Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Huy động nguồn lực xây dựng mô hình trường học mới VNEN ở cấp tiểu học trên địa bàn huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
DƢƠNG VĂN SẢN
HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC XÂY DỰNG MÔ HÌNH
TRƢỜNG HỌC MỚI VNEN Ở CẤP TIỂU HỌC
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÔNG LÔ, TỈNH VĨNH PHÚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
DƢƠNG VĂN SẢN
HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC XÂY DỰNG MÔ HÌNH
TRƢỜNG HỌC MỚI VNEN Ở CẤP TIỂU HỌC
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÔNG LÔ, TỈNH VĨNH PHÚC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THÀNH KỈNH
THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nghiên cứu của Luận văn là trung thực. Các số liệu trong Luận văn có nguồn
gốc cụ thể, rõ ràng.
Sông Lô, tháng 4 năm 2014
Tác giả luận văn
Dƣơng Văn Sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ii
LỜI CÁM ƠN
Lời đầu tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu
Nhà trường, các thầy, cô giáo Trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Thái
Nguyên đã quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học
tập, rèn luyện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tác giả gửi lời cảm ơn đến Phòng Giáo dục - Đào tạo Huyện Sông Lô,
Ban giám hiệu, giáo viên cốt cán các trường Tiểu học thuộc Huyện Sông Lô
- Tỉnh Vĩnh Phúc. Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Thầy
Nguyễn Thành Kỉnh và cô PGS.TS. Nguyễn Thị Tính đã tận tình hướng dẫn
và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn.
Bản thân do điều kiện thời gian và năng lực còn hạn chế nên luận văn
chắc chắn sẽ còn những khiếm khuyết. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý
chân thành của các thầy giáo, cô giáo, các bạn bè đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Sông Lô, tháng 4 năm 2014
Tác giả luận văn
Dƣơng Văn Sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................i
LỜI CÁM ƠN ....................................................................................................ii
MỤC LỤC .........................................................................................................iii
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT...........................................................iv
DANH MỤC BẢNG ..........................................................................................v
DANH MỤC SƠ ĐỒ.........................................................................................vi
MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.............................................................2
4. Giả thuyết khoa học.....................................................................................2
5. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................3
6. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................3
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC XÂY
DỰNG MÔ HÌNH TRƢỜNG HỌC MỚI VNEN Ở CẤP
TIỂU HỌC .................................................................................4
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................4
1.2. Một số khái niệm liên quan ......................................................................5
1.2.1. Nguồn lực ..........................................................................................5
1.2.2. Mô hình trường học mới ...................................................................6
1.2.3. Huy động các nguồn lực xây dựng mô hình trường học mới ...........6
1.3. Đặc trưng cơ bản của mô hình trường học mới........................................9
1.3.1. Mục tiêu giáo dục ..............................................................................9
1.3.2. Về nội dung giáo dục.........................................................................9
1.3.3. Phương pháp dạy học ........................................................................9
1.3.4. Đánh giá học sinh ............................................................................14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iv
1.3.5. Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng ...........................16
1.4. Quy trình huy động nguồn lực xây dựng mô hình trường học mới ở
cấp tiểu học....................................................................................................16
1.4.1. Lập kế hoạch huy động các nguồn lực ............................................17
1.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch.............................................................18
1.4.3.Chỉ đạo quá trình huy động các nguồn lực......................................19
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá ...........................................................................19
1.5. Nguyên tắc huy động các nguồn lực ......................................................21
1.5.1. Tuân thủ Luật pháp và thông lệ xã hội............................................21
1.5.2.Tập trung dân chủ.............................................................................21
1.5.3. Kết hợp hài hòa các lợi ích..............................................................23
1.5.4. Hiệu lực, hiệu quả tiết kiệm ............................................................24
1.5.5. Hoàn thiện dần.................................................................................25
1.6. Vai trò của Hiệu trưởng trường Tiểu học trong việc huy động nguồn
lực để xây dựng trường học mới ở cấp Tiểu học...........................................25
Kết luận chương 1..............................................................................................29
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC XÂY DỰNG
MÔ HÌNH TRƢỜNG HỌC MỚI Ở CẤP TIỂU HỌC TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN SỐNG LÔ, TỈNH VĨNH PHÚC ...................30
2.1. Khái quát về khách thể khảo sát và tổ chức khảo sát.............................30
2.1.1. Khái quát thực trạng giáo dục huyện Sông Lô...............................30
2.1.2. Tổ chức khảo sát thực trạng ............................................................31
2.2. Thực trạng huy động nguồn lực xây dựng mô hình trường học mới ở
huyện Sông Lô...............................................................................................32
2.2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về mô hình
trường học mới ..........................................................................................33
2.2.2. Thực trạng về công tác huy động nguồn lực xây dựng trường học
mới ở cấp tiểu học trên địa bàn huyện Sông Lô........................................36
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu v http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.2.3. Thực trạng chỉ đạo huy động các nguồn lực xây dựng mô hình
trường học VNEN ở huyện Sông Lô.........................................................41
2.2.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá công tác huy động nguồn lực xây
dựng trường học mới theo mô hình VNEN...............................................53
2.2.5. Một số khó khăn trong huy động nguồn lực xây dựng mô hình
trường học mới trên địa bàn huyện Sông Lô.............................................56
2.3. Đánh giá chung về thực trạng.................................................................57
2.3.1. Đánh giá chung................................................................................57
2.3.2. Nguyên nhân dẫn tới thực trạng ......................................................59
Kết luận chương 2..............................................................................................60
Chƣơng 3. CÁC BIỆN PHÁP HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC XÂY DỰNG
MÔ HÌNH TRƢỜNG HỌC MỚI Ở CẤP TIỂU HỌC TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN SÔNG LÔ TỈNH VĨNH PHÚC ....................61
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ................................................................61
3.1.1. Đảm bảo tính mục đích ...................................................................61
3.1.2. Đảm bảo tính hiệu quả.....................................................................61
3.1.3. Đảm bảo tính đồng bộ .....................................................................61
3.1.4. Đảm bảo tính tập trung dân chủ ......................................................62
3.1.5. Đảm bảo tính xã hội hóa giáo dục...................................................62
3.1.6. Đảm bảo tính pháp lý trong huy động nguồn lực............................64
3.2. Các biện pháp huy động nguồn lực:.......................................................64
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho giáo viên, cán bộ quản lý, cha mẹ học
sinh về mô hình trường học VNEN...........................................................64
3.2.2. Xây dựng chiến lược huy động nguồn lực để thực hiện mô hình
trường học mới VNEN ..............................................................................68
3.2.3. Tăng cường xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo
viên đáp ứng mô hình trường học VNEN .................................................69
3.2.4. Chỉ đạo tổ chuyên môn đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo tiếp
cận mô hình trường học mới VNEN .........................................................71
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu vi http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.2.5. Tăng cường công tác tổ chức quản lý lớp học theo mô hình
trường học mới VNEN ..............................................................................73
3.2.6. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nhà
trường để xây dựng mô hình trường học VNEN.......................................74
3.2.7. Phát huy vai trò nội lực của trường học trong xây dựng mô hình
trường học mới NEN.................................................................................77
3.2.8. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục để phát triển nhà trường theo mô
hình trường học mới ..................................................................................78
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp.............................................................80
3.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
đề xuất...........................................................................................................80
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm....................................................................80
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm ....................................................................80
3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm..............................................................81
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm.......................................................................81
Kết luận chương 3..............................................................................................82
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................83
1. Kết luận chung.......................................................................................83
2. Một số khuyến nghị...............................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................86
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iv
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
CBQL : Cán bộ quản lý
GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
PPGD : Phương pháp giáo dục
VNEN : Viet Nam Escuela Nueva-Mô hình trường học mới
XHHGD : Xã hội hóa giáo dục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu v http://www.lrc-tnu.edu.vn/
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Nhận thức của CBQL và GV về ý nghĩa của mô hình trưởng học mới ..33
Bảng 2.2: Nhận thức về sự khác biệt cơ bản giữa mô hình trường học mới và
mô hình trường học truyền thống ...................................................34
Bảng 2.3: Thực trạng tổ chức huy động nguồn lực xây dựng trường học VNEN
ở huyện Sông Lô............................................................................40
Bảng 2.4: Thực trạng chỉ đạo hoạt động sinh hoạt của tổ chuyên môn ............42
Bảng 2.5: Thực trạng chỉ đạo đổi mới hình thức tổ chức dạy học theo mô hình
trường học VNEN ở các trường tiểu học huyện Sông Lô ................44
Bảng 2.6: Thực trạng chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo mô hình
trường học VNEN ở các trường tiểu học huyện Sông Lô ................46
Bảng 2.7: Thực trạng chỉ đạo giáo viên đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập của học sinh .............................................................................47
Bảng 2.8: Thực trạng huy động nguồn tài chính để xây dựng mô hình trường
tiểu học VNEN ở huyện Sông Lô ..................................................49
Bảng 2.9: Thực trạng chỉ đạo huy động nguồn vật lực xây dựng mô hình trường
tiểu học VNEN ở huyện Sông Lô ...................................................50
Bảng 2.10: Thực trạng huy động nguồn lực thông tin xây dựng trường học mới
VNEN ở huyện Sông Lô ................................................................52
Bảng 2.11: Thực trạng kiểm tra, đánh giá công tác huy động nguồn lực xây
dựng trường học mới theo mô hình VNEN.....................................54
Bảng 2.12: Những khó khăn trong huy động nguồn lực xây dựng mô hình
trường học mới trên địa bàn huyện Sông Lô ...................................56
Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết, tính khả thi của các biện
pháp huy động nguồn lực xây dựng mô hình trường học mới VNEN
ở huyện Sông Lô............................................................................81
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu vi http://www.lrc-tnu.edu.vn/
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Khái quát quá trình huy động nguồn lực để xây dựng trường học mới ....17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 1 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục bắt nguồn nảy sinh từ đời sống xã hội, có bản chất xã hội và
không thể tách rời đời sống xã hội. Giáo dục từ lâu đã trở thành một nhu cầu
không thể thiếu của xã hội loài người, là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội
loài người vì nó quyết định tương lai của mỗi con người, của đất nước và nó
phát huy tiềm năng sáng tạo trong mỗi con người.
Đại hội lần thứ VII Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định “Giáo dục và
đào tạo phải được xem là quốc sách hàng đầu để phát huy nhân tố con người,
động lực trực tiếp của sự phát triển”. Đó là một sự khẳng định hết sức đúng
đắn xuất phát từ lợi ích của nhân dân ta, đồng thời phù hợp với chân lý phổ
biến của lịch sử thế giới. Từ đó đến nay nhiều hội nghị chuyên đề của Đảng
tiếp tục ban hành các nghị quyết về đổi mới, phát triển sự nghiệp giáo dục - đào
tạo. Chính vì vậy mà sự nghiệp giáo dục - đào tạo nước ta ngày càng phát triển
cả về quy mô và chất lượng.
Thực trạng giáo dục Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu phát
triển đất nước, để đáp ứng được yêu cầu này đòi hỏi phải nâng cao chất lượng
công tác giáo dục - đào tạo từ gốc đến ngọn, bắt đầu từ cấp học thấp nhất: cấp
học tiểu học.
Kinh nghiệm giáo dục chỉ ra rằng để công tác giáo dục đào tạo đạt chất
lượng thì đòi hỏi phải có một mô hình trường học phù hợp, từ đó mới có thể phát
huy tối đa việc dạy và học. Để xây dựng được một mô hình trường học có hiệu
quả thì bên cạnh chủ trương, việc chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp còn đỏi
hỏi phải có một nguồn lực tương xứng, trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn hiện nay
thực hiện tốt việc huy động các nguồn lực trong và ngoài ngành giáo dục để xây
dựng, phát triển trường học là quan điểm chỉ đạo của Đảng và nhà nước đặt ra.
Mô hình trường học mới tại Việt Nam (Dự án GPE-VNEN, Global
Partnership for Education - Viet Nam Escuela Nueva) là một Dự án về sư phạm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 2 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nhằm xây dựng và nhân rộng một kiểu mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại,
phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm của giáo dục Việt Nam.
Sông Lô là huyện miền núi của tỉnh Vĩnh Phúc, được thành lập và đi vào
hoạt động từ 01/4/2009. Trong những năm qua công tác giáo dục, đào tạo của
huyện đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Song bên cạnh đó cũng còn
nhiều hạn chế cần khắc phục, việc huy động các nguồn lực để xây dựng mô
hình trường học được quan tâm thực hiện song chưa đồng bộ và chưa đạt hiệu
quả cao nhất.
Từ những lý do trên tôi chọn đề tài “Huy động nguồn lực xây dựng
mô hình trường học mới VNEN ở cấp tiểu học trên địa bàn huyện Sông
Lô, tỉnh Vĩnh Phúc”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn để đề ra các biện pháp huy
động các nguồn lực xây dựng mô hình trường học mới ở cấp tiểu học theo định
hướng của Bộ Giáo dục - Đào tạo ở huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể
Các nguồn lực xây dựng mô hình trường học mới ở cấp tiểu học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp huy động nguồn lực để xây dựng mô hình trường học mới
ở cấp tiểu học trên địa bàn huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc.
4. Giả thuyết khoa học
Chất lượng giáo dục đào tạo phụ thuộc vào mô hình trường học đang
thực hiện, mô hình trường học mới là mô hình trường học hiệu quả cần được
nhân rộng trong thực tế phát triển nhà trường hiện nay. Nếu huy động được các
nguồn lực phù hợp, đáp ứng yêu cầu để xây dựng được mô hình trường học
mới ở cấp tiểu học trên địa bàn huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc thì sẽ nâng cao
chất lượng giáo dục của địa phương.