Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hoàn thiện kiểm soát nội bộ các khoản chi tại Cục thuế tỉnh Bình Định
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
PHẠM VĂN CHƢƠNG
HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ CÁC KHOẢN CHI
TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÌNH ĐỊNH
Chuyên ngành: KẾ TOÁN
Mã số: 8340301
Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC TIẾN
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện, dƣới sự
hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Ngọc Tiến. Các nội dung nghiên
cứu và kết quả trong luận văn này chƣa từng đƣợc ai công bố trên bất kỳ
phƣơng tiện truyền thông nào.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm trƣớc Hội đồng.
Bình Định, ngày tháng 8 năm 2021
Tác giả luận văn
Phạm Văn Chƣơng
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự hƣớng dẫn tận tình của giảng viên
PGS.TS.Nguyễn Ngọc Tiến trong suốt quá trình tác giả nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Tác giả bày tỏ lòng cảm ơn đến toàn thể thầy, cô giáo tham gia giảng
dạy lớp Thạc sĩ Kế toán K22B; các thầy, cô giáo của Khoa Kinh tế & Kế toán,
các thầy, cô ở Phòng Đào tạo Sau Đại học - Trƣờng Đại học Quy Nhơn đã
quan tâm, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập.
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo cùng đội ngũ cán bộ
công chức cơ quan Cục Thuế tỉnh Bình Định đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả
trong quá trình thu thập tài liệu, số liệu.
Trong quá trình học tập, nghiên cứu viết luận văn, chắc chắn không thể
tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận đƣợc sự thông cảm và ý
kiến đóng góp của quý Thầy, Cô giáo.
Xin trân trọng cảm ơn!
Bình Định, ngày tháng 8 năm 2021
Tác giả
Phạm Văn Chƣơng
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ Đ U........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ CÁC
KHOẢN CHI TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC...................... 8
1.1. KHÁI QUÁT VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG KHU VỰC CÔNG ... 8
1.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của các lý thuyết kiểm soát nội bộ ......... 8
1.1.2. Lịch sử ra đời và phát triển của kiểm soát nội bộ trong khu vực
công ............................................................................................................. 10
1.1.3. Định nghĩa về kiểm soát nội bộ trong khu vực công ........................ 11
1.1.4. Mục tiêu kiểm soát nội bộ trong khu vực công ................................ 12
1.1.5. Sự cần thiết của kiểm soát nội bộ trong khu vực công ..................... 13
1.1.6. Các bộ phận hợp thành của hệ thống kiểm soát nội bộ trong khu
vực công ...................................................................................................... 15
1.1.7. Tính hữu hiệu và tiêu chí đáng giá tính hữu hiệu của kiểm soát
nội bộ trong khu vực công .......................................................................... 23
1.2. KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC VÀ CÁC
KHOẢN CHI TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC.................... 25
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của đơn vị hành chính nhà nƣớc ................. 25
1.2.2. Phân loại đơn vị hành chính nhà nƣớc.............................................. 26
1.2.3. Nội dung các khoản chi trong đơn vị hành chính nhà nƣớc ............. 28
1.3. KIỂM SOÁT NỘI BỘ CÁC KHOẢN CHI TRONG ĐƠN VỊ HÀNH
CHÍNH NHÀ NƢỚC...................................................................................... 29
1.3.1. Môi trƣờng kiểm soát chi.................................................................. 29
1.3.2. Nhận dạng và đánh giá rủi ro các khoản chi..................................... 31
1.3.3. Hoạt động kiểm soát các khoản chi .................................................. 32
1.3.4. Thông tin và truyền thông................................................................. 33
1.3.5. Hoạt động giám sát các khoản chi .................................................... 33
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 35
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CÁC KHOẢN CHI
TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÌNH ĐỊNH............................................................. 36
2.1. TỔNG QUAN VỀ CỤC THUẾ TỈNH BÌNH ĐỊNH .............................. 36
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Cục Thuế tỉnh Bình Định.............. 36
2.1.2. Về chức năng, nhiệm vụ của Cục Thuế tỉnh Bình Định ................... 37
2.1.3. Bộ máy quản lý tại Cục Thuế tỉnh Bình Định .................................. 37
2.2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CÁC KHOẢN CHI TẠI
CỤC THUẾ TỈNH BÌNH ĐỊNH .................................................................... 41
2.2.1. Thực trạng về các khoản chi tại Cục Thuế ....................................... 41
2.2.2. Thực trạng về kiểm soát nội bộ các khoản chi tại Cục Thuế tỉnh
Bình Định .................................................................................................... 53
2.2.3. Đánh giá tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ các khoản chi tại
Cục Thuế tỉnh Bình Định............................................................................ 65
2.3. ĐÁNG GIÁ CHUNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ CÁC KHOẢN CHI
TẠI CỤC THUẾ BÌNH ĐỊNH ....................................................................... 79
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc trong kiểm soát nội bộ các khoản chi........ 79
2.3.2. Những hạn chế trong kiểm soát nội bộ các khoản chi...................... 83
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế ...................................................... 87
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 90
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ CÁC
KHOẢN CHI TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÌNH ĐỊNH ..................................... 91
3.1. QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ CÁC KHOẢN
CHI TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÌNH ĐỊNH..................................................... 91
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ CÁC KHOẢN
CHI TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÌNH ĐỊNH..................................................... 93
3.2.1. Về môi trƣờng kiểm soát các khoản chi ........................................... 93
3.2.2. Về nhận diện và đánh giá rủi ro các khoản chi................................. 95
3.2.3. Về hoạt động kiểm soát chi............................................................... 97
3.2.4. Về thông tin và truyền thông........................................................... 103
3.2.5. Về hoạt động giám sát chi............................................................... 104
3.3. ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP................................. 105
3.3.1. Đối với Cục Thuế tỉnh Bình Định................................................... 105
3.3.2. Về phía các cơ quan Nhà nƣớc cấp trên ......................................... 106
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.............................................................................. 107
KẾT LUẬN CHUNG.................................................................................... 108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................... 119
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT Chữ viết tắt Giải nghĩa
1 AAA Hiệp hội Kế toán Hoa Kỳ
2 AICPA Hiệp hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ
3 ASOSAI Tổ chức các cơ quan kiểm toán tối cao Châu Á
4 CAP Ủy ban thủ tục kiểm toán
5 COSO Ủy ban các tổ chức đồng bảo trợ
6 CBCC Cán bộ công chức
7 ERM Hệ thống đánh giá rủi ro doanh nghiệp
8 FEI Hiệp hội Các nhà quản trị tài chính
9 GAO Cơ quan kiểm toán Nhà nƣớc Hoa Kỳ
10 IFAC Liên đoàn Kế toán Quốc tế
11 IIA Hiệp hội Kiểm toán viên nội bộ
12 IMA Hiệp hội Kế toán viên quản trị
13 INTOSAI Tổ chức Quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao
14 KSNB Kiểm soát nội bộ
15 KBNN Kho bạc nhà nƣớc
16 NSNN Ngân sách nhà nƣớc
17 SEC Ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ
18 UBND Ủy ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thống kê trình độ công chức tại Văn Phòng Cục Thuế tỉnh Bình
Định, giai đoạn 2016-2020 ........................................................... 40
Bảng 2.2: Tổng hợp nội dung, mục chi và số liệu chi NSNN tại Cục Thuế
tỉnh Bình Định giai đoạn 2018 - 2020 .......................................... 44
Bảng 2.3: Tổng hợp chi Quản lý hành chính tại Cục Thuế tỉnh Bình Định
giai đoạn 2018 - 2020 ................................................................... 46
Bảng 2.4: Tổng hợp chi Đầu tƣ phát triển tại Cục Thuế tỉnh Bình Định
giai đoạn 2018 - 2020 ................................................................... 50
Bảng 2.5: Tổng hợp chi NSNN tại Cục Thuế tỉnh Bình Định giai đoạn
2018 - 2020 ................................................................................... 56
Bảng 2.6: Thống kê khảo sát về “Tính chính trực và giá trị đạo đức” ........... 67
Bảng 2.7: Thống kê khảo sát về “Quan điểm của Ban lãnh đạo Cục” ........... 68
Bảng 2.8: Thống kê khảo sát về “Đội ngũ cán bộ công chức” ....................... 70
Bảng 2.9: Thống kê khảo sát về “Cơ cấu tổ chức” ......................................... 71
Bảng 2.10: Thống kê khảo sát về “Chính sách nhân sự”................................ 72
Bảng 2.11: Thống kê khảo sát về “Nhận diện và đánh giá rủi ro” ................. 73
Bảng 2.12: Thống kê khảo sát về “Hoạt động kiểm soát”.............................. 75
Bảng 2.13: Thống kê khảo sát về “Hệ thống thông tin và truyền thông”....... 76
Bảng 2.14: Thống kê khảo sát về “Hoạt động giám sát” ................................ 78
Bảng 3.1: Bộ nhận diện rủi ro, dự phòng rủi ro và xử lý rủi ro liên quan
đến các khoản chi NSNN tại Cục Thuế tỉnh................................... 95
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Các bộ phận hợp thành hệ thống kiểm soát nội bộ......................... 15
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Cục Thuế tỉnh Bình Định. ....... 38
Hình 2.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức các Chi Cục Thuế trực thuộc Cục Thuế
tỉnh Bình Định................................................................................. 39
Hình 2.3: Chi Quản lý hành chính tại Cục Thuế tỉnh Bình Định giai đoạn
2018 - 2020. .................................................................................... 47
Hình 2.4: Chi Đầu tƣ phát triển tại Cục Thuế tỉnh Bình Định giai đoạn
2018 - 2020. .................................................................................... 51
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Cùng với sự phát triển ngày càng đa dạng của các loại hình doanh
nghiệp, các tổ chức phi lợi nhuận, các khu vực công, KSNB đƣợc xem là một
công cụ quan trọng để giúp các đơn vị có thể kiểm soát một cách hữu hiệu các
hoạt động, quản lý rủi ro và bảo vệ đƣợc tài sản.
Cục Thuế tỉnh Bình Định là một cơ quan hành chính Nhà nƣớc trực
thuộc Tổng Cục Thuế và đƣợc thành lập theo Nghị định số 181/HĐBT
ngày 07/8/1990 của Hội đồng Bộ trƣởng, trong đó nhiệm vụ trọng tâm của
Cục Thuế tỉnh Bình Định là tổ chức thực hiện công tác quản lý thu thuế, phí,
lệ phí và các khoản thu khác của NSNN, thuộc phạm vi, địa bàn tỉnh Bình
Định; Tham mƣu giúp cho Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định, Tỉnh ủy Bình
Định về lĩnh vực quản lý tài chính, ngân sách, giá cả trên địa bàn tỉnh Bình
Định. Quá trình hoạt động, ngoài việc thực hiện các chỉ đạo của Tổng Cục
Thuế, Bộ Tài Chính, Cục Thuế tỉnh Bình Định còn chịu sự chỉ đạo trực tiếp
của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định.
Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc, Cục
Thuế tỉnh Bình Định không thể tránh khỏi những rủi ro, sai sót trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính, ngân sách. Để hạn chế đến mức thấp
nhất các sai sót có thể xảy ra, một nhiệm vụ không thể thiếu và ngày càng trở
nên cần thiết trong quá thực hiện nhiệm vụ của Cục Thuế tỉnh Bình Định là
phải tổ chức tốt công tác KSNB. Bởi vì, KSNB là những phƣơng pháp và
chính sách đƣợc thiết kế để ngăn chặn, giảm thiểu sai sót, khuyến khích hiệu
quả hoạt động, nh m đạt đƣợc sự tuân thủ các chính sách và quy định đƣợc
thiết lập. Chính hoạt động KSNB s giúp phát hiện nhanh chóng các hành vi
vi phạm chế độ, chính sách của Nhà nƣớc trong công tác tham mƣu tại Cục
2
Thuế tỉnh Bình Định, hạn chế đƣợc việc ban hành các văn bản, các chỉ đạo
trong nội bộ không phù hợp với quy định tại Cục Thuế tỉnh Bình Định; đồng
thời, giúp Ban Lãnh đạo Cục Thuế có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.
Qua tìm hiểu và thực tế công tác đơn vị nhận thấy công tác KSNB tại
Cục Thuế tỉnh Bình Định chƣa thực sự đƣợc chú trọng, đặc biệt là việc KSNB
các khoản chi. Mặt khác, hiện nay Chính phủ cũng chƣa có văn bản nào quy
định việc xây dựng về KSNB các khoản chi đối với các cơ quan hành chính
Nhà nƣớc, nên Cục Thuế tỉnh Bình Định xây dựng các nội dung của Quy chế
chi tiêu nội bộ phải dựa trên cơ sở Quy chế chi tiêu nội bộ của cấp chủ quản
là Tổng Cục Thuế, dựa trên các quy định của Nhà nƣớc và tình hình thực tế
các khoản chi. Từ Quy chế chi tiêu nội bộ s phục vụ cho công tác quản lý và
KSNB các khoản chi của Cục Thuế tỉnh Bình Định tốt hơn. Tuy nhiên, việc
xây dựng nhƣ trên là chƣa đầy đủ, còn bộc lộ nhiều hạn chế, chƣa có cái nhìn
tổng quát và có hệ thống về công tác kiểm soát.
Xuất phát từ thực trạng và sự cần thiết phải thiết lập một hệ thống KSNB
các khoản chi đủ mạnh để kiểm soát các hoạt động chi tiêu tại Cục Thuế tỉnh
Bình Định nêu trên nên tác giả đã chọn đề tài: “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ
các khoản chi tại Cục Thuế tỉnh Bình Định” làm đề tài nghiên cho luận văn
thạc sĩ của mình, nh m đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp để hoàn
thiện KSNB các khoản chi tại Cục Thuế tỉnh Bình Định.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đề tài
Về KSNB trong khu vực công đã có nhiều công trình nghiên cứu, tuy
nhiên, mỗi công trình nghiên cứu đều có những giá trị và ý nghĩa riêng, gắn
kết với từng đơn vị, khu vực công cụ thể, tiêu biểu nhƣ các nghiên cứu:
Đỗ Thị Thu Trang (2012) với đề tài “Hoàn thiện kiểm soát chi thường
xuyên qua KBNN Khánh Hòa” đã tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng
quản lý Nhà nƣớc về chi NSNN qua KBNN Khánh Hòa. Qua đó chỉ rõ những
3
kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế bất cập và nguyên nhân làm cơ sở
cho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nƣớc về chi NSNN qua
KBNN Khánh Hòa.
Phạm Thị Trà (2014), nghiên cứu về hệ thống hóa những vấn đề lý luận
cơ bản về KSNB trong các đơn vị sự nghiệp công; phân tích, đánh giá thực
trạng kiểm soát thu, chi tại Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn
và đề xuất các phƣơng hƣớng và giải pháp nh m hoàn thiện công tác KSNB
thu, chi tại Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn.
Nguyễn Ngọc Thu (2015) với đề tài: “Hoàn thiện KSNB các khoản chi
tại Sở Tài chính tỉnh Bình Định" đã hệ thống hóa lý luận về KSNB chi ngân
sách tại một đơn vị hành chính sự nghiệp chuyên về tài chính ở tỉnh Bình
Định; từ đó phân tích và đề xuất một số giải pháp nh m hoàn thiện công tác
KSNB các khoản chi ngân sách nh m góp phần nâng cao và tăng tính hiệu
quả trong việc chi tiêu tại Sở Tài chính tỉnh Bình Định.
Nguyễn Mạnh Tuấn (2017) với đề tài đánh giá kết quả kiểm soát chi
thƣờng xuyên và đƣa ra những vƣớng mắc của công tác kiểm soát chi, nguyên
nhân và giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên qua ngân
sách qua KBNN Vĩnh Phúc.
Hoàng Thị Xuân Hƣơng (2018) với đề tài: “Hoàn thiện công tác
kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Quảng Trạch, Quảng Bình"
đã phân tích công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN
Quảng Trạch, Quảng Bình, tìm ra nguyên nhân và giải pháp hoàn thiện
công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua ngân sách qua KBNN
Quảng Trạch, Quảng Bình.
Đoàn Thị Thanh Toàn (2018) với đề tài phân tích công tác kiểm soát
chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN Đà Nẵng, tìm ra nguyên nhân và giải
pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua ngân sách
4
qua KBNN Đà Nẵng.
Nguyễn Thị Lệ H ng, Vũ Trƣơng Hà Giang (2020) với nghiên cứu
“KSNB các khoản chi tại Sở Y tế tỉnh Bình Định – Thực trạng và giải pháp”
cũng đã thực hiện đánh giá thực trạng công tác KSNB các khoản chi tại Sở Y
tế Bình Định thông qua phƣơng pháp nghiên cứu định tính gồm phỏng vấn
sâu và khảo sát b ng phiếu điều tra. Kết quả nghiên cứu cho thấy Sở đã làm
tốt môi trƣờng kiểm soát và đã có một số quy định để thực hiện kiểm soát chi;
tuy nhiên, cơ chế nhận dạng rủi ro chi, các thủ tục cho kiểm soát, thông tin
phục vụ cho kiểm soát chi và công tác giám sát còn một số hạn chế nhất định.
Từ đó, nghiên cứu đã thảo luận và đề ra các giải pháp hoàn thiện.
Nhìn chung, các nghiên cứu đều nêu ra đƣợc những lý luận chung về
KSNB và thực trạng KSNB tại mỗi đơn vị, nêu ra kết quả đạt đƣợc, những
tồn tại cần khắc phục, đồng thời đƣa ra một số giải pháp nh m hoàn thiện
KSNB tại đơn vị đó.
Qua nghiên cứu các tài liệu nghiên cứu của các nhà nghiên cứu, tác giả
nhận thấy r ng mỗi nghiên cứu các tác giả tập trung nghiên cứu về mỗi lĩnh
vực hoặc mỗi quy trình hoặc mỗi đơn vị cụ thể nhƣ: Đỗ Thị Thu Trang
(2012), Nguyễn Mạnh Tuấn (2017), Hoàng Thị Xuân Hƣơng (2018), Đoàn
Thị Thanh Toàn (2018) nghiên cứu về KSNB các khoản chi đối với một đơn
vị hành chính nhà nƣớc đặc thù là KBNN; hay Phạm Thị Trà (2014) nghiên
cứu về KSNB các khoản chi đối với một đơn vị sự nghiệp công; hoặc
Nguyễn Ngọc Thu (2015), Nguyễn Thị Lệ H ng và Vũ Trƣơng Hà Giang
(2020) nghiên cứu về KSNB các khoản chi đối với một đơn vị hành chính
nhà nƣớc thuần tuý.
Từ đó cho thấy, chƣa có tác giả nào nghiên cứu sâu về KSNB các khoản
chi đối với một đơn vị nhà nƣớc đặc thù nhƣ Cục Thuế tỉnh Bình Định, và
việc tham khảo các nghiên cứu nêu trên là rất cần thiết cho việc hoàn thiện
nghiên cứu của tác giả. Đây là khoảng trống và cũng là cơ sở để tác giả thực