Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hứng thú học tập môn Giáo dục công dân của học sinh một số trường THPT
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
Phạm Lê Thanh Thảo
HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN
GIÁO DỤC CÔNG DÂN CỦA HỌC SINH
MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TẠI QUẬN 8, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
Phạm Lê Thanh Thảo
HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN
GIÁO DỤC CÔNG DÂN CỦA HỌC SINH
MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TẠI QUẬN 8, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số: 60 31 80
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN THỊ QUỐC MINH
Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt
Danh sách các bảng số liệu
Danh sách các biểu đồ
MỞ ĐẦU
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:.......................................................... 2
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu................................................................................... 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .......................................................... 3
4. Giả thuyết nghiên cứu................................................................................. 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 3
6. Giới hạn đề tài nghiên cứu ......................................................................... 4
7. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 4
8. Đóng góp của đề tài.................................................................................... 5
9. Cấu trúc luận văn....................................................................................... 5
PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 6
CHƯƠNG 1...................................................................................................... 6
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HỨNG THÚ, HỨNG THÚ HỌC TẬP .............. 6
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề....................................................................... 6
1.1.1. Những công trình nghiên cứu trên thế giới......................................... 6
1.1.2. Những công trình nghiên cứu trong nước........................................... 9
1.2. Hứng thú và hứng thú học tập ............................................................... 15
1.2.1. Hứng thú............................................................................................ 15
1.2.2. Hứng thú học tập............................................................................... 29
1.3. Hoạt động học tập.................................................................................. 32
1.3.1. Khái niệm.......................................................................................... 32
1.3.2. Bản chất của hoạt động học .............................................................. 33
1.3.3. Sự hình thành hoạt động học tập....................................................... 34
1.4. Đặc điểm hứng thú học tập của học sinh THPT.................................... 38
1.4.1. Học sinh và một số đặc điểm tâm lý cơ bản ..................................... 38
1.4.2. Đặc điểm hoạt động học tập của học sinh THPT ............................. 44
1.4.3. Những biểu hiện hứng thú học tập môn GDCD của học sinh THPT45
1.4.4. Vài nét về nội dung chương trình môn GDCD của học sinh THPT. 46
CHƯƠNG 2.................................................................................................... 49
THỰC TRẠNG HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI QUẬN 8, THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH.................................................................................... 49
2.1. Khái quát về tổ chức nghiên cứu thực trạng.......................................... 49
2.1.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng ....................................................... 49
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu thực trạng................................................. 49
2.1.3. Vài nét về khách thể nghiên cứu....................................................... 51
2.2. Thực trạng hứng thú học tập môn Giáo dục công dân ở trường Trung
học phổ thông.................................................................................................. 54
2.2.1. Nhận thức của học sinh và giáo viên về vai trò của môn học GDCD
54
2.2.2. Hứng thú học tập môn GDCD được biểu hiện qua nhận thức của học
sinh 57
2.2.3. Hứng thú học tập môn GDCD được biểu hiện qua thái độ của học
sinh 62
2.2.4. Hứng thú học tập môn GDCD biểu hiện qua hành động trong học tập
của học sinh..................................................................................................... 67
2.2.5. Hứng thú học tập môn GDCD biểu hiện qua kết quả học tập của học
sinh 71
2.2.6. Các nguyên nhân gây ảnh hưởng không tốt đến sự hứng thú học tập
của học sinh đối với môn học GDCD ............................................................. 73
2.3. Các biện pháp nâng cao sự hứng thú học tập của học sinh đối với môn
học GDCD....................................................................................................... 80
2.3.1. Thực trạng một số biện pháp về phía giáo viên nhằm nâng cao hứng
thú học tập môn GDCD cho học sinh ............................................................. 80
2.3.2. Thực trạng một số biện pháp về phía cấp quản lý nhằm nâng cao
hứng thú học tập môn GDCD cho học sinh.................................................... 81
2.3.3. Đề xuất một số biện pháp nâng cao hứng thú học tập của học sinh đối
với môn GDCD ............................................................................................... 83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 91
PHỤ LỤC....................................................................................................... 94
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hội nghị lần thứ sáu BCHTW Đảng khóa IX đã khẳng định: giáo dục là
nền tảng, là động lực của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Để thực hiện được điều đó, ngành giáo dục phải sớm hoàn thành những mục
tiêu quan trọng: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Mục
tiêu này đã đặt ra trách nhiệm hết sức lớn lao cho ngành.
Mục tiêu đào tạo của nhà trường phổ thông là hình thành và phát triển
toàn diện nhân cách cho thế hệ trẻ. Đó sẽ là những công dân tương lai, những
người lao động mới phát triển hài hòa trên các mặt đức, trí, thể, mĩ, lao động,
những người sẽ xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh. Để thực hiện được
mục tiêu trên, nhà trường phổ thông phải có chương trình giáo dục phù hợp.
Có đổi mới cơ bản và toàn diện: nội dung chương trình, sách giáo khoa… Mà
trọng tâm là đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy học dựa vào hoạt
động tích cực, chủ động của học sinh với sự tổ chức, định hướng của giáo
viên nhằm phát triển tư duy độc lập sáng tạo góp phần hình thành năng lực và
phương pháp tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập.
Điều này nói lên vị trí quan trọng của môn giáo dục công dân trong nhà
trường trung học phổ thông. Cùng với các môn khoa học khác trong hệ thống
các môn học của bậc phổ thông, môn giáo dục công dân nhằm trang bị cho
học sinh những kiến thức cơ bản về thế giới quan; các giá trị và chuẩn mực
đạo đức; các quy định cơ bản của pháp luật; truyền thống, lối sống, cách ứng
xử của người Việt Nam; trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng, Tổ
Quốc; kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn phù hợp với khả
năng, lứa tuổi, lựa chọn các hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực xã hội;
2
biết trân trọng cái tốt, đẹp, biết bảo vệ cái đúng; biết lên án phê phán cái xấu,
ác trong cuộc sống. Nó góp phần đào tạo những người lao động mới vừa có tri
thức khoa học, vừa có đạo đức, vừa có năng lực hoạt động thực tiễn, vừa có
phẩm chất chính trị vừa có ý thức trách nhiệm với cộng đồng với gia đình và
với chính bản thân mình. Không thể đào tạo những con người mới phát triển
toàn diện khi chỉ chú ý đến việc giáo dục trí dục, bỏ qua hoặc coi thường giáo
dục các mặt khác. Tuy nhiên một thực tế đặt ra hiện nay là hầu hết các em học
sinh và các bậc phụ huynh đều cho rằng môn giáo dục công dân chỉ là môn
học bổ trợ, môn phụ không quan trọng lắm. Một bộ phận học sinh vẫn còn thờ
ơ với môn học, có tư tưởng học lệch, học đối phó cho đủ điểm lên lớp. Các
em chỉ tập trung các môn thi tốt nghiệp và đại học.
Vấn đề bạo lực học đường, ma túy học đường, thanh thiếu niên phạm
pháp… gia tăng trong xã hội đặt ra câu hỏi vì sao đạo đức học sinh lại xuống
cấp trong khi môn giáo dục công dân vẫn được dạy liên tục từ tiểu học cho
đến các bậc học cao hơn.
Vậy chúng ta phải xem xét lại cách giáo dục đạo đức trong nhà trường,
đặc biệt là môn giáo dục công dân. Thực trạng việc giảng dạy và học tập môn
giáo dục công dân trong nhà trường phổ thông hiện nay như thế nào? Học
sinh có hứng thú học tập môn này không?
Trong quá trình công tác của bản thân, tôi nhận thấy đa số học sinh
chưa thực sự nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của môn giáo dục
công dân.Với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả học tập môn giáo dục
công dân của học sinh ở địa bàn quận 8 tôi quyết định chọn đề tài: “Hứng thú
học tập môn giáo dục công dân của học sinh một số trường trung học phổ
thông tại quận 8, thành phố Hồ Chí Minh”.
3
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng hứng thú học tập môn giáo dục công dân của học
sinh tại một số trường ở quận 8 tp.HCM. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện
pháp nhằm nâng cao hứng thú học tập môn GDCD cho học sinh THPT.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: hứng thú học môn giáo dục công dân.
Khách thể nghiên cứu : học sinh tại một số trường trung học phổ thông
ở quận 8 TPHCM.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Mức độ biểu hiện hứng thú học tập môn giáo dục công dân của học sinh
một số trường THPT ở quận 8 tp.HCM còn ở mức thấp.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập môn GDCD của học
sinh một trường THPT ở quận 8 tp.HCM. Nếu có các giải pháp đúng đắn tác
động sẽ làm cho hứng thú học tập môn GDCD nâng cao hơn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu lý luận
Tìm hiểu lịch sử nghiên cứu của vấn đề, đồng thời xác định cơ sở lý
luận liên quan đến đề tài: hứng thú, hứng thú học tập, biểu hiện hứng thú học
tập của học sinh, hứng thú học tập môn giáo dục công dân.
5.2. Nghiên cứu thực tiễn
- Khảo sát thực trạng mức độ biểu hiện hứng thú học môn giáo dục
công dân của học sinh một số trường trung học phổ thông ở quận 8 tp.HCM.
- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập môn GDCD, của
học sinh một số trường trung học phổ thông ở quận 8 tp.HCM.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hứng thú học tập môn
GDCD.
4
6. Giới hạn đề tài nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân hứng thú học
môn GDCD của học sinh tại 3 trường trung học phổ thông ở quận 8 tp.HCM
là: trường THPT Lương Văn Can, trường THPT Tạ Quang Bửu, trường
THPT Ngô Gia Tự.
Nghiên cứu theo hướng tiếp cận nhận thức, xúc cảm, tình cảm, và hành
động học tập của học sinh đối với môn GDCD.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Hệ thống các công trình nghiên cứu trước đây, phân tích tổng hợp các
khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.1.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Bảng hỏi được xây dựng nhằm tìm hiểu mức độ biểu hiện hứng thú và
các biểu hiện ảnh hưởng đến hứng thú học tập môn GDCD. Bảng hỏi được
xây dựng dưới dạng phiếu thăm dò ý kiến theo các bước:
Bước 1: Xây dựng phiếu thăm dò mở.
Bước 2: Xây dựng phiếu thăm dò thử nghiệm.
Bước 3: Xây dựng phiếu thăm dò chính thức.
7.1.2. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn nhóm tập trung: phỏng vấn các nội dung gắn với bảng hỏi để
tăng tính thuyết phục cũng như độ phong phú và thực tế của số liệu.
Phỏng vấn sâu cá nhân: chọn một vấn đề nào đó nổi trội trong phần trả
lời để phỏng vấn GV và HS.
7.1.3. Phương pháp phân tích tài liệu
Nghiên cứu các công trình nghiên cứu, các tài liệu lý luận về hứng thú
học tập, hứng thú học tập môn GDCD của học sinh. Các tư liệu này được
5
nghiên cứu, phân tích, hệ thống hóa và được sử dụng trong đề tài như một thư
mục tham khảo.
Ngoài ra, đề tài còn thu thập các số liệu dựa trên báo cáo về tình hình học
tập thực tế của học sinh các trường ở quận 8, thành phố Hồ Chí Minh.
7.1.4. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý các số liệu thống kê.
8. Đóng góp của đề tài
Đề tài mô tả thực trạng việc học tập và giảng dạy môn GDCD ở một số
trường THPT ở quận 8 tp.HCM hiện nay.
Đề tài cũng đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hứng thú học tập
môn GDCD cho các trường THPT ở quận 8, thành phố Hồ Chí Minh.
9. Cấu trúc luận văn
Phần mở đầu
Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Thực trạng hứng thú học tập môn GDCD của học sinh
một số trường THPT tại quận 8, thành phố Hồ Chí Minh.
Kết luận và kiến nghị
Phụ lục
Tài liệu tham khảo
6
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HỨNG THÚ, HỨNG THÚ HỌC TẬP
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những công trình nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu về hứng thú là một trong những nghiên cứu rất phong phú
của tâm lý học. Những công trình nghiên cứu về hứng thú xuất hiện rất sớm
và ngày càng phát triển.
Herbart (1776 - 1841) nhà tâm lí học, nhà giáo dục học, nhà triết học
người Đức đã sáng lập ra trường phái giáo dục hiện đại ở Đức thế kỉ XIX.
Ông đã đưa ra 4 mức độ của dạy học đó là tính sáng tỏ, tính liên tưởng, tính
hệ thống, tính phong phú và đặc biệt hứng thú là yếu tố quyết định kết quả
học tập của người học.
Ovide Decroly (1871 - 1932) bác sĩ và là nhà tâm lí học người Bỉ khi
nghiên cứu về khả năng tập đọc, tập làm tính của trẻ đã xây dựng học thuyết
về những trung tâm hứng thú và về lao động tích cực. I.K.Strong đã nghiên
cứu “sự thay đổi hứng thú cùng với lứa tuổi”. Từ những năm 1931 ông đã đưa
ra quan điểm và phương pháp nghiên cứu hứng thú bằng bảng hỏi.
Năm 1938, Ch.Buher đã nghiên cứu công trình “phát triển hứng thú ở
trẻ em”. Từ những năm 1940 của thế kỉ XX một số nhà tâm lí học Nga như
S.L.Rubinstein, N.G.Morodov, A.F.Beliep,…đã có những công trình nghiên
cứu về hứng thú, con đường hình thành hứng thú.
Từ những năm 1940 của thế kỉ XX, A.F.Bêliep đã bảo vệ thành công
luận án tiến sĩ về “tâm lý học hứng thú”. Các nhà tâm lý học như
S.L.Rubinsten, N.G.Morodov… đã quan tâm nghiên cứu khái niệm hứng thú,