Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn thạc sĩ bòi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh bắc kan
PREMIUM
Số trang
117
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1666

Luận văn thạc sĩ bòi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh bắc kan

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

………….………… …….……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

SẦM VĂN TRÂN

BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN

THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI, NĂM 2019

e

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

………….………… …….……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

SẦM VĂN TRÂN

BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN

THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

MÃ SỐ: 8 34 04 03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. LẠI ĐỨC VƯỢNG

HÀ NỘI, NĂM 2019

e

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Lời cảm ơn

Lời cam đoan

Danh mục bảng biểu

Mục lục

MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC

CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ..... 10

1.1. Công chức và quản lý, sử dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc

Ủy ban nhân dân tỉnh .......................................................................................... 10

1.1.1. Khái niệm về công chức............................................................................ 10

1.1.2. Quản lý và sử dụng công chức.................................................................. 12

1.1.2.1. Nội dung quản lý, sử dụng công chức ................................................... 12

1.1.2.2. Quy trình quản lý, sử dụng công chức ................................................... 13

1.1.3. Công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh........... 17

1.1.3.1. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh................................ 17

1.1.3.2. Vị trí, vai trò của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban

nhân dân tỉnh ....................................................................................................... 19

1.2. Bồi dưỡng công chức và quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức các cơ

quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh................................................... 20

1.2.1. Khái niệm về bồi dưỡng công chức .......................................................... 20

1.2.2. Đặc điểm, vai trò và nội dung của việc bồi dưỡng công chức.................. 23

1.2.2.1. Đặc điểm của công tác bồi dưỡng công chức ....................................... 23

1.2.2.2. Vai trò của bồi dưỡng công chức........................................................... 25

e

1.2.2.3. Nội dung bồi dưỡng công chức.............................................................. 29

1.2.3. Quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức .............................................. 30

1.3. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý bồi dưỡng công chức .............................. 35

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi dưỡng công chức .......................... 38

1.4.1. Sự quan tâm của cấp ủy, thủ trưởng đơn vị .............................................. 38

1.4.2. Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch bồi dưỡng công chức ............... 39

1.4.3. Việc lựa chọn nội dung chương trình bồi dưỡng công chức .................... 40

1.4.4. Đội ngũ giảng viên và đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống quản lý

bồi dưỡng............................................................................................................. 41

1.4.5. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác bồi dưỡng ....................... 43

1.4.6. Thực hiện chế độ, chính sách về bồi dưỡng công chức............................ 43

1.4.7. Ý thức của đội ngũ công chức đối với công tác bồi dưỡng ...................... 45

1.5. Kinh nghiệm bồi dưỡng công chức của một số địa phương........................ 46

Tiểu kết Chương 1............................................................................................... 49

Chương 2: THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN

CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN............... 51

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội và những yếu tố đặc thù tác

động đến công tác bồi dưỡng công chức của Bắc Kạn....................................... 51

2.1.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của Bắc Kạn......................... 51

2.1.1.1. Điều kiện về địa lý, tự nhiên .................................................................. 51

2.1.1.2. Điều kiện về kinh tế, văn hóa, xã hội..................................................... 53

2.1.2. Đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh

Bắc Kạn............................................................................................................... 56

2.1.2.1. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn........... 56

e

2.1.2.2. Đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh

Bắc Kạn............................................................................................................... 57

2.1.3. Những yếu tố đặc thù của tỉnh tác động đến công tác bồi dưỡng công chức

của Bắc Kạn ........................................................................................................ 65

2.2. Thực trạng công tác bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc

Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn thời gian qua .................................................... 66

2.2.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo ....................................................................... 66

2.2.2. Thực trạng công tác quy hoạch và việc tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ

công chức ............................................................................................................ 68

2.2.3. Thực trạng việc xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên và đội ngũ quản

lý đào tạo, bồi dưỡng........................................................................................... 71

2.2.4. Việc xây dựng và phát triển các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ...................... 72

2.3. Một số nhận xét, đánh giá chung ................................................................. 74

2.3.1. Kết quả đạt được trong công tác bồi dưỡng công chức ở Bắc Kạn .......... 74

2.3.2. Những mặt còn hạn chế, tồn tại và nguyên nhân...................................... 76

Tiểu kết Chương 2 .............................................................................................. 79

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG

CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN

DÂN TỈNH BẮC KẠN....................................................................................... 81

3.1. Mục tiêu về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh Bắc

Kạn ..................................................................................................................... 81

3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh .............................................. 81

3.1.2. Mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh Bắc Kạn

trong thời gian tới................................................................................................ 83

3.1.3. Yêu cầu bồi dưỡng đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy

ban nhân dân tỉnh ................................................................................................ 84

e

3.2.Giải pháp nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng công chức các cơ quan

chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn............................................. 86

3.2.1. Bám sát yêu cầu nhiệm vụ cụ thể đặc thù của tỉnh, gắn chặt chẽ với nhiệm

vụ cải cách hành chính, xác định chính xác nhu cầu bồi dưỡng để xây dựng quy

hoạch, kế hoạch bồi dưỡng công chức cho phù hợp........................................... 86

3.2.2. Áp dụng sáng tạo trong việc bồi dưỡng các nội dung, chương trình và hình

thức, phương pháp bồi dưỡng, bảo đảm phù hợp với mọi đối tượng công chức...... 88

3.2.3. Tăng cường năng lực đội ngũ giảng viên và cán bộ, công chức trong hệ

thống quản lý nhà nước về bồi dưỡng................................................................. 89

3.2.4. Nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý công tác bồi dưỡng trong giai đoạn

hiện nay ............................................................................................................... 90

3.2.5. Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị trong việc bố trí cử công chức

đi bồi dưỡng; đồng thời phối hợp đồng bộ với các đơn vị chức năng thực hiện

công tác bồi dưỡng công chức ............................................................................ 91

3.2.6. Triệt để thực hiện việc tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế gắn

với quản lý chặt chẽ đội ngũ công chức và hoạt động bồi dưỡng công chức..... 93

3.2.7. Tăng cường đôn đốc, giám sát, đánh giá các hoạt động quản lý nhà nước

về bồi dưỡng công chức ...................................................................................... 95

Tiểu kết Chương 3............................................................................................... 96

3.3. Một số đề xuất, kiến nghị............................................................................. 97

3.3.1. Kiến nghị với Trung ương......................................................................... 97

3.2.2. Kiến nghị đối với cấp ủy, chính quyền địa phương.................................. 98

3.2.3. Kiến nghị đối với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh......... 99

KẾT LUẬN......................................................................................................... 99

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................ 102

e

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong Học viện Hành

chính quốc gia đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình

Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công và nghiên cứu viết luận văn này.

Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Lại Đức Vượng - người đã

dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn tôi nghiên cứu và giúp đỡ tôi

hoàn thành luận văn.

Tôi cũng xin được cảm ơn các cơ quan, ban, ngành và các tổ chức, cá

nhân đã tạo điều kiện cung cấp số liệu, tài liệu, thông tin để tôi hoàn thành

luận văn này.

Mặc dù đã rất cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình, tâm

huyết và năng lực của mình, nhưng do thời gian nghiên cứu có hạn nên không

thể tránh khỏi những thiếu sót, chưa đầy đủ, tôi rất mong nhận được những ý

kiến đóng góp quý báu của quý thầy, cô và các bạn.

TÁC GIẢ

Sầm Văn Trân

e

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu

và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa

từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢ

Sầm Văn Trân

e

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Tên bảng Nội dung Trang

Bảng 2.1

Thống kê trình độ chuyên môn của công chức các cơ

quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc

Kạn

60

Bảng 2.2

Thống kê trình độ lý luận chính trị của công chức các

cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh

Bắc Kạn

61

Bảng 2.3

Thống kê công chức các cơ quan chuyên môn thuộc

Ủy ban nhân dân tỉnhcó chứng chỉ bồi dưỡng kiến

thức quản lý nhà nước

62

Bảng 2.4 Thống kê độ tuổi công chức các cơ quan chuyên môn

thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn 63

Bảng 2.5

Thống kê số lượng công chức các cơ quan chuyên

môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh là nữ, đảng viên,

người dân tộc thiểu số.

64

e

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài luận văn

Đội ngũ công chức là một bộ phận của nguồn nhân lực khu vực công -

yếu tố cấu thành quan trọng của nguồn nhân lực xã hội. Những đóng góp của

đội ngũ công chức luôn có vai trò đặc biệt to lớn trong toàn bộ thành tựu phát

triển chung về kinh tế - xã hội của quốc gia và địa phương. Hiệu quả hoạt

động của bộ máy nhà nước, của hệ thống hành chính được quyết định bởi

trình độ, phẩm chất, năng lực và kết quả công tác của đội ngũ cán bộ, công

chức, viên chức nhà nước, nhất là đội ngũ công chức - đây là nguồn lực cơ

bản, quan trọng và quyết định sự tồn tại, ổn định, phát triển của mỗi quốc gia.

Mặc dù được Đảng và Nhà nước quan tâm, đưa ra những chủ trương,

chính sách bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức,

viên chức nhưng hiện nay hoạt động này vẫn còn một số bất cập cần được

khắc phục.

Thứ nhất, khung pháp lý cho hoạt động quản lý bồi dưỡng và tổ chức

thực hiện bồi dưỡng thông qua các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cần được cải

tiến hơn nữa.

Cần áp dụng các phương pháp học tập mang tính tương tác cao hơn và

cách học thực tế hơn; cần chỉnh sửa một cách cơ bản giáo trình và tài liệu

giảng dạy; cần áp dụng các phương pháp và tài liệu giảng dạy mới, tăng

cường sử dụng cách tiếp cận mô đun và sử dụng công nghệ thông tin vào học

tập; cần quan tâm hơn nữa đến việc theo dõi và đánh giá tác động của bồi

dưỡng cũng như nâng cấp các trang thiết bị và phương tiện giảng dạy.

Việc nâng cao năng lực và kỹ năng sư phạm cho giảng viên cũng cần

được ưu tiên cao. Điều này sẽ đóng góp vào việc xây dựng và cung cấp các

chương trình bồi dưỡng được thiết kế tốt hơn và thích hợp hơn với nhu cầu

phát triển của ngành công vụ của Việt Nam trong tương lai.

e

2

Thứ hai, hệ thống quản lý bồi dưỡng công chức chưa được điều chỉnh để

phù hợp với các yêu cầu của giai đoạn hiện nay về mặt tổ chức, nội dung,

phương pháp và nguồn lực.

Cho đến thời gian gần đây, công tác bồi dưỡng vẫn chưa được coi là một

nội dung quan trọng, riêng biệt trong phát triển nguồn nhân lực mặc dù đã đầu

tư rất nhiều nguồn lực.

Việc lập kế hoạch bồi dưỡng cũng như quản lý công tác bồi dưỡng hầu

như vẫn chỉ dựa trên các chỉ tiêu, con số chung chung và dựa trên cơ sở đánh

giá về số lượng đầu vào chứ chưa căn cứ vào nhu cầu cụ thể. Công tác bồi

dưỡng chỉ tập trung vào việc bồi dưỡng theo yêu cầu chính thức và vẫn còn

yếu về phát triển kỹ năng và năng lực chuyên môn.

Bồi dưỡng chưa gắn liền với các vấn đề thực tiễn phát sinh từ công việc

thực tế. Nội dung và phương pháp bồi dưỡng vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề của

cơ chế cũ và nặng về lý thuyết.

Giảng viên lại chủ yếu là các nhà học thuật và ít có kinh nghiệm thực tế

về hành chính công; còn có sự trùng lắp giữa các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng

chưa có sự phân định rõ ràng về chức năng và nhiệm vụ.

Các nguồn lực như nguồn nhân lực, nguồn lực vật chất và tài chính vẫn

chưa bảo đảm thực hiện hoạt động bồi dưỡng cần thiết nhằm đạt được mục

tiêu của chương trình cải cách hành chính

Thứ ba, quá trình nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức phải vượt

qua rất nhiều điểm yếu như: về kỷ luật, về trình độ, về năng lực chuyên môn,

kỹ năng hành chính, về sự tận tụy, về thái độ, nhân cách và đạo đức

Mặc dù đội ngũ công chức có rất nhiều ưu điểm như số lượng công chức

có trình độ chuyên môn và kỹ năng tốt ngày càng tăng, song nhiều công chức

còn thiếu kiến thức và kỹ năng chuyên môn cần thiết trong một môi trường

e

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!