Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn thạc sĩ biện pháp đổi mới công tác thanh tra kiểm tra thuế trong điều kiện thực hiện luật
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
HOÀNG VÂN ANH
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI
CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ TRONG ĐIỀU KIỆN
THỰC HIỆN LUẬT QUẢN LÝ THUẾ Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60.31.12
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Nguyễn Thị Liên
Hà Nội – 2008
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập
của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ
ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
HOÀNG VÂN ANH
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các sơ đồ
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU 01
Chương 1: NHữNG VấN Đề CƠ BảN về THANH TRA, KIểM TRA
THUế
03
1.1. Nội dung cơ bản về thanh tra, kiểm tra thuế 03
1.1.1. Khái niệm, mục đích, nguyên tắc thanh tra, kiểm tra thuế 03
1.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế 11
1.2. Hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế trong điều kiện thực hiện đổi
mới quản lý thuế
17
1.2.1. ảnh hưởng của việc đổi mới cơ chế quản lý thuế đến hoạt động
thanh tra, kiểm tra thuế
18
1.2.2. Đặc điểm của hoạt động thanh tra, kiểm tra trong điều kiện thực
hiện đổi mới quản lý thuế
1.3. Kinh nghiệm thanh tra, kiểm tra thuế của một số nước trên thế giới 22
1.3.1. Kinh nghiệm hiện đại hoá công tác thanh tra thuế 22
1.3.2. Tổng hợp kinh nghiệm về một số nội dung trong hoạt động
thanh tra thuế
25
1.3.3. Khả năng vận dụng vào hoạt động thanh tra thuế tại Việt Nam 29
Chương 2: THựC TRạNG CÔNG TáC THANH TRA, KIểM TRA
ĐTNT ở VIệT NAM HIệN NAY
31
2.1. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra ĐTNT trước khi có Luật
Quản lý thuế
31
2.1 1. Tổ chức hệ thống và nhiệm vụ quyền hạn của thanh tra, kiểm
tra ĐTNT
31
2.1.2. Những kết quả đạt được và một số hạn chế 35
2.2. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra người nộp thuế sau khi có
Luật Quản lý thuế
51
2.2.1. Khái quát về Luật Quản lý thuế 51
2.2 2. Tổ chức hệ thống và nhiệm vụ quyền hạn của thanh tra, kiểm
tra người nộp thuế
54
2.2.3. Những kết quả đạt được và một số hạn chế 65
Chương 3: MộT Số BIệN PHáP ĐổI MớI CÔNG TáC THANH TRA,
KIểM TRA THUế TRONG ĐIềU KIệN THựC HIệN LUậT QUảN Lý
THUế
68
3.1. Cải cách và hiện đại hoá công tác thanh tra, kiểm tra thuế ở Việt
Nam đến năm 2010 và những yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện
công tác thanh tra thuế.
68
3.1.1. Cải cách và hiện đại hoá công tác thanh tra, kiểm tra thuế đến
năm 2010
68
3.1.2. Những yêu cầu đặt ra đối với việc đổi mới công tác thanh tra,
kiểm tra thuế
72
3.2. Một số giải pháp nhằm đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra thuế
trong điều kiện thực hiện Luật Quản lý thuế
72
3.2.1. Các giải pháp về cơ chế, chính sách của Nhà nước 72
3.2.2. Các giải pháp liên quan trực tiếp đến hoạt động thanh tra, kiểm
tra thuế
79
3.2.3 Các giải pháp khác 87
KẾT LUẬN 89
NHẬN XÉT CỦA GVHD
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐTNT Đối tượng nộp thuế
NNT Người nộp thuế
NSNN Ngân sách Nhà nước
TKTN Tự khai, tự nộp
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
GTGT Giá trị gia tăng
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số hiệu sơ đồ Tên sơ đồ Trang
2.1 Mô hình tổ chức hệ thống thanh tra thuế 32
2.2 Quy trình thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp 42
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng Tên bảng Trang
2.1 Cơ cấu lực lượng thanh tra thuế 37
2.2 Kết quả thanh tra, kiểm tra ĐTNT 2002-2006 39
2.3 Kết quả thanh tra, kiểm tra NNT năm 2007 59
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Quản lý nhà nước về thuế nhằm đảm bảo cho Nhà nước có một nguồn thu
ổn định, đáp ứng được vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế, tạo môi trường kinh
doanh bình đẳng và lành mạnh, thúc đẩy cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong
nền kinh tế thị trường. Để công tác quản lý thuế thực sự có hiệu quả thì hoạt
động thanh tra, kiểm tra phải luôn được tăng cường. Hoạt động thanh tra, kiểm
tra thuế không những giúp cho hoạt động quản lý thuế đạt được các mục tiêu đã
đề ra mà còn giúp Nhà nước phát hiện những hạn chế của chính sách, điều chỉnh
kịp thời chính sách, chế độ về thuế, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế
của cộng đồng và góp phần phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng trốn thuế, chống
thất thu thuế.
Trong giai đoạn tới, do nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá và thực hiện chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển nên
số lượng các tổ chức, cá nhân kinh doanh ngày càng tăng, việc áp dụng công
nghệ thông tin trong hoạt động quản lý ngày càng phổ biến đồng thời yêu cầu
hội nhập quốc tế ngày càng sâu và rộng, đòi hỏi hoạt động quản lý thuế nói
chung và hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế nói riêng phải tương thích với trình
độ phát triển của nền kinh tế, phù hợp với các chuẩn mực quản lý thuế quốc tế.
Có hiệu lực từ ngày 1-7-2007, Luật Quản lý thuế được coi như một bước
tiến quan trọng trong công tác quản lý thu nộp ngân sách khi nó điều chỉnh thống
nhất về mặt thủ tục đối với toàn bộ các loại thuế từ thuế nội địa đến thuế đối với
hàng hóa xuất nhập khẩu, các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước. Các thủ
tục hành chính thuế được quy định đơn giản, rõ ràng và minh bạch giúp thực
hiện cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật
của người nộp thuế. Cơ quan thuế chuyển sang thực hiện chức năng tuyên
truyền, hỗ trợ người nộp thuế, kiểm tra thuế, thanh tra thuế, giám sát quyết toán
thu nộp thuế vào NSNN. Như vậy có thể thấy hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế
được xác định là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong công tác
quản lý thuế, đảm bảo thực hiện thành công cơ chế quản lý mới và nâng cao hiệu
1
quả quản lý thuế. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp đổi mới
công tác thanh tra, kiểm tra thuế trong điều kiện thực hiện Luật Quản lý thuế
ở Việt Nam” có ý nghĩa thiết thực, mang tính thời sự cấp bách cả về mặt lý luận
và thực tiễn. Hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế bao gồm nhiều lĩnh vực như:
Thanh tra, kiểm tra người nộp thuế; Thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành thuế;
Thanh tra, kiểm tra giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo v.v...Trong phạm vi đề tài
này, tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu nội dung thanh tra, kiểm tra người nộp
thuế.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích: Hệ thống hoá và làm rõ hoạt
động kiểm tra, thanh tra NNT trong điều kiện thực hiện Luật Quản lý thuế. Trên
cơ sở đó đề xuất những định hướng và giải pháp đề hoàn thiện hoạt động kiểm
tra, thanh tra NNT phù hợp với thực tiễn quản lý thuế của Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý thuyết và
thực tiễn của việc tổ chức, thực hiện hoạt động kiểm tra, thanh tra NNT trong
điều kiện thực hiện Luật Quản lý thuế đặt trong tổng thể vấn đề cải cách hành
chính và hiện đại hoá ngành thuế ở Việt Nam đến năm 2012.
4. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận chung về hoạt động thanh tra, kiểm
tra NNT.
- Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động thanh tra, kiểm tra
NNT ở Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh tra, kiểm tra NNT
ở Việt Nam.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về thanh tra, kiểm tra thuế
Chương 2: Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra thuế ở Việt Nam hiện
nay
Chương 3: Một số biện pháp đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra thuế
trong điều kiện thực hiện Luật Quản lý thuế.
2