Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho nhà nước Vĩnh Tường - Tỉnh Vĩnh Phúc
PREMIUM
Số trang
117
Kích thước
1.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
772

Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho nhà nước Vĩnh Tường - Tỉnh Vĩnh Phúc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHẠM THỊ THU TRANG

HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO NHÀ NƯỚC

VĨNH TƯỜNG - TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2017

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHẠM THỊ THU TRANG

HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO NHÀ NƯỚC

VĨNH TƯỜNG - TỈNH VĨNH PHÚC

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Huy Nhượng

THÁI NGUYÊN - 2017

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu

được sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Các kết

quả nghiên cứu trong luận văn được tập hợp tại cơ quan KBNN Vĩnh

Tường và chưa từng được ai nghiên cứu và công bố trong bất kỳ công

trình khoa học nào.

Tác giả luận văn

Phạm Thị Thu Trang

ii

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của

PGS.TS Bùi Huy Nhượng - Người trực tiếp hướng dẫn tôi, cảm ơn thầy cô

giáo Khoa sau đại học - Trường đại học kinh tế và quản trị kinh doanh - Đại

học Thái Nguyên; Cảm ơn ban lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Vĩnh Tường

đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Sự giúp đỡ đã động viên và giúp tôi trong công việc nhận thức, làm

sáng tỏ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về lĩnh vực mà luận văn nghiên cứu.

Luận văn là quá trình nghiên cứu công phu, sự làm việc chủ động và

nghiêm túc của bản thân, song do khả năng và trình độ có hạn nên không thể

tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định.

Tôi mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các thầy, cô

giáo và những độc giả quan tâm đến đề tài này.

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2017

Tác giả luận văn

Phạm Thị Thu Trang

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i

LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii

MỤC LỤC.......................................................................................................iii

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ....................................................... vii

DANH MỤC BẢNG.....................................................................................viii

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ .......................................................................viii

DANH MỤC HÌNH......................................................................................viii

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1

2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 2

4. Những đóng góp mới của đề tài................................................................ 3

5. Kết cấu đề tài............................................................................................. 3

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KIỂM SOÁT CHI

THƯỜNG XUYÊN NSNN QUA KBNN................................... 4

1.1. Cơ sở lý luận về kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN......... 4

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản................................................................. 4

1.1.2. Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN.......................... 15

1.1.3. Quy trình và nôi dung ki ̣ ểm soát chi thường xuyên NSNN qua

KBNN .................................................................................................... 17

1.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên

NSNN qua KBNN................................................................................... 23

1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................... 26

1.2.1. Kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước

qua KBNN tại một số địa phương ở nước ta .......................................... 26

1.2.2. Một số bài học rút ra về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách

nhà nước qua KBNN cho huyện Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc.................... 29

iv

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................. 31

2.1. Các câu hỏi nghiên cứu........................................................................ 31

2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 31

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin.................................................... 31

2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin......................................................... 33

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin .................................................. 33

2.3. Chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................. 34

2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh chất lượng kiểm soát chi NS qua

KBNN ..................................................................................................... 34

2.3.2. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh quy mô kiểm soát chi NS qua

KBNN ..................................................................................................... 34

Chương 3. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN

NSNN QUA KBNN VĨNH TƯỜNG - VĨNH PHÚC ............. 35

3.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường và KBNN

Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc ..................................................................... 35

3.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường .............................. 35

3.1.2. Khái quát về KBNN Vĩnh Tường - Tỉnh Vĩnh phúc .................... 39

3.2. Thực trạng kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Vĩnh Tường 46

3.2.1. Cơ sở pháp lý thực hiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua

KBNN Vĩnh Tường................................................................................. 46

3.2.2. Quy trình giao dịch một cửa trong kiểm soát chi thường xuyên

NSNN qua KBNN Vĩnh Tường.............................................................. 48

3.2.3. Thực trạng kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN

Vĩnh Tường ............................................................................................ 54

3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên

NSNN qua KBNN Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc............................................... 69

3.3.1. Nhân yếu tố khách quan................................................................ 69

3.3.2. Các yếu tố chủ quan...................................................................... 73

v

3.4. Đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN

Vĩnh Tường ................................................................................................ 76

3.4.1. Những kết quả đạt được................................................................ 76

3.4.2. Những tồn tại, hạn chế .................................................................. 78

3.4.3. Nguyên nhân ................................................................................. 82

Chương 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI

THƯỜNG XUYÊN NSNN QUA KBNN VĨNH TƯỜNG..... 85

4.1. Mục tiêu, định hướng hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN

qua KBNN Vĩnh Tường.............................................................................. 85

4.1.1. Mục tiêu ........................................................................................ 85

4.1.2. Định hướng ................................................................................... 86

4.2. Một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua

KBNN Vĩnh Tường..................................................................................... 88

4.2.1. Tăng cường quy trình kiểm soát chi NSNN theo kết quả đầu ra .. 89

4.2.2. Hoàn thiện khâu lập và phân bổ dự toán chi thường xuyên

NSNN...................................................................................................... 90

4.2.3. Kiểm soát chặt chẽ các điều kiện cấp phát, thanh toán ................ 90

4.2.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành và

chuyên môn tai KBNN V ̣ inh Tư ̃ ờng....................................................... 92

4.2.5. Hiện đại hóa hoạt động kiểm soát chi NSNN của Kho bạc nhà

nước dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin ......................................... 94

4.2.6. Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN qua

KBNN Vĩnh Tường................................................................................. 95

4.2.7. Nâng cao ý thức chấp hành chế độ chi NSNN của ĐVSDNS...... 95

4.2.8. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát trong nội bộ KBNN .................. 96

4.3. Kiến nghị.............................................................................................. 97

4.3.1. Kiến nghị với cơ quan trung ương................................................ 97

4.3.2. Kiến nghị với KBNN trung ương ................................................. 98

vi

4.3.3. Kiến nghị với chính quyền, các cơ quan chức năng huyện

Vĩnh Tường ............................................................................................ 99

KẾT LUẬN.................................................................................................. 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 102

PHỤ LỤC..................................................................................................... 105

vii

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

ĐVSDNS : Đơn vị sử dụng ngân sách

KBNN : Kho bạc Nhà nước

NS : Ngân sách

NSNN : Ngân sách nhà nước

NSTW : Ngân sách trung ương

viii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Bảng tổng hợp số liệu dự toán và số kiểm soát chi thường xuyên

tại KBNN Vĩnh Tường giai đoạn 2012 - 2016........................... 55

Bảng 3.2: Tổng hợp số liệu đã từ chối thanh toán trên địa bàn huyện Vĩnh

Tường giai đoạn 2012 - 2016...................................................... 58

Bảng 3.3: Tổng hợp báo cáo chi thường xuyên của các đơn vị dự toán giai

đoạn 2012 - 2016 ........................................................................ 60

Bảng 3.4: Đánh giá của các đối tượng điều tra về hệ thống cơ sở pháp lý

đến công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN....................... 71

Bảng 3.5. Ý thức trách nhiệm của đơn vị sử dụng ngân sách..................... 73

Bảng 3.6. Đánh giá của các đơn vị điều tra về năng lực của đội ngũ cán bộ

kiểm soát chi thường xuyên........................................................ 74

Bảng 3.7. Đánh giá của các đơn vị điều tra về cơ sở vật chất tại KBNN

huyện Vĩnh Tường...................................................................... 76

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy KBNN Vĩnh Tường ......................................... 41

Sơ đồ 3.2. Quy trình giao dịch một cửa kiểm soát chi thường xuyên NSNN

qua KBNN .................................................................................. 48

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1. Tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta giai đoạn 2012-2016....... 70

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Bất cứ chế độ xã hội nào, ngân sách nhà nước (NSNN) cũng là nguồn

lực quan trọng nhất đảm bảo tài chính cho mọi lĩnh vực. Hoạt động kiểm soát

chi NSNN ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới luôn được xem là

một công cụ đặc biệt quan trọng của Đảng, Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ

chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng giữ gìn kỷ

luật tài chính và hạn chế tình trạng tham nhũng, lãng phí công quỹ. Và Kho bạc

nhà nước (KBNN) thường được biết đến như một chủ thể có vai trò chính trong

quá trình kiểm soát chi NSNN. Nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN được Bộ tài

chính giao cho KBNN tổ chức triển khai thực hiện bắt đầu từ những năm 90

thuộc thế kỷ 20. Đến nay, nền tảng pháp lý, cơ chế kiểm soát, quy trình kiểm

soát, tổ chức bộ máy kiểm soát chi ngân sách đã tương đối đi vào nề nếp, chất

lượng công tác kiểm soát chi không ngừng được nâng cao. Trong chiến lược

phát triển KBNN đến năm 2020, kiểm soát chi được xác định là một trong

những nội dung trọng tâm cần được tiếp tục tiến hành nghiên cứu, cải cách,

hoàn thiện hơn nhằm vừa đảm bảo yêu cầu quản lý Nhà nước chặt chẽ, an toàn,

vừa đảm bảo thông thoáng, hiện đại, cải cách. Chi NSNN bao gồm hai bộ phận

chính là chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên, trong đó chi thường xuyên

chiếm tỷ trọng lớn và có vị trí vai trò rất quan trọng đối với phát triển đất nước.

Thời gian qua, hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN nói

chung và qua KBNN Vĩnh Tường - Tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng đã có những

chuyển biến tích cực như: đã ngăn chặn nhiều nội dung chi sai mục đích, sử

dụng ngân sách kém hiệu quả và từ chối nhiều khoản chi chưa đúng chế độ,

tiêu chuẩn, định mức. Qua đó, cơ chế kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua

KBNN đã từng bước được hoàn thiện theo hướng hiệu quả, ngày một chặt chẽ

và đúng mục đích hơn cả về quy mô và chất lượng.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!