Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(Luận văn thạc sĩ) Bảo vệ quyền lợi các nhóm xã hội yếu thế trong bộ luật Hồng Đức và giá trị kế
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
ĐINH THỊ NGỌC HÀ
BẢO VỆ QUYỀN LỢI CÁC NHÓM XÃ HỘI YẾU THẾ
TRONG BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC VÀ GIÁ TRỊ KẾ THỪA
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội – 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
ĐINH THỊ NGỌC HÀ
BẢO VỆ QUYỀN LỢI CÁC NHÓM XÃ HỘI YẾU THẾ
TRONG BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC VÀ GIÁ TRỊ KẾ THỪA
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số: 60 38 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TSKH NGUYỄN MINH TUẤN
Hà Nội – 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tôi đãhoàn thành tất cả các môn hoc̣ và
thanh toán tất
cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật– Đaị hoc̣ Quốc gia Hà
Nôị.
Vâỵ tôi viết lờ
i cam đoan này đề nghi ̣Khoa Luâṭ – Đại học Quốc gia
Hà Nội xem xét để tôi có thể thực hiện bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
NGƢỜI CAM ĐOAN
Đinh Thị Ngọc Hà
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................1
Chƣơng 1:..............................................................................................................................9
HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT THỜI LÊ SƠ.................................................9
VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC .................................................................9
1.1 Bối cảnh xã hội Việt Nam thời Lê Sơ.......................................................................9
1.1.1 Về chính trị - xã hội ...............................................................................................9
1.1.2. Về kinh tế............................................................................................................13
1.1.3. Về văn hóa - tư tưởng .........................................................................................16
1.1.4. Về giáo dục đào tạo ............................................................................................18
1.2. Hoạt động xây dựng pháp luật thời Lê Sơ; Tư tưởng và sự thể hiện các tư tưởng về
bảo vệ quyền lợi của nhóm xã hội yếu thế trong Bộ luật Hồng Đức...............................21
1.2.1. Khái quát hoạt động xây dựng pháp luật thời Lê Sơ ..........................................21
1.2.2. Ảnh hưởng của pháp luật Trung Quốc đến pháp luật Việt Nam thời Lê sơ và Bộ
luật Hồng Đức................................................................................................................24
1.2.3. Quá trình xây dựng và ban hành Bộ luật Hồng Đức...........................................26
1.2.3.1. Thời điểm ban hành của Bộ luật Hồng Đức ....................................................26
1.2.4.Tư tưởng và sự thể hiện các tư tưởng về bảo vệ quyền lợi các nhóm xã hội yếu
thế trong Bộ luật Hồng Đức...........................................................................................28
Chƣơng 2:............................................................................................................................35
BẢO VỆ QUYỀN LỢI CÁC NHÓM XÃ HỘI YẾU THẾ .............................................35
TRONG BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC......................................................................................35
2.1. Bảo vệ quyền lợi của các nhóm xã hội yếu thế trong Bộ luật Hồng Đức..............35
2.1.1. Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong Bộ luật Hồng Đức ....................................37
2.1.1.1. Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong lĩnh vực pháp luật hình sự .........................37
2.1.5. Trách nhiệm quan lại trong việc bảo vệ quyền lợi của nhóm xã hội yếu thế ........62
2.2. Những giá trị tiến bộ của Bộ luật Hồng Đức trong việc bảo vệ các nhóm xã hội
yếu thế trong sự so sánh với pháp luật Trung Hoa và pháp luật Tây Âu cùng thời kỳ .65
2.2.1. Những giá trị tiến bộ của Bộ luật Hồng Đức trong việc bảo vệ các nhóm xã hội
yếu thế trong sự so sánh với pháp luật Trung Hoa cùng thời kỳ...................................66
2.2.2. Những giá trị tiến bộ của Bộ luật Hồng Đức trong việc bảo vệ các nhóm xã hội
yếu thế trong sự so sánh với pháp luật Tây Âu cùng thời kỳ ........................................71
Chƣơng 3:............................................................................................................................75
GIÁ TRỊ KẾ THỪA TỪ QUY ĐỊNH BẢO VỆ QUYỀN LỢI.......................................75
CÁC NHÓM XÃ HỘI YẾU THẾ CỦA BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC..................................75
VÀ KẾ THỪA CÁC GIÁ TRỊ ĐÓ TRONG QUÁ TRÌNH HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NHÓM XÃ HỘI YẾU THẾ Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY...........................................................................................................................75
3.1. Nhận diện các giá trị kế thừa từ quy định bảo vệ quyền lợi các nhóm xã hội yếu
thế của Bộ luật Hồng Đức ............................................................................................75
3.2. Giá trị kế thừa từ những quy định về bảo vệ quyền lợi nhóm xã hội yếu thế trong
Bộ luật Hồng Đức..........................................................................................................77
3.2.1. Giá trị kế thừa từ những quy định bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong Bộ luật
Hồng Đức.......................................................................................................................77
3.2.2. Giá trị kế thừa từ những quy định bảo vệ quyền lợi của người phạm tội trong Bộ
luật Hồng Đức................................................................................................................79
3.2.3. Giá trị kế thừa từ những quy định bảo vệ quyền lợi của người già, trẻ em trong
Bộ luật Hồng Đức..........................................................................................................80
3.2.4. Giá trị kế thừa từ những quy định bảo vệ quyền lợi của những đối tượng yếu thế
khác trong Bộ luật Hồng Đức........................................................................................81
3.3. Thực tiễn xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật về bảo vệ quyền lợi của các
nhóm xã hội yếu thế ở Việt Nam hiện nay. ...................................................................82
3.3.1. Thực tiễn xây dựng pháp luật về bảo vệ quyền lợi của nhóm xã hội yếu thế ở
Việt Nam hiện nay.........................................................................................................82
3.3.2. Thực tiễn thực hiện và áp dụng các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi
của nhóm xã hội yếu thế ................................................................................................86
3.4. Kế thừa những giá trị của Bộ luật Hồng Đức trong quá trình hoàn thiện pháp luật
về bảo vệ quyền lợi của nhóm xã hội yếu thế ở Việt Nam hiện nay .............................89
3.4.1. Kế thừa những giá trị của Bộ luật Hồng Đức trong quá trình hoàn thiện pháp
luật về bảo vệ quyền lợi của phụ nữ ..............................................................................90
3.4.2. Kế thừa những giá trị của Bộ luật Hồng Đức trong quá trình hoàn thiện pháp
luật về bảo vệ quyền lợi của trẻ em trong giai đoạn hiện nay. ......................................96
3.4.3. Kế thừa những giá trị của Bộ luật Hồng Đức trong quá trình hoàn thiện pháp
luật về bảo vệ quyền lợi của người cao tuổi trong giai đoạn hiện nay ........................103
3.4.4. Kế thừa những giá trị của Bộ luật Hồng Đức trong quá trình hoàn thiện pháp
luật về bảo vệ quyền lợi của người bị buộc tội, người phạm tội trong giai đoạn hiện
nay................................................................................................................................106
3.4.5. Kế thừa những giá trị của Bộ luật Hồng Đức trong quá trình hoàn thiện pháp
luật về bảo vệ quyền lợi của người khuyết tật trong giai đoạn hiện nay .....................112
3.4.6. Kế thừa những giá trị của Bộ luật Hồng Đức trong quá trình hoàn thiện pháp luật
về bảo vệ quyền lợi của người dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay .....................115
KẾT LUẬN........................................................................................................................118
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................119
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau 30 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đất nước ta đã đạt được
rất nhiều những thành tựu lớn lao cả về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Đất
nước đã bước vào thời kỳ phát triển mới – thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa với nhiều thành tựu đáng kể trên tất cả các lĩnh vực. Không những đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao mà quyền con người, quyền dân
chủ, tự do cũng ngày càng được coi trọng. Trong thời đại ngày nay việc coi trọng và
đảm bảo quyền con người còn được coi là tiêu chí để đánh giá sự văn minh, phát
triển của một quốc gia. Trong xu thế chung của thế giới và thực hiện con đường
cách mạng mà Đảng và nhân dân ta lựa chọn là đi lên xây dựng chế độ xã hội chủ
nghĩa, tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn
minh…nhà nước ta luôn coi trọng việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và
pháp luật về quyền con người nói riêng. Ngay từ khi thành lập, Đảng và nhà nước ta
luôn cố gắng hướng đến việc xây dựng một nhà nước mạnh trên nhiều lĩnh vực, tất
cả vì hạnh phúc của con người. Tuy vậy do điều kiện chiến tranh kéo dài và nhiều
khó khăn thời kỳ hậu chiến cũng như việc chậm triển khai đường lối đổi mới toàn
diện nên việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như bảo đảm trên
thực tế các quyền con người nói chung và quyền của nhóm xã hội yếu thế nói riêng
vẫn chưa thể thực hiện được. Mặc dù vậy Việt Nam đã tham gia ký kết hoặc công
nhận rất nhiều những công ước quốc tế về quyền con người, quyền của nhóm xã hội
yếu thế và ngày càng quan tâm đến việc hiện thực hóa những quyền đó. Trong thời
điểm hiện nay, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt là pháp luật
về nhân quyền là một trong những nhiệm vụ cần thiết và cấp bách đối với nước ta
nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế cũng
như văn hóa – xã hội. Đảm bảo yêu cầu tiếp tục đổi mới toàn diện các lĩnh vực của
đời sống xã hội và hoàn thiện hệ thống pháp luật để xây dựng thành công nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Mặt khác, nghiên cứu toàn diện các vấn đề lịch sử, đặc biệt là lịch sử và
truyền thống pháp lý của dân tộc, những kinh nghiệm cũng như thành tựu lập pháp
2
của ông cha để lại cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng để phát huy truyền
thống lịch sử. Khẳng định tính độc lập, đa dạng, phong phú, độc đáo và những giá trị
văn minh của đất nước, văn hóa, con người Việt Nam từ đó khẳng định, kế thừa và
phát huy các di sản văn hóa của dân tộc, tiếp tục phát triển nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Bộ luật Hồng Đức (Quốc triều hình luật thời Lê) là sự kết tinh văn hóa pháp
lý và sự sáng tạo của thời Lê sơ. Bộ luật này không chỉ là đỉnh cao trong những
thành tựu pháp luật của các triều đại phong kiến Việt Nam mà còn là công trình
mang đậm bản sắc văn hóa pháp lý và tính nhân văn của dân tộc Việt Nam. Việc
nghiên cứu Bộ luật Hồng Đức với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhóm xã hội yếu thế
sẽ góp phần khẳng định một lần nữa các giá trị lịch sử, văn hóa và pháp lý của Bộ
luật Hồng Đức. Đồng thời cũng khẳng định tính độc lập, nhân văn, tiến bộ của Bộ
luật này và nền pháp lý Việt Nam trong sự so sánh với một số nền pháp lý của Trung
Quốc và Tây Âu cùng thời kỳ. Qua đó góp phần phát hiện các giá trị quan trọng để
kế thừa, tiếp thu, phát huy những giá trị và kinh nghiệm đó vào việc xây dựng và
thực thi pháp luật về bảo vệ quyền con người nói chung và bảo vệ quyền lợi của
nhóm xã hội yếu thế nói riêng. Góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam và
xây dựng thành công nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Vì những lý do đó, tôi đã lựa chọn vấn đề: “Bảo vệ quyền lợi của nhóm xã hội
yếu thế trong Bộ luật Hồng Đức và giá trị kế thừa” để làm đề tài luận văn thạc sĩ
luật học của mình. Trong bối cảnh hiện nay việc nghiên cứu này là cần thiết và có
thể thực hiện được.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Bộ luật Hồng Đức đã được rất nhiều nhà nghiên cứu cả trong và ngoài nước
đề cập đến. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có rất nhiều các công trình tiêu
biểu và có giá trị lớn nghiên cứu về nội dung và giá trị của Bộ luật này. Một số công
trình có giá trị mà các nhà nghiên cứu nước ngoài đã thực hiện có thể kể đến là
Insun Yu với cuốn “Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XII-XIII”, nhà xuất bản Khoa
học xã hội, Hà Nội 1994; Công trình nghiên cứu “Hệ thống pháp luật triều Lý và
Triều Trần của Việt Nam, mối quan hệ giữa Đường luật và Lê Triều Hình Luật” của
tác giả Insun Yu, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Số 1/2011; hay cuốn “Các
3
vấn đề về pháp luật và thể chế” của Yamamoto Tatsuro…và nhiều nghiên cứu khác
nữa ở các cấp độ và góc độ khác nhau.
Ở trong nước cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu với nhiều tác phẩm tiêu
biểu về Bộ luật Hồng Đức như các tác phẩm Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn, một
tác phẩm có giá trị trên nhiều lĩnh vực như văn học, địa lý, lịch sử, chính trị và pháp
luật…trong đó có nhiều nội dung nói về tổ chức bộ máy nhà nước và hệ thống pháp
luật thời Lê sơ hay như Bộ Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú cũng
đã có nhiều nội dung đề cập đến vấn đề tổ chức chính quyền và pháp luật thời phong
kiến đặc biệt là thời kỳ trước triều Nguyễn. Ngoài hai công trình kể trên, từ sau năm
1945 còn có nhiều công trình nghiên cứu nữa đề cập đến Bộ luật Hồng Đức như tác
phẩm Dân luật khái luận xuất bản năm 1960; Cổ luật Việt Nam và tư pháp sử diễn
giảng xuất bản năm 1973 của tác giả Vũ Văn Mẫu. Tác phẩm Pháp chế sử xuất bản
năm 1974 của tác giả Vũ Quốc Thông; Tác phẩm Sơ thảo lịch sử nhà nước và pháp
quyền Việt Nam của tác giả Đinh Gia Trinh, nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội
1968; Cuốn “Cổ luật Việt Nam lược khảo”, nhà xuất bản Đại học luật khoa Sài Gòn,
Sài Gòn 1969; Cuốn “ Cổ luật Việt Nam và tư pháp sử”, nhà xuất bản Đại học luật
khoa Sài Gòn, Sài Gòn 1973 trình bày một cách hệ thống và chi tiết về nền cổ luật
Việt Nam và phân tích, đánh giá nhiều nội dung trong Bộ luật Hồng Đức.
Khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới về mọi mặt, cùng với việc phát triển
kinh tế, văn hóa là quá trình đổi mới tư duy, nhận thức, quan điểm của Đảng. Đánh
giá lại những vấn đề liên quan đến các giá trị văn hóa và pháp luật truyền thống
trong đó có việc nghiên cứu kỹ hơn về cổ luật Việt Nam đặc biệt là Bộ luật Hồng
Đức. Đồng thời với việc nghiên cứu để tìm ra các giá trị mới, nhà nước Việt Nam
cũng đã tìm kiếm những tác phẩm của các học giả nước ngoài nghiên cứu về Bộ luật
Hồng Đức và lịch sử Việt Nam thời Lê sơ. Một số công trình tiêu biểu của thời kỳ
này có thể kể đến Nghiên cứu về hệ thống pháp luật Việt Nam thế kỷ XV – Thế kỷ
XVIII, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà nội, 1994 do tác giả Đào Trí Úc chủ biên;
Công trình này đã tái hiện một phần của lịch sử Việt Nam giai đoạn từ thế kỷ XV
đến thế kỷ XVIII; tái hiện nhiều văn bản pháp luật của nhà nước phong kiến triều
Lê, một số chỉ dụ, sắc dụ, chiếu chỉ của nhà nước qua sự sưu tầm, biên dịch của
nhiều nhà khoa học, nhiều học giả nổi tiếng. Công trình này đã làm sáng tỏ nhiều
4
vấn đề liên quan đến quá trình pháp điển hóa pháp luật Việt Nam và nhiều nội dung
liên quan đến Bộ luật Hồng Đức.
Một công trình nghiên cứu nổi tiếng nữa là cuốn “Lê Thánh Tông con người
và sự nghiệp”. Đây là công trình nghiên cứu gồm nhiều báo cáo khoa học được trình
bày tại cuộc Hội thảo quốc gia nhân dịp kỷ niệm 500 năm ngày mất của Lê Thánh
Tông. Nhiều vấn đề liên quan đến thân thế, cuộc đời và sự nghiệp của Lê Thánh
Tông đã được đề cập đến trong đó có vai trò của ông trong việc xây dựng, hoàn
thiện Bộ luật Hồng Đức – công trình lập pháp tiêu biểu của dân tộc Việt Nam
Năm 2004, Công trình chuyên khảo: “Quốc triều hình luật, lịch sử hình
thành, nội dung và giá trị” do Tiến sĩ Lê Thị Sơn chủ trì thực hiện với 16 bài nghiên
cứu của nhiều tác giả đã được công bố. Công trình này đã đề cập đến nhiều vấn đề
về nội dung, hình thức và những giá trị lịch sử của Bộ luật Hồng Đức trong hệ thống
pháp luật Việt Nam phong kiến và lịch sử lập pháp Việt Nam.
Năm 2007, Hội thảo quốc gia tại Thanh Hóa do Bộ tư pháp chủ trì với chủ đề
“Quốc triều hình luật – những giá trị lịch sử và đương đại góp phần xây dựng nhà
nước pháp quyền ở Việt Nam” đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà sử học, các luật
gia và nhân dân. Những báo cáo khoa học được trình bày tại hội thảo đã được tổng
hợp thành một công trình nghiên cứu tương đối toàn diện về Lê Thánh Tông và Bộ
luật Hồng Đức. Đây là công trình đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến nội dung,
hình thức, giá trị lập pháp và nhiều giá trị lịch sử cũng như đương đại của Bộ luật
Hồng Đức có thể vận dụng trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật và xây
dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay.
Năm 2014, Công trình chuyên khảo Nhà nước và pháp luật triều Hậu Lê với
việc bảo vệ quyền con người, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia, Hà Nội 2014 do
Tiến sĩ Nguyễn Minh Tuấn và Tiến sĩ Mai Văn Thắng đồng chủ biên đã phân tích,
làm rõ nhiều đặc trưng, giá trị lịch sử và pháp lý về nhà nước và pháp luật triều Hậu
Lê với việc bảo vệ quyền con người qua đó làm rõ nhiều giá trị đương đại cần kế
thừa trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay.
Ngoài những công trình lớn của tập thể các tác giả có uy tín còn có nhiều bài
viết và công trình nghiên cứu của cá nhân các tác giả có liên quan đến đề tài này
5
như: Kinh nghiệm xây dựng và sử dụng đội ngũ quan lại trong nền hành chính Việt
Nam thời kì phong kiến, Nhà nước và Pháp luật, Số 11/2008 của tác giả Nguyễn Thị
Việt Hương; Kế thừa những giá trị trong tư tưởng về nhà nước của Lê Thánh Tông,
Nhà nước và Pháp luật, Số 12/2007; Mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân trong
quan niệm cai trị của Lê Thánh Tông - một vài suy ngẫm từ lịch sử, Nhà nước và
Pháp luật, Số 10/2010 của tác giả Nguyễn Thị Việt Hương và Trương Vĩnh Khang;
Một vài suy nghĩ về tiến trình lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, Tạp chí Nhà
nước và Pháp luật, Viện nhà nước và pháp luật, Viện khoa học xã hội Việt Nam, số
9(281)/2011 của tác giả Đỗ Đức Minh; Những ảnh hưởng tích cực của Nho giáo
trong Quốc Triều Hình Luật triều Hậu Lê, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà
nội số 4/2004; Nét độc đáo của quy phạm pháp luật trong Bộ luật Hồng Đức, Tạp
chí nghiên cứu lập pháp số 33 (118) tháng 3/2008 của tác giả Nguyễn Minh Tuấn…
Bên cạnh đó còn có nhiều luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ nghiên cứu về Bộ
luật Hồng Đức như: Tư tưởng đức trị, pháp trị và sự kết hợp đức trị và pháp trị trong
đường lối cai trị của nhà nước phong kiến hậu Lê, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học
Luật Hà Nội, 2000 của tác giả Vũ Thị Nga; Tư tưởng chính trị - pháp lí ở làng xã cổ
truyền và ảnh hưởng của nó đối với xã hội Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Hà Nội,
2003 của tác giả Nguyễn Thị Việt Hương; Quốc triều hình luật – các giá trị nhân văn,
tiến bộ và sự kế thừa trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay, Luận
án tiến sĩ luật học, Hà Nội, 2013 của tác giả Lương Văn Tuấn….
Những công trình nghiên cứu đó đã cung cấp rất nhiều hiểu biết và tư liệu
quý cho tôi hoàn thành luận văn này.
Như vậy, Bộ luật Hồng Đức đã được nghiên cứu dưới nhiều góc độ và mức độ
khác nhau. Những kết quả nghiên cứu đó đã góp phần làm sáng tỏ những giá trị của
Bộ luật Hồng Đức về nội dung, kỹ thuật lập pháp, giá trị đương đại và những bài học
kinh nghiệm sâu sắc, phong phú trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp
ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích của luận văn
Một là: nghiên cứu Bộ luật Hồng Đức để tìm ra những quy định mang tính
bảo vệ quyền lợi cho nhóm xã hội yếu thế, từ đó khẳng định tính độc lập, nhân đạo,
tiến bộ của Bộ luật Hồng Đức so với pháp luật Trung Hoa và Tây Âu cùng thời kỳ.
6
Hai là: khẳng định giá trị từ những quy định bảo vệ quyền lợi cho nhóm xã
hội yếu thế của Bộ luật Hồng Đức và tiếp thu, kế thừa những giá trị đó trong quá
trình xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật bảo vệ quyền lợi nhóm xã hội yếu
thế ở Việt Nam hiện nay.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
- Làm sáng tỏ bối cảnh ra đời của Bộ luật Hồng Đức
- Phân tích và làm rõ các nội dung mang tính bảo vệ quyền lợi cho nhóm xã
hội yếu thế thể hiện trong Bộ luật Hồng Đức.
- Tìm ra những cơ sở để khẳng định tính độc lập, nhân đạo, tiến bộ của Bộ
luật Hồng Đức
- Tìm ra những luận cứ để khẳng định giá trị kế thừa từ những quy định mang
tính bảo vệ quyền lợi cho nhóm xã hội yếu thế và kế thừa những giá trị đó trong quá
trình xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật bảo vệ quyền lợi nhóm xã hội yếu
thế ở Việt Nam hiện nay.
5. Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những quy định của Bộ luật Hồng Đức
liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của các nhóm xã hội yếu thế.
6. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn không tập trung nghiên cứu tất cả các nội dung của Bộ luật Hồng
Đức mà chỉ hướng tới phân tích những quy định nào liên quan đến quyền lợi của các
nhóm xã hội yếu thế thể hiện trong Bộ luật này.
Do điều kiện thời gian và phạm vi của một Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lý
luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, tác giả luận văn cũng chỉ tập trung phản ánh
trung thực các quy định pháp lý cụ thể của Bộ Luật Hồng Đức, chứ chưa có điều
kiện để nghiên cứu sâu, đánh giá thực tiễn thực thi những quy định này ra sao ở thời
điểm Bộ luật Hồng Đức có hiệu lực.
7. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận để nghiên cứu luận văn: dựa trên hệ thống quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Quan điểm của
Đảng về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.