Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Lê Thanh Lâm
HỨNG THÚ SỞ HỮU SẢN PHẨM
CÁ NHÂN HOÁ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Lê Thanh Lâm
HỨNG THÚ SỞ HỮU SẢN PHẨM
CÁ NHÂN HOÁ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số: 8310401
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN VĂN PHƯƠNG
Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác,
trung thực và từ những nguồn hợp pháp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TpHCM, ngày 03 tháng 10 năm 2018
LÊ THANH LÂM
LỜI CÁM ƠN
Qua thời gian học tập, nghiên cứu nhằm hoàn thành luận văn này tôi xin
bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới:
– Thầy hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Phương, trường Đại học
Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
– Các thầy, cô giáo khoa Tâm lý học trường Đại học Sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tôi theo học Cao
học và thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học này.
– Bên cạnh đó sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè và người thân đã luôn ủng
hộ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể tập trung nghiên cứu và hoàn thành đề
tài này.
Do về mặt kiến thức và thời gian còn hạn chế, luận văn còn nhiều khiếm
khuyết. Tôi mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô và mọi người để
luận văn được hoàn thiện hơn.
TpHCM, ngày 03 tháng 10 năm 2018
LÊ THANH LÂM
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỨNG THÚ SỞ HỮU SẢN PHẨM
CÁ NHÂN HOÁ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC ................................................ 6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .................................................................... 6
1.1.1. Một số công trình tiêu biểu nghiên cứu về vấn đề hứng thú .............. 6
1.1.2. Một số công trình nghiên cứu sở hữu sản phẩm cá nhân hoá .......... 13
1.2. Những khái niệm cơ bản .......................................................................... 15
1.2.1 Cá nhân hoá ....................................................................................... 15
1.2.2 Sản phẩm và sản phẩm cá nhân hoá.................................................. 17
1.2.3 Sở hữu và sở hữu sản phẩm cá nhân hoá .......................................... 19
1.2.4 Hứng thú và hứng thú sở hữu ............................................................ 20
1.2.5 Hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá ........................................... 31
1.2.6 Đặc điểm của sinh viên đại học ......................................................... 34
1.2.7 Hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học ........ 44
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ................................................................................... 55
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HỨNG THÚ SỞ HỮU SẢN PHẨM CÁ
NHÂN HOÁ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC ..................................................... 56
2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ................................................................ 56
2.1.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng ....................................................... 56
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu thực trạng ................................................ 56
2.1.3. Mẫu khách thể nghiên cứu ................................................................ 59
2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng ................................................................. 60
2.2.1. Phương tiện tiếp cận sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học 60
2.2.2. Vị trí của sản phẩm cá nhân hoá đối với sinh viên đại học.............. 61
2.2.3. Hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học qua
biểu hiện nhận thức ..................................................................................... 63
2.2.4. Hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học qua
biểu hiện thái độ .......................................................................................... 64
2.2.5. Hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học qua
biểu hiện hành động .................................................................................... 65
2.2.6. Sự tương quan về 3 yếu tố thành phần: nhận thức, thái độ, hành
động của sinh viên đại học đến hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá . 67
2.2.7. So sánh sự khác biệt về mức độ hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân
hoá của sinh viên đại học ............................................................................ 68
2.2.8. Yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân
hoá của sinh viên đại học ............................................................................ 71
2.2.9. Khảo sát ý kiến biện pháp nâng cao hứng thú sở hữu sản phẩm cá
nhân hoá của sinh viên đại học .................................................................. 73
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ................................................................................... 76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 83
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội ngày càng phát triển, kéo theo đó là nhu cầu của con người
ngày càng cao, từ nhu cầu ăn uống đến nhu cầu tự khẳng định, liên tục đòi
hỏi cần được đáp ứng ở mức độ cao hơn. Nhu cần ăn uống không chỉ dừng
lại ở đủ ăn, “ăn no mặc ấm” như quan niệm trước đây, mà bây giờ còn phải
là “ăn ngon, mặc đẹp”. Ngày xưa, người ta khẳng định bản thân bằng
những mặt hàng có logo, thương hiệu tên tuổi, thì giờ đây, người ta khẳng
định mình bằng món hàng, sản phẩm được cá nhân hoá cho riêng mình, là
đặc biệt độc nhất chỉ có mình sở hữu. Trên thị trường hiện nay, sản phẩm,
hàng hoá liên tục được phát triển, sản xuất để đáp ứng cho nhu cầu của
người tiêu dùng. Các mặt hàng được bày bán, sản xuất hàng loạt rất đa
dạng và phong phú. Chính vì thế, người mua hàng với cùng mục đích sử
dụng thì những sản phẩm họ sở hữu là tương tự nhau, giống nhau. “Người
tiêu dùng ngày nay không còn muốn lựa chọn những sản phẩm đại trà, mà
muốn những sản phẩm độc đáo, mang đậm dấu ấn phong cách cá nhân của
người sử dụng", theo Peter Firth - Giám đốc Công ty nghiên cứu thị trường
TNS Global. Do vậy “cá nhân hoá sản phẩm” là một hướng đi cho các
doanh nghiệp đang tìm hướng đi hoặc làm mới mô hình kinh doanh của
mình. (Peter Firth, 2014)
Sinh viên đại học là một nhóm xã hội đặc biệt, là những người đang
theo học ở các trường để chuẩn bị cho hoạt động sản xuất vật chất hay tinh
thần của xã hội. Nhóm xã hội đặc biệt này là nguồn bổ sung cho đội ngũ trí
thức, được đào tạo cho lao động trí óc với nghiệp vụ cao và tham gia tích
cực vào hoạt động đa dạng có ích cho xã hội. Lứa tuổi sinh viên có những
nét đặc trưng tâm lý điển hình, đặc biệt là định hình cái tôi trong nhân cách,
nhu cầu tự thể hiện, muốn được tự khẳng định trong xã hội. Cùng với năng
2
lực và tình cảm trí tuệ phát triển, điều đó đã thôi thúc sinh viên cố gắng
hoàn thiện bản thân, khẳng định bản thân, tìm tòi và khám phá cái mới.
Tâm lý con người luôn có xu hướng khác biệt, con người thích sở
hữu những cái mới, cái độc nhất, mang dấu ấn, bản sắc cá nhân. Sở hữu
những sản phẩm như vậy, khi đó trở thành một sự thích thú, một nhu cầu.
Nhà sản xuất cần tạo ra sự khác biệt trong một thế giới phẳng, tạo ra những
sản phẩm khác biệt dành cho mỗi cá nhân, tác động vào hứng thú muốn sở
hữu sản phẩm của khách hàng.
Hứng thú là một trong những vấn đề phức tạp của tâm lý học, nhưng
nó có ý nghĩa quan trọng đối với con người. Trên thực tế, muốn cá nhân
hướng sự quan tâm của mình tới một hoạt động nào đó cần phải kể đến vai
trò quan trọng của hứng thú. Hứng thú làm tích cực hoá các quá trình tâm
lý (tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng...), giúp cho sự nhận thức về đối
tượng trở nên sâu sắc hơn, làm tăng hiệu quả hoạt động nhận thức, làm nảy
sinh khát vọng hành động và hành động sáng tạo. Khi có hứng thú với một
cái gì, thì cá nhân sẽ hoạt động tích cực chiếm lĩnh đối tượng, để thỏa mãn
nhu cầu trong cuộc sống. Hứng thú sở hữu đóng vai trò quan trọng trong
việc kinh doanh các mặt hàng nói riêng là sản phẩm cá nhân hoá nói chung.
Vấn đề hứng thú trên thế giới đã xuất hiện từ rất sớm và được nhiều
người quan tâm, tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu các công trình khoa học.
Và cho đến nay, các công trình nghiên cứu về hứng thú vẫn còn sức hấp
dẫn rất lớn và tiếp tục được đào sâu, bởi tính thiết thực và ứng dụng cao
của nó, đóng góp vào sự phong phú, đa dạng của đề tài này. Các công trình
nghiên cứu phổ biến ở Việt Nam là xu hướng nghiên cứu các vấn đề lý luận
mang tính đại cương của hứng thú, xu hướng nghiên cứu hứng thú trong
các môn học, xu hướng nghiên cứu hứng thú học nghề phổ thông và nghề
nghiệp, nhưng chưa có công trình nghiên cứu hứng thú của sinh viên đại
học về việc sở hữu những món đồ, sản phẩm mang tính cá nhân hoá.
3
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu “Hứng
thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học” làm đề tài luận
văn Thạc sĩ Tâm lý học.
2. Mục đích nghiên cứu
Qua nghiên cứu lý luận, khảo sát thực trạng hứng thú sở hữu sản
phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học, nhằm đề xuất một số biện pháp
nâng cao hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Sinh viên đại học các trường đại học.
4. Giả thuyết khoa học
Giả thuyết 1: Hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên
đại học ở mức trung bình
Giả thuyết 2: Có sự khác biệt hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá
của sinh viên đại học giữa nam và nữ.
Giả thuyết 3: Yếu tố ảnh hưởng cao nhất đến hứng thú sở hữu cá
nhân hoá của sinh viên đại học là “gu thẩm mỹ” của sinh viên.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống một số vấn đề lý luận cơ bản của đề tài: cá nhân hoá,
sản phẩm và sản phẩm cá nhân hoá, sở hữu và sở hữu sản phẩm cá nhân
hoá, hứng thú và hứng thú sở hữu, đặc điểm sinh viên đại học, hứng thú sở
hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học.
5.2. Nghiên cứu thực trạng hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá
của sinh viên đại học và nguyên nhân của thực trạng;
5.3. Đề xuất một số biện pháp nâng cao hứng thú sở hữu sản phẩm cá
nhân hoá của sinh viên đại học.
4
6. Giới hạn nghiên cứu
6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá qua các biểu
hiện tâm lý của hứng thú như:
+ Biểu hiện nhận thức của hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hóa
+ Biểu hiện thái độ của hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hóa
+ Biểu hiện hành động của hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hóa
6.2. Giới hạn khách thể nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu khách thể là sinh viên đại học các trường.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Mục đích: Nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan đến nhiệm
vụ của đề tài hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hóa của sinh viên đại học.
Cách tiến hành: Đọc, phân tích, tổng hợp sách, báo, tạp chí, công
trình nghiên cứu trước đó có liên quan đến đề tài.
7.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Mục đích: Khảo sát ý kiến của sinh viên đại học về thực trạng hứng
thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học.
Hình thức bảng hỏi: Đề tài sử dụng hai hình thức bảng hỏi là bảng
hỏi viết trên giấy và bảng hỏi trực tuyến được xây dựng bằng công cụ
Google Form.
Nội dung bảng hỏi: Cả hai bảng hỏi đều có cùng nội dung sau:
- Phương tiện sinh viên đại học tiếp cận sản phẩm cá nhân hoá
- Vị trí sản phẩm cá nhân hoá đối với sinh viên đại học
- Hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học qua
biểu hiện nhận thức
- Hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học qua
biểu hiện thái độ