Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
![Đánh giá tác động của thuế quan trong hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đến một số ngành xuất nhập khẩu chủ lực của Việt Nam / Nguyễn Nhật Khánh Ly, Cao Bằng, Lê Hồng Phong ; Võ Thị Ngọc Trinh [Hướng dẫn]](https://storage.googleapis.com/cloud_leafy_production/1686153967007_9536-0.png)
Đánh giá tác động của thuế quan trong hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đến một số ngành xuất nhập khẩu chủ lực của Việt Nam / Nguyễn Nhật Khánh Ly, Cao Bằng, Lê Hồng Phong ; Võ Thị Ngọc Trinh [Hướng dẫn]
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC EURÉKA
LẦN THỨ XX NĂM 2018
TÊN CÔNG TRÌNH: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ
QUAN TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO
VIỆT NAM – EU (EVFTA) ĐẾN MỘT SỐ NGÀNH XUẤT NHẬP
KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM
LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU: Lĩnh vực kinh tế
CHUYÊN NGÀNH: Thương mại – Quản trị kinh doanh và du lịch - Marketing
a
MỤC LỤC
MỤC LỤC ....................................................................................................................... a
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................ c
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................... d
DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................................. e
TÓM TẮT ........................................................................................................................ 1
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 2
PHẦN 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................ 8
1.1 Cơ sở lý thuyết về tác động của chính sách thương mại quốc tế ......................... 8
1.1.1 Lý thuyết liên minh thuế quan của Jacob Viner (1950) .............................. 8
1.1.2 Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan ..................................................... 13
1.2 Tổng quan về Hiệp định thương mại EVFTA .................................................... 21
1.2.1 Quá trình đàm phán, ký kết ....................................................................... 22
1.2.2 Nội dung chính của Hiệp định EVFTA .................................................... 22
PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA .................................. 26
VIỆT NAM .................................................................................................................... 26
2.1 Tình hình thương mại của Việt Nam và thế giới ................................................ 26
2.1.1 Thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam ................................................. 27
2.1.2 Các ngành xuất nhập khẩu chủ lực của Việt Nam .................................... 29
2.2 Tình hình thương mại giữa Việt Nam và EU ..................................................... 33
2.2.1 Ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt nam sang EU ............................. 33
2.2.2 Nhập khẩu của Việt Nam từ EU ............................................................... 35
PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 40
3.1 Các chỉ số thương mại ........................................................................................ 40
3.1.1 Chỉ số cường độ thương mại (Trade Intensity Index - TII) ...................... 40
3.1.2 Chỉ số lợi thế so sánh hiển thị (Revealed Comparative Advantage - RCA)
41
3.2 Mô hình SMART ................................................................................................ 43
3.3 Mô hình GSIM ................................................................................................... 48
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................... 53
4.1 Kết quả phân tích các chỉ số thương mại ........................................................... 53
4.2 Kết quả mô phỏng từ mô hình SMART và GSIM ............................................. 58
b
4.2.1 Xây dựng kịch bản mô phỏng....................................................................... 58
4.2.2 Kết quả mô phỏng và thảo luận .................................................................... 58
4.2.2.1 Tác động của EVFTA dưới góc độ thị trường và chính phủ Việt Nam: ... 59
4.2.2.2 Tác động của EVFTA dưới góc độ người tiêu dùng và người sản xuất
Việt Nam ................................................................................................................. 66
4.2.2.3 Tác động của EVFTA đối với một số nước khác ..................................... 67
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... i
PHỤ LỤC ........................................................................................................................ v
c
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Mô tả hiệu ứng tạo lập thương mại ................................................................. 9
Hình 1.2: Mô tả hiệu ứng chuyển hướng thương mại ................................................... 11
Hình 1.3: Tỉ lệ các dòng thuế được cắt giảm theo năm ................................................. 23
Hình 2.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa từ năm 2006-2016 (đơn vị: tỷ USD) . 26
Hình 2.2: Top các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2016 .................. 28
Hình 2.3: Top các thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2016 ................. 29
Hình 2.4: Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa năm 2016 .......................................................... 30
Hình 2.5: Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu năm 2016 .......................................................... 32
Hình 2.6: Cơ cấu các hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang EU trong năm 2016 ..... 34
Hình 2.7: Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam sang EU trong năm 2016 ......... 36
Hình 4.1: Chỉ số cường độ xuất nhập khẩu của Việt Nam so với EU. .......................... 53
Hình 4.2: Chỉ số lợi thế so sánh (RCA) của một số sản phẩm xuất khẩu chủ lực sang
EU của Việt Nam ........................................................................................................... 55
Hình 4.3: Chỉ số lợi thế cạnh tranh nhập khẩu (RMA) của một số sản phẩm nhập khẩu
chủ lực từ EU của Việt Nam. ........................................................................................ 57
d
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Hiệu ứng tạo lập thương mại ........................................................................ 10
Bảng 1.2: Hiệu ứng chuyển hướng thương mại ............................................................ 12
Bảng 4.1: Giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng thêm theo từng kịch bản ... 60
Bảng 4.2: Giá trị kim ngạch thay đổi theo từng kịch bản ............................................. 61
Bảng 4.3 Danh sách mười quốc gia giảm thị phần xuất khẩu sang Việt Nam nhiều nhất
....................................................................................................................................... 68
Bảng 4.4: Danh sách mười quốc gia giảm thị phần xuất khẩu sang EU nhiều nhất ..... 69
e
DANH MỤC VIẾT TẮT
AEC Asean Economic Community Cộng đồng kinh tế ASEAN
CGE Computable general equilibrium Mô hình cân bằng tổng thể
CKD Completely Knocked Down Xe lắp ráp trong nước với 100% linh
kiện được nhập khẩu
EII Export Intensity Index Chỉ số cường độ xuất khẩu
ES Export specialization index Chỉ số chuyên môn hóa xuất khẩu
EU European Union Liên minh Châu Âu
EVFTA European Union Vietnam Free
Trade Agreement
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam
- EU
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
FLEGT Forest Law Enforcement
Governance and Trade
Forest Law Enforcement Governance
and Trade
FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do
GDP Gross Domestic Products Tổng sản phẩm quốc nội
GEM General Equilibrium Model Mô hình cân bằng tổng thể
GSIM Generic Statistical Information
Model
Mô hình mô phỏng toàn cầu
HS Harmonized System Mã số hàng hóa xuất nhập khẩu
ISIC International Standard Industrial
Classification
Phân loại theo tiêu chuẩn quốc tế
KVFTA Korea Vietnam Free Trade
Agreement
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam
– Hàn Quốc
MFN Most favoured nation Nguyên tắc tối huệ quốc
MII Import Intensity Index Chỉ số cường độ nhập khẩu
PEM Partial Equilibrium Model Mô hình cân bằng cục bộ
RCA Revealed Comparative
advantage
Chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu
RCEP Regional Comprehensive
Economic Partnership
Hiệp định kinh tế toàn diện khu vực
RMA Relative Import Advantage Chỉ số lợi thế so sánh nhập nhẩu
tương đối
f
RoO Rule of Origin Quy tắc xuất xứ hàng hóa
RXA Relative Export Advantage Chỉ số lợi thế so sánh xuất khẩu tương
tối
SMART Software for Market Analysis
and Restrictions on Trade
Phần mềm Phân tích Thị trường và
Hạn chế Thương mại
SPS Sanitary and Phytosanitary
Measures
Biện pháp kiểm dịch động thực vật
TBT Technical Barriers to Trade Hàng rào kỹ thuật trong thương mại
TPP Trans-Pacific Partnership Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình
Dương
TRAIN Trade Analysis Information
System
Hệ thống thông tin phân tích thương
mại (UNCTAD)
VCFTA Vietnam Chile Free Trade
Agreement
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam
– Chile
VEPR Viet Nam Institute
for Economic
and Policy Research
Viện nghiên Cứu Kinh tế và Chính
sách Việt Nam
WITS World Integrated Trade
Solution
Giải pháp thương mại hội nhập thế
giới
WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
1
TÓM TẮT
Bài viết đánh giá tác động tiềm năng của thuế quan trong Hiệp định thương mại tự
do Việt Nam – EU (EVFTA) đến một số ngành xuất nhập khẩu chủ lực sử dụng mô
hình cân bằng từng phần SMART và GSIM. Bên cạnh đó, chỉ số cường độ giao
thương (TII) và lợi thế so sánh hiển thị (RCA) cũng được sử dụng để phân tích mức độ
thương mại và lợi thế so sánh ở cấp độ ngành. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ
thương mại giữa Việt Nam và EU còn khá thấp, tuy nhiên đứng ở một góc độ khác thì
có thể kì vọng rằng một khi điều kiện cạnh tranh của Việt Nam thay đổi tốt hơn thì EU
là một thị trường xuất nhập khẩu tiềm năng của Việt Nam; các chỉ số lợi thế so sánh
RCA của các mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang EU qua các năm luôn duy trì ở mức rất
cao (trên 9), điều đó nói lên rằng các ngành này đều có lợi thế so sánh mạnh. Khi thuế
quan được cắt giảm về 0%, kim ngạch xuất nhập khẩu biến động mạnh theo chiều
hướng tăng, một số ngành xuất khẩu có cơ hội mở rộng thị trường tại khu vực Châu
Âu như giày dép, may mặc; đồng thời một lượng lớn nguồn hàng nhập khẩu sẽ đổ vào
thị trường nội địa dẫn đến thặng dư nhà sản xuất nội địa bị giảm và phúc lợi kinh tế
ròng cũng bị giảm đi đáng kể (%). Hàm ý chính sách chính được đề xuất là nhà nước
nên đa dạng hóa các ngành xuất khẩu chủ lực và doanh nghiệp cần nâng cao chiến
lược cạnh tranh theo hướng thâm dụng công nghệ.
2
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong quá trình toàn cầu hóa như hiện nay, hội nhập quốc tế đã trở thành một
xu hướng tất yếu của các quốc gia. Việc gia nhập kí kết các hiệp định thúc đẩy kinh tế
phát triển, hợp tác phát triển sâu rộng, toàn diện cũng là xu hướng chung. Việt Nam
cũng không ngoại lệ, Việt Nam đã liên tục tham gia các cuộc đàm phán, ký kết các
hiệp định đầu tư, hiệp định thương mại tự do (FTA) và đang ngày càng hội nhập sâu
rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Tính đến nay, Việt Nam đã tiến hành đàm
phán và ký kết 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương và song phương với
các quốc gia và các khu vực trên toàn cầu, điển hình như: FTA với khối ASEAN, Việt
Nam-Hàn Quốc (KVFTA), Việt Nam-Liên Minh kinh tế Á Âu, Việt Nam-Chile
(VCFTA)…và đặc biệt là hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA).
Trong số các Hiệp định thương mại tự do thì hiệp định thương
mại tự do Việt Nam – EU (gọi tắt là EVFTA) được cho là Hiệp định quan trọng và
được kỳ vọng sẽ đem lại cho nền kinh tế Việt Nam nhiều cơ hội mới để phát triển và
mở rộng thị trường thế giới. Hiện nay, mức độ thương mại của Việt Nam và EU khá
cao, EU là đối tác thương mại lớn thứ hai và là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn
nhất của Việt Nam, chủ yếu tập trung vào các sản phẩm xuất khẩu có lợi thế so sánh
của Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-EU đã tăng từ 17,75 tỷ đô
la Mỹ vào năm 2010 lên khoảng 45 tỷ đô la Mỹ năm 2014 (Uncomtrade, 2016). Tính
riêng 8 tháng đầu năm 2017, kim ngạch xuất khẩu sang EU đạt 24,7 tỷ USD, tăng
12,7% so với cùng kỳ năm 2016 (Cục Hải Quan Việt Nam). Kim ngạch xuất khẩu
sang EU đóng góp 16% GDP và chiếm 17% tổng xuất khẩu Việt Nam (tỷ lệ này giữ
ổn định kể từ năm 2005).
Mức thuế quan bình quân hiện nay EU đang áp dụng đối với hàng nhập khẩu từ
Việt Nam vào khoảng 4,1% (giảm từ 4,5% năm 2005). Tuy nhiên, mức thuế quan bình
quân gia quyền (có tính đến tỷ trọng thương mại) lên tới 7%, nghĩa là EU đang áp mức
thuế tương đối cao hơn đối với các sản phẩm xuất khẩu quan trọng của Việt Nam (ví
dụ dệt may: 11,7%; thủy sản: 10,8% và giày dép: 12,4%) và mức thuế cao nhất (hơn
57%). Điều này cũng có nghĩa là Hiệp định EVFTA đóng vai khá quan trọng thúc đẩy
mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia EU. Bằng việc cắt giảm thuế
đối với hầu hết các sản phẩm trong khuôn khổ Hiệp định thương mại khi EVFTA được
3
thực thi, Hiệp định này hy vọng sẽ mang lại nhiều lợi thế thương mại quan trọng cho
Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh khác tại thị trường EU, nhất là đối với ngành
có sự thay đổi lớn về mức thuế quan được điều chỉnh trong Hiệp định.
Hiện nay, nghiên cứu về tác động của Hiệp định EVFTA đến nền kinh tế đang
là mối quan tâm và thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp, và
các nhà làm chính sách. Trong lịch sử nghiên cứu về Hiệp định thương mại tự do, có
nhiều nghiên cứu đánh giá tác động tiềm năng của các Hiệp định thương mại song
phương và đa phương đối với một quốc gia và khu vực (Chakravarty, S. L. và cộng sự,
2014; Alschner, W và cộng sự, 2017; Urata, S.,và cộng sự, 2010) Tuy nhiên, trong
phạm vi hiểu biết của nhóm tác giả, phần lớn các nghiên cứu trong lĩnh vực này
thường tập trung vào hướng đánh giá tác động dài hạn trong phạm vi tổng thể của một
quốc gia hơn là tập trung đánh giá ảnh hưởng trong ngắn hạn của Hiệp định thương
mại đến một số ngành cụ thể như: dệt may, giày dép, phụ tùng thiết bị, ... Trong khi
hướng nghiên cứu đánh giá tác động trực tiếp trong ngắn hạn là rất cần thiết đối với
mọi thành phần kinh tế trong nước nhằm điều chỉnh kế hoạch, chủ trương và chính
sách của đơn vị mình. Cụ thể, các doanh nghiệp cần hiểu rõ hơn về Hiệp định để có
thể đưa ra chiến lược cạnh tranh và có những bước đi phù hợp; các nhà làm chính sách
cần có nhiều thông tin hơn để đưa ra các quyết định chính sách phù hợp và kịp thời
nhằm tận dụng được lợi thế và hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua các thách thức mà Hiệp
định đem lại. Cùng với yêu cầu thực tiễn kết hợp với tầm ảnh hưởng quan trọng của
Hiệp định EVFTA như đề cập trên, nhóm nghiên cứu chọn đề tài "ĐÁNH GIÁ TÁC
ĐỘNG CỦA THUẾ QUAN TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT
NAM – EU (EVFTA) ĐẾN MỘT SỐ NGÀNH XUẤT NHẬP KHẨU CHỦ LỰC
CỦA VIỆT NAM".
Ngành xuất nhập khẩu chủ lực trong đề tài này được hiểu là các ngành kinh tế
đóng vai trò quan trọng trong bức tranh thương mại song phương, tức là những ngành
có tỷ trọng đóng góp lớn trong kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam; và những sản
phẩm thuộc các ngành này có sự thay đổi lớn về mức thuế quan trong thương mại của
Việt Nam và EU trước và sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực. Việc xác định các
ngành xuất nhập khẩu chủ lực thông qua tính toán tỷ trọng thương mại trong cơ cấu
xuất nhập khẩu của cả nước và xem xét mức độ thay đổi về thuế quan trong thương