Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hứng thú học tập của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Văn Hiến TP.HCM
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY
HỨNG THÚ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NĂM
THỨ NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số: 60 31 80
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. MAI NGUYỆT NGA
Thành phố Hồ Chí Minh – 2010
1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện đại đã đặt ra
những yêu cầu cao về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Tổ chức UNESCO
đã khẳng định: “Nền giáo dục hôm nay và tương lai phải dựa trên 04 trụ cột:
Learning to know - học để biết; Learning to do - học để làm; Learning to be -
học để khẳng định mình và Learning to live together - học để cùng chung
sống”. Vì thế, làm thế nào để người học có hứng thú tập trung chú ý trong học
tập, nắm được những tri thức khoa học cơ bản, đặc biệt, họ có khả năng tự
học, tự nghiên cứu, có kỹ năng, kỹ xảo để đáp ứng được sự phát triển nhanh
chóng của thực tế, … là vấn đề luôn được coi trọng.
Sinh viên là đội ngũ trí thức tương lai của đất nước, sự phát triển của
đất nước đòi hỏi phải có lực lượng lao động có trình độ khoa học, tay nghề
cao,… Học tập ở đại học là một hoạt động tâm lý được tổ chức một cách độc
đáo nhằm mục đích giúp sinh viên trở thành những chuyên gia phát triển toàn
diện sáng tạo và có trình độ nghiệp vụ cao. Do đó, hứng thú học tập giữ một
vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của các quá trình học
tập.
Hứng thú học tập chính là thái độ nhận thức đặc biệt của chủ thể đối
với hoạt động học tập, vì sự cuốn hút về mặt tình cảm và ý nghĩa thiết thực
của nó trong đời sống của cá nhân. Nhờ hứng thú, sinh viên có thể giảm mệt
mỏi, căng thẳng, tăng sự chú ý, thúc đẩy tính tích cực tìm tòi, sáng tạo trong
quá trình học tập và dễ dàng thành công trong học tập.
Thực tế cho thấy, sinh viên năm thứ nhất, trong đó có sinh viên năm
thứ nhất trường Đại học Văn Hiến, phần lớn là học sinh đang thực hiện bước
chuyển tiếp từ môi trường học tập ở phổ thông sang môi trường học tập ở bậc
đại học với nhiều khác biệt về khối lượng, nội dung tri thức, phương pháp
2
giảng dạy, hình thức học tập,…. Học tập của sinh viên diễn ra trong trường
đại học cũng khác với hoạt động đó ở học sinh phổ thông. Ở trường phổ
thông, học sinh lĩnh hội những tri thức đã được biên soạn sao cho phù hợp với
đặc điểm lứa tuổi, còn ở đại học sinh viên phải tiếp thu những tri thức cơ bản,
hệ thống và có tính khoa học cao của một khoa học nhất định. Việc chuyển từ
học tập ở trường phổ thông sang trường đại học có những biến đổi mạnh mẽ,
ảnh hưởng nhất định đến việc học tập, hứng thú học tập của sinh viên năm thứ
nhất.
Vì vậy, tìm hiểu hứng thú và tìm ra biện pháp nâng cao hứng thú trong
học tập của sinh viên năm thứ nhất là việc làm cần thiết, góp phần nâng cao
hiệu quả học tập của họ.
Thời gian qua, cũng đã có các công trình nghiên cứu về hứng thú học
tập của học sinh, sinh viên với một môn học cụ thể nào đó và hứng thú học
tập của sinh viên nói chung. Nhưng vấn đề hứng thú học tập của sinh viên
năm thứ nhất với những thay đổi về môi trường học tập mới vẫn chưa được
quan tâm.
Xuất phát từ lí do trên, tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Hứng thú
học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Văn Hiến Thành phố Hồ
Chí Minh”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu hứng thú học tập và những yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú
học tập của sinh viên năm thứ nhất, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp để
nâng cao hứng thú học tập cho sinh viên năm thứ nhất.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Khách thể nghiên cứu: sinh viên năm thứ nhất Đại học Văn Hiến
Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đối tượng nghiên cứu: hứng thú học tập của sinh viên năm thứ nhất.
3
4. GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU
- Hứng thú học tập của sinh viên năm thứ nhất chưa cao.
- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập của sinh viên năm
thứ nhất trường Đại học Văn Hiến, nhưng yếu tố cơ bản nhất làm cho hứng
thú học tập của sinh viên năm thứ nhất chưa cao là do ít hiểu biết về ngành
nghề bản thân đang theo học.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài: hoạt động
học tập của sinh viên, hứng thú, hứng thú học tập, đặc điểm hứng thú học tập
của sinh viên, biểu hiện của hứng thú học tập, các yếu tố ảnh hưởng đến hứng
thú học tập của sinh viên năm thứ nhất.
- Nghiên cứu thực trạng hứng thú học tập và các yếu tố ảnh hưởng đến
hứng thú học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Văn Hiến.
- Đề xuất một số biện pháp giúp sinh viên năm thứ nhất hứng thú với
việc học tập.
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài giới hạn trong phạm vi nghiên cứu như sau:
- Chỉ nghiên cứu trên nhóm 315 sinh viên năm thứ nhất trường Đại học
Văn Hiến.
- Chỉ nghiên cứu hứng thú học tập ở các biểu hiện: nhận thức, thái độ
và hành vi đối với học tập; đồng thời nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố
đến hứng thú học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Văn Hiến.
7. CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Cách tiếp cận
Đề tài tiến hành dựa trên cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu theo hướng
tiếp cận sau:
- Hướng tiếp cận thực tiễn:
4
Hứng thú học tập của sinh viên phải được khảo sát thực trên một mẫu
đủ độ khái quát. Hơn nữa, việc khảo sát này phải đảm bảo thu thập được
những số liệu thực tiễn, chính xác.
- Hướng tiếp cận hoạt động:
Hứng thú học tập của nhóm sinh viên năm thứ nhất được khảo sát phải
tìm hiểu qua hoạt động học tập của sinh viên. Bởi vì, hứng thú học tập của
sinh viên năm thứ nhất được hình thành thông qua hoạt động học tập.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu lý luận và kết quả nghiên cứu thực
tiễn về hứng thú học tập của sinh viên.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
Bảng hỏi được xây dựng dưới dạng phiếu thăm dò ý kiến.
- Phương pháp phỏng vấn:
Phỏng vấn cá nhân: chọn một số vấn đề nào đó nổi trội trong phần trả
lời để phỏng vấn sâu ở một số đối tượng.
- Phương pháp thống kê toán học: sử dụng phần mềm SPSS 11.5 for
window để xử lý các số liệu thống kê.
8. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài mô tả thực trạng hứng thú học tập của sinh viên năm thứ nhất
trường Đại học Văn Hiến, chỉ ra các biểu hiện hứng thú học tập, các yếu tố
ảnh hưởng đến thực trạng, đặc biệt yếu tố cơ bản nhất làm cho hứng thú học
tập của sinh viên năm thứ nhất chưa cao là do ít hiểu biết về ngành nghề đang
học. Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hứng thú học tập
cho sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Văn Hiến.
5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1.1. Ở nước ngoài
Những công trình nghiên cứu về hứng thú ở trên thế giới xuất hiện
tương đối sớm và ngày càng được phát triển.
Herbart (1776-1841) nhà tâm lý học nhà triết học, nhà giáo dục học,
người Đức. Ông là người sáng lập ra trường phái giáo dục hiện đại ở Đức thế
kỷ XIX. Ông đã đưa ra 4 mức độ của dạy học: tính sáng rõ, tính liên tưởng,
tính hệ thống, tính phong phú, đặc biệt hứng thú là yếu tố quyết định kết quả
học tập của người học.
Ovide Decroly (1871 – 1932) bác sĩ và nhà tâm lý người Bỉ khi nghiên
cứu về khả năng tập đọc, tập làm tính của trẻ đã xây dựng học thuyết về
những trung tâm hứng thú và về lao động tích cực.
John Dewey, (1859 – 1952) nhà giáo dục học, nhà tâm lý học người
Mỹ sáng lập lên trường thực nghiệm vào năm 1896, trong đó ưu tiên hứng thú
của học sinh và nhu cầu của học sinh trong từng lứa tuổi. Ông cho rằng, hứng
thú thực sự xuất hiện khi cái tôi đồng nhất với một ý tưởng hoặc một vật thể
đồng thời tìm thấy ở chúng phương tiện biểu lộ.
I.K. Strong đã nghiên cứu “Sự thay đổi hứng thú cùng với lứa tuổi”. Từ
những năm 1931, ông đã đưa ra quan điểm và phương pháp nghiên cứu hứng
thú bằng bảng câu hỏi.
Năm 1938, Ch.Buher trong công trình “Phát triển hứng thú ở trẻ em”
đã tìm hiểu khái niệm hứng thú.
Đến năm 1946, E.Clapade với vấn đề “Tâm lý trẻ em và thực nghiệm
sư phạm” đã đưa ra khái niệm hứng thú dựa trên bản chất sinh học. Trong
6
giáo dục chức năng, Clapade đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hứng thú
trong hoạt động của con người và cho rằng quy luật của hứng thú là cái trục
duy nhất mà tất cả hệ thống phải xoay quanh nó.
Từ những thập niên 40 của thế kỷ XX, A.F.Bêliep đã bảo vệ thành
công luận án tiến sĩ về “Tâm lý học hứng thú”. Các nhà tâm lý học như
S.LRubinstein, G.Morodov... đã quan tâm nghiên cứu khái niệm hứng thú,
con đường hình thành hứng thú, và cho rằng hứng thú là biểu hiện của ý chí,
tình cảm.
Năm 1955, A.P.Ackhadop có công trình nghiên cứu về sự phụ thuộc
của tri thức học viên với hứng thú học tập. Kết quả cho thấy tri thức của học
viên có mối quan hệ khăng khít với hứng thú học tập. Trong đó sự hiểu biết
nhất định về môn học được xem là một tiền đề cho sự hình thành hứng thú đối
với môn học.
D.Super trong “Tâm lý học hứng thú”(1961) đã xây dựng phương pháp
nghiên cứu về hứng thú trong cấu trúc nhân cách.
Năm 1966, N.I. Ganbiô bảo vệ luận án tiến sĩ về đề tài “Vận dụng tính
hứng thú trong giảng dạy tiếng Nga”. Tác giả cho rằng hứng thú học tập của
học sinh là một phương tiện để nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Nga
trong nhà trường.
Năm 1967, N.G. Marôzôva nghiên cứu sự khác nhau trong việc hình
thành hứng thú của trẻ em trong sự phát triển bình thường và phát triển không
bình thường. N.G. Marôzôva cũng đã nghiên cứu vấn đề “Tác dụng của việc
giảng dạy, nêu vấn đề đối với hứng thú nhận thức của sinh viên”. Đến năm
1976, tác giả đưa ra cấu trúc tâm lý của hứng thú, đồng thời còn phân tích
những điều kiện và khả năng giáo dục hứng thú trong quá trình học tập và lao
động của học sinh.
7
I.G.Sukira trong công trình “Vấn đề hứng thú trong khoa học giáo dục”
(1972) đã đưa ra khái niệm về hứng thú nhận thức cùng với biểu hiện của nó.
Đồng thời, bà còn nêu lên nguồn gốc cơ bản của hứng thú nhận thức là nội
dung tài liệu và hoạt động học của học sinh.
Những công trình của A.G.Côvaliôp về “Tâm lý học cá nhân” đã góp
phần quan trọng trong nghiên cứu về hứng thú nói chung, hứng thú nhận thức
nói riêng.
Năm 1976, A.K.Marcôva nghiên cứu về vai trò của dạy học nêu vấn đề
với hứng thú học tập của học sinh. Dạy học nêu vấn đề là một trong những
biện pháp quan trọng góp phần nâng cao hứng thú học tập học tập của học
sinh trong quá trình học tập.
J.Piaget (1896 – 1996) nhà tâm lý học nổi tiếng người Thụy Sĩ có rất
nhiều công trình nghiên cứu về trí tuệ trẻ em và giáo dục. Ông rất chú trọng
đến hứng thú của học sinh và cho rằng “Nhà trường kiểu mới đòi hỏi phải
hoạt động thực sự, phải làm việc một cách chủ động dựa trên nhu cầu và hứng
thú cá nhân”. Ông nhấn mạnh: cũng giống như người lớn, trẻ em là một thực
thể mà hoạt động cũng bị chi phối bởi quy luật hứng thú hoặc của nhu cầu.
Nó sẽ không đem lại hiệu suất đầy đủ nếu người ta không khêu gợi những
động cơ nội tại của hoạt động đó. Ông cho rằng mọi việc làm của trí thông
minh đều dựa trên hứng thú, hứng thú chẳng qua chỉ là một trạng thái chức
năng động của sự đồng hóa [24]
Từ những công trình nghiên cứu trên, có thể khái quát lịch sử nghiên
cứu hứng thú trên thế giới chia làm các xu hướng sau:
Xu hướng thứ I: Giải thích bản chất tâm lý của hứng thú:
Đại diện cho xu hướng này là A.F.Bêliep. Năm 1944 tác giả tiến hành
thành công luận án tiến sĩ “Tâm lý học hứng thú” nội dung cơ bản của luận án
là những vấn đề lý luận tổng quát về hứng thú trong tâm lý học.
8
Xu hướng thứ II: Xem xét hứng thú trong mối quan hệ với sự phát
triển nhân cách nói chung và vốn tri thức của cá nhân nói riêng.
Đại diện cho xu hướng này là L.LBôgiôvích “Hứng thú trong quan hệ
hình thành nhân cách”. Lukin, Lêvitôp nghiên cứu “Hứng thú trong quan hệ
với năng lực”. L.P.Bơlagôna Dejina, L.X.Xlavi, B.N.Mione lại xem xét
“Hứng thứ trong mối quan hệ với hoạt động” các tác giả này đã coi hứng thú
là động cơ có ý nghĩa của hoạt động. Trong xu hướng này còn có nhiều nhà
nghiên cứu khác như: L.X.Rubinstêin, A.V.Daparôzét, M.I.Bôliép,
L.A.Gôđôn ...
Xu hướng thứ III: Nghiên cứu sự hình thành và phát triển hứng thú
theo các giai đoạn lứa tuổi:
Đại diện là G.ISukina “Nghiên cứu hứng thú trẻ em ở các lứa tuổi”;
D.P.Xalônhisư nghiên cứu sự phát triển hứng thú nhận thức của trẻ mẫu giáo;
V.G Ivanôp đã phân tích sự phát triển và giáo dục hứng thú của học sinh lớn
trong trường trung học; N.G. Marôzôva nghiên cứu “Sự hình thành hứng thú
trẻ em trong điều kiện bình thường và trong điều kiện không bình thường”
(1957). Những công trình nghiên cứu này đã phân tích đặc điểm hứng thú của
từng lứa tuổi, những điều kiện và khả năng giáo dục hứng thú trong các giai
đoạn phát triển lứa tuổi của trẻ.
1.1.2. Ở Việt Nam
Ở Việt nam vấn đề hứng thú cũng được rất nhiều tác giả quan tâm
nghiên cứu.
Năm 1969, Lê Ngọc Lan với đề tài “Tìm hiểu hứng thú học môn toán
của học sinh cấp II”, mục đích nghiên cứu là nhằm tìm hiểu hứng thú của học
sinh đối với môn toán. Đồng thời, tác giả cũng kiểm nghiệm các tác động sư
phạm nhằm nâng cao hứng thú học môn toán của học sinh thông qua những
hoạt động ngoại khóa của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
9
Năm 1970, Phạm Huy Thụ đã nghiên cứu về “Hiện trạng hứng thú học
tập các môn học của học sinh cấp II” nhằm tìm hiểu sự phân hóa hứng thú học
tập với các môn học của học sinh cấp II. Từ đó, tác giả phân tích các nguyên
nhân ảnh hưởng đến hứng thú của học sinh cấp II đối với các môn học.
Năm 1973, Phạm Tất Dong đã bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ ở
Liên Xô với đề tài “Một số đặc điểm hứng thú nghề của học sinh lớn và
nhiệm vụ hướng nghiệp”. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định sự khác biệt về
hứng thú học tập giữa nam và nữ, hứng thú nghề nghiệp không thống nhất với
xu hướng phát triển nghề của xã hội, công tác hướng nghiệp ở trường phổ
thông không được thực hiện nên các em học sinh chịu nhiều thiệt thòi. Hứng
thú học tập các bộ môn của học sinh là cơ sở để đề ra nhiệm vụ hướng nghiệp
một cách khoa học.
Năm 1977, Phạm Ngọc Quỳnh với đề tài “Hứng thú với môn văn của
học sinh lớp cấp II” đã nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân gây hứng thú học
văn và nguyên nhân làm cho không hứng thú học văn. Từ đó, tác giả đưa ra
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn văn cho học sinh trung
học cơ sở.
Năm 1977, Phạm Huy Thụ với luận án “Hiện trạng hứng thú học tập
các môn của học sinh cấp II một số trường tiên tiến”. Từ nghiên cứu về hứng
thú học tập của học sinh, tác giả đề xuất biện pháp giáo dục nhằm nâng cao
hứng thú học tập cho học sinh.
Năm 1977, tổ nghiên cứu của khoa tâm lý học giáo dục trường Đại Học
Sư Phạm Hà Nội I đã nghiên cứu đề tài “Hứng thú học tập của học sinh cấp II
đối với môn học cụ thể” kết quả cho thấy hứng thú học tập các môn của học
sinh cấp II là không đồng đều.