Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(Luận văn thạc sĩ) Bầu không khí tâm lý của tập thể Giảng viên Học viện chính trị – Hành
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------
NGUYỄN THI ̣PHƢƠṆ G
BẦU KHÔNG KHÍTÂM LÝ CỦA TÂP̣ THỂ GIẢNG VIÊN
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ – HÀNH CHÍNH KHU VỰC I
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Hà Nội - 2013
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------
NGUYỄN THI ̣PHƢƠṆ G
BẦU KHÔNG KHÍTÂM LÝ CỦA TÂP̣ THỂ GIẢNG VIÊN
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ – HÀNH CHÍNH KHU VỰC I
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tâm lý học
Mã số: 60 31 80
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Phạm Thành Nghị
Hà Nội – 2013
2
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 9
2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................... 9
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 10
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ........................................................... 10
5. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 11
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ........................................ 12
1.1. Tổng quan một số nghiên cứu về bầu không khí tâm lý ......................... 12
1.1.1. Một số công trình nghiên cứu về bầu không khí tâm lý trên thế giới... 12
1.1.2. Nghiên cứu về bầu không khí tâm lý trong nước ................................ 19
1.2. Một số khái niệm của đề tài .................................................................... 20
1.2.1. Khái niệm tập thể ................................................................................. 20
1.2.2. Khái niệm bầu không khí tâm lý .......................................................... 28
1.2.3. Bầu không khí tâm lý của tập thể giảng viên học viện Chính trị - Hành
chính khu vực I ............................................................................................... 36
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý ............................... 37
1.4. Các tiêu chí đánh giá bầu không khí tâm lý của tập thể giảng viên học
viện Chính trị - Hành chính khu vực I ........................................................... 40
CHƢƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 42
2.1. Tổ chức nghiên cứu ................................................................................. 42
2.1.1. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu ......................................................... 42
2.1.2. Mẫu nghiên cứu .................................................................................... 43
2.1.3. Kế hoạch thực hiện............................................................................... 45
2.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 45
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu .......................................................... 45
3
2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi .................................................... 45
2.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu ................................................................ 46
2.2.4. Phương pháp trắc nghiệm Fiedler........................................................ 47
2.2.5. Phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học ......... 48
2.3. Cách thức đánh giá bầu không khí tâm lý của tập thể giảng viên học viện
Chính trị - Hành chính khu vực I ................................................................... 48
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................. 50
3.1. Thực trạng bầu không khí tâm lý của tập thể giảng viên học viện Chính
trị - Hành chính khu vực I.............................................................................. 50
3.1.1. Bầu không khí tâm lý thể hiện qua sự thỏa mãn của người giảng viên về
người lãnh đạo đơn vị .................................................................................... 50
3.1.2. Bầu không khí tâm lý thể hiện qua sự thỏa mãn của giảng viên về mối
quan hệ giữa giảng viên với giảng viên ......................................................... 63
3.1.3. Bầu không khí tâm lý thể hiện qua sự thỏa mãn của người giảng viên
đối với công việc ............................................................................................ 77
3.2. Đánh giá bầu không khí tâm lý của tập thể giảng viên học viện Chính trị -
Hành chính khu vực I ..................................................................................... 85
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý của tập thể giảng viên
học viện Chính trị - Hành chính khu vực I .................................................... 90
3.3.1. Các yếu tố thuộc về người lãnh đạo ..................................................... 90
3.3.2. Các yếu tố thuộc về bản thân người giảng viên ................................... 92
3.3.3. Nhóm các yếu tố tâm lý xã hội ............................................................ 95
3.3.4. Mối quan hệ giữa các yếu tố tác động với bầu không khí tâm lý của tập
thể giảng viên ................................................................................................. 97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN ................................................................................................... 99
KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 100
4
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................. 103
PHỤ LỤC I: Phiếu trƣng cầu ý kiến ........................................................ 105
PHỤC LỤC II: Phiếu trƣng cầu ý kiến .................................................... 115
PHỤ LỤC III: Phiếu đánh giá F.Fiedler ................................................. 121
PHỤC LUC IV: Xử lý bảng hỏi dành cho giảng viên.............................. 121
PHỤ LỤC V: Xử lý bảng hỏi dành cho lãnh đạo .................................... 140
PHỤ LỤC VI: Xử lý phiếu F.FIEDLE ..................................................... 146
5
CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BKKTL Bầu không khí tâm lý
ĐK Điều kiện
ĐLC Độ lệch chuẩn
ĐTB Điểm trung bình
GV Giảng viên
HV CT - HC KV1 Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I
KV Khu vực
LĐ Lãnh đạo
MT Môi trường
SL Số lượng
TL - XH Tâm lý – xã hội
TM Thỏa mãn
TT Tập thể
6
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Giới thiệu về mẫu nghiên cứu ....................................................... 43
Bảng 3.1: Đánh giá của giảng viên về phong cách lãnh đạo của người lãnh
đạo qua cách giải quyết xung đột trong tập thể ............................................. 51
Bảng 3.2. Đánh giá của giảng viên về các mức độ thể hiện các phẩm chất,
năng lực, chức năng của người lãnh đạo. ....................................................... 53
Bảng 3.3.1. Những vấn đề người GV cho rằng người LĐ cần phải .............. 56
thực hiện tốt cho tập thể ................................................................................. 56
Bảng 3.3.2. Đánh giá của giảng viên về việc thực hiện một số vấn đề trong
công tác quản lý của người lãnh đạo .............................................................. 57
Bảng 3.4. Đối tượng giảng viên chia sẻ khi gặp khó khăn ............................ 59
Bảng 3.5. Tâm trạng của giảng viên khi giao tiếp với lãnh đạo .................... 61
Bảng 3.6. Bầu không khí tâm lý thể hiện qua sự thỏa mãn của người giảng
viên về người lãnh đạo ................................................................................... 63
Bảng 3.7. Các chủ đề giảng viên thường xuyên giao tiếp............................. 64
Bảng 3.8. Tâm trạng của giảng viên trong các buổi họp, thảo luận .............. 66
Bảng 3.9. Tâm trạng của giảng viên khi sinh hoạt cùng đồng nghiệp .......... 68
Bảng 3.10. Đánh giá của giảng viên về mối quan hệ với đồng nghiệp ......... 70
Bảng 3.11. Mức độ mâu thuẫn giữa giảng viên với giảng viên .................... 71
Bảng 3.12. Các hoạt động chung của giảng viên trong tập thể ..................... 73
Bảng 3.13. Mức độ tham gia của giảng viên đối với các hoạt động chung của
tập thể ............................................................................................................. 74
Bảng 3.14. Bầu không khí tâm lý thể hiện qua mối quan hệ giữa giảng viên
với giảng viên (quan hệ chiều “ngang”) ........................................................ 76
Bảng 3.15. Tâm trạng của giảng viên khi được phân công nhiệm vụ ........... 77
7
Bảng 3.16. Sự thỏa mãn của GV với chính sách khen thưởng, đề bạt, bổ
nhiệm hàng năm ............................................................................................. 81
Bảng 3.17. Đánh giá của giảng viên về thu nhập của bản thân ..................... 83
Bảng 3.18. Sự thỏa mãn chung của giảng viên đối với công việc ................ 85
Bảng 3.19. Tổng hợp đánh giá bầu không khí tâm lý của tập thể giảng viên
học viện Chính trị - Hành chính khu vực I .................................................... 88
Bảng 3.20. Đánh giá của giảng viên về mối quan hệ liên nhân cách theo
phương pháp F.Fiedler ................................................................................... 89
Bảng 3.21. Các yếu tố ảnh hưởng đến tâm trạng phấn chấn của GV ............ 90
8
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1. Tương quan giữa tâm trạng khi làm việc chung với tâm trạng khi tiếp
nhận nhiệm vụ và hoạt động của cả TT ......................................................... 75
Sơ đồ 2. Đánh giá chung của giảng viên về tâm trạng của bản thân khi làm
sống và làm việc với tập thể ........................................................................... 86
Sơ đồ 3. Đánh giá của GV về sự thỏa mãn của bản thân đối với cuộc sống làm
việc tại học viện .............................................................................................. 86
Sơ đồ 4. Mối quan hệ giữa tâm trạng và sự thỏa mãn của người GV với cuộc
sống làm việc tại học viện .............................................................................. 87
Sơ đồ 5. Mối quan hệ giữa các yếu tố tác động với BKKTL của TT GV..... 97
9
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, trong quá trình đổi mới đất nước, nhiệm vụ đặt ra là phải
nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Thực tế đã chỉ ra rằng, những
phẩm chất tốt đẹp của đội ngũ cán bộ, đảng viên không phải tự nhiên mà có.
Đó là quá trình tự rèn luyện của bản thân đồng thời gắn liền với công tác giáo
dục của Đảng, trong đó có công tác giáo dục lý luận chính trị của Đảng.
Mỗi giảng viên của học viện Chính trị - Hành chính là một nhân tố
quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sự nghiệp đào tạo cán bộ. Gần 60 năm
qua, cùng với sự lớn mạnh của tập thể cán bộ, giảng viên của học viện, đã có
hàng chục vạn cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng tại học viện.
Bầu không khí tâm lý tập thể tích cực, lành mạnh, dưới sự lãnh đạo đúng
đắn của lãnh đạo các đơn vị cơ sở cũng như học viện có ý nghĩa hết sức quan
trọng trong việc giúp các giảng viên phát huy tốt năng lực, sức sáng tạo, đồng
thời biết tương trợ, ủng hộ và chia sẻ lâñ nhau trong công việc, đáp ứng được
đòi hỏi về chất lượng giảng dạy ngày càng cao.
Từ trước đến nay đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu bầu không khí tâm lý
tập thể, nhưng việc nghiên cứu bầu không khí tâm lý của tập thể giảng viên để
làm rõ thực trạng và các yếu tố tác động là thực sự cần thiết. Với ý nghĩa như
vậy, tác giả luận văn ti ến hành nghiên cứu đề tài: “Bầu không khí tâm lý của
tập thể giảng viên học viện Chính trị - Hành chính khu vực I”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu bản chất bầu không khí tâm lý của tập thể giảng
viên Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I và những đánh giá thực trạng
bầu không khí tâm lý của tập thể giảng viên, những yếu tố ảnh hưởng để từ đó
đề xuất một số kiến nghị giúp các nhà lãnh đạo xây dựng bầu không khí tâm
lý tập thể tích cực cho Học viện.
10
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
* Lý luận về bầu không khí tâm lý của tập thể:
- Tổng quan những nghiên cứu vấn đề bầu không khí tâm lý tập thể.
Đọc và phân tích các lý thuyết, quan điểm, các công trình nghiên cứu về vấn
đề trên để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
- Làm rõ các khái niệm:
+ Khái niệm tập thể
+ Khái niệm bầu không khí tâm lý, các thành tố cấu thành nên bầu
không khí tâm lý
+ Khái niệm bầu không khí tâm lý tập thể giảng viên HV CT - HC KV I
* Nghiên cứu thực tiễn:
- Nghiên cứu thực trạng bầu không khí tâm lý của tập thể giảng viên
HV CT - HC KV I và một số yếu tố ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý tập
thể đó.
- Đề xuất một số kiến nghị cho việc xây dựng bầu không khí tâm lý
tích cực cho tập thể giảng viên Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I.
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của đề tài nghiên cứu là bầu không khí tâm lý tập thể, các
yếu tố cấu thành nên bầu không khí tâm lý tập thể và những yếu tố tác động
tới bầu không khí tập thể thông qua việc đánh giá mức độ thỏa mãn của người
giảng viên về ba mối quan hệ: mối quan hệ với người lãnh đạo, mối quan hệ
với đồng nghiệp và mối quan hệ với công việc (tiền lương, chế độ đãi ngộ,
điều kiện lao động, các chính sách, bản thân công việc đang đảm nhiệm…).
4.2. Khách thể nghiên cứu
- 120 giảng viên của 14 khoa, phòng
- Nghiên cứu 13 lãnh đạo đơn vị thuộc các khoa, phòng
11
5. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu chỉ tập trung tìm hiểu thực trạng
bầu không khí tâm lý của tập thể giảng viên ở HV CT – HC KV I và một số
yếu tố ảnh hưởng tới bầu không khí tâm lý tập thể đó.
- Phạm vi về địa bàn: Nghiên cứu được tiến hành tại Học viện Chính
trị - Hành chính khu vực I, Hà Nội.
6. Giả thuyết nghiên cứu
Bầu không khí tâm lý của tập thể giảng viên ở HV CT - HC KV I là
tích cực, được thể hiện qua sự thỏa mãn của người giảng viên trong mối quan
hệ với người lãnh đạo, với các giảng viên khác và với công việc của chính
mình.
Bầu không khí tâm lý chịu tác động của ba yếu tố: (1) những yếu tố
thuộc về người lãnh đạo (phong cách lãnh đạo của người lãnh đạo phù hợp
hay không phù hợp; người lãnh đạo có làm tốt các chức năng của mình hay
không?...); (2) các yếu tố thuộc về bản thân người giảng viên (giảng viên có
đoàn kết, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc hay không? Có yêu thích
và tận tâm với công việc hay không? Có tích cực phấn đấu vì sự nghiệp của
bản thân hay không?...); (3) nhóm các yếu tố tâm lý xã hội (truyền thống của
tập thể, điều kiện làm việc, thu nhập hiện tại, quy chế, chính sách của học
viện…).
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
7.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
7.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
7.4. Phương pháp trắc nghiệm Fiedler
7.5. Phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học
12
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan một số nghiên cứu về bầu không khí tâm lý
1.1.1. Một số công trình nghiên cứu về bầu không khí tâm lý trên thế giới
a) Nghiên cứu về bầu không khí tâm lý ở nước ngoài
* Nghiên cứu về bầu không khí tâm lý ở phương Tây
Vào những năm 30 của thế kỉ XX, vấn đề bầu không khí tâm lý đã
được nghiên cứu trong Tâm lý học lao động nhằm tăng năng suất lao động
của người công nhân, giảm tính mâu thuẫn giữa chủ và thợ trong các tập thể
sản xuất theo phương thức tư bản chủ nghĩa.
Ở giai đoạn này, các nhà nghiên cứu đề cập đến những vấn đề đặc
trưng của nhóm bao gồm: tiêu chuẩn nhóm, mục đích của tiêu chuẩn nhóm,
sự hợp tác nhóm, cấu trúc chính thức, phong cách lãnh đạo, cơ chế hoạt động,
hệ thống kiểm tra trong nhóm... Đây là những đặc trưng cơ bản của bầu không
khí nhóm.
Trong số các tác giả phương Tây, Elton Mayo có những đóng góp vô
cùng lớn lao. Những nghiên cứu do chính ông khởi xướng và lãnh đạo trong
thời gian từ 1923 đến 1939 trong đó có học thuyết Các mối quan hệ con
người được hình thành trên cơ sở các Cuộc thực nghiệm ở Hawthorne, đã
khẳng định tầm quan trọng của những mối quan hệ liên nhân cách và của
không khí tâm lý xã hội đối với năng suất lao động. Những nghiên cứu đó đã
chứng minh một cách rõ ràng rằng, năng xuất lao động của các thành viên
trong một nhóm được quy định bởi tính chất của các mối quan hệ theo chiều
ngang (giữa các đồng nghiệp có cùng vị trí ở trong một nhóm) và quan hệ
theo chiều dọc (giữa nhóm và người lãnh đạo). Hơn thế, chính các thực
nghiệm của Mayo đã đóng vai trò là một yếu tố thay đổi môi trường xã hội
của xí nghiệp công nghiệp. [17; tr 178]
13
Elton Mayo còn lý giải các vấn đề của người lao động dưới góc độ tâm
- sinh lý và chỉ ra rằng trạng thái tâm lý của người lao động gây tác động một
cách trực tiếp nhất đến năng suất lao động. Sự đoàn kết của nhóm người làm
việc và các mối quan hệ của họ, nếu được hình thành trên cơ sở cùng nhau
trung thành với sự nghiệp, sẽ kích thích lao động tốt hơn so với những khuyến
khích vật chất.
Chứng cứ về tác động của tiêu chuẩn nhóm thu thập từ những nghiên
cứu Hawthorne nổi tiếng, Elton Mayo cùng các đồng nghiệp F.Roethisberger,
M.Pholet và Dickson – những nhà tâm lý học tổ chức thông qua nghiên cứu
Những cuộc thí nghiệm lâm sàng đã đưa ra một kết luận rõ ràng về ý nghĩa
của sự hòa hợp và đoàn kết tâm lý - tinh thần. Học thuyết của A.Mayo đã
nhấn mạnh đến vai trò của quan hệ con người và ảnh hưởng của chúng đến
hoạt động của nhóm, tập thể.
Một thời điểm quan trọng khác trong việc nghiên cứu nhóm nhỏ là “Lý
thuyết trường” do K. Lewin đưa ra năm 1938. Lewin hiểu hành vi của cá nhân
và của nhóm bằng một cách nhìn cơ động, giống như một hệ thống lực
thường xuyên căng thẳng, như là kết quả của những biến đổi trong trường tâm
lý ở một đơn vị thời gian xác định. Về phương diện ứng dụng, Lewin đã tiến
hành nhiều nghiên cứu về vấn đề phong cách lãnh đạo đã phát hiện ra ba kiểu
phong cách lãnh đạo đó là: phong cách độc đoán, phong cách dân chủ và
phong cách tự do. Ông cho rằng phong cách của người quản lý có nhiều ảnh
hưởng đến tính chất bầu không khí tâm lý của nhóm [17; tr 190]. Từ quan
điểm này mà về sau, khi nghiên cứu về bầu không khí tâm lý của tập thể, các
nhà nghiên cứu cũng đi theo hướng phân tích ảnh hưởng của vai trò người
lãnh đạo đối với tập thể.
Một giai đoạn khác trong việc nghiên cứu nhóm lao động nhỏ là sự
xuất hiện quan điểm và đặc biệt kỹ thuật nghiên cứu của J.L.Moreno mà nó