Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Dấu hiệu định khung phạm tội có tổ chức trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự Việt Nam
PREMIUM
Số trang
131
Kích thước
48.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1593

Dấu hiệu định khung phạm tội có tổ chức trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

THẠCH ĐOÀN

DẤU HIỆU ĐỊNH KHUNG PHẠM TỘI CÓ TỔ CHỨC

TRONG PHẦN CÁC TỘI PHẠM

CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

DẤU HIỆU ĐỊNH KHUNG PHẠM TỘI CÓ TỔ CHỨC

TRONG PHẦN CÁC TỘI PHẠM

CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự

Định hƣớng ứng dụng

Mã số chuyên ngành: 8380104

Người hướng dẫn khoa học: Ts. Phan Anh Tuấn

Học viên: Thạch Đoàn

Lớp: Cao học Luật Bạc Liêu Khóa 1

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi và

chưa được công bố trong các công trình nghiên cứu nào khác với sự hướng dẫn

của Ts. Phan Anh Tuấn, giảng viên trường Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh.

Các Bản án được sử dụng trong luận văn là có thật và được phản ánh trung

thực, đã được Tòa án xét xử trong thực tiễn. Nếu không đúng như đã nêu trên tôi

hoàn toàn chịu trách nhiệm với đề tài Luận văn của mình.

Tác giả Luận văn

Thạch Đoàn

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

BLHS Bộ luật Hình sự

CSĐT Cảnh sát điều tra

Nghị quyết 02-HĐTP/NQ

Nghị quyết 02-HĐTP/NQ ngày

16/11/1988 quy định về việc hướng

dẫn bổ sung Nghị quyết 02-HĐTP￾TANDTC/QĐ ngày 05/01/1986 do

Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân

tối cao ban hành

Nghị quyết 02-HĐTP-TANDTC/QĐ

Nghị quyết 02-HĐTP-TANDTC/QĐ

ngày 05/01/1986 quy định về việc

hướng dẫn áp dụng một số quy định

của Bộ luật hình sự do Hội đồng thẩm

phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành

TAND Tòa án nhân dân

VKSND Viện kiểm sát nhân dân

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................1

CHƢƠNG 1. DẤU HIỆU ĐỊNH KHUNG PHẠM TỘI CÓ TỔ CHỨC

TRONG CÁC TỘI XÂM PHẠM VỀ SỞ HỮU CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ

NĂM 2015 .............................................................................................................8

1.1. Quy định của pháp luật về dấu hiệu định khung hình phạt phạm tội

có tổ chức trong các tội xâm phạm sở hữu của Bộ luật hình sự năm 2015 ..

............................................................................................................................8

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm phạm tội có tổ chức ............................................8

1.1.2. Các trường hợp dấu hiệu định khung hình phạt phạm tội có tổ chức

trong các tội xâm phạm sở hữu của Bộ luật hình sự năm 2015 ..................10

1.2. Thực tiễn áp dụng tình tiết định khung “Phạm tội có tổ chức” trong

các tội xâm phạm sở hữu của Bộ luật hình sự Việt Nam ...........................10

1.3. Một số giải pháp nhằm áp dụng đúng dấu hiệu định khung hình phạt

“phạm tội có tổ chức” trong các tội xâm phạm sở hữu của Bộ luật hình sự

năm 2015 .........................................................................................................19

Kết luận Chƣơng 1 .............................................................................................23

CHƢƠNG 2. TÌNH TIẾT “PHẠM TỘI CÓ TỔ CHỨC” ĐỐI VỚI TỘI CÓ

DẤU HIỆU “TỔ CHỨC” LÀ DẤU HIỆU ĐỊNH TỘI...................................24

2.1. Quy định về các tội “tổ chức” là dấu hiệu định tội trong Phần các tội

phạm của Bộ luật hình sự năm 2015 ............................................................24

2.2. Thực tiễn áp dụng tình tiết “phạm tội có tổ chức” đối với tội có dấu

hiệu “tổ chức” là dấu hiệu định tội...............................................................25

2.2.1. Về tội tổ chức đánh bạc (Điều 322 BLHS) ........................................25

2.2.2. Về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy ....................................29

2.3. Một số kiến nghị về quy định tình tiết “phạm tội có tổ chức đối” với

đối với các tội có dấu hiệu “tổ chức” là dấu hiệu định tội .........................34

Kết luận Chƣơng 2 .............................................................................................38

KẾT LUẬN .........................................................................................................39

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ

sung năm 2017 (BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định “Phạm tội có

tổ chức là hình thức đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng

thực hiện tội phạm”. Do tính nguy hiểm cao hơn so với các trường hợp đồng

phạm thông thường khác nên “Phạm tội có tổ chức” tùy loại tội cụ thể tình tiết

này vừa là dấu hiệu định khung trong phần lớn tội danh được quy định tại Bộ

luật hình sự, đồng thời cũng là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy

định tại điểm a khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015.

Trong thực tiễn xét xử, Tòa án gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi áp

dụng tình tiết này như: Xác định không chính xác tình tiết phạm tội có tổ chức

trong các vụ án dẫn đến xét xử không phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm

cho xã hội của tội phạm; không áp dụng tình tiết phạm tội có tổ chức là tình tiết

tăng nặng trách nhiệm hình sự khi có dấu hiệu phạm tội có tổ chức đối với tội

phạm sử dụng cụm từ "tổ chức" như tội tổ chức đánh bạc, tội tổ chức sử dụng

trái phép chất ma túy, tội tổ chức đua xe trái phép và tội tổ chức người khác trốn

đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép... Không áp dụng dấu hiệu định

khung phạm tội có tổ chức đối với các tội phạm trên. Xuất phát từ nguyên nhân

quy định của pháp luật về tình tiết “Phạm tội có tổ chức” còn chưa rõ ràng và cụ

thể, dẫn tới nhiều cách hiểu khác nhau, nhầm lẫn giữa các khái niệm có cùng dấu

hiệu định khung phạm tội có “tổ chức”; hiểu chưa chính xác khi áp dụng tình tiết

“phạm tội có tổ chức” đối với những tội danh có từ “tổ chức”.

Do vậy, từ thực tiễn xét xử của Tòa án nên tác giả quyết định chọn đề tài

“Dấu hiệu định khung phạm tội có tổ chức trong Phần các tội phạm của Bộ

luật hình sự Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ Luật học của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Phạm tội có tổ chức là một khái niệm có tính truyền thống của luật hình

sự, tuy nhiên vấn đề này có nội dung phong phú và phức tạp được các luật gia và

các nhà nghiên cứu luật quan tâm chú ý và đề cập đến trong những công trình

nghiên cứu của mình dưới góc độ luật hình sự, tội phạm học hoặc xã hội học

2

pháp luật. Dưới góc độ khoa học luật hình sự đã có khá nhiều các công trình

nghiên cứu về phạm tội có tổ chức, có thể kể ra đây một số công trình tiêu biểu

của các tác giả như:

- Nhóm các giáo trình luật hình sự có thể kể đến: Giáo trình Luật hình sự

Việt Nam1

của Đại học Luật Hà Nội; Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần

Chung)2

của Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội; Giáo trình Luật hình sự Việt

Nam - Phần Chung3

của Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh; Giáo trình Luật

hình sự Việt Nam- Phần Chung của tác giả Võ Khánh Vinh4… Trong nội dung

các giáo trình này đã phân tích một số vấn đề lý luận và quy định của phạm tội

có tổ chức như: khái niệm, đặc điểm, các trường hợp phạm tội có tổ chức .... Các

nội dung trên của các giáo trình là tài liệu tham khảo quan trọng để tác giả xây

dựng phần lý luận về phạm tội có tổ chức trong Luận văn.

- Nhóm các luận án, luận văn liên quan đến đề tài có thể kể đến như:

+ Nguyễn Trung Thành (2002), Phạm tội có tổ chức trong Luật Hình sự

Việt Nam và việc đấu tranh phòng chống, Luận án tiến sĩ Luật học, Viện nghiên

cứu Nhà nước và pháp luật. Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn

về hình thức phạm tội có tổ chức, tổ chức tội phạm; qua đó đánh giá tình hình tội

phạm có tổ chức ở nước ta trong những năm từ 2002 trở lại và đưa ra các giải

pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống loại tội phạm nguy hiểm này.

+ Trần Quang Tiệp (2000), “Đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam”,

Luận án tiến sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội. Luận án nghiên cứu sự hình

thành và phát triển của chế độ đồng phạm trong lịch sự lập pháp hình sự Việt

Nam và so sánh với các quy phạm tương ứng trong pháp luật trong một số nước

trên thế giới. Đánh giá việc áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự của chế

định đồng phạm trong thực tiễn xét xử.

+ Trương Công Bình (2015), Phạm tội có tổ chức theo luật hình sự Việt

Nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk), Luận văn thạc sĩ Luật

1 Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam,Tập I, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

2 Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật (2003), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần Chung),

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

3 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần Chung,

NXB Hồng Đức, Hội Luật gia Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh.

4 Võ Khánh Vinh (Chủ biên) (2012), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam- Phần Chung, Nxb Công an nhân

dân, Hà Nội.

3

học, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn nghiên cứu, giải quyết một cách đầy đủ

về những lý luận và thực tiễn của các quy định về phạm tội có tổ chức theo luật

hình sự Việt Nam và đánh giá thực tiễn điều tra, xét xử trên địa bàn tỉnh Đắk

Lắk, đồng thời so sánh với pháp luật hình sự một số nước trên thế giới về chống

tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, từ đó đưa ra kiến nghị và giải pháp nâng

cao hiệu quả áp dụng.

+ Phí Thành Chung (2010), “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quyết

định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức theo luật hình sự Việt

Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn nghiên

cứu về chế định quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức và

qua đó đóng góp về mặt khoa học giải quyết những vấn đề vướng mắc trong thực

tiễn xây dựng và áp dụng pháp luật về quyết định hình phạt trong trường hợp

phạm tội có tổ chức.

+ Lưu Thị Ngọc Bích (2018), “ Phạm tội có tổ chức theo luật hình sự hình

sự Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định cụ thể của pháp luật hình sự Việt

Nam hiện hành về phạm tội có tổ chức, đồng thời nghiên cứu thực tiễn áp dụng

tình tiết phạm tội có tổ chức thông qua các bản án.

Các luận án, luận văn này nghiên cứu chi tiết về lý luận phạm tội có tổ

chức, thực tiễn áp dụng quy định này. Tuy nhiên, các luận văn này chủ yếu

nghiên cứu các trường hợp phạm tội có tổ chức ở Phần Chung của BLHS năm

1999 chứ không tập trung nghiên cứu nó với tư cách là tình tiết định khung hình

phạt ở Phần các tội phạm của BLHS năm 2015.

- Nhóm các bài viết trên các tạp chí pháp lý có liên quan đến đề tài như:

(1) Phí Thành Chung (2016), “Phân hóa trách nhiệm hình sự của đồng phạm

trong Bộ luật Hình sự năm 2015”, Nhà nước và Pháp luật, Viện Hàn lâm Khoa

học xã hội Việt Nam, Số 3 (335), tr.34-38; (2) Phí Thành Chung (2015), “Hoàn

thiện quy định của bộ luật hình sự về tội phạm có tổ chức”, Tòa án nhân dân, Số

10, tr.18-20; (3) Lê Thị Sơn (2012), “Tội phạm có tổ chức và việc bổ sung chế

định tổ chức tội phạm trong Bộ luật hình sự Việt Nam”, Luật học, Số 12(151),

tr.49-58; (4) Nguyễn Văn Trương (2011), “Thực tiễn áp dụng điều 53 bộ luật

4

Hình sự về quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm và một số kiến

nghị”, Tòa án nhân dân, Số 19, tr.21-24; (5) Cao Thị Oanh (2003), “Những biểu

hiện của nguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình sự trong đồng phạm”, Luật học,

Số 6/2003, tr.60-63; (6) Nguyễn Trung Thành (2002), “Cơ sở và những nguyên

tắc truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp phạm tội có tổ chức”, Nhà

nước và Pháp luật, Số 170, tr.59-65; (7) Lê Thị Sơn (2012)“Tội phạm có tổ chức

và việc bổ sung chế định tổ chức tội phạm trong Bộ luật hình sự Việt Nam”, Luật

học, số 12/2012 ...

Các bài viết liên quan đến phạm tội có tổ chức trên đã nghiên cứu chế định

này ở các khía cạnh khác nhau rất đa dạng. Kế thừa các nghiên cứu này giúp cho

việc nắm vững hình thức đồng phạm đặc biệt này hơn nữa và gợi ý cho tác giả

các vấn đề cần giải quyết liên quan đến “Dấu hiệu định khung phạm tội có tổ

chức trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự Việt Nam”.

Thông qua các công trình nghiên cứu khoa học trên, đã nhấn mạnh những

khía cạnh pháp lý có liên quan đến chế định đồng phạm nói chung. Những phân

tích của tác giả là những kinh nghiệm quý báu cho việc hoàn thiện pháp luật hình

sự về phạm tội có tổ chức nói chung và phạm tội có tổ chức với tư cách là dấu

hiệu định khung hình phạt trong Phần các tội phạm của BLHS nói riêng. Tuy

nhiên tất cả các bài nghiên cứu cũng như các công trình nghiên cứu trên có phạm

vi nghiên cứu rộng, một số công trình nghiên cứu về đồng phạm đã được nghiên

cứu khá lâu và theo quy định của BLHS năm 1999 nên chưa cập nhật hết những

tình huống phức tạp của đồng phạm nói chung và phạm tội có tổ chức nói riêng

đang ngày càng diễn ra phức tạp, hoặc chỉ xem xét dưới góc độ tội phạm học –

phòng ngừa phạm tội có tổ chức. Tuy nhiên, trong số các công trình nghiên cứu

trên cũng có một số công trình nghiên cứu cụ thể, riêng biệt về phạm tội có tổ

chức với tư cách là dấu hiệu định khung hình phạt nhưng các công trình đó chỉ

nghiên cứu chuyên sâu về mặt lý luận mà chưa nghiên cứu sâu về thực tiễn áp

dụng tình tiết này, nhất là với quy định của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung

năm 2017).

Với tình hình nghiên cứu nêu trên, đề tài “Dấu hiệu định khung phạm tội

có tổ chức trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự Việt Nam” về cơ bản

không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố và còn nhiều vấn đề lý

5

luận và thực tiễn xung quanh phạm tội có tổ chức với tư cách là dấu hiệu định

khung hình phạt vẫn đang là điều cần được tiếp tục nghiên cứu để nâng cao hiệu

quả áp dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của Luận văn sẽ làm rõ các quy định của pháp luật

về “Dấu hiệu định khung phạm tội có tổ chức trong Phần các tội phạm của

Bộ luật hình sự Việt Nam”, phân tích các vướng mắc trong thực tiễn áp dụng

quy định về dấu hiệu này để từ đó đưa ra kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng

quy định về dấu hiệu định khung phạm tội có tổ chức trong BLHS năm 2015

(sửa đổi, bổ sung năm 2017)

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nêu trên, Luận văn đặt ra và giải quyết các nhiệm

vụ chủ yếu sau đây:

- Nghiên cứu làm rõ quy định của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm

2017) về dấu hiệu định khung phạm tội có tổ chức trong Phần các tội phạm của

Bộ luật hình sự năm 2015.

- Trên cơ sở phân tích, đánh giá các Bản án hình sự chỉ ra những vướng

mắc, bất cập trong các quy định và thực tiễn áp dụng các quy định về dấu hiệu

định khung phạm tội có tổ chức trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự

năm 2015.

- Nghiên cứu đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả áp dụng quy định

phạm tội có tổ chức trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự năm 2015.

4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài

Đề tài tập trung nghiên cứu các quy định về dấu hiệu định khung phạm tội

có tổ chức trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự năm 2015 và thực tiễn áp

dụng dấu hiệu này thông qua các bản án được Tòa án xét xử.

6

4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Phạm vi về nội dung: Luận văn nghiên cứu dấu hiệu định khung phạm

tội có tổ chức trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự Việt Nam dưới góc

độ luật Hình sự.

- Phạm vi về thời gian, địa bàn nghiên cứu: Khảo sát thực tiễn áp dụng dấu

hiệu định khung phạm tội có tổ chức trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình

sự từ năm 2015 đến năm 2020 trên phạm vi toàn quốc thông qua các bản án.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài

- Phương pháp luận: Đề tài này được nghiên cứu trên phương pháp luận

của chủ nghĩa Mác – Lênin với phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, các

quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về đấu tranh phòng chống tội

phạm.

Bên cạnh đó, nhằm đạt được kết quả nghiên cứu phù hợp với từng nội

dung và mục đích nghiên cứu, tác giả đã kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu

cụ thể như:

- Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng để tiến hành phân tích

và tổng hợp một cách khái quát các nội dung liên quan đến khái niệm phạm tội

có tổ chức, quy định của pháp luật hình sự về các vấn đề liên quan đến phạm tội

có tổ chức quy định tại BLHS 2015 và Nghị quyết hướng dẫn của Hội đồng

thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

- Phương pháp bình luận án xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu được

sử dụng để đánh giá, nhận xét cách hiểu và áp dụng pháp luật giữa các bản án

dấu hiệu định khung phạm tội có tổ chức trong Phần các tội phạm của Bộ luật

hình sự, để từ đó rút ra được những vướng mắc, bất cập và đề xuất những giải

pháp hoàn thiện dấu hiệu này.

- Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh giữa các bản án trong việc

xác định dấu hiệu định khung phạm tội có tổ chức trong Phần các tội phạm của

Bộ luật hình sự để từ đó chỉ ra các điểm khác biệt, không thống nhất trong thực

tiễn liên quan đến việc áp dụng dấu hiệu định khung này.

7

6. Dự kiến các kết quả nghiên cứu và địa chỉ ứng dụng các kết quả

nghiên cứu

- Kết quả nghiên cứu của Luận văn là đưa ra các giải pháp để nâng cao

hiệu quả áp dụng quy định phạm tội có tổ chức trong Phần các tội phạm của Bộ

luật hình sự năm 2015.

- Các kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho

Tòa án nhân dân, các cơ quan Nhà nước để thực hiện việc hoàn thiện hơn quy

định về phạm tội có tổ chức và góp phần giải quyết những vướng mắc trong thực

tiễn áp dụng quy định về dấu hiệu định khung phạm tội có tổ chức trong Phần

các tội phạm của Bộ luật hình sự.

- Những kết quả nghiên cứu của Luận văn đạt được còn có thể làm tài liệu

tham khảo cho các công trình nghiên cứu tiếp theo của chính học viên và cho

những người có quan tâm trong quá trình công tác, học tập và nghiên cứu.

7. Bố cục của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội

dung Luận văn được cấu trúc thành hai chương:

Chương 1: Dấu hiệu định khung hình phạt phạm tội có tổ chức trong các

tội xâm phạm sở hữu của Bộ luật hình sự năm 2015.

Chương 2: Tình tiết “Phạm tội có tổ chức” đối với tội có dấu hiệu “Tổ

chức” là dấu hiệu định tội.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!