Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá tác động của Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tới hoạt động thương mại hàng hóa tại Việt Nam: Báo cáo tổng hợp nghiệm thu chính thức / Lê Thị Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Tường Vy
PREMIUM
Số trang
133
Kích thước
2.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1032

Đánh giá tác động của Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tới hoạt động thương mại hàng hóa tại Việt Nam: Báo cáo tổng hợp nghiệm thu chính thức / Lê Thị Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Tường Vy

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TPHCM

VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NGÂN HÀNG



BÁO CÁO TỔNG HỢP

NGHIỆM THU CHÍNH THỨC

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH

ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƢƠNG (CPTPP)

TỚI HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI HÀNG HÓA TẠI VIỆT NAM

CHỦ NHIỆM: TS.LÊ THỊ ÁNH TUYẾT

TP.Hồ Chí Minh, Năm 2021

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TPHCM

VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NGÂN HÀNG



BÁO CÁO TỔNG HỢP

NGHIỆM THU CHÍNH THỨC

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH

ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƢƠNG (CPTPP)

TỚI HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI HÀNG HÓA TẠI VIỆT NAM

TP.Hồ Chí Minh, Năm 2021

Chủ nhiệm đề tài: Lê Thị Ánh Tuyết

Thành viên tham gia: Nguyễn Thị Lan Anh (Thư ký)

Nguyễn Thị Tường Vy

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

AFTA : Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

C/O : Giấy Chứng nhận xuất xứ

CPTPP : HĐ đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

DN : Doanh nghiệp

EU : Liên minh Châu Âu

EVFTA : Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU

FDI : Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

FTA : Hiệp định thương mại tự do

MFN : Nguyên tắc Tối huệ quốc

NAFTA : Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ

NT : Nguyên tắc Đối xử Quốc gia

NTB : Hàng rào phi thuế quan

RCA : Chỉ số lợi thế so sánh thể hiện.

ROO : Quy tắc xuất xứ

SHTT : Sở hữu trí tuệ

TBT : Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại

DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH ẢNH

Hình 1.1. Khung phân tích của nghiên cứu.................................................... 10

Biểu đồ 3.1. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước CPTPP...... 39

Biểu đồ 3.3 Cân đối xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước CPTPP.... 40

Biểu đồ 3.4. Tỉ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam – CPTPP so với

thế giới............................................................................................................. 41

Biểu đồ 3.5. Cán cân thương mại giữa Việt Nam và các nước CPTPP.......... 41

Bảng 3.1: Tỉ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước CPTPP theo mã sản

phẩm trong danh mục HS giai đoạn 2001 - 2018 ........................................... 44

Bảng 3.2: Tỉ trọng nhập khẩu của Việt Nam từ các nước CPTPP theo mã sản

phẩm trong danh mục HS giai đoạn 2001 - 2018 ........................................... 46

Bảng 3.3. Lợi thế so sánh và sự tương đồng xuất khẩu giữa Việt Nam và các

nước thành viên CPTPP .................................................................................. 49

Bảng 3.4. ES và sự tương đồng của Việt Nam với các nước thành viên

CPTPP…. ........................................................................................................ 57

Biểu đồ 3.6. Tính bổ sung thương mại giữa Việt Nam và các nước CPTPP trong giai

đoạn 2001 – 2018 ............................................................................................. 66

Hình 4.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất............................................................ 73

Bảng 4.1. Mô tả các biến, dấu kỳ vọng và nguồn dữ liệu............................... 74

Bảng 4.2. Thống kê mô tả các biến trong mô hình ......................................... 77

Bảng 4.3. Kết quả ước lượng của mô hình ..................................................... 78

Bảng 4.4. Kết quả ước lượng mô hình FEM sau khi khắc phục khuyết tật.... 79

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................................................... 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH ẢNH ..................................................................................................... 4

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU................................................................................ 3

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI........................................................................................................ 3

1.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC ............................................................ 5

1.2.1. Nghiên cứu trong nƣớc ....................................................................................................................... 5

1.2.2. Nghiên cứu quốc tế.............................................................................................................................. 6

1.2.3. Đánh giá kết quả các công trình nghiên cứu đã công bố ................................................................. 8

1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.................................................................................................................. 9

1.3.1. Mục tiêu tổng quát.............................................................................................................................. 9

1.3.2. Mục tiêu cụ thể.................................................................................................................................... 9

1.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................................................... 9

1.5. KHUNG PHÂN TÍCH VÀ MÔ HÌNH ĐỀ XUẤT............................................................................ 10

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH CPTPP ..................................... 11

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO.......................... 11

2.1.1. Hội nhập kinh tế quốc tế .................................................................................................................. 11

2.1.2. Khái niệm về Hiệp định Thƣơng mại tự do.................................................................................... 13

2.1.3. Phân loại các FTA............................................................................................................................. 14

2.1.4. Nội dung của FTA............................................................................................................................. 16

2.1.5. Những loại tác động của FTA .......................................................................................................... 18

2.1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tác động của FTA ................................................................................ 23

2.1.7. Các phƣơng pháp đánh giá tác động của FTA............................................................................... 25

2.2.1. Quá trình hình thành........................................................................................................................ 28

2.2.2. Nội dung chính của Hiệp định CPTPP.................................................................................................. 29

2.2.3. Các cam kết của Việt Nam trong một số lĩnh vực chính của Hiệp định CPTPP..................................... 29

TÓM TẮT CHƢƠNG 2 ............................................................................................................................. 34

CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH THƢƠNG MẠI HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM – CPTPP THEO

NGÀNH HÀNG........................................................................................................................................... 35

3.1. Cơ sở lý thuyết về phƣơng pháp phân tích thƣơng mại theo ngành hàng ............................ 35

3.2. Tổng quan thƣơng mại Việt Nam – CPTPP ............................................................................ 38

3.3. Tác động ngành của CPTPP: Tiếp cận từ các chỉ số thƣơng mại.......................................... 42

3.3.1. Tác động ngành nhìn từ cơ cấu thƣơng mại ............................................................................ 42

3.3.2. Tác động ngành nhìn từ hệ số lợi thế so sánh hiện hữu (RCA).............................................. 49

3.3.3. Tác động ngành nhìn từ chỉ số chuyên môn hóa xuất khẩu (ES)........................................... 56

3.3.4. Tác động ngành nhìn từ Chỉ số bổ sung thƣơng mại .............................................................. 61

3.4. Thực trạng một số ngành hàng có lợi và bất lợi của Việt Nam trong CPTPP................................ 67

3.4.1. Ngành dệt may .................................................................................................................................. 67

3.4.2. Ngành giày dép.................................................................................................................................. 71

3.4.3. Ngành đồ gỗ....................................................................................................................................... 74

3.4.4. Ngành thủy hải sản ........................................................................................................................... 77

3.4.5. Ngành rau quả................................................................................................................................... 79

CHƢƠNG 4: CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI THƢƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG CPTPP ..... 80

4.1. Cơ sở đề xuất mô hình nghiên cứu tác động của Hiệp định CPTPP tới thƣơng mại Việt

Nam - CPTPP..................................................................................................................................................

80

Hình 4.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất...................................................................................................... 83

4.2. Kết quả nghiên cứu .................................................................................................................... 86

4.2.1. Thống kê mô tả các biến ............................................................................................................ 86

4.2.2. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình....................................................................................................... 86

4.3. Bình luận các kết quả ƣớc lƣợng của mô hình nghiên cứu..................................................... 90

CHƢƠNG 5: GIẢI PHÁP ĐẦY MẠNH THƢƠNG MẠI HÀNG HÓA VIỆT NAM - CPTPP .......... 93

5.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP....................................................................................................... 93

5.1.1. Cơ hội................................................................................................................................................. 93

5.1.2. Thách thức......................................................................................................................................... 95

5.2. Giải pháp theo ngành hàng ................................................................................................................. 98

5.2.1. Nhóm giải pháp cho ngành dệt may................................................................................................ 98

5.2.2. Nhóm giải pháp cho ngành giày dép ............................................................................................. 101

5.2.3. Giải pháp cho ngành chế biến xuất khẩu gỗ................................................................................. 104

5.2.4. Giải pháp cho ngành thủy hải sản ................................................................................................. 107

5.2.5. Giải pháp cho ngành rau quả......................................................................................................... 113

5.3. Giải pháp chung................................................................................................................................. 117

PHỤ LỤC................................................................................................................................................... 128

2

3

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là Hiệp định thương mại tự do

được đàm phán từ tháng 3/2010, bao gồm 12 nước thành viên là Hoa Kỳ, Canada,

Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia

và Việt Nam. TPP được chính thức ký ngày 4/2/2016 và được dự kiến sẽ có hiệu lực từ

2018. Tuy nhiên, đến tháng 1/2017, Hoa Kỳ tuyên bố rút khỏi TPP, khiến TPP không

thể đáp ứng điều kiện có hiệu lực như dự kiến ban đầu. Tháng 11/2017, 11 nước thành

viên TPP ra Tuyên bố chung thống nhất đổi tên TPP thành Hiệp định Đối tác Toàn

diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). CPTPP được chính thức ký kết

vào tháng 3/2018 bởi 11 nước thành viên còn lại của TPP (không bao gồm Hoa Kỳ).

Hiệp định CPTPP đã được 7 nước thành viên phê chuẩn, bao gồm Australia, Canada,

Nhật Bản, Mexico, Singapore, New Zealand, Việt Nam và đã chính thức có hiệu lực

vào ngày 30/12/2018. CPTPP có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 14/1/2019. CPTPP giữ

nguyên gần như toàn bộ các cam kết của TPP ngoại trừ (i) các cam kết của Hoa Kỳ

hoặc với Hoa Kỳ; (ii) 22 điểm tạm hoãn (có Danh mục chi tiết) và (iii) một số sửa đổi

trong các Thư song phương giữa các Bên của CPTPP.

Là một nền kinh tế mở với quy mô xuất, nhập khẩu cao, việc ký kết CPTPP với

các thị trường lớn, như Nhật Bản, Canada, Australia, New Zealand, Mexico... cùng với

lộ trình giảm thuế xuất khẩu xuống còn 0% - 5% giúp các doanh nghiệp Việt Nam

nâng cao năng lực cạnh tranh về giá cả sản phẩm. Việc giảm thuế sang các quốc gia

nhập khẩu giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thêm cơ hội mới để mở rộng việc cung

cấp các sản phẩm vào thị trường các quốc gia thành viên. Giảm thuế nhập khẩu cho

sản phẩm khi về Việt Nam cũng sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thêm chủng

loại hàng hóa mới để mở rộng quy mô hàng hóa cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương tạo ra một “sân chơi”

công bằng, minh bạch, là cơ sở, nền tảng để các doanh nghiệp có định hướng phát

triển bền vững. Tham gia CPTPP là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao

năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng hàng hóa, dịch vụ và phát triển sản xuất, bắt

kịp xu hướng phát triển của thế giới, từ đó tham gia hiệu quả hơn vào chuỗi cung ứng

toàn cầu. Các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường của các

4

nước thành viên CPTPP sẽ được hưởng những cam kết cắt giảm thuế từ hơn 90%,

thậm chí lên đến 95%. Lợi ích từ CPTPP không chỉ là tăng xuất khẩu mà còn bao gồm

tăng hàm lượng công nghệ của hàng xuất khẩu, góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa

sang các thị trường lớn, như Nhật Bản, Canada, Úc và Mexico. Tuy vậy, đánh giá một

cách khách quan, bên cạnh những thuận lợi, CPTPP cũng đặt ra nhiều thách thức cho

Việt Nam bởi nhiều điều khoản có lợi cho những nước công nghiệp phát triển hơn là

cho các nước đang phát triển như Việt Nam.

Thực tế cho thấy cả trong và ngoài nước đều đã có rất nhiều nghiên cứu về tác

động của CPTPP tới thương mại của một quốc gia cụ thể. Tiêu biểu có thể kể tới các

nghiên cứu của Lu (2018), Maliszewska, Olekseyuk và Osorio-Rodarte (2018),

Cooper và Manyin (2013), Armstrong (2011),Trung (2017), Oanh (2019), Hội (2015),

Hội (2014), Phúc (2017), Lê (2015), Thịnh (2019), Phương (2016), Thúy (2015), Thu

(2016), Ngân (2014), Dung (2016)…. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ mới tập trung

phân tích những cơ hội thách thức chung của CPTPP tới kinh tế của các quốc gia thành

viên, hay một ngành hàng cụ thể trong một quốc gia nào đó. Mà chưa có một nghiên

cứu nào đánh giá được tác động tổng thể của Hiệp định CPTPP tới quan hệ thương

mại của Việt Nam với từng thành viên trong CPTPP, và tìm ra được những ngành

hàng lợi thế và bất lợi cho Việt Nam khi thực thi CPTPP. Đồng thời cũng chưa có

nghiên cứu nào ước lượng được mức độ thay đổi trong kim ngạch xuất nhập khẩu của

một quốc gia cụ thể nào trong CPTPP khi cam kết xóa bỏ thuế quan của Hiệp định này

được thực thi. Về cơ bản, những cam kết xóa bỏ thuế quan mạnh mẽ của CPTPP có

thể góp phần tạo ra những tác động tích cực trong việc thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu,

nhập khẩu của các quốc gia thành viên nhưng mỗi quốc gia sẽ có mức độ thay đổi

khác nhau. Do đó, việc phân tích thương mại Việt Nam - CPTPP để thấy được xu

hướng vận động của cơ cấu thương mại giữa các bên và đánh giá được tác động theo

ngành của CPTPP có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam. Bài nghiên cứu này góp

phần làm rõ bức tranh chung trong quan hệ thương mại Việt Nam - CPTPP, xác định

những ngành hàng Việt Nam có lợi thế so sánh, các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng

xuất nhập khẩu trên cơ sở đó dự báo xu hướng xuất nhập khẩu của Việt Nam với thị

trường CPTPP.

5

1.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC

1.2.1. Nghiên cứu trong nƣớc

Châu (2014) đã nghiên cứu TPP với ý nghĩa là một hiệp định thương mại tự do thế

hệ mới từ đó đề xuất các phương án đàm phán của Việt Nam trong khuôn khổ Hiệp

định TPP, nhận diện các cơ hội và thách thức nói chung đối với Việt Nam.

Quỳ (2014) đã phân tích bối cảnh ra đời, những đặc điểm của Hiệp định TPP với tư

cách là một hiệp định tự do thương mại thế hệ mới, phân tích một số nội dung chính sẽ

được đàm phán trong Hiệp định TPP và đề xuất giải pháp để Việt Nam tham gia có

hiệu quả các vòng đàm phán này.

Thành và Hằng (2015) đã mô phỏng ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế, đặc

biệt các Hiệp định Thương mại tự do kiểu mới là TPP và AEC, lên nền kinh tế Việt

Nam, đồng thời xem xét những tác động tới cấp độ ngành, bao gồm các yếu tố thương

mại, giá cả, sản lượng và phúc lợi nền kinh tế. Trong đó, cuốn sách này chú trọng hơn

vào ngành chăn nuôi, vốn được coi là một ngành không có nhiều lợi thế và có vẻ chịu

nhiều tác động tiêu cực từ các Hiệp định thương mại tự do.

Hiệp (2015) cho rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ nhận được nhiều lợi ích về cả hai

mặt kinh tế và chiến lược nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức đáng kể. Nghiên

cứu này ước đoán với tác động của hiệp định này nền kinh tế Việt Nam sẽ có mức tăng

trưởng GDP khoảng 11% và kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng 28% trong vòng 1 thập

kỷ. Các ngành sản xuất hàng xuất khẩu như dệt may, thủy sản, các sản phẩm nông lâm

nghiệp sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận các thị trường lớn, đặc biệt là Hoa Kỳ và Nhật Bản

như ngành chăn nuôi và các sản phẩm sữa, đậu nành, bắp và đầu tư vào thức ăn gia súc

sẽ đối diện với nhiều tác động tiêu cực. HIệp định này sẽ thúc đẩy dòng vốn đầu tư

FDI, thúc đẩy quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Các quy định về sở hữu

trí tuệ và bảo vệ môi trường trong TPP cũng sẽ làm gia tăng chi phí cho các doanh

nghiệp trong nước tuy nhiên về dài hạn sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng

sáng tạo và bền vững hơn.

Hoàng (2015) đã tập trung nghiên cứu phân tích bước đầu (dự báo) tác động của

Hiệp định TPP đến 3 lĩnh vực dịch vụ của Thành phố HCM là tài chính-ngân hàng,

phân phối bán lẻ và thương mại điện tử.

6

Hùng (2015) bằng mô hình định lượng, tác giả đã có phân tích sơ bộ bước đầu tác

động đến một số ngành, lĩnh vực kinh tế của Việt Nam. Phân tích này sẽ làm đề dẫn

cho đánh giá tác động các ngành.

Việt (2016) nghiên cứu tập trung vào nhận diện và phân tích các cơ hội, ưu tiên

và thách thức đối với các doanh nghiệp khi Việt Nam tham gia đàm phán Hiệp định

TPP.

Tóm lại, hầu hết các nghiên cứu của Việt Nam về Hiệp định TPP (tiền thân cả

hiệp định CPTPP) trong thời gian qua chỉ mới tập trung vào quá trình đàm phán và dự

đoán tác động ban đầu của Hiệp định đối với toàn bộ nền kinh tế cũng như với một số

ngành/lĩnh vực kinh tế điển hình của cả nước.

1.2.2. Nghiên cứu quốc tế.

Ciuriak, Xiao và Dadkhah (2017) đã đánh giá kết quả của các bên đàm phán

trong Hiệp định TPP nếu mười một bên còn lại tiến hành thỏa thuận như đã đàm phán

mà không có Hoa Kỳ, so với kết quả theo thỏa thuận ban đầu gồm 12 thành viên được

ký vào tháng 10 năm 2016. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hiệp định 11 bên, hiện được đổi

tên thành Hiệp định CPTPP, là một thỏa thuận nhỏ hơn nhiều so với thỏa thuận 12

bên, nhưng một số bên sẽ làm tốt hơn nếu không có Hoa Kỳ trong thỏa thuận, đặc biệt

là những nước ở Tây bán cầu gồm Canada, Mexico, Chile và Peru. Kết quả của nghiên

cứu này cho thấy rằng mười một bên tốt hơn nên thực hiện CPTPP, bỏ qua các yếu tố

quản trị gây tranh cãi vì tác động của chúng đối với lợi ích quốc gia là không rõ ràng

và về cơ bản có thể bị ảnh hưởng bởi các cuộc đàm phán song phương song song giữa

các bên CPTPP riêng lẻ và Hoa Kỳ.

Khan, Zada và Mukhopadhyay (2018) đánh giá các tác động có thể có của

CPTPP đối với dòng chảy thương mại khu vực và các tổng thể kinh tế vĩ mô khác của

Pakistan bằng cách sử dụng mô hình cân bằng tổng thể. Kết quả trên toàn nền kinh tế

cho thấy CPTPP được đề xuất sẽ có tác động tiêu cực đến GDP thực tế của Pakistan,

xuất khẩu và nhập khẩu của các ngành và ở cấp độ hộ gia đình. Tuy nhiên, nếu

Pakistan tham gia CPTPP, thì sẽ có một tác động tích cực tổng thể đối với nền kinh tế

của Pakistan. Do đó, dựa trên quan điểm về vị trí địa lý và chiến lược lý tưởng của

Pakistan và tiềm năng trở thành một nền kinh tế trung chuyển với ngã ba của Nam Á,

Tây Á và Trung Á, nghiên cứu này cho thấy rằng việc Pakistan đề xuất tham gia

CPTPP sẽ không chỉ mang lại lợi ích lớn mà còn giúp giảm khoảng cách giàu nghèo ở

7

Pakistan và do đó sẽ có tác động tích cực đến bất bình đẳng thu nhập nói chung ở

Pakistan.

Lu (2018) đã tiến hành đánh giá định lượng tác động tiềm tàng của việc thực hiện

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp

định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA) đối với xuất khẩu hàng may mặc của

Việt Nam.

Lakatos, Maliszewska, Ohnsorge, Petri và Plummer (2016) đã ước tính hiệp định

TPP có thể thúc đẩy GDP của các quốc gia thành viên tăng trung bình khoảng 1,1%,

gia tăng giá trị thương mại khoảng 11% vào năm 2030. Đồng thời nó còn tạo ra tác

động lan tỏa đến các khu vực khác của nền kinh tế thế giới.

Kelsey và Kilic (2014) đưa ra các quan điểm của Hoa Kỳ về thương mại điện tử,

chuyển giao công nghệ và di chuyển dữ liệu xuyên biên giới trong hội nhập kinh tế

quốc tế.

Capling và Ravenhill (2011) cho thấy việc thúc đẩy TPP với nội dung dỡ bỏ các

rào cản thương mại giữa các quốc gia thành viên không mang lại lợi ích kinh tế đáng

kể bởi vì đa số các thành viên đều là những nên kinh tế nhỏ và giữa các quốc gia này

đã tồn tại nhiều hiệp định thương mại tự do trước đó.

Armstrong (2011) phân tích quá trình đàm phán TPP và cho rằng ý nghĩa kinh tế

và chính trị của hiệp định phụ thuộc vào sự thống nhất cuối cùng về nội dung hiệp

định và sự mở rộng phạm vi cho các quốc gia như Indonesia, các nước Đông Á khác,

đặc biệt là Trung Quốc. Khi TPP chính thức được ký kết và toàn bộ lời văn của hiệp

định được công bố, các nghiên cứu đã lượng hóa rõ ràng được tác động của hiệp định

này đến các nền kinh tế thành viên.

Petri và Plummer (2016) đã cập nhật dữ liệu để điều chỉnh kết quả nghiên cứu

của mình năm 2012 và cho thấy hiệp định TPP sẽ là thúc đẩy thu nhập thực tế hằng

năm của Hoa Kỳ tăng khoảng 131 triệu USD, tương đương 0,5% GDP, kim ngạch

xuất khẩu tăng 357 triệu USD, tương đương 9,1% vào năm 2030 khi hầu hết các nội

dung cam kết của hiệp định được thực thi. Với ảnh hưởng của hiệp định này, GDP của

thế giới cũng sẽ tăng 492 tỷ USD vào năm 2030. Hiệp định này sẽ tạo ra lợi ích nhiều

cho các quốc gia Nhật Bản, Malaysia và Việt Nam.

United States International Trade Commission. (2016) là công trình nghiên cứu

đồ sộ với 792 trang, phần lớn những phát hiện trong báo này là tích cực, tuy nhiên

8

những lợi ích mà TPP mang lại cho nền kinh tế Mỹ không lớn, sau 15 năm chỉ giúp

tăng 0,15% GDP, 0,07% việc làm và 1,1% xuất khẩu.

Benedikter & Karolewski (2017) cho thấy bên cạnh những tiềm năng tăng

trưởng kinh tế đối với Chile và mở rộng thị trường xuất khẩu cho những sản phẩm

nông lâm nghiệp chủ lực của nền kinh tế nhỏ bé này, cả hai chuyên gia đều đưa ra dự

báo về mức độ bất cân đối về kinh tế xã hội liên khu vực sẽ tồn tại và có thể lan rộng

khắp các nước thành viên TPP, đồng thời cũng đặt vấn đề với lợi ích tương đồng của

từng quốc gia thành viên, đặc biệt là khi giữa các nước thành viên vốn đã tồn tại những

hiệp định thương mại song phương. Xét về khía cạnh xã hội, nhóm tác giả phân tích

khái niệm lợi ích quốc gia bao gồm cả là lợi ích đem lại cho người dân Chile, cụ thể là

sự phân hoá ngày càng rõ rệt giữa các giai cấp trong xã hội.

Friel, Ponnamperuma, Schram, Gleeson, Kay, Thow và Labonte (2016) chỉ ra

những vấn đề mang tính hệ thống đối với ngành công nghiệp thực phẩm của bốn quốc

gia Úc, New Zealand, Canada và Hoa Kỳ dưới tác động của TPP. Thông qua Hiệp

định thương mại này, ngành công nghiệp thực phẩm sẽ đóng vai trò ngày càng chủ

động, góp phần tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, thúc đẩy đầu tư và nâng cao mức

sống của người dân các quốc gia. Tuy nhiên, TPP chỉ đề cập tới ngành công nghiệp

thực phẩm dưới khía cạnh hàng hoá, và chỉ tập trung vào nghiên cứu khối lượng, kim

ngạch và cơ cấu giao dịch mặt hàng này, chứ không gắn với yếu tố dinh dưỡng sức

khoẻ. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các các nhà làm luật và cả công dân của quốc gia

này vẫn chưa nhận thức rõ ràng tầm ảnh hưởng của TPP tới hệ thống thực phẩm và sức

khoẻ của người dân, cũng như gắn các lợi ích kinh tế với các mục tiêu y tế cộng đồng.

Nhìn chung, các nghiên cứu trên thế giới trong thời gian qua về CPTPP/TPP hầu

hết tập trung vào các cơ hội, thách thức hoặc tác động của hiệp định đến các quốc gia

thành viên tiếp cận từ góc độ tổng thể nền kinh tế hoặc một lĩnh vực kinh tế cụ thể.

1.2.3. Đánh giá kết quả các công trình nghiên cứu đã công bố

Về ƣu điểm: Các công trình nghiên cứu được tổng quan ở trên đã cung cấp khá

đầy đủ các thông tin về tiến trình đàm phán và nội dung của CPTPP. Các nghiên cứu

cũng đánh giá sơ lược được các cơ hội và thách thức, các tác động về mặt kinh tế, xã

hội, môi trường khi tham gia Hiệp định đến nền kinh tế Việt Nam và một số ngành

kinh tế. Các cơ hội được thể hiện rõ là: khả năng tiếp cân thị trường rộng lớn, đa dạng

hóa các hàng hóa nhập khẩu, nâng cao chất lượng dịch vụ và đầu vào sản xuất, bảo hộ

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!