Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất giấy nhỏ và vừa miền Bắc Việt Nam
PREMIUM
Số trang
240
Kích thước
2.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1139

Hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất giấy nhỏ và vừa miền Bắc Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

NGUYỄN THỊ THANH

HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG

CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT GIẤY NHỎ

VÀ VỪA MIỀN BẮC VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2019

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

NGUYỄN THỊ THANH

HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG

CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT GIẤY NHỎ

VÀ VỪA MIỀN BẮC VIỆT NAM

Chuyên ngành : Kế toán

Mã số : 62.34.03.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. NGUYỄN BÁ MINH

TS. BÙI THỊ NGỌC

HÀ NỘI - 2019

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi. Số liệu trong

luận án là trung thực. Những kết quả của luận án chưa được công bố ở bất kỳ công

trình nào./.

Tác giả của luận án

Nguyễn Thị Thanh

ii

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi muốn gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, Lãnh đạo Khoa Sau

đại học, Ban chủ nhiệm Khoa và quý giảng viên Khoa Kế toán trường Học viện Tài

chính đã tạo mọi điều kiện tốt nhất trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Sau đó,

tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Bá Minh và TS. Bùi Thị Ngọc,

những người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá

trình học tập và làm luận án. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới sự hỗ trợ tận tình

của các DNSX giấy NVV miền Bắc Việt Nam trong suốt quá trình khảo sát, thu

thập dữ liệu phục vụ cho việc làm luận án.

Tác giả của luận án

Nguyễn Thị Thanh

iii

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài .....................................................................................1

2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án ........................2

3. Mục đích nghiên cứu của luận án ....................................................................17

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án ................................................17

4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án ............................................................17

4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án ...............................................................17

5. Phương pháp nghiên cứu của luận án ..............................................................18

5.1. Phương pháp luận chung ..........................................................................18

5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ............................................................... 18

6. Những đóng góp của luận án ........................................................................... 21

7. Bố cục của luận án ...........................................................................................22

CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ ĐẶC

ĐIỂM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ẢNH HƢỞNG ĐẾN

KIỂM SOÁT NỘI BỘ ............................................................................................23

1.1. Khái quát chung về kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp ...........................23

1.1.1. Khái niệm kiểm soát ..............................................................................23

1.1.2. Kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp ...................................................26

1.2. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa có ảnh hưởng đến

kiểm soát nội bộ ...............................................................................................57

1.2.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa .....................................................57

1.2.2. Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam ..................................58

1.2.3. Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa có ảnh hưởng đến kiểm soát nội bộ ....61

1.3. Kinh nghiệm quốc tế và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam khi xây dựng

và vận hành kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa .................68

1.3.1. Kinh nghiệm khi xây dựng và vận hành kiểm soát nội bộ trong các

doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số quốc gia ..........................................68

1.3.2. Bài học kinh nghiệm khi thiết lập và vận hành kiểm soát nội bộ

trong các doanh nghiệp sản xuất giấy nhỏ và vừa miền Bắc Việt Nam .77

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .................................................................................. 79

iv

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÁC DOANH

NGHIỆP SẢN XUẤT GIẤY NHỎ VÀ VỪA MIỀN BẮC VIỆT NAM ..............80

2.1. Khái quát về quá trình hình thành, phát triển, đặc điểm và các rủi ro trọng

yếu ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất giấy nhỏ và

vừa miền Bắc Việt Nam ..................................................................................80

2.1.1. Khái quát về quá trình hình thành, phát triển của các doanh nghiệp

sản xuất giấy nhỏ và vừa miền Bắc Việt Nam .......................................80

2.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp sản xuất giấy nhỏ và vừa miền Bắc Việt Nam

có ảnh hưởng đến kiểm soát nội bộ ...................................................................81

2.1.3. Các rủi ro trọng yếu ảnh hưởng đến kiểm soát nội bộ trong các doanh

nghiệp sản xuất giấy nhỏ và vừa miền Bắc Việt Nam ............................87

2.2. Thực trạng kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất giấy nhỏ

và vừa miền Bắc Việt Nam .............................................................................97

2.2.1. Quy trình và phương pháp nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến

kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất giấy nhỏ và vừa

miền Bắc Việt Nam ................................................................................97

2.2.2. Thực trạng Môi trường kiểm soát trong các doanh nghiệp sản xuất giấy nhỏ

và vừa miền Bắc Việt Nam........................................................................113

2.2.3. Thực trạng Đánh giá rủi ro trong các doanh nghiệp sản xuất giấy nhỏ và vừa

miền Bắc Việt Nam...................................................................................129

2.2.4. Thực trạng các hoạt động kiểm soát trong các doanh nghiệp sản xuất giấy nhỏ

và vừamiền Bắc Việt Nam..........................................................................133

2.2.5. Thực trạng Thông tin và truyền thông trong các doanh nghiệp

sản xuất giấy nhỏ và vừa miền Bắc Việt Nam .....................................144

2.2.6. Thực trạng Giám sát trong các doanh nghiệp sản xuất giấy nhỏ và vừa

miền Bắc Việt Nam ...............................................................................151

2.3. Nhận xét về kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất giấy nhỏ

và vừa miền Bắc Việt Nam ...........................................................................153

2.3.1. Ưu điểm của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp sản xuất giấy nhỏ

và vừa miền Bắc Việt Nam....................................................................153

2.3.2. Hạn chế trong kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp sản xuất giấy

nhỏ và vừa miền Bắc Việt Nam ............................................................156

2.4. Phân tích nguyên nhân ................................................................................159

2.4.1. Nhóm các nguyên nhân khách quan ....................................................159

v

2.4.2. Nhóm các nguyên nhân chủ quan ........................................................160

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ................................................................................162

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG

CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT GIẤY NHỎ VÀ VỪA MIỀN BẮC VIỆT

NAM ......................................................................................................................163

3.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển các doanh nghiệp sản xuất giấy và quan

điểm phát triển của doanh nghiệp sản xuất giấy nhỏ và vừa miền Bắc Việt

Nam đến 2025 ................................................................................................163

3.1.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển các doanh nghiệp sản xuất giấy đến 2025 ...163

3.1.2. Quan điểm phát triển của doanh nghiệp sản xuất giấy nhỏ và vừa miền

Bắc Việt Nam đến 2025............................................................................165

3.2. Nguyên tắc hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất giấy nhỏ

và vừa miền Bắc Việt Nam................................................................................166

3.3. Các giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất giấy nhỏ

và vừa miền Bắc Việt Nam .................................................................................168

3.3.1. Giải pháp hoàn thiện môi trường kiểm soát .........................................168

3.3.2. Giải pháp hoàn thiện đánh giá rủi ro ...................................................179

3.3.3. Giải pháp hoàn thiện các hoạt động kiểm soát ....................................186

3.3.4. Giải pháp hoàn thiện thông tin và truyền thông ..................................204

3.3.5. Giải pháp hoàn thiện giám sát .............................................................210

3.4. Một số kiến nghị để thực hiện các giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ

trong các doanh nghiệp sản xuất giấy nhỏ và vừa miền Bắc Việt Nam ........211

3.4.1. Kiến nghị với chính phủ ......................................................................211

3.4.2. Kiến nghị với Hiệp hội giấy & bột giấy Việt Nam .............................213

3.4.3. Kiến nghị với các doanh nghiệp sản xuất giấy nhỏ và vừa miền Bắc

Việt Nam ...............................................................................................213

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ................................................................................215

KẾT LUẬN ...........................................................................................................216

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC

ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu Giải thích thuật ngữ

AAA American Accounting Association

(Ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ)

AICPA American Institute of Certified Public Accountants

(Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ)

BCTC Báo cáo tài chính

BLĐ Ban lãnh đạo

CNTT Công nghệ thông tin

COBIT Control Objectives for Information and Related Technology

(Khung kiểm soát về công nghệ thông tin)

COCO The Criteria of Control Board

(Khung kiểm soát nội bộ của Viện kế toán viên công chứng Canada)

COSO Committee of Sponsoring Organization of the Treadway

(Ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về việc chống gian lận BCTC)

CPA Certified Public Acountants

(Kế toán viên công chứng)

DN Doanh nghiệp

FEI Financial Executives Institute

(Hiệp hội quản trị viên tài chính)

HĐQT Hội đồng quản trị

HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ

IIA The Institute of Internal Auditors

(Viện kiểm toán viên nội bộ)

IMA Institute of Management Accountans

(Hiệp hội kế toán viên quản trị)

KS Kiểm soát

KSNB Kiểm soát nội bộ

KTNB Kiểm toán nội bộ

NVV Nhỏ và vừa

RR Rủi ro

SX Sản xuất

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Lao động và thu nhập của người lao động trong các doanh

nghiệp sản xuất giấy nhỏ và vừa miền Bắc Việt Nam .............. 82

Bảng 2.2. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công

nghiệp ........................................................................................ 83

Bảng 2.3. Số lượng doanh nghiệp sản xuất giấy nhỏ và vừa miền Bắc Việt

Nam ........................................................................................... 84

Bảng 2.4. Phân loại doanh nghiệp sản xuất giấy nhỏ và vừa Miền Bắc theo

hình thức sở hữu ......................................................................... 85

Bảng 2.5. Mô tả các quá trình đơn vị trong từng phân xưởng sản xuất ..... 90

Bảng 2.6. Danh mục các thiết bị có khả năng tiềm tàng gây ô nhiễm tại các

phân xưởng sản xuất của nhà máy ............................................. 91

Bảng 2.7. Bảng mô tả các biến đo lường được sử dụng trong nghiên cứu

trước ......................................................................................... 100

Bảng 2.8. Đặc điểm về đối tượng điều tra ............................................... 101

Bảng 2.9. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo lần 2 ....................... 103

Bảng 2.10. Kiểm định KMO và Bartlett's Test .......................................... 104

Bảng 2.11. Kết quả kiểm định phương sai ................................................. 105

Bảng 2.12. Phân tích nhân tố (ma trận xoay) cho các biến độc lập............ 106

Bảng 2.13. Kết quả phân tích yếu tố cho biến phụ thuộc .......................... 106

Bảng 2.14. Kết quả phân tích hệ số tương quan Pearson .......................... 107

Bảng 2.15. Kiểm định sự phù hợp của mô hình ........................................ 108

Bảng 2.16. Kiểm định F ............................................................................. 108

Bảng 2.17. Kết quả phân tích hồi quy bội ................................................. 109

Bảng 2.18. Kiểm định Homogeneity of Variances theo loại hình doanh

nghiệp ...................................................................................... 110

Bảng 2.19. Kiểm định ANOVA theo loại hình doanh nghiệp ................... 111

Bảng 2.20. Kiểm định sự đồng nhất phương sai theo thời gian hoạt động của

doanh nghiệp ........................................................................... 111

viii

Bảng 2.21. Kiểm định ANOVA sự đồng nhất phương sai theo thời gian hoạt

động của doanh nghiệp ............................................................ 111

Bảng 2.22. Kết quả kiểm định giả thuyết và thống kê mức độ ảnh hưởng của

các các nhân tố đến tính hữu hiệu của KSNB ......................... 112

Bảng 2.23. Giá trị trung bình của các biến môi trường kiểm soát ............. 113

Bảng 2.24. Mẫu bản mô tả công việc tại công ty TNHH Thành Dũng ...... 117

Bảng 2.25. Một số yếu tố chủ yếu của môi trường lao động tại Công ty so

với tiêu chuẩn của Bộ Lao động Thương binh Xã hội ............ 124

Bảng 2.26. Cơ cấu nhân lực theo 3 cấp độ trình độ của Công ty TNHH ... 126

Bảng 2.27. Giá trị trung bình của các biến đánh giá rủi ro ........................ 130

Bảng 2.28. Giá trị trung bình của các biến Hoạt động kiểm soát .............. 134

Bảng 2.29. Các doanh nghiệp bị phạt ô nhiễm .......................................... 141

Bảng 2.30. Giá trị trung bình của các biến thông tin và truyền thông ....... 145

Bảng 2.31. Giá trị trung bình của các biến Giám sát kiểm soát ................ 151

Bảng 3.1: Báo cáo tình hình theo dõi, rà soát dấu hiệu rủi ro tài chính.... 191

ix

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH

Sơ đồ 1.1. Giai đoạn sơ khai và hình thành KSNB .................................... 26

Sơ đồ 1.2. Khái quát khái niệm về KSNB theo quan điểm của COSO....... 30

Sơ đồ 1.3. Các yếu tố của môi trường kiểm soát ........................................ 42

Sơ đồ 1.4. Đánh giá rủi ro ........................................................................... 48

Sơ đồ 1.5. Các hoạt động kiểm soát ........................................................... 50

Sơ đồ 1.6. Hệ thống thông tin và truyền thông ........................................... 53

Sơ đồ 2.1. Công nghệ tổng quát SX bột giấy và giấy từ gỗ ....................... 83

Sơ đồ 2.2. Công nghệ sản xuất giấyvới nguyên liệu tre, gỗ ....................... 87

Sơ đồ 2.3. Công nghệ sản xuất giấy với nguyên liệu bột nhập, bột thô, giấy

vụn ............................................................................................. 88

Sơ đồ 2.4: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty Bbp ...................... 119

Sơ đồ 2.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH Hồng Phú... 121

Sơ đồ 2.6. Quy trình mua sắm hàng hóa của Công ty TNHH Hồng Phú ... 137

Sơ đồ 2.7. Quá trình bán hàng của Công ty TNHH Hồng Phú ................ 138

Sơ đồ 2.8. Bộ máy kế toán tại các DNNVV ............................................. 146

Sơ đồ 3.1. Đánh giá định lượng rủi ro ...................................................... 181

Sơ đồ 3.2. Mô hình phân tích SWOT ........................................................ 183

Sơ đồ 3.3. Mô hình 5 áp lực của Micheal Porter ...................................... 185

Sơ đồ 3.4. Quy trình quản trị rủi ro tài chính ............................................ 190

Sơ đồ 3.5. Quá trình xây dựng và xin chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14001... 201

Sơ đồ 3.6. Hoạch định nguồn lực ERP ..................................................... 209

Hình 1.1. Mô hình COS O (2013) ............................................................. 41

Hình 1.2. Đo lường 5 yếu tố của COSO trong DN có quy mô khác nhau.... 67

Hình 1.3: Giá trị của công ty Guangdong Tonli Customization ............... 70

Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................. 97

Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất ...................................................... 98

Hình 2.3. Biểu đồ và đồ thị so sánh của phần dư chuẩn hóa ................... 109

Hình 3.1. Nguyên tắc 5S ......................................................................... 173

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Từ rất sớm, khoảng năm 284, ngành giấy đã hình thành ở Việt Nam. Ngành

công nghiêp̣ giấy của Viêṭ Nam đóng góp môṭ phần và o sựphá

t triển chung của

ngành công nghiệp chế biến lâm sản nói chung cũng như nền kinh tế nói riêng .

Ngoài những yếu tố như vốn đầu tư , công nghê ̣trang thiết bi ̣, dây chuyền SX, nhà

xưởng thìnguyên liêụ có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển ngành công

nghiêp̣ chế biến giấy và bôṭ giấy . Trong chiến lược phá

t triển ngành công nghiêp̣

giấy, chính phủ cũng đãnêu bâṭ nên vai trò của nguồn nguyên liêụ . Nước ta có tổng

diện tích tự nhiên là 33,12 triệu ha, trong đó diện tích có rừng là 12,61 triệu ha và

6,16 triệu ha đất trống đồi núi trọc là đối tượng của sản xuất nông lâm nghiệp.

Trong đó các vùng nguyên liệu giấy của cả nước đang chiếm một tỷ lệ khá đáng kể

trong đất trồng lâm nghiệp nhưng hiện trạng của ngành giấy hiện nay vẫn là thiếu

nguyên liệu trầm trọng và khối lượng nguyên liệu nhập ngoại là khá lớn. Khu vực

phía Bắc Việt Nam là nơi tập trung vùng nguyên liệu chính cho các nhà máy giấy.

Nhưng có một nghịch lý là năng suất lại tập trung ở miền Nam. Vì vậy nơi đây có

nhiều tiềm năng và thuận lợi cho phát triển các nhà máy giấy với công suất lớn.

Trong quá trình toàn cầu hóa và hiện đại hóa, nhu cầu KS đã thay đổi một

cách nhanh chóng. Tác động của thị trường toàn cầu hóa không chỉ là một thách

thức đối với các DN mà còn ảnh hưởng ngày càng nhiều đặc biệt là các DNNVV.

Các DNNVV ngày càng đối mặt với những yêu cầu và nhiệm vụ ngày càng khắt

khe. Vì vậy họ đòi hỏi phải có một HTKSNB hữu hiệu để có thể duy trì sự thành

công và hướng tới sự phát triển bền vững. Mặc dù rất quan trọng như vậy nhưng

thực tế hiện nay, KSNB trong các DNNVV chưa được sự quan tâm một cách sát

sao, khả năng tiếp cận nguồn tài chuyên còn nhiều hạn chế. Theo số liệu báo cáo

của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), số lượng DNNVV

chiếm gần 98% tổng số DN cả nước. Hàng năm, các DNNVV đóng góp đến 50%

GDP, 33% thu ngân sách nhà nước, tạo ra 62% việc làm cho người lao động và

đóng góp 49% vào việc tạo giá trị gia tăng cho nền kinh tế [45]. Số liệu từ Tổng cục

thống kế cũng cho thấy trong năm 2015 có tới 39.056 DN buộc phải ngừng hoạt

động do gặp nhiều khó khăn và tăng 2% so với năm 2014 [52]. Các chuyên gia kinh

tế đã đánh giá nguyên nhân dẫn đến hoạt động kinh doanh của DNNVV bị suy giảm

là do các hoạt động còn manh mún, quy mô còn nhỏ, công nghệ rất lạc hậu, nguồn

vốn khó tiếp cận, KSNB kém hiệu quả. Chính những hạn chế này đã làm cho hoạt

2

động của DNNVV kém hiệu quả hơn và giảm tính cạnh tranh bền vững trên thị

trường. Nằm trong cùng bối cảnh đó, việc hoàn thiện KSNB trong các DNSX giấy

NVV miền Bắc Việt Nam là vấn đề cấp thiết.

KSNB từ lâu đã trở thành một trong những đề tài nóng không chỉ thu hút sự

quan tâm của các nhà nghiên cứu, các học giả mà còn thu hút sự quan tâm rất lớn từ

phía các DN. Thực tế chỉ ra rằng KSNB là nhân tố quyết định đến sự thành công

của DN. Theo Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC) KSNB là một hệ thống chính sách

và thủ tục đựơc thiết lập nhằm đạt đựơc 4 mục tiêu: bảo vệ tài sản của đơn vị, bảo

đảm độ tin cậy của các thông tin, bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý và bảo

đảm hiệu quả của hoạt động. Tuy nhiên, để có thể đạt được các mục tiêu quản lý

này thì đòi hỏi DN phải thiết kế, vận hành KSNB mà ở đó các chính sách quản lý

phải được tạo lập một cách đầy đủ, triển khai hiệu quả và đồng thời các yếu tố tạo

dựng hệ thống phải có sức mạnh như một lá chắn bảo vệ giá trị DN và hiện nay, hầu

hết các DNSX giấy NVV miền Bắc Việt Nam đều chưa làm được điều này. Thực tế,

qua nghiên cứu, khảo sát tác giả nhận thấy KSNB trong các DNSX giấy NVV miền

Bắc Việt Nam còn tồn tại nhiều bất cập, như: nhà quản lý chưa quan tâm thường

xuyên tới RR; cơ cấu tổ chức còn nhiều điểm chưa hợp lý; trình độ quản lý và chất

lượng nguồn nhân lực thấp; ô nhiễm môi trường cao; hoạt động giám sát định kỳ

chưa được chú trọng;…những tồn tại này sẽ có ảnh hưởng đến định hướng kinh

doanh và quản lý, đến chất lượng công việc của các DN. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra

cho các DN này là làm sao có thể xây dựng và vận hành KSNB thật sự hiệu quả,

giúp doanh nghiệp có thể KS tốt RR, nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng

cạnh tranh, phát triển theo định hướng chiến lược hướng tới sự phát triển bền vững.

Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả lựa chọn đề tài “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ

trong các doanh nghiệp sản xuất giấy nhỏ và vừa miền Bắc Việt Nam” làm đề tài

nghiên cứu của luận án tiến sĩ.

2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án

* Các nghiên cứu về KSNB giúp tổ chức đạt đƣợc mục tiêu hoạt động

Viện kế toán Hoa Kỳ (AICPA) (1949), đã công bố nghiên cứu “Internal

control-Element of Coordinated System and its Importance to Management and the

Independent Public Accauntant” hướng tới việc xem xét tính chất, đặc điểm của

KSNB; đưa ra phạm vi, trách nhiệm tương ứng với quản lý, kế toán công và tin

chắc rằng sẽ có cơ hội đạt được lợi ích nếu duy trì HTKSNB đầy đủ. Xác định

KSNB như là kế hoạch và các phương tiện phối hợp khác của DN góp phần làm

3

tăng hiệu quả, đảm bảo ổn định trong quá trình hoạt động, giữ an toàn cho tài sản,

kiểm tra tính bí mật và độ tin cậy của dữ liệu. Báo cáo khẳng định tầm quan trọng

của KSNB đối với công tác quản trị DN. Nghiên cứu chỉ ra rằng HTKSNB đã vượt

ra ngoài những vấn đề liên quan trực tiếp đến chức năng của kế toán và tài chính, hệ

thống như vậy có thể bao gồm: KS ngân sách, báo cáo hoạt động định kỳ, phân tích

thống kê, thiết kế chương trình chỉ đạo hỗ trợ nhân viên thực hiện trách nhiệm của

mình, nhân viên KTNB sẽ cung cấp đảm bảo bổ sung cho quản lý về tính đầy đủ

của các thủ tục, vạch ra mức độ để thực hiện. Chỉ ra các yếu tố của HTKSNB hiệu

quả, đó là: sự hợp tác giữa các bộ phận trong đơn vị, sự đầy đủ của bộ phận nhân

sự, quá trình đào tạo nhân viên và toàn bộ nhân viên phải được xem xét kỹ để xác

định rằng các thủ tục KS đang được tuân thủ. Và đặc biệt nhân viên KTNB là nhân

tố mạnh mẽ trong hệ thống đó và công việc của các nhân viên này cần xem là sự bổ

sung, không phải là sự thay thế. Tuy nhiên, tác giả cũng cho rằng đánh giá nên áp

dụng cho tất cả các cấp độ trách nhiệm trong tổ chức và phải có sự giám sát thường

xuyên, liên tục.[114]

Committee of Sponsoring Organization COSO (1992), đã công bố một hệ

thống tiêu chuẩn đầy đủ dưới tiêu đề “Kiểm soát nội bộ - Khuôn khổ hợp nhất”

(Internal Control - Intergrated Framework) nhằm giúp các tổ chức có thể đánh giá

quá trình KS của họ nhằm tìm giải pháp hoàn thiện. Đây là khuôn mẫu lý thuyết đầu

tiên trên thế giới về KSNB. Đặc điểm nổi bật của báo cáo COSO là một tầm nhìn

rộng và mang tính quản trị, trong đó KSNB không còn chỉ là một vấn đề liên quan

đến BCTC mà được mở rộng ra cho các lĩnh vực hoạt động và tuân thủ. Tuy nhiên

KSNB chỉ được xây dựng nhằm mục đích KS việc thực hiện các mục tiêu đã xác

định mà không phải nhằm phục vụ cho công tác quản trị trong DN.[110]

Tác giả Qiang Cheng, Beng Wee Gch, Jae Bum Kim (2015), trong nghiên

cứu “Internal control and operational efficiency” đã sử dụng mẫu lớn các công ty

trong giai đoạn 2004-2011 và phân tích những ảnh hưởng của KSNB đến hiệu quả

hoạt động của các DN, khẳng định những DN có KSNB hiệu quả dẫn đến hiệu quả

hoạt động sẽ lớn hơn thông qua giảm khả năng chiếm dụng nguồn lực của DN và

nâng cao chất lượng của các báo cáo nội bộ để ra quyết định. Phân tích chỉ ra rằng

KSNB không hiệu quả sẽ có tác động tiêu cực đến hoạt động của công ty: 1, KSNB

không hiệu quả dẫn đến RR thông tin, làm tăng các vấn đề và khả năng chiếm đoạt

nguồn lực trong DN của các nhà quản lý và nhân viên. 2, KSNB không hiệu quả có

thể dẫn đến các báo cáo quản lý nội bộ sai và thông tin BCTC không kịp thời. Từ đó

4

làm sáng tỏ minh chứng phản ứng thị trường tiêu cực đến việc tiết lộ các điểm yếu

KSNB có ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động và cho thấy tiềm năng lợi ích của

quá trình KSNB tốt hơn là cải thiện hiệu quả hoạt động của công ty. Nghiên cứu

này đã bổ sung cho hệ thống cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa KSNB và hiệu quả

hoạt động trong đơn vị, là tài liệu tham khảo quan trọng cho các bộ phận người

dùng bên ngoài đưa ra những quyết định sáng suốt, đồng thời giúp cho bộ phận nội

bộ DN tăng hiệu quả hoạt động [96].

Tác giả Muraleetharan P. (2011), trong nghiên cứu “Internal Control and

Impack of Financial Performance of the Organizations” đã phân tích, xem xét mối

quan hệ giữa KSNB và hiệu quả hoạt động của các công ty tại quận Jaffna. Tác giả

đã thực hiện đo KSNB bằng Môi trường KS, đánh giá RR, các hoạt động KS và tài

chính được tính theo lợi nhuận, hiệu quả và thanh khoản tương ứng. Nghiên cứu chỉ

ra mối quan hệ tích cực giữa KSNB và hiệu quả hoạt động của công ty và nhấn

mạnh phải quan tâm đến hệ thống thông tin quản lý hiệu quả và quá trình đào tạo

nhân viên. KSNB được đánh giá là hiệu quả nếu có đủ các thành phần và hoạt động

có hiệu quả các hoạt động tài chính, báo cáo và tuân thủ. Hội đồng quản trị và Ban

kiểm toán có trách nhiệm đảm bảo duy trì hoạt động KSNB tốt để quản lý RR. Và

KTNB đóng vai trò chính trong việc đánh giá, giám sát chính sách KSNB và thủ

tục. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ giới hạn trong các tổ chức công và tư nhân để lựa

chọn ngẫu nhiên ở quận Jaffna. Nghiên cứu cũng chỉ phân tích với những dữ liệu

thu thập từ nhận thức của các nhà quản lý trong tổ chức mà chưa phân tích các

thành phần khác [88].

Tác giả Dinapoli, T.P. (2007), trong nghiên cứu “Standards for Internal

Control” đã nhận định KSNB sẽ tập trung vào nhiệm vụ của tổ chức và nhiệm vụ

này được đánh giá theo sự phù hợp của các thông lệ KSNB cụ thể. Các nguyên tắc

cơ bản của KSNB bắt nguồn từ việc tổ chức tốt kỹ thuật và thực hành. Những kỹ

thuật và thực tiễn này được hiểu là KSNB nếu chúng được đặt trong khung khái

niệm sau: 5 thành phần cơ bản của KSNB (môi trường KS, truyền thông, đánh

giá và quản lý RR, KS hoạt động và giám sát) và 2 hoạt động hỗ trợ (đánh giá và

lập kế hoạch chiến lược). Nghiên cứu này nhằm giải thích cho chính quyền Bang

New York KSNB là một phần quan trọng trong hoạt động làm việc hàng ngày

của họ. KSNB hiệu quả sẽ đảm bảo đáp ứng được các mục tiêu đề ra và mọi

nhân viên của tổ chức có trách nhiệm và vai trò trong việc đảm bảo KSNB làm

việc có hiệu quả [69].

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!