỗ cƣỡng ép vào Nam. Tình hình Kiến An cũng

trở nên phức tạp do địa bàn có nhiều đầu mối mật thám, gián điệp, tay sai do

địch cài lại. Các thế lực phản động đang nuôi âm mƣu phá hoại lâu dài sự

nghiệp xây dựng miền Bắc.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!