Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(Luận văn thạc sĩ) Ảnh hưởng của đạo Phật tới các giá trị đạo đức con người Việt Nam hiện nay
MIỄN PHÍ
Số trang
105
Kích thước
546.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1668

(Luận văn thạc sĩ) Ảnh hưởng của đạo Phật tới các giá trị đạo đức con người Việt Nam hiện nay

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

- 1 -

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

---------------------------------

TRẦN THỊ HUYỀN

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO PHẬT TỚI CÁC

GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC

CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học

Mã số : 60 22 85

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN NGUYÊN VIỆT

Hà Nội - 2010

- 3 -

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ..................................................................................................... - 1 -

NỘI DUNG................................................................................................ - 10 -

Chƣơng 1: HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA PHẬT GIÁO VÀ NHỮNG NỘI

DUNG TƢ TƢỞNG CƠ BẢN CỦA NÓ................................................ - 10 -

1.1. Hoàn cảnh ra đời và ngƣời sáng lập ra Phật giáo............................- 10 -

1.1.1. Hoàn cảnh ra đời của Phật giáo.............................................. - 10 -

1.1.2. Người sáng lập Phật giáo ........................................................ - 12 -

1.2. Những nội dung tƣ tƣởng cơ bản của triết học Phật giáo ..............- 14 -

1.2.1. Vài nét khái quát về thế giới quan Phật giáo........................... - 14 -

1.2.2. Quan niệm về nhân sinh quan và đạo đức Phật giáo .............. - 17 -

Chƣơng 2: ẢNH HƢỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO TỚI

CÁC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC CON NGƢỜI VIỆT NAM HIỆN NAY ... - 36 -

2.1. Khái niệm giá trị đạo đức và giá trị đạo đức của ngƣời Việt Nam- 36 -

2.1.1. Khái niệm giá trị đạo đức ........................................................ - 36 -

2.1.2. Giá trị đạo đức của người Việt Nam........................................ - 38 -

2.2. Vài nét khái quát về ảnh hƣởng của Phật giáo tới đạo đức con ngƣời

Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử ...............................................................- 40 -

2.3. Ảnh hƣởng của đạo đức Phật giáo tới đạo đức con ngƣời Việt Nam

hiện nay ..........................................................................................................- 54 -

2.3.1. Vai trò của đạo đức Phật giáo trong việc bảo tồn và phát triển đạo

đức của người Việt Nam..................................................................... - 54 -

2.3.2. Vai trò của đạo đức Phật giáo trong việc điều chỉnh hành vi của

con người Việt Nam dưới tác động của nền kinh tế thị trường ......... - 62 -

2.3.3. Đạo đức Phật giáo với vấn đề xây dựng đạo đức mới cho con

người Việt Nam hiện nay.................................................................... - 77 -

KẾT LUẬN............................................................................................... - 93 -

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................ - 98 -

- 1 -

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Đạo Phật truyền bá vào nước ta khoảng đầu công nguyên và đã trở

thành một trong những tôn giáo lớn, có sức sống lâu dài và ảnh hưởng sâu sắc

đến đời sống tinh thần con người Việt Nam trong lịch sử cũng như hiện tại,

đồng thời trở thành một trong những bộ phận cấu thành quan trọng của nền

văn hoá dân tộc.

Một thực tế cho thấy, sự hội nhập quốc tế và phát triển nền kinh tế thị

trường đang mang lại cho đất nước ta nhiều cơ hội thuận lợi. Song bên cạnh

đó cũng có không ít thách thức, đặc biệt là lĩnh vực đời sống tinh thần của xã

hội. Nền kinh tế thị trường mặc dù theo định hướng xã hội chủ nghĩa, song

vẫn có những yếu tố tiêu cực mà ảnh hưởng của chúng không tốt, thậm chí ở

một số hoàn cảnh nhất định, đã làm thay đổi các giá trị đạo đức truyền thống

dân tộc vốn được hình thành hàng thế kỷ.

Mặt khác, trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, nền đạo đức mới mà

chúng ta đang xây dựng cần phải hướng tới một hệ thống giá trị tinh thần mà

ở đó, cái truyền thống và cái hiện đại phải được kết hợp với nhau một cách

chặt chẽ để nền văn hoá dân tộc nói chung và các giá trị đạo đức truyền thống

nói riêng tham gia vào sự hoà nhập với các giá trị phổ biến toàn nhân loại mà

không bị hoà tan, điều mà Đảng ta kêu gọi là không làm mất đi bản sắc văn

hoá tốt đẹp của dân tộc.

Chính vì vậy, việc phát huy cái đúng, cái tốt, cái đẹp (chân, thiện, mĩ),

tiếp thu các giá trị tiến bộ và phổ biến toàn nhân loại trong quan hệ giữa con

người với con người, con người với tự nhiên, đồng thời phê phán những thói

hư tật xấu, lên án cái ác, chính là chuẩn mực các giá trị đạo đức của con người

Việt Nam hiện nay.

- 2 -

Đạo Phật với quan niệm nhân sinh độc đáo của nó đã trở thành một bộ

phận không thể thiếu của nền văn hoá dân tộc và trong điều kiện hiện nay. Sự

tác động không nhỏ của nó theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực tới

đời sống xã hội đang trở thành mối quan tâm của các học giả trong và ngoài

giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Mặt khác, việc nghiên cứu, kế thừa những giá trị tích cực và khắc phục

những mặt tiêu cực, hạn chế trong nội dung tư tưởng triết học của Phật giáo

nói chung và nhân sinh quan, đạo đức Phật giáo nói riêng để lành mạnh hoá

các quan hệ xã hội là nhiệm vụ quan trọng của khoa học xã hội nước ta hiện

nay. Hơn nữa, đúng như Ph.Ăngghen từng viết rằng: “Tư duy lý luận chỉ là

một đặc tính bẩm sinh dưới dạng năng lực của người ta mà thôi. Năng lực ấy

cần phải được phát triển hoàn thiện và muốn hoàn thiện nó thì cho tới nay,

không có một cách nào khác hơn là nghiên cứu toàn bộ triết học thời trước”

[17, tr.487]1

.

Xuất phát từ lập trường Mácxít và sự cần thiết phải nghiên cứu vai trò,

ảnh hưởng của đạo Phật tới nhân cách, đạo đức, lối sống... con người Việt

Nam hiện nay, chúng tôi chọn đề tài “Ảnh hưởng của đạo Phật tới các giá trị

đạo đức con người Việt Nam hiện nay” với kỳ vọng góp phần nhỏ bé của

mình vào việc nghiên cứu chuyên sâu về Phật giáo ở nước ta.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về đạo Phật và vai

trò của nó ở nước ta. Ngoài những công trình do chính các tín đồ Phật giáo từ

các tổ chức Phật học và cá nhân, còn có các công trình khoa học của các học

giả ngoài Phật giáo. Các công trình đó đã đề cập đến nhiều lĩnh vực khác

1

- Từ đây trở đi, số đầu tiên trong móc chỉ thứ tự tài liệu tham khảo trong Danh mục các tài liệu tham khảo

của luận văn, số thứ hai chỉ trang tài liệu.

- 3 -

nhau của Phật giáo, cũng như ảnh hưởng của Phật giáo tới lối sống của con

người Việt Nam trong lịch sử và hiện tại.

Về vấn đề nhân sinh quan Phật giáo, đạo đức Phật giáo đã có rất

nhiều tác giả nghiên cứu, cụ thể như:

Thích Tâm Thiện với cuốn Tìm hiểu nhân sinh quan Phật giáo [Nxb

TP HCM PL 2538 - DL1994], trong đó tác giả lấy Duyên sinh - vô ngã làm

đối tượng để nghiên cứu. Đó chính là vấn đề mấu chốt, cốt lõi, thể hiện tinh

hoa của Phật giáo. Tác giả đã cho người đọc thấy được vị trí và giá trị của

Phật giáo với những nguyên lý nền tảng của nó.

Lưu Vô Tâm với cuốn Phật học khái lược [Phân viện nghiên cứu Phật

học Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2002], một cuốn sách giới thiệu cho

người đọc thấy được những nét cơ bản nhất về nguồn gốc, kết cấu, nội dung

cơ bản của đạo Phật, trong đó các học thuyết Tứ diệu đế, nhân quả, luân hồi,

vô ngã…chứa đựng giá trị đạo đức Phật giáo sâu sắc.

Cuốn sách Cây giác ngộ của TS. Peter Della Santina, do Thích Tâm

Quang dịch ra tiếng Việt [Nxb Tổng hợp TP HCM, PL: 2546 - DL: 2002].

Tác giả đã trình bày một cách có hệ thống các vấn đề của cuốn sách như: Phật

giáo - một nhãn quan hiện đại, bối cảnh trước khi có Phật giáo, cuộc đời Đức

Phật, bốn chân lý cao quý của nhà Phật, giới, nghiệp, tái sinh, năm khối tập

hợp ngũ uẩn. Có thể nói, Cây giác ngộ là một bức tranh minh hoạ tổng thể

giáo lý Phật giáo.

Cuốn Tâm và Ta của Thích Trí Siêu [Nxb Phương Đông, Hà Nội, 2005]

là cuốn sách đã góp phần bổ túc rất nhiều kiến thức về giáo lý Vô ngã, trong

đó tác giả đã giải thích rõ Tâm là gì? Ta là gì? Vì sao mỗi người sinh ra trên

cõi đời này chỉ là Vô ngã?

- 4 -

Năm 2006, Nhà xuất bản Tôn Giáo, Hà Nội đã xuất bản cuốn Chân lý

sống của Tỳ Kheo Thích Thiện Hạnh. Đây là cuốn sách dành cho người muốn

tìm hạnh phúc và sự bình an qua con đường giác ngộ. Đó là con đường rất

đơn giản, thích hợp với mọi người, song nó đòi hỏi người tu hành cần phải

trang bị cả thân và tâm đề được giải thoát khỏi “Cái ngã”.

Danh nhân văn hoá Phật giáo Việt Nam đương đại - chân dung và đối

thoại là cuốn sách do Minh Mẫn chủ biên [Nxb Lao Động, Hà Nội, 2006] đã

thể hiện sự trân trọng, ghi ơn những bậc cao tăng, các tăng sĩ đã cống hiến hết

mình vì đạo pháp và dân tộc, nhất là trên lĩnh vực văn hoá xã hội. Cuốn sách

đã mang lại một vốn tri thức phong phú về Phật giáo thông qua các cuộc trao

đổi của các vị cao tăng. Đồng thời cũng là bài học quý giá cho những ai có

tinh thần dân tộc đang hướng đến bầu trời chân - thiện - mỹ.

Tác giả Vân Như Bùi Văn Nhự với Đạo Học [Nxb Phương Đông, Hà

Nội, 2007]. Trong công trình này, tác giả đã thâu tóm những điều căn bản và

cốt lõi của toàn bộ giáo lý nhà Phật mà nội dung của nó là Tứ diệu đế, Bát

chính đạo. Đây cũng là bài giảng trình bày một cách tổng thể tinh hoa của

Đạo Phật.

Trường Tâm - Thanh Long đồng biên dịch cuốn Đạo Phật với đời sống

[Nxb Văn hoá Sài Gòn, 2008]. Cuốn sách đã làm rõ một cách căn bản chữ

"Hoà" trong quan hệ giữa người với người. Từ đó, tác giả trình bày những

đóng góp của Phật giáo đối với nền giáo dục, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục đạo

đức cho thế hệ trẻ.

Về ảnh hưởng của Phật giáo tới đạo đức, lối sống, nhân cách của

người Việt Nam cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu, cụ thể:

Năm 1997, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội cho xuất bản

cuốn: Hồ Chí Minh với đạo Phật Việt Nam do PGS.TS. Phùng Hữu Phú (chủ

- 5 -

biên) cùng Đại đức Thích Minh Trí. Các tác giả cuốn sách đã trình bày mối

quan hệ giữa chủ tịch Hồ Chí Minh và Phật giáo Việt Nam mang tính tiền

định. Cuộc đời cao đẹp của Hồ Chí Minh được các tăng ni, phật tử kính

ngưỡng, xem đó như là hiện thân của triết lý nhà Phật thông qua một con

người cụ thể giữa cuộc sống nhân gian. Mặt khác, trong qúa trình hoạt động,

chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu, kế thừa và phát triển những giá trị nhân bản

của triết lý nhà Phật để cứu dân, cứu nước.

Năm 2001, Nhà xuất bản Tôn Giáo, Hà Nội cho ra mắt cuốn Đạo phật

với tuổi trẻ của Thích Thanh Từ. Trong cuốn sách này, tác giả đã bác bỏ quan

niệm sai lầm cho rằng, đạo Phật chỉ dành riêng cho những bậc lão niên, những

người yếm thế nên thanh niên xem thường, bàng quan và tránh xa đạo Phật.

Tuy nhiên, qua nghiên cứu của tác giả, hàng loạt vấn đề như: Đức hỷ xả, Đức

thanh tịnh, Đức tinh tấn, tuổi trẻ với hạnh nhẫn nhục... được làm rõ. Từ đó,

tác giả đưa ra khẳng định cho rằng, đạo Phật là “đạo của tuổi thanh xuân đang

căng tràn nhựa sống và thiết tha yêu đời”. Tác giả khuyên tuổi trẻ nên học

Phật từ sớm vì đó là cách tốt nhất để rèn luyện, tu dưỡng đạo đức.

Cuốn Đạo đức Phật giáo với đạo đức con người Việt Nam [Nxb. Đại

học Quốc gia Hà Nội, 2006] của TS. Đặng Thị Lan đã khảo lược những nét

cơ bản nhất của đạo đức Phật giáo như: Từ bi là giá trị nền tảng của đạo đức

Phật giáo; Ngũ giới là các chuẩn mực cơ bản của đạo đức Phật giáo; các khái

niệm nhân quả, nghiệp báo, luân hồi…; mối liên hệ giữa đạo đức Phật giáo

với đạo đức truyền thống Việt Nam; vai trò của đạo đức Phật giáo trong việc

xây dựng và hoàn thiện đạo đức con người Việt Nam hiện nay.

Đề cập đến giá trị đạo đức Phật giáo, TS. Hoàng Thị Thơ có bài Giá trị

đạo đức của Phật giáo trong truyền thống và hiện đại, đăng trong kỷ yếu của

Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ II với chủ đề Việt Nam trên đường

- 6 -

phát triển và hội nhập: Truyền thống và hiện đại, TP HCM, 14 - 16/7/2004

(tập 3), (Nxb Thế giới & Đại học Quốc gia Hà Nội, VASS, 2007. Trong đó,

tác giả đã tập trung phân tích những ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo tới đạo

đức truyền thống và hiện đại của Việt Nam. Đó là những vấn đề về tính

hướng nội - bình đẳng - phi thần quyền của đạo đức Phật giáo.

Năm 2008, Nhà xuất bản Phương Đông, Hà Nội đã xuất bản cuốn Sức

mạnh của Đạo Phật của tác giả Jean - Claude Carriere, người dịch là Nguyễn

Tiến Lộc. Đọc cuốn sách này chúng ta thấy được những mảng đề tài, những

câu chuyện dẫn giải gần gũi, giản dị, khúc triết và thực tiễn về Phật giáo. Tác

giả đã đề cập đến một thực tế hiện nay là khi con người tham vọng, chạy đua,

vươn tới những đỉnh cao danh vọng và giàu có vật chất, thì đời sống tâm linh,

cái Đạo, cái Tâm, cái Thiện trong mỗi người có khi bị thu nhỏ lại, nhường chỗ

cho những băn khoăn, trăn trở, lo toan, cho những ham muốn bất tận của cuộc

sống.

Năm 2010, Nxb Tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh cho xuất bản cuốn

Tìm hiểu chức năng xã hội của Phật giáo Việt Nam của PGS.TS. Trần Hồng

Liên. Trong cuốn sách này, tác giả đã làm rõ các vấn đề như: Chức năng của

Phật giáo đối với vấn đề kinh tế, xã hội, văn hoá, giúp người đọc hiểu rằng dù

tác động trên bất cứ lĩnh vực nào thì tựu trung lại, Phật giáo cũng chỉ nhằm

vào việc mang lại sự an vui, niềm hạnh phúc về cả vật chất và tinh thần cho

con người.

Ngoài các công trình khoa học trên còn có rất nhiều bài viết đăng trên

các tạp chí thuộc các ngành khoa học xã hội bàn về đạo đức như: Đặng Hữu

Toàn, "Hướng các giá trị truyền thống theo hệ chuẩn giá trị chân - thiện - mỹ

trong bối cảnh toàn cầu hoá và phát triển kinh tế thị trường" [Tạp chí triết

học, số 4 - 2001, tr 27- 32], Trần Nguyên Việt với "Giá trị đạo đức truyền

- 7 -

thống Việt Nam và cái phổ biến toàn nhân loại của đạo đức trong nền kinh tế

thị trường" [Tạp chí triết học, số 5 - 2002, tr.20 - 25]. Các bài bàn về nhân

sinh quan Phật giáo, đạo đức Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống con

người Việt Nam như Hoàng Thị Thơ với: "Vấn đề con người trong đạo Phật"

[Tạp chí triết học, số 6 năm 2000, tr.41- 44], "Đạo đức Phật giáo với kinh tế

thị trường" [Tạp chí triết học, số 7 - 2002, tr 28 - 33, "Đạo đức Phật giáo với

vấn đề xây dựng nhân cách con người Việt Nam" [Tạp chí nghiên cứu tôn

giáo, Số 1- 2002, tr 44 - 49].

Nhìn chung, các nghiên cứu về nhân sinh quan Phật giáo, đạo đức Phật

giáo và ảnh hưởng của nó tới đời sống đạo đức con người Việt Nam hiện nay

không còn là một lĩnh vực mới mẻ, xa lạ. Số lượng các công trình cũng như

kết quả của các công trình đó rất lớn. Tuy nhiên, việc trình bày vai trò và ảnh

hưởng của Phật giáo tới các giá trị đạo đức con người Việt Nam trong lịch sử

và hiện đại là vấn đề rộng lớn, cần phải tiếp tục làm rõ, đặc biệt là ảnh hưởng

của đạo Phật đến đạo đức của người Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế thị

trường, hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

- Mục đích:

Nghiên cứu ảnh hưởng của đạo Phật tới các giá trị đạo đức con người

Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế

quốc tế hiện nay.

- Nhiệm vụ:

+Trình bày sự ra đời của Phật giáo và những nội dung tư tưởng cơ bản

của nó.

- 8 -

+Trình bày một cách khái quát về khái niệm đạo đức, giá trị đạo đức, hệ

thống giá trị đạo đức của người Việt Nam trong truyền thống và hiện đại. Qua đó

thấy được hệ chuẩn các giá trị đạo đức của người Việt Nam từ xưa đến nay.

+Trình bày ảnh hưởng của đạo Phật tới các giá trị đạo đức của người

Việt Nam trong lịch sử và đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế thị trường

hiện nay.

4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận

Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin

về triết học và lịch sử triết học kết hợp với phương pháp luận nghiên cứu triết

học phương Đông.

Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Kết hợp các phương pháp: phân tích

và tổng hợp, logic với lịch sử, quan sát, phỏng vấn.

5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Nội dung tư tưởng cơ bản Phật giáo, đặc biệt

là nhân sinh quan Phật giáo, đạo đức Phật giáo và ảnh hưởng của nó tới các

giá trị đạo đức con người Việt Nam hiện nay.

- Phạm vi nghiên cứu: Ảnh hưởng của Phật giáo đến các giá trị đạo đức

con người Việt Nam hiện nay, kế thừa các kết quả từ công trình nghiên cứu ở

nước ta về đạo Phật.

6. Đóng góp của luận văn

Luận văn góp phần hệ thống hoá những nội dung cơ bản về thế giới

quan, nhân sinh quan và đạo đức Phật giáo. Từ đó nêu lên được ý nghĩa lý

luận và thực tiễn của đạo Phật, những ảnh hưởng của nó đến các giá trị đạo

đức con người Việt Nam hiện nay.

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- Luận văn nêu lên được những ảnh hưởng tích cực và hạn chế của Phật

giáo tới các giá trị đạo đức con người Việt Nam. Từ đó có hướng phát triển

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!