Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(Luận văn thạc sĩ) Bia đá thế kỷ XVII của một số chùa ở ngoại thành Hà Nội (khảo sát 10 huyện phía
PREMIUM
Số trang
214
Kích thước
4.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
978

(Luận văn thạc sĩ) Bia đá thế kỷ XVII của một số chùa ở ngoại thành Hà Nội (khảo sát 10 huyện phía

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ XUÂN

BIA ĐÁ THẾ KỶ XVII CỦA MỘT SỐ CHÙA Ở

NGOẠI THÀNH HÀ NỘI (KHẢO SÁT 10

HUYỆN PHÍA TÂY VÀ PHÍA NAM HÀ NỘI)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI – 2011

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -----------------***-------------------

NGUYỄN THỊ XUÂN

BIA ĐÁ THẾ KỶ XVII CỦA MỘT SỐ CHÙA Ở

NGOẠI THÀNH HÀ NỘI (KHẢO SÁT 10

HUYỆN PHÍA TÂY VÀ PHÍA NAM HÀ NỘI)

CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM

MÃ SỐ : 60 22 54

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. PHAN PHƯƠNG THẢO

HÀ NỘI, 2011

MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan

Bảng chữ cái viết tắt 1

MỞ ĐẦU 2

1. Lý do chọn đề tài 2

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

4. Phương pháp nghiên cứu 9

5. Đóng góp của luận văn 9

6. Bố cục luận văn 10

Chương 1: Vài nét về bia đá thế kỷ XVII và 17 ngôi chùa tiêu biểu của

10 huyện ngoại thành Hà Nội

12

1.1. Vài nét về bia đá Việt Nam 12

1.1.1. Khái niệm về bia đá 12

1.1.2. Bia đá Việt Nam qua các thời kỳ 13

1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến bia đá thế kỷ XVII 17

1.1.3.1. Yếu tố tự nhiên 17

1.1.3.2. Yếu tố chính trị - xã hội 18

1.1.3.3. Yếu tố kinh tế 20

1.1.3.4. Yếu tố tôn giáo, tín ngưỡng 21

1.2. Một số ngôi chùa Việt thế kỷ XVII ở 10 huyện phía Tây và phía Nam

Hà Nội

22

1.2.1. Tổng quan về 10 huyện phía Tây và phía Nam Hà Nội 22

1.2.1.1. Vị trí địa lý 22

1.2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 22

1.2.2. Về một số ngôi chùa Việt thế kỷ XVII ở 10 huyện phía Tây và

phía Nam Hà Nội

26

1.2.3. Phân bố bia đá thế kỷ XVII trong các ngôi chùa Việt ở 10 huyện

phía Tây và phía Nam Hà Nội

30

1.2.3.1. Phân bố bia theo không gian

1.2.3.2. Phân bố theo thời gian

30

33

Tiểu kết chương 1 35

Chương 2: Nghệ thuật tạo tác bia đá thế kỷ XVII (trường hợp 10 huyện

ngoại thành Hà Nội)

36

2.1. Quá trình tạo tác văn bia 36

2.1.1. Tác giả soạn văn bia 37

2.1.2. Người viết chữ 40

2.1.3. Thợ khắc bia đá 42

2.2. Vật liệu sử dụng làm bia 44

2.3. Đặc điểm bia đá thế kỷ XVII

2.3.1. Phân loại bia đá

45

45

2.3.2. Bố cục trang trí bia đá 49

2.3.3. Kỹ thuật chạm khắc 52

2.3.4. Đặc điểm chạm khắc 54

2.3.4.1. Hình tượng linh thú

2.3.4.2. Biểu tượng tự nhiên

55

59

2.3.4.3. Biểu tượng “Phật giáo” 61

Tiểu kết chương 2 63

Chương 3: Nội dung phản ánh của bia đá thế kỷ XVII (trường hợp 10

huyện ngoại thành Hà Nội)

66

3.1. Tên gọi và cách phân loại các ngôi chùa qua văn bia

3.1.1. Tên gọi các ngôi chùa

66

66

3.1.2. Cách phân loại các ngôi chùa qua văn bia 69

3.2. Vị trí và quy mô chùa qua văn bia:

3.2.1. Vị trí và cảnh quan các ngôi chùa

73

73

3.2.2. Quy mô các ngôi chùa 77

3.3. Quá trình xây dựng và trùng tu chùa qua văn bia thế kỷ XVII

3.3.1. Vật liệu xây dựng chùa

79

79

3.3.2. Lịch sử xây dựng và trùng tu chùa

3.3.2.1. Một số khái niệm liên quan

83

83

3.3.2.2. Lịch sử xây dựng và trùng tu chùa 83

3.4. Tạo tượng và đúc chuông 87

3.4.1. Tạo tượng 87

3.4.2. Đúc chuông 89

3.5. Hoạt động của chợ Tam bảo 91

3.6. Đối tượng tham gia đóng góp xây dựng chùa 92

3.6.1. Đóng góp của lực lượng quý tộc 93

3.6.2. Đóng góp của quan viên làng xã 96

3.6.3. Đóng góp của sư trụ trì 97

3.6.4. Đóng góp của những người trong làng xã 98

Tiểu kết chương 3 99

KẾT LUẬN 101

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 106

PHỤ LỤC

A. BẢNG THỐNG KÊ BIA ĐÁ 114

B. BẢN PHIÊN ÂM, DỊCH NGHĨA BIA ĐÁ 118

C. DANH MỤC BẢN ĐỒ, BẢN ẢNH

PHỤ LỤC BẢN ĐỒ

Bản đồ 1: Bản đồ hành chính thành phố Hà Nội 178

Bản đồ 2: Vị trí di tích thuộc 10 huyện ngoại thành Hà Nội 179

PHụ LụC BảN ảNH 180

I. Chùa Bối Khê (Tam Hưng- Thanh Oai- Hà Nội) 180

Ảnh 1: Bia “Hậu Phật bi - Thịnh Đức 3 (1655) 180

II. Bia đá chùa Cống Xuyên (Thường Tín- Hà Nội) 181

Ảnh 2: Bia “Vạn cổ vĩnh truyền” - Dương Hòa 7 (1641) 181

III. Chùa Đậu (Thường Tín- Hà Nội)

Ảnh 3: Bia “Pháp Vũ tự bi” Thịnh Đức 3 (1655) 181

Ảnh 4: Trang trí trán bia“Pháp Vũ tự bi” - Thịnh Đức 3 (1655) 181

Ảnh 5: Bia “Pháp Vũ tự tạo lệ bi” - Thịnh Đức 4 (1656) 182

Ảnh 6: 182

Ảnh 7: Bia “Khoán ước Pháp Vũ tự bi ký”- Thịnh Đức 4 (1656) 182

Ảnh 8: Trang trí diềm chân bia “Khoán ước Pháp Vũ tự bi ký” - Thịnh Đức

4 (1656)

183

IV. Chùa Hưng Giáo (Tam Hưng- Thanh Oai- Hà Nội)

Ảnh 9: Bia “Hưng Giáo xã Hưng Phúc tự cổ tích danh lam tu tạo thạch

bi”- Vĩnh Tộ 9 (1627)

183

V. Chùa Hương (Mỹ Đức- Hà Nội)

Ảnh 10 - 11: Trang trí trên trán bia “Thiên Trù tự bi ký”- Chính Hòa 7

(1686)

184

Ảnh 12: Trang trí hình trâu mẹ, trâu con trên đế bia “Thiên Trù tự bi ký”-

Chính Hòa 7 (1686)

185

Ảnh 13: Trang trí hình ba ba trên đế bia “Thiên Trù tự bi ký”- Chính Hòa

7 (1686)

185

Ảnh 14: Trang trí hình cua, chuột, rắn trên đế bia “Thiên Trù tự bi ký” -

Chính Hòa 7 (1686)

186

Ảnh 15: Trang trí hình con rùa trên đế bia “Thiên Trù tự bi ký” - Chính

Hòa 7 (1686)

186

Ảnh16: Trang trí hình chuột, rắn trên đế bia “Thiên Trù tự bi ký” - Chính

Hòa 7 (1686)

187

VI. Bia chùa La Khê (Hà Đông - Hà Nội)

Ảnh17: Bia “Hậu Phật bi ký”- Chính Hòa 4 (1683) 187

VII. Bia chùa Mậu Lương (Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội)

Ảnh 18 188

Ảnh19: 188

VIII. Chùa Mía (Sơn Tây- Hà Nội)

Ảnh 20: Bia “Sùng Nghiêm tự thị bi”- Vĩnh Tộ 6 (1624) 189

Ảnh 21- 22: Trang trí hình mặt trời, hoa sen trên trán bia “Sùng Nghiêm tự

thị bi”- Vĩnh Tộ 6 (1624)

189

Ảnh 23: Bia “Sùng Nghiêm tự bi ký”- Đức Long 6 (1634) 190

Ảnh 24-25.Trang trí hình mặt trời, ván lá đề trên trán bia “Sùng Nghiêm tự

bi ký”- Đức Long 6 (1634)

190

IX. Chùa Kim Bôi (Mỹ Đức- Hà Nội)

Ảnh 26. Bia “Trùng tu Đại Bi tự bi ký”- Phúc Thái 6 (1648) 191

X. Chùa Sổ (Thanh Oai- Hà Nội)

Ảnh 27. Bia “Hội Linh Quán bi ký” - Hoằng Định 4 (1604) 191

Ảnh 28-29. Bia “Hội Linh quán bi ký”- Đức Long 4 (1632) 192

XI. Chùa Thầy (Quốc Oai- Hà Nội)

Ảnh 30. Bia “Hậu Phật bi ký”- Khánh Đức 4 (1652) 192

Ảnh 31. Bia “Hậu Phật bi ký”- PCNT giữa thế kỷ XVII 192

Ảnh 32. Trang trí hoa văn đao mác đế bia “Hậu Phật bi ký”- PCNT giữa

thế kỷ XVII

193

Ảnh 33-34. Bia “Hậu Phật bi ký”- Thịnh Đức 1 (1653) 193

Ảnh 35-36. Bia “Thiên Phúc tự tạo lệ bi”- Cảnh Trị 4 (1666) 194

Ảnh 37-38. Trang trí hình lân dưới chân bia “Thiên Phúc tự tạo lệ bi”-

Cảnh Trị 4 (1666)

194

1

B¶ ng c ¸ c c h ÷ v iÕt t ¾t

Bd. B¶n dÞch

C­ ¬ng Môc Kh©m ®Þnh ViÖt sö th«ng gi¸m c­ ¬ng môc

DTH T¹p chÝD©n téc häc

§ NNTC § ¹i Nam nhÊt thèng chÝ

§VSKTT § ¹i ViÖt sö ký toµn th￾GS Gi¸o s￾HN HµNéi

KCH T¹p chÝKh¶o cæhäc

KHXH Khoahäc x· héi

LTHCLC LÞch triÒu hiÕn ch­ ¬ng lo¹i chÝ

NCNT T¹p chÝNghiªn cøu NghÖthuËt

NPHMVKCH Nh÷ng ph¸t hiÖn mí i vÒkh¶o cæhäc

Nxb NhµxuÊt b¶n

PGS Phã gi¸o s￾tr. Trang

Ts TiÕn sü

Tp HCM Thµnh phè Hå ChÝMinh

VHDG T¹p chÝV¨n ho¸ D©n gian

VHTT V¨n ho¸ Th«ng tin

VHNT T¹p chÝNghiªn cøu V¨n ho¸ NghÖthuËt

2

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:

1.1. Bia đá là một trong những nguồn tư liệu quý giá trong nghiên cứu

lịch sử và văn hoá: “Văn bia là những chứng tích phản ánh những cuộc biến

thiên và cả lòng thiết tha của con người muốn gìn giữ dấu vết quý giá của

thời xưa để truyền dạy cho muôn đời sau niềm tự hào về nền văn hoá lâu đời

của nhân dân ta” [100, tr. 9-10]. Bia đá là hiện tượng văn hoá được nảy sinh

từ đời sống xã hội như là một trong những hình thức thông tin từ thời cổ -

trung đại. Bia đá xuất hiện từ khá sớm, truyền thống sáng tạo bia đá ở các

nước sử dụng chữ tượng hình bắt đầu từ Trung Quốc, sau đó được truyền

sang Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Bia đá Việt Nam ra đời

trong mối quan hệ văn hoá vùng và tiếp nhận ảnh hưởng truyền thống sáng

tạo bia đá ở Trung Quốc, tuy nhiên bia đá Việt Nam có những nét đặc trưng

mang bản sắc truyền thống dân tộc. Ở nhiều góc độ nghiên cứu về khoa học

xã hội và nhân văn, bia đá là nguồn tư liệu rất có giá trị để tìm hiểu về lịch sử

dân tộc. Những bia đá có giá trị thường được các nhà thơ, nhà văn sáng tác

với nội dung phong phú đa dạng phản ánh về tình hình chính trị - xã hội, đời

sống con người, văn hoá giáo dục... tất cả đều mang đậm bản sắc văn hoá dân

tộc Việt Nam. Trên mỗi bề mặt của bia khắc các hoạ tiết trang trí nghệ thuật.

Bởi vậy, bia đá còn là những tư liệu quý về lịch sử điêu khắc và thư pháp Việt

Nam. Những bia đá thường gắn bó mật thiết với các công trình kiến trúc tôn

giáo như đình, đền, chùa, miếu và không biết tự bao giờ những tấm bia đá đã

trở thành một bộ phận hữu cơ của những ngôi chùa Việt cổ.

1.2. Có thể nói rằng, chùa là một loại hình kiến trúc quan trọng trong đời

sống tâm linh của mỗi người dân Việt. Các công trình kiến trúc tôn giáo này

thường được tạo dựng bằng vật liệu kiến trúc cổ truyền. Trong điều kiện khí

hậu nóng, ẩm, nhiều thiên tai, địch họa của miền nhiệt đới, cùng với nét đặc

3

thù của lịch sử dân tộc chiến tranh liên miên, đã khiến cho các công trình kiến

trúc cổ này bị hủy hoại. Bởi vậy, các công trình kiến trúc này thường xuyên

được tái tạo, tu bổ. Công việc trùng tu đó thường in đậm dấu ấn của thời đại.

Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể nhận ra và bóc tách được đặc điểm

của thời đại qua các lớp kiến trúc với từng thời điểm tạo dựng, tu bổ khác

nhau. Bởi vậy, việc nghiên cứu kiến trúc chùa để góp phần vào công tác trùng

tu, tôn tạo giữ nguyên được bản sắc kiến trúc cổ là hết sức quan trọng và cấp

thiết, đòi hỏi phải có nguồn tư liệu chân xác. Với những gì còn sót lại và bằng

những kết quả nghiên cứu của khảo cổ học lịch sử, đặc biệt cùng với việc

nghiên cứu bia đá thế kỷ XVII chúng ta cũng phần nào phác hoạ được hình

dáng cũng như đặc trưng kiến trúc của những ngôi chùa cổ trong giai đoạn

này.

1.3. Như nhiều nhà nghiên cứu chùa Việt đã từng nhận xét, thế kỷ XVII

là thế kỷ bùng nổ của các ngôi chùa lớn ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Trong

đó 13 huyện ngoại thành ở phía Tây và phía Nam Hà Nội (bao gồm: Thường

Tín, Phú Xuyên, Thạch Thất, Quốc Oai, Hoài Đức, Phúc Thọ, Sơn Tây, Ba

Vì, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Hà Đông) được sáp nhập từ

tỉnh Hà Tây cũ từ sau ngày 01.8.2008 đã có 469 ngôi chùa được xây dựng qua

các thời kỳ khác nhau, trong đó có 132 ngôi chùa được xếp hạng cấp Bộ, 47

ngôi chùa xếp hạng cấp tỉnh và 290 ngôi chùa chưa được xếp hạng1

, điều

đáng quan tâm là có 07 ngôi chùa đã được xếp vào loại di tích Quốc gia đặc

biệt

2

. Tuy nhiên, ở khu vực này có 38 ngôi chùa

3 có niên đại thế kỷ XVII,

1 Theo thống kê của Viện Bảo tồn Di tích.

2 Di tích Quốc gia đặc biệt gồm: chùa Hương- Mỹ Đức, chùa Đậu- Thường Tín, chùa Bối

Khê- Thanh Oai, chùa Thầy- Quốc Oai, chùa Mía, chùa Tây Phương- Sơn Tây (những

ngôi chùa này hiện nay hầu hết còn giữ đuợc kiến trúc thế kỷ XVII, chỉ riêng chùa Tây

Phương là kiến trúc thế kỷ XVIII). 3 Thống kê của Viện Bảo tồn Di tích thì: trong tổng số 469 ngôi chùa/ 13 huyện thì: Thời

Lý có 04 chùa, thời Trần có 01 chùa, thế kỷ XV có 01, thế kỷ XVI có 04 chùa, thế kỷ XVII

có 38 chùa, thế kỷ XVIII có 15 chùa, thế kỷ XIX có 307 chùa…

4

trong đó những ngôi chùa đảm bảo được cả hai yếu tố: vừa bảo lưu được giá

trị kiến trúc điêu khắc trang trí thế kỷ XVII, lại vừa lưu giữ được các tấm bia

đồng niên đại thì số lượng không nhiều, chỉ dừng lại ở con số 17 chùa với 29

tấm bia đá. Danh sách 17 ngôi chùa gồm chùa Bối Khê, chùa Đậu, chùa Cống

Xuyên, chùa Hưng Giáo, chùa Hương, chùa La Khê, chùa Lại An, chùa Lê

Dương, chùa Mía, chùa Mậu Lương, chùa Mui, chùa Nhị Khê, chùa Sổ, chùa

Thầy, chùa Thị Nguyên, chùa Trăm Gian, chùa Tường Phiêu. Những di tích

này chứa đựng nhiều nét đặc sắc trên mọi phương diện như lịch sử, văn hóa,

mỹ thuật, kiến trúc...

Với những lý do nêu trên, chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Bia đá

thế kỷ XVII của một số ngôi chùa ở ngoại thành Hà Nội (Khảo sát 10

huyện phía Tây và phía Nam Hà Nội)” với mong muốn đi sâu nghiên cứu từ

hình thức tới nội dung phản ánh của hệ thống bia đá thế kỷ XVII được dựng

tại các chùa Việt có đồng niên đại, nhằm mục đích góp phần hiểu thêm về lịch

sử, kiến trúc chùa Việt cũng như nghệ thuật điêu khắc trong giai đoạn lịch sử

này.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:

Cho đến nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu về bia đá được xuất bản.

Trong “Văn bia thời Lê xứ Kinh Bắc và sự phản ánh sinh hoạt làng xã” của

PGS.TS. Phạm Thị Thuỳ Vinh xuất bản năm 2003, tác giả đi sâu vào khai

thác nội dung của toàn bộ văn bia xứ Kinh Bắc thời Lê (thời Lê Sơ và thời Lê

Trung Hưng), trong đó khai thác một cách khá kỹ lưỡng về vấn đề sinh hoạt

làng xã. Tác giả nghiên cứu về việc xây dựng các công trình công cộng về tín

ngưỡng (đình, chùa, văn chỉ, từ đường); các công trình phục vụ đời sống kinh

tế của cộng đồng (quán chợ, tu sửa cầu, bến đò…); sự tranh giành ruộng đất;

những khó khăn thường xuyên của các làng xã về sưu thuế, công dịch; vị trí

5

của người phụ nữ trong hoạt động của làng xã; vấn đề về giáp và tổ chức làng

xã được phản ánh qua bia đá… Ngoài ra, tác giả đã nghiên cứu về quá trình

tạo tác văn bản và trang trí hoa văn trên văn bia Kinh Bắc thời Lê. Đó chính là

cơ sở để chúng tôi so sánh với những bia đá trong các ngôi chùa ở xứ Kinh

Bắc với những bia đá ở 10 huyện phía Tây và phía Nam ngoại thành Hà Nội.

Bên cạnh đó“Một số vấn đề về văn bia Việt Nam” của Trịnh Khắc Mạnh

đi sâu phân tích các hình thức tồn tại và đặc điểm về văn bản, giá trị của văn

bia Việt Nam khi nghiên cứu tư tưởng chính trị, đời sống văn hoá xã hội, đặc

điểm thể loại văn học Việt Nam thời trung đại, văn bia chữ Nôm... Ngoài ra

tác giả đã chọn để giới thiệu 20 văn bia. Tuy nhiên, vấn đề chạm khắc trên bia

đá cũng như nội dung chung của văn bia tác giả chưa chú ý đề cập đến.

Trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về mỹ thuật của các bia đá có thể

kể đến các cuốn“Trang trí trong mỹ thuật truyền thống của người Việt” của

Trần Lâm Biền mang tính chất tổng hợp các loại hình trang trí từ thời Đông

Sơn cho đến thời Nguyễn trên tất cả các chất liệu, các loại hình bia đá, nhang

án, tượng, trên kiến trúc gỗ... Qua đó đưa ra những đặc điểm chung nhất về

mỹ thuật qua từng thời kỳ, chứ chưa đi sâu nghiên cứu những hình tượng

chạm khắc trên bia đá. Hay Chu Quang Trứ trong cuốn“Mỹ thuật Lý Trần -

Mỹ thuật Phật giáo Việt Nam” đề cập đến “Bia và văn bia chùa Việt Nam” từ

thời Lý cho đến thời Nguyễn [64; 441 - 487]

4

. Tuy nhiên, những mô tả này

cũng chỉ mang tính chất sơ lược và chưa đầy đủ về nội dung của một vài bia

đá tiêu biểu trong các di tích như chùa Đọi (Hà Nam), chùa Tây Phương (Hà

Nội)... Những ý nghĩa biểu tượng của mỹ thuật, trang trí chỉ đề cập đến một

cách sơ lược về những nét chạm khắc của một vài bia, chưa có nhận định

mang tính chất khái quát về chạm khắc bia đá qua từng thời kỳ.

4 Bài này cũng đã được đăng trên tạp chí Phật học số 3 năm 1997.

6

Ngoài ra, Viện Mỹ Thuật còn có những tác phẩm như “Mỹ thuật thời

Lý”, “Mỹ thuật thời Trần”, “Mỹ thuật thời Mạc”... Đây là những công trình

mang tính chuyên khảo cho từng thời kỳ, những biểu tượng chạm khắc được

nêu lên mang tính chất tổng hợp trên mọi chất liệu, mọi loại hình di tích; đồng

thời đây là những công trình để chúng tôi tìm hiểu thêm về phong cách nghệ

thuật thời kỳ trước đó, để thấy được những biến chuyển lớn trong nghệ thuật

chạm khắc dân gian thế kỷ XVII.

Một số khóa luận, luận án cũng bắt đầu đặt vấn đề nghiên cứu bia đá thế

kỷ XVII theo hướng tiếp cận mỹ thuật. Năm 1975, Tăng Bá Hoành đã nghiên

cứu “Sự chuyển biến hoa văn đến trang trí bia đá thế kỷ XVI - XVIII”. Với số

lượng 87 trang, tác giả đã đề cập đến các hình tượng trang trí trên bia đá trong

suốt 3 thế kỷ XVI, XVII, XVIII. Tuy nhiên tác giả đã viết về trang trí bia đá

trong một thời kỳ khá dài, do đó việc tập trung vào phân tích, miêu tả những

bia đá trong giai đoạn thế kỷ XVII còn hạn chế, chỉ chú trọng vào việc mô tả

các hình tượng chạm khắc, chưa đưa ra được những đặc trưng riêng về trang

trí bia trong thời kỳ này. Đến năm 1979, Đặng Kim Ngọc đã có khoá

luận“Bước đầu tìm hiểu nghệ thuật trang trí bia đá thế kỷ XV- XVIII”. Trong

đó tác giả chú trọng đến việc tìm hiểu hình tượng trang trí trên bia qua các

thời kỳ từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII, không đi sâu vào hình dáng, kỹ thuật

chạm khắc, chưa đưa ra được các tiêu chí để phân biệt một cách chân xác đặc

điểm bia đá các thời kỳ, đặc biệt là thế kỷ XVII tác giả mới chỉ đề cập đến rất

sơ sài, cần được nghiên cứu sâu hơn nữa.

Luận án Tiến sĩ năm 2001 của Nguyễn Quốc Tuấn về“Di tích chùa Bối

Khê (Hà Tây)”, với phụ lục khá dày dặn, là bản dịch văn bia của chùa từ thế

kỷ XVII đến thế kỷ XIX, trong đó tác giả đã khai thác nội dung về thời điểm

tạo dựng và trùng tu chùa Bối Khê qua các thời kỳ khác nhau. Bên cạnh đó

luận án Tiến sĩ của Nguyễn Văn Tiến năm 2001 về “Di tích chùa Thầy (Hà

7

Tây)” cũng đã có những bản dịch bia đá, trong đó đã dịch 02 văn bia thế kỷ

XVII và trong phần chính văn cũng đã đề cập đến những lần trùng tu chùa.

Bên cạnh đó, luận văn Thạc sĩ của Phạm Thị Thu Hương (2000) về “chùa

Trăm Gian những giá trị văn hóa nghệ thuật”- trường Đại học Văn hóa đã đề

cập đến những lần trùng tu chùa qua văn bia, nhưng cũng rất sơ sài, phần phụ

lục chưa có các bản phiên âm, dịch nghĩa của những văn bia hiện còn trong

chùa.

Ngoài các công trình đã được xuất bản hoặc những luận án, luận văn còn

có một số bài viết về bia đá được đăng rải rác trên các tạp chí. Tạp chí Hán

Nôm có nhiều tác giả đã đề cập đến việc nghiên cứu bia đá. Tác giả Nguyễn

Huy Thức có bài “Bước đầu tìm hiểu văn bia ở một huyện thuộc đồng bằng

Bắc Bộ”; “Đôi nét về bia hậu” số 2 năm 1987 của Dương Thị Phe và Phạm

Thị Thoa; “Đặc điểm thể loại văn bia Việt Nam, tạp chí Hán Nôm, số 4, 1993

của Trịnh Khắc Mạnh; “Văn bia chợ Việt Nam - Giá trị tư liệu khi tìm hiểu

các vấn đề sinh hoạt xã hội thời phong kiến” số 5, năm 2006 hoặc “Một số

đặc điểm về nội dung và hình thức của văn bia Lê Sơ” đăng trên số 4 năm

2008 của tác giả Phạm Thị Thuỳ Vinh... Những bài viết này chỉ đề cập đến

một vài khía cạnh mà nội dung bia đá phản ánh qua các thời kỳ trên địa bàn

vùng đồng bằng Bắc Bộ như vấn đề về bầu hậu, hoạt động buôn bán ở các

làng xã... vấn đề tạo dựng và trùng tu các ngôi chùa qua văn bia hầu như chưa

được quan tâm nhiều.

Trên tạp chí Khảo cổ học có bài “Vài nét về tình hình sưu tầm và nghiên

cứu văn bia Việt Nam” của tác giả Hoàng Lê, số 2 năm 1982; hoặc “Tìm hiểu

nghệ thuật trang trí bia đá thế kỷ XVIII” của Lê Đình Phụng, số 2 năm 1987.

Bên cạnh đó, các tác giả nước ngoài cũng đã công bố một số công trình

nghiên cứu liên quan tới vấn đề bia đá ở Việt Nam. Năm 1982, M.Bernanse

đã viết“Nghệ thuật trang trí ở Bắc Kỳ” (tư liệu Bảo tàng Lịch sử Việt Nam)

8

trong đó ông có đề cập đến những đặc điểm trang trí trên các chất liệu gốm,

đá, gỗ... Tuy nhiên, học giả này cũng chỉ đưa ra những khái niệm chung nhất

cho tất cả các loại hình trang trí trên kiến trúc, chứ chưa có nhận định cụ thể

về chạm khắc trên bia đá.

Tại Matxcơva năm 1993 luận án Phó Tiến sĩ về “Văn bia Việt Nam”của

học giả người Nga là Phedorin, được xem xét dưới góc độ lịch sử. Ngoài ra

Phedorin có bài viết “Hệ phương pháp và một vài kết quả phân tích thống kê

tư liệu văn bia Việt Nam khi nghiên cứu lịch sử xã hội” (bản dịch của Trịnh

Khắc Mạnh) đăng trên tạp chí Hán Nôm số 2 năm 1992.

Tháng 11-1997“Bia Văn Miếu Hà Nội” được quỹ Agence de la

Francôphnie (ACCT) của Tổ chức hợp tác Văn hoá và Kỹ thuật của Cộng

đồng Pháp ngữ tài trợ xuất bản bằng song ngữ Pháp - Việt...

Các công trình của học giả nước ngoài về văn bia mới chỉ dừng lại ở

mức độ giới thiệu, phần nào phân tích về nội dung của giá trị văn bia, nhưng

chỉ đề cập một cách sơ lược, chưa có sự đúc rút việc tạo dựng trùng tu di tích,

nhất là những bia đá có giá trị về lịch sử - văn hóa - xã hội ở thế kỷ XVII,

đồng thời chưa có tác phẩm chuyên biệt nào nghiên cứu đến hình dáng, kỹ

thuật tạo tác và các hình thức trang trí bia đá thời kỳ này.

Tóm lại, có thể thấy rất hiếm những công trình nghiên cứu, những luận

án, luận văn đặt vấn đề kết hợp giữa nghiên cứu về chùa và nghiên cứu bia đá

trong giai đoạn thế kỷ XVII. Bởi vậy, giá trị của bia đá thế kỷ XVII chưa

được khai thác triệt để. Một trong những nội dung quan trọng của hệ thống

bia đá đó đề cập tới cách thức tạo dựng và trùng tu di tích chùa vẫn chưa được

khai thác. Việc khai thác nội dung này cần được quan tâm sâu hơn nữa, từ đó

góp phần bảo tồn và trùng tu những ngôi chùa cổ trong hiện tại và tương lai.

Đây cũng chính là mục đích mà luận văn hướng tới.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!