Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

hoạch định chương trình marketing năm 2007 cho một sản phẩm ở công ty may việt tiến
MIỄN PHÍ
Số trang
37
Kích thước
275.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
981

hoạch định chương trình marketing năm 2007 cho một sản phẩm ở công ty may việt tiến

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Thiết kế môn học – Quản trị Marketing

LỜI MỞ ĐẦU

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

luôn hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Từ đó các doanh nghiệp có thể tồn tại và

đứng vững trên thị trường, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên và thực hiện

nghĩa vụ đóng góp với Nhà Nước. Muốn giải quyết các vấn đề này doanh nghiệp phải

nghiên cứu kỹ nhu cầu của thị trường để từ đó xác định hướng sản xuất cho phù hợp,

đồng thời doanh nghiệp có sức mạnh cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt, trong điều

kiện nền kinh tế bước vào hội nhập khu vực và quốc tế, các doanh nghiệp muốn tồn tại

và phát triển cần phải chủ động tham gia cạnh tranh quyết liệt ở cả thị trường trong

nước cũng như thị trường quốc tế. Để làm được điều đó các doanh nghiệp không có sự

lựa chọn nào khác là phải nâng cao khả năng nhận thức lý thuyết, thực hành Marketing

vào kinh doanh.

Marketing có một vai trò rất quan trọng trong các doanh nghiệp. Nó có một chức năng

rất quan trọng là chức năng kết nối mọi hoạt động của doanh nghiệp với thị trường.

Chức năng của Marketing cùng với các chức năng như: chức năng quản lý sản xuất,

chức năng quản lý tài chính, chức năng quản lý nhân lực đảm bảo cho doanh nghiệp

tồn tại và phát triển của bất cứ một doanh nghiệp nào nếu chúng đều hoạt động tốt.

Marketing hướng các nhà quản trị doanh nghiệp vào việc trả lời hai câu hỏi trước khi

họ phải lựa chọn phương châm hành động cho doanh nghiệp của mình. Một là, thị

trường liệu có cần hết, mua hết số sản phẩm mà doanh nghiệp tạo ra không? Hai là,

liệu cái giá mà doanh nghiệp định bán người tiêu dùng có tiền mua hay không? Khi trả

lời được hai câu hỏi đó thì mối quan hệ nối doanh nghiệp với thị trường đã được giải

quyết thỏa đáng, doanh nghiệp đã được kết nối với thị trường trước khi bắt tay vào sản

xuất một sản phẩm cụ thể. Điểu này có nghĩa là nhờ hoạt động Marketing trong quá

trình tiêu thụ sản phẩm mà các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đảm bảo

hướng theo thị trường, biết lấy thị trường, nhu cầu và ước muốn của khách hàng làm

chỗ dựa vững chắc cho mọi quyết định kinh doanh.

Do vai trò quan trọng của Marketing trong đời sống và trong kinh doanh, môn học

Marketing đã được các nhà kinh tế học nghiên cứu, phân tích và là cơ sở cho chương

trình giảng dạy trong các trường Đại học, Cao đẳng và các trường trung học chuyên

nghiệp trên cả nước. Để giúp cho Sinh viên có sự so sánh, đánh giá giữa lý thuyết học

ở trường với thực tế hoạt động Marketing ở các doanh nghiệp thì việc tìm hiểu thu

Mạc Văn Thủ - QTK45ĐH Trang:1

Thiết kế môn học – Quản trị Marketing

thập, tổng hợp đánh giá và phương án hình thành hoạt đông đó là việc làm hết sức

quan trọng đối với mỗi sinh viên. Trong quá trình nghiên cứu học tập, việc làm thiết kế

môn học chính là phần thực hành tốt để giúp các sinh viên có thể tiếp cận hơn với thực

tiễn đang diễn ra.

Nhiệm vụ thiết kế môn học là: “ Hoạch định chương trình Marketing năm 2007 cho

một sản phẩm ở công ty may Việt Tiến”.

Bài thiết kế được chia làm 4 chương:

Chương I: Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty May Việt Tiến trong những

năm qua.

Chương II: Xác định nhu cầu và quy mô của thị trường từ 2007-2010 cho các sản

phẩm của công ty May Việt Tiến.

Chương III: Hoạch định chiến lược Marketing đối với sản phẩm Áo sơ mi thường của

công ty May Việt Tiến.

Chương IV: Hoạch định chương trình Marketing cho sản phẩm Áo sơ mi thường của

công ty May Việt Tiến.

Mạc Văn Thủ - QTK45ĐH Trang:2

Thiết kế môn học – Quản trị Marketing

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN

1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

1.1.1. LỊCH SỬ RA ĐỜI

Tiền thân của công ty là một xí nghiệp may tư nhân “ Thái Bình Dương kỹ nghệ công

ty”. Xí nghiệp này được 8 cổ đông góp vốn do ông Sâm Bào Tài – Một doanh nhân

người Hoa làm Giám đốc. Xí nghiệp hoạt động trên diện tích 1.513 m2

với 65 máy

may gia đình và khoảng 100 công nhân. Sau ngày miền nam hoàn toàn giải phóng, nhà

nước tiếp quản và quốc hữu hóa rồi giao cho Bộ công nghiệp nhẹ quản lý( nay là Bộ

công nghiệp).

Tháng 5/1977 được Bộ công nghiệp công nhận là xí nghiệp quốc doanh và đổi tên

thành xí nghiệp May Việt Tiến. Ngày 13/11/1979, xí nghiệp bị hỏa hoạn, thiệt hại

hoàn toàn. Tuy thế, từ sự trợ giúp của các đơn vị bạn, cộng với long hăng say gắn bó

với xí nghiệp, toàn thể công nhân và lãnh đạo Việt Tiến đã đưa đơn vị đi vào hoạt

động trở lại và ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thương trường.

Nhờ vào nỗ lực cố gắng đó mà theo quyết định số 103/CNN/TCLĐ, xí nghiệp được

Bộ công nghiệp công nhận nâng lên thành công ty May Việt Tiến. Sau đó lại được Bộ

Kinh tế đối ngoại cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp với tên giao dịch đối ngoại là

Viet Tien Garment import – export company viết tắt là VTEC.

Vào ngày 24/03/1993 công ty được Bộ công nghiệp cấp giấy phép thành lập doanh

nghiệp số 214/CNN/TCLĐ.

Trước năm 1995, cơ quan quản lý trực tiếp công ty là Liên hiệp sản xuất – xuất nhập

khẩu may. Do yêu cầu của các doanh nghiệp và của Bộ công nghiệp, cần phải có một

Tổng công ty dệt may là trung gian cầu nối giữa các doanh nghiệp với nhau và cấp vĩ

mô, tiếp cận với thế giới nhằm hỗ trợ thông tin về thị trường, cần có sự cụ thể hóa các

chính sách, pháp luật … Chính vì thế, ngày 29/04/1995 Tổng công ty May Việt Tiến ra

đời.

Căn cứ nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28/05/2003 của chính phủ quy định chức

năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ doanh nghiệp. Căn cứ văn bản sô

7599/VPCP-ĐMDN ngày 29/12/2006 của văn phòng chính phủ về việc tổ chức lại

công ty May Việt Tiến. Xét đề nghị của Tập đoàn Dệt May Việt Nam tại tờ trình số

28/TĐDM-TCLĐ ngày 09/01/2007 và đề án thành lập Tổng công ty May Việt Tiến.

Theo đề nghị của vụ trưởng vụ tổ chức – Cán bộ quyết định: Thành lập Tổng công ty

Mạc Văn Thủ - QTK45ĐH Trang:3

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!