Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
PREMIUM
Số trang
130
Kích thước
1.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1342

Huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

––––––––––––––––––––––––––––––––––

ĐẶNG THỊ THU THỊNH

HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC

CHO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

TẠI HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2019

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

––––––––––––––––––––––––––––––––––

ĐẶNG THỊ THU THỊNH

HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC

CHO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

TẠI HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI

Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Dương Thanh Hà

THÁI NGUYÊN - 2019

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung

thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.

Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được

cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, tháng 12 năm 2018

Tác giả

Đặng Thị Thu Thịnh

ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Dương Thanh Hà, người đã tận

tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành

luận văn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo khoa Quản lý Luật Kinh tế,

phòng Đào tạo - Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái

Nguyên đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu,

hoàn thành luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn tới các bạn bè đồng nghiệp, đã tạo điều kiện giúp

đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Do bản thân còn nhiều hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu

sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 12 năm 2018

Tác giả

Đặng Thị Thu Thịnh

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii

MỤC LỤC................................................................................................................. iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................vii

DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... viii

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................3

4. Những đóng góp của luận văn ................................................................................3

5. Bố cục của luận văn ................................................................................................4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG NGUỒN

LỰC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI..................................................................5

1.1. Cơ sở lý luận về huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới..........................5

1.1.1. Các khái niệm về nông thôn mới và nguồn lực xây dựng nông thôn mới........5

1.1.2. Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới .................................................8

1.2. Cơ sở pháp lý về huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ................11

1.2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng ...................................................................11

1.2.2. Cơ chế, chính sách của Nhà nước ...................................................................13

1.3. Nội dung của công tác huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới.....14

1.3.1. Huy động nguồn lực tài chính xây dựng nông thôn mới ................................14

1.3.2. Huy động nguồn lực đất đai xây dựng nông thôn mới ...................................15

1.3.3. Huy động nguồn nhân lực xây dựng nông thôn mới ......................................16

1.3.4. Huy động các nguồn lực khác xây dựng nông thôn mới ................................17

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc huy động nguồn lực cho xây dựng nông

thôn mới ....................................................................................................................18

1.4.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ở mỗi địa phương ...............................18

iv

1.4.2. Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước phát triển kinh tế, thu hút đầu tư vào

nông nghiệp, nông thôn.............................................................................................19

1.4.3. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi địa phương................................19

1.4.4. Năng lực đội ngũ cán bộ quản lý địa phương .................................................21

1.4.5. Nhận thức về chương trình xây dựng nông thôn mới .....................................21

1.4.6. Lợi ích của các đối tượng đóng góp cho chương trình xây dựng nông

thôn mới....................................................................................................................22

1.4.7. Sự tham gia của người dân trong quá trình thực hiện Chương trình xây

dựng nông thôn mới ..................................................................................................23

1.5. Cơ sở thực tiễn về huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới.........................23

1.5.1. Kinh nghiệm huy động nguồn lực tại một số địa phương ở Việt Nam...........23

1.5.2. Bài học kinh nghiệm trong huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ....28

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................30

2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................30

2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................30

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................30

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin.....................................................................33

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin ....................................................................34

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ...............................................................................34

2.3.1. Chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành tiêu chí nông thôn mới ........................34

2.3.2. Chỉ tiêu đánh giá huy động nguồn lực xây dựng NTM ..................................35

2.3.3. Chỉ tiêu đánh giá khác.....................................................................................37

Chương 3: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC XÂY DỰNG

NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI.................38

3.1. Đặc điểm của huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai ..................................................38

3.1.1. Điều kiện tự nhiên...........................................................................................38

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................................38

3.1.3. Những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội đến

huy động nguồn lực thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện ...40

3.2. Thực trạng xây dựng nông thôn mới huyện Bảo Thắng ....................................41

v

3.2.1. Căn cứ triển khai thực hiện chương trình NTM tại huyện Bảo Thắng ...........41

3.2.2. Quá trình chỉ đạo, điều hành ...........................................................................43

3.2.3. Kết quả thực hiện chương trình MTQG về NTM trên địa bàn huyện

Bảo Thắng ................................................................................................................46

3.3. Thực trạng huy động nguồn lực xây dựng NTM trên địa bàn huyện Bảo Thắng.....49

3.3.1. Tình hình huy động nguồn lực tài chính............................................................49

3.3.2. Tình hình huy động nguồn lực đất đai ............................................................63

3.3.3. Huy động nguồn nhân lực xây dựng nông thôn mới ......................................66

3.3.4. Huy động các nguồn lực khác xây dựng nông thôn mới ................................69

3.3.5. Đánh giá tình hình huy động các nguồn lực xây dựng NTM trên địa bàn

huyện Bảo Thắng qua phiếu khảo sát .......................................................................71

3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc huy động nguồn lực cho xây dựng nông

thôn mới tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai............................................................78

3.4.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ở Bảo Thắng .......................................78

3.4.2. Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, tỉnh Lào Cai đối với phát triển kinh

tế, thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn huyện Bảo Thắng ............................79

3.4.3. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội huyện Bảo Thắng................................81

3.4.4. Năng lực đội ngũ cán bộ quản lý trên địa bàn huyện Bảo Thắng...................82

3.4.5. Nhận thức của người dân, doanh nghiệp và cộng đồng về chương trình

xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bảo Thắng..........................................82

3.4.6. Lợi ích của các đối tượng đóng góp cho chương trình xây dựng nông

thôn mới huyện Bảo Thắng.......................................................................................83

3.4.7. Sự tham gia của người dân trong quá trình thực hiện Chương trình xây

dựng nông thôn mới ..................................................................................................84

3.5. Đánh giá chung về công tác huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới

trên địa bàn huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai .............................................................84

3.5.1. Kết quả đạt được trong huy động nông thôn mới tại huyện Bảo Thắng

tỉnh Lào Cai...............................................................................................................84

3.5.2. Những khó khăn, hạn chế của huy động nguồn lực xây dựng nông thôn

mới tại huyện Bảo Thắng..........................................................................................86

vi

Chương 4: GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC XÂY DỰNG NÔNG

THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI ........90

4.1. Định hướng, mục tiêu huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới của huyện

Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai đến năm 2020......................................................................90

4.1.1. Mục tiêu xây dựng nông thôn mới của huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai đến

năm 2020 ...................................................................................................................90

4.1.2. Định hướng huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới............................90

4.2. Giải pháp huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện

Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai giai đoạn đến năm 2020....................................................93

4.2.1. Các giải pháp trực tiếp ....................................................................................93

4.2.2. Các giải pháp bổ trợ ........................................................................................98

4.3. Kiến nghị..........................................................................................................102

4.3.1. Đối với Trung ương ......................................................................................102

4.3.2. Đối với tỉnh Lào Cai......................................................................................102

4.3.3. Đối với Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững

huyện Bảo Thắng ....................................................................................................103

4.3.4. Đối với Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững các xã .103

KẾT LUẬN............................................................................................................105

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................107

PHỤ LỤC...............................................................................................................110

vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TT Nội dung Viết tắt

1 BCĐ Ban chỉ đạo

3 BNNPTNT Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

4 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

5 CP Chính phủ

6 GNBV Giảm nghèo bền vững

7 HĐND Hội đồng nhân dân

8 KH Kế hoạch

9 KHCN Khoa học công nghệ

10 KTXH Kinh tế xã hội

11 MTQG Mục tiêu quốc gia

12 NĐ Nghị định

13 NHNN Ngân hàng nhà nước

14 NQ Nghị quyết

15 NSNN Ngân sách nhà nước

16 NTM Nông thôn mới

17 QĐ Quyết định

18 TCTD Tổ chức tín dụng

19 TT Thông tư

20 TTg Thủ tướng

21 TW Trung ương

22 UBND ủy ban nhân dân

23 XNK Xuất nhập khẩu

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Số lượng xã đạt chuẩn NTM đến 31/12/2018 ..........................................47

Bảng 3.2. Tình hình đạt các tiêu chí của các xã huyện Bảo Thắng ..............................47

Bảng 3.3. Quy mô và cơ cấu vốn huy động xây dựng NTM huyện Bảo Thắng

giai đoạn 2010 - 2018 theo nguồn vốn .................................................58

Bảng 3.4. Danh sách các doanh nghiệp tiêu biểu ủng hộ tiền xây dựng NTM

huyện Bảo Thắng giai đoạn 2010 - 2018...............................................60

Bảng 3.5. Vốn huy động từ nhân dân, các tổ chức, cơ quan vào xây dựng NTM

huyện Bảo Thắng giai đoạn 2010 - 2018...............................................60

Bảng 3.6. Quy mô và cơ cấu vốn huy động xây dựng NTM huyện Bảo Thắng

giai đoạn 2010 - 2018 theo lĩnh vực .....................................................62

Bảng 3.7. Diện tích đất hiến xây dựng NTM huyện Bảo Thắng giai đoạn

2010 - 2018 ............................................................................................65

Bảng 3.8. Số ngày công lao động tham gia xây dựng NTM huyện Bảo Thắng

giai đoạn 2010 - 2018 ............................................................................68

Bảng 3.9. Ủng hộ công trình và hiện vật cho chương trình xây dựng NTM

huyện Bảo Thắng giai đoạn 2010 - 2018...............................................70

Bảng 3.10. Nhận thức của người dân về chương trình NTM ...................................71

Bảng 3.11. Đánh giá của cán bộ và người dân về mức độ cần thiết của chương

trình NTM ..............................................................................................73

Bảng 3.12. Sự tham gia của người dân vào xây dựng NTM.....................................73

Bảng 3.13. Đánh giá của cán bộ xã, thôn về sự tham gia của người dân vào xây

dựng NTM..............................................................................................74

Bảng 3.14. Đánh giá của người dân về huy động nguồn lực cho xây dựng NTM

(n=175)...................................................................................................76

Bảng 3.15. Đánh giá của cán bộ xã, thôn về khó khăn trong huy động tiền mặt

vào xây dựng NTM................................................................................77

Bảng 3.16. Đánh giá của cán bộ xã, thôn về khó khăn trong huy động đất đai

vào xây dựng NTM................................................................................78

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương khóa X đã ban hành Nghị quyết số

26/NQ-TW về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”. Nghị quyết nêu rõ mục tiêu là:

“…Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu

kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển

nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản

sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ

thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường…”. Nhằm cụ

thể hóa nghị quyết, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành “Bộ tiêu chí Quốc gia về nông

thôn mới” (Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009) và “Chương trình mục tiêu

Quốc gia xây dựng nông thôn mới” tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 06/4/2010

nhằm thống nhất chỉ đạo việc xây dựng nông thôn mới trên cả nước.

Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa vùng Đông Bắc và Tây

Bắc của Việt Nam. Để triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông

thôn mới, tỉnh Lào Cai xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm nhằm xóa đói giảm

nghèo, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa đô thị và nông thôn, đảm bảo công

bằng xã hội. Sau hơn 9 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

xây dựng nông thôn mới, Lào Cai đã có 43 xã/143 xã hoàn thành xây dựng nông

thôn mới và đặc biệt hàng năm Lào Cai huy động được nguồn lực xã hội hóa rất

lớn, chiếm khoảng trên 10% số Ngân sách đầu tư cho nông thôn.

Bảo Thắng là huyện vùng thấp của tỉnh Lào Cai, cùng với các địa phương

khác trong tỉnh, những năm qua huyện Bảo Thắng đã thực hiện Chương trình mục

tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, mặc dù khi mới triển khai đã gặp không ít

khó khăn về nhận thức của cán bộ, Nhân dân cho rằng xây dựng nông thôn mới là

điều không thể thực hiện được, song do nhiều năm tổ chức triển khai thực hiện có

sự đồng thuận cao từ lãnh đạo các cấp đến Nhân dân, đến nay toàn huyện đã có 8/12

xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Đóng góp vào thành tựu đó thời gian qua

đó là việc huy động các nguồn lực của huyện. Việc huy động các nguồn lực phục vụ

xây dựng NTM trên địa bàn huyện thời gian qua đã đạt được các kết quả như: giai

đoạn 2010 – 2018 huyện Bảo Thắng đã huy động được nguồn lực lớn để xây dựng

NTM với tổng vốn huy động trong giai đoạn này là 921.186 triệu đồng; vốn đầu tư

2

được huy động đa dạng từ nhiều nguồn khác nhau như: NSNN, vốn tín dụng, vốn

Trái phiếu Chính phủ, vốn doanh nghiệp hỗ trợ, vốn đóng góp của nhân dân, cơ

quan, tổ chức; huyện đã tranh thủ huy động nguồn lực từ nhiều nguồn khác nhau

gồm: huy động vốn, huy động nguồn lực con người, huy động nguồn lực đất đai,

huy động người dân và doanh nghiệp đóng góp bằng công trình, hiện vật (xi măng,

đá, cát, gạch…); công tác quản lý sử dụng các nguồn lực được thực hiện theo nguyên

tắc đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch và đúng theo các quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, việc huy động các nguồn lực phục vụ xây dựng NTM của huyện

Bảo Thắng thời gian qua vẫn còn một số tồn tại hạn chế đó là: cơ cấu vốn huy

động còn chưa hợp lý theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ

tướng Chính phủ, nguồn vốn từ NSNN vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong khi huy

động từ doanh nghiệp, dân cư, cơ quan tổ chức còn chiếm tỷ trọng thấp; nguồn

lực từ ngân sách trung ương hỗ trợ còn chưa đảm bảo theo cam kết, nguồn vốn hỗ

trợ chuyển về còn chậm đã ảnh hưởng tới kế hoạch và tiến độ triển khai thực hiện;

nguồn lực huy động từ dân cư có xu hướng tăng trong những năm đầu thực hiện

nhưng sau đó giảm dần; nguồn lực huy động từ các tổ chức, cá nhân và doanh

nghiệp ở các xã là khác nhau, các doanh nghiệp đóng góp không nhiều, rất ít doanh

nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân; rất khó khăn thu hút doanh

nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn vì nhiều lý do; việc thực hiện phương

châm phát huy dân chủ cơ sở là động lực huy động và sử dụng tốt các nguồn lực tại

chỗ, nhưng ở nhiều địa phương ở Bảo Thắng chưa làm tốt…

Đến năm 2020 Bảo Thắng phấn đấu đạt huyện nông thôn mới, trong khi đó

các xã đang và sẽ triển khai xây dựng nông thôn mới trong những năm tới là các xã

vùng cao, khó khăn, có xuất phát điểm về kinh tế - xã hội thấp hơn nhiều so với các

xã đã chuẩn nông thôn mới hiện nay, vì vậy để có nguồn lực cho các xã còn lại thực

hiện phấn đấu đạt chuẩn bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới là rất cần thiết, phải

có cách làm mới và giải pháp mới về huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn

mới tại các xã còn lại, do đó việc nghiên cứu Đề tài “Huy động nguồn lực cho xây

dựng nông thôn mới tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai” là cần thiết và cấp bách

đối với huyện Bảo Thắng trong giai đoạn tới, để giúp cho huyện Bảo Thắng hoàn

thành kế hoạch về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn

mới đã đề ra.

3

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Luận văn tập trung phân tích thực trạng huy động nguồn lực cho xây

dựng nông thôn mới tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, đánh giá những thành

tựu, hạn chế và nguyên nhân từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh việc

huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện Bảo Thắng, tỉnh

Lào Cai thời gian tới. Qua đó góp phần đưa Bảo Thắng trở thành huyện đầu

tiên của tỉnh Lào Cai đạt chuẩn huyện NTM vào năm 2020.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới và huy

động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới.

- Phân tích thực trạng huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới tại huyện

Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến huy động nguồn lực cho xây dựng

NTM tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh huy động nguồn lực xây

dựng nông thôn mới tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai trong thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là huy động nguồn lực xây dựng nông

thôn mới tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về nội dung: Luận văn nghiên cứu việc huy động các nguồn lực

gồm: nguồn lực tài chính; nguồn lực đất đai; nguồn nhân lực và các nguồn lực khác

(công trình, vật liệu xây dựng…).

Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

Phạm vi về thời gian: giai đoạn nghiên cứu từ 2016 đến 2018, và số liệu điều

tra, khảo sát năm 2018.

4. Những đóng góp của luận văn

Về lý luận: Đề tài góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản và

thực tiễn về nông thôn mới, nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài là một nguồn tài liệu quan trọng

góp phần gợi ý chính sách cho huyện Bảo Thắng nói riêng, tỉnh Lào Cai nói chung

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!