Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Dấu hiệu định tội danh của tội ''chống người thi hành công vụ" theo luật hình sự Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THÙY LINH
DẤU HIỆU ĐỊNH TỘI CỦA TỘI
“CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ”
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
DẤU HIỆU ĐỊNH TỘI CỦA TỘI
“CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ”
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Định hướng ứng dụng
Mã số: 60380104
Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Anh Tuấn
Học viên: Nguyễn Thị Thùy Linh
Lớp: Cao học Luật, Tiền Giang Khóa 2
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn “Dấu hiệu định tội của tội “chống người
thi hành công vụ” theo luật hình sự Việt Nam” đây là công trình nghiên cứu
khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn bảo đảm
độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của Luận văn
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thùy Linh
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS Bộ luật Hình sự
BLTTHS Bộ luật Tố tụng hình sự
Bộ CA Bộ Công an
Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ TP Bộ Tư pháp
CA Công an
CP Chính phủ
KSND Kiểm sát nhân dân
Luật BV&PTR Luật Bảo vệ và Phát triển rừng
Luật BVMT Luật Bảo vệ môi trường
NĐ Nghị định
NĐ-CP Nghị định Chính phủ
NXB Nhà xuất bản
TAND Tòa án nhân dân
TANDTC Tòa án nhân dân tối cao
TNHS Trách nhiệm hình sự
TTHS Tố tụng hình sự
TTLT Thông tư liên tịch
Viện KSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao
VKSND Viện kiểm sát nhân dân
XPHC Xử phạt hành chính
XPVPHC Xử phạt vi phạm hành chính
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. DẤU HIỆU ĐỊNH TỘI “CÔNG VỤ” VÀ “NGƯỜI THI
HÀNH CÔNG VỤ” CỦA TỘI CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ
.......................................................................................................................... 8
1.1. Quy định về dấu hiệu định tội “công vụ” và “người thi hành công
vụ” của tội chống người thi hành công vụ trong Bộ luật hình sự năm
2015............................................................................................................... 8
1.2. Các vướng mắc trong thực tiễn dấu hiệu định tội “công vụ” và
“người thi hành công vụ” của tội chống người thi hành công vụ trong
Bộ luật hình sự năm 2015 ......................................................................... 13
1.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng dấu hiệu định tội “công
vụ” và “người thi hành công vụ” của tội chống người thi hành công vụ
..................................................................................................................... 18
Kết luận Chương 1 ....................................................................................... 20
CHƯƠNG 2. VỀ HÀNH VI KHÁCH QUAN CỦA TỘI CHỐNG NGƯỜI
THI HÀNH CÔNG VỤ................................................................................ 21
2.1. Quy định của pháp luật về hành vi khách quan của tội chống người
thi hành công vụ ........................................................................................ 21
2.2. Các vướng mắc trong thực tiễn áp dụng dấu hiệu hành vi khách
quan của tội chống người thi hành công vụ............................................ 24
2.3. Các giải pháp xác định đúng hành vi khách quan của tội chống
người thi hành công vụ ............................................................................. 32
Kết luận Chương 2 ....................................................................................... 34
KẾT LUẬN ................................................................................................... 35
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI, thực hiện Nghị quyết của Đại hội, đất
nước ta bước sang nền kinh tế thị trường, không những tiến bước trên con
đường đổi mới, tích cực, đời sống nhân dân từng bước được nâng cao, văn
hóa xã hội có nhiều tiến bộ, tình hình kinh tế - chính trị - xã hội tương đối ổn
định, an ninh quốc phòng được tăng cường, quan hệ đối ngoại không ngừng
được mở rộng, hợp tác quốc tế được tiến hành chủ động và đạt kết quả tốt.
Tuy nhiên, theo quy luật chung của hiện tượng xã hội, bất cứ vấn đề gì cũng
có tính hai mặt. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, chúng ta cũng phải
gánh chịu những ảnh hưởng không nhỏ do mặt trái của nền kinh tế thị
trường đem lại, cộng với sự thiếu kinh nghiệm trong quản lý kinh tế xã hội
đã làm cho đời sống xã hội có những biến động phức tạp: sự xuống cấp về
đạo đức và lối sống, tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp gia tăng, sự
phân hóa giàu nghèo sâu sắc… và đặc biệt trong mười năm trở lại đây, có
một hiện tượng tiêu cực của xã hội đã xuất hiện và không ngừng gia tăng về
số vụ việc và đa dạng hơn trong cách thức thực hiện hành vi nguy hiểm cho
xã hội, đó là hành vi chống người thi hành công vụ.
Pháp luật tồn tại với chức năng quan trọng nhất là điều chỉnh các quan
hệ xã hội, thông qua việc điều chỉnh hành vi của các chủ thể tham gia các
quan hệ xã hội đó. Việc thực hiện chức năng này nhằm đảm bảo cho chức
năng và nhiệm vụ của nhà nước được tiến hành phù hợp với bản chất của nhà
nước, thông qua một bộ máy nhà nước gồm những người thi hành công vụ sẽ
thay mặt nhà nước thực hiện chức trách được giao. Tuy nhiên, trong xã hội tất
yếu tồn tại một bộ phận các cá nhân nhằm bảo vệ quyền lợi riêng của mình
mà đi lệch chuẩn với quy định của pháp luật, và các lực lượng thi hành pháp
luật gặp rất nhiều khó khăn trong công tác phòng chống do phương thức, thủ
đoạn hoạt động và che giấu tội phạm của các đối tượng ngày càng tinh vi, xảo
quyệt, tính chống đối ngày càng manh động, liều lĩnh. Tình trạng chống người
thi hành công vụ có chiều hướng gia tăng và diễn biến rất phức tạp cả về số
2
vụ và tính chất phạm tội. Trong 10 năm trở lại đây (từ năm 2008 đến năm
2017), tội phạm thực hiện đối với người thi hành công vụ nói chung có chiều
hướng gia tăng về số vụ, tính chất nghiêm trọng, và phương thức, thủ đoạn
phạm tội mới. Trung bình mỗi năm xảy ra 500 vụ, đặc biệt từ năm 2015 đến
nay tình trạng chống người thi hành công vụ gia tăng, trung bình mỗi năm xảy
ra 700 vụ. Hành vi này đã xâm hại đến hoạt động bình thường và đúng đắn
của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, đồng thời còn trực
tiếp xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm của cá nhân người thi hành công vụ cũng như những người thân thích
của họ. Điều này tác động xấu đến dư luận, thể hiện thái độ coi thường pháp
luật của một bộ phận người dân và làm cho tình hình an ninh trật tự ngày một
phức tạp. Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành đã thể hiện thái độ của mình
thông qua việc quy định hành vi chống người thi hành công vụ là tội phạm,
tuy nhiên tùy vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi, phụ thuộc vào
các khách thể bị xâm hại cũng như động cơ, mục đích của người phạm tội,
nhà làm luật đã xây dựng các điều luật, các khoản khác nhau đối với những
hành vi có dấu hiệu "chống người thi hành công vụ". Từ những phân tích nêu
trên, việc nghiên cứu để làm rõ các vấn đề lý luận cũng như thực tiễn của
không chỉ riêng tội phạm Chống người thi hành công vụ nói riêng mà của dấu
hiệu "chống người thi hành công vụ" nói chung được quy định trong Luật
hình sự Việt Nam là thực sự cần thiết.
Chính vì vậy, học viên lựa chọn vấn đề "Dấu hiệu định tội của tội
chống người thi hành công vụ theo luật hình sự Việt Nam" làm đề tài luận văn
thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Để thực hiện đề tài đã nêu, các công trình khoa học sau đây đã được
nghiên cứu, tham khảo:
- Các giáo trình luật hình sự của các cơ sở đào tạo như: (1) Võ Khánh
Vinh (2013), Giáo trình Lý luận chung về định tội danh, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội; (2) Võ Khánh Vinh (chủ biên) (2014), Giáo trình luật hình sự
3
Việt Nam – Phần chung, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; (3) Cao Thị Oanh
(Chủ biên) (2010), Giáo trình luật hình sự Việt Nam –các tội phạm, Nxb
Giáo dục Việt Nam, Hà Nội; (4) Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh
(2015), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần Các tội phạm, Nxb Hồng
Đức- Hội Luật gia Việt Nam, TP.HCM; (5) Trường Đại học Luật Hà Nội
(2017), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam- Phần Các tội phạm, NXB Công
an nhân dân, Hà Nội ...
Các giáo trình này cung cung những kiến thức lý luận cơ bản về dấu
hiệu định tội của tội chống người thi hành công vụ làm cơ sở tham khảo cho
luận văn nghiên cứu về lý luận và quy định của pháp luật hình sự về dấu hiệu
định tội của tội này.
- Các luận văn thạc sỹ có liên quan đến đề tài có thể kể đến như: (1) Lê
Thế Tiệm (1994), Đấu tranh phòng, chống tội phạm chống người thi hành
công vụ, Luận văn thạc sĩ Luật học, trường Đại học Luật Hà Nội; (2) Hoàng
Cao Thắng (2013), Phòng ngừa tội phạm chống người thi hành công vụ trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai, Luận văn thạc sĩ Luật học, trường Đại học Luật Tp.
Hồ Chí Minh; (3) Trương Thị Ngọc Thanh (2013), Phòng ngừa tội phạm
chống người thi hành công vụ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, Luận văn thạc
sĩ Luật học, trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh; (4) Hà Thương Huyền
(2014), Tội chống người thi hành công vụ trên địa bàn Thành phố Hà Nội,
Luận văn thạc sỹ Luật học, Học viện Khoa học xã hội; (5) Lê Đức Sơn
(2016), Tội chống người thi hành công vụ theo pháp luật hình sự Việt Nam từ
thực tiễn Thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Luật học, Học viện khoa học
xã hội; (6) Nguyễn Tuấn Long (2017), Tội chống người thi hành công vụ
trong luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, trường Đại học Luật
Tp. Hồ Chí Minh ...
Các luận văn này, nghiên cứu tội chống người thi hành công vụ dưới
các góc độ khác nhau và ở các địa phương khác nhau là tài liệu quan trọng
cho tác giả tham khảo xây dựng phần lý luận về dấu hiệu định tội của tội
chống người thi hành công vụ.