Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá tác động của đê bao khu vực nội đồng xã hội an đông, huyện lấp vò, tỉnh đồng tháp đến hiệu
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
GVHD: Nguyễn Minh Châu
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Về phần xã Hội An Đông, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp thì đa số người dân ở đây
sống bằng nghề nông mà nông sản chính của họ là cây lúa. Hiệu quả kinh tế của việc
trồng lúa tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế của địa phương này.
Theo như nhiều nhà khoa học và chuyên gia thì đê bao mang lại rất nhiều lợi ích như
tăng số vụ gieo trồng lên dẫn đến tăng sản lượng nông sản, tạo công ăn việc làm cho các
lao động ở địa phương về nông nghiệp… Ngoài ra đê bao còn tác động xấu đến độ màu
mỡ của đất và cả môi trường sinh thái. Bằng cách là nó đã ngăn một lượng phù sa rất lớn
đổ vào đồng. Ngoài ra nước tràn vào đồng cũng giúp diệt trừ các mầm móng sâu hại, dịch
bệnh từ vụ mới thu hoạch xong. Từ đó mà ảnh hưởng đến năng suất cũng như phẩm chất
cây trồng.
Còn theo phản ánh của một số nông dân canh tác lúa ở địa phương này cho biết năng
suất lúa vụ ba thấp hơn những vụ khác, khoảng gần 60% năng suất lúa của vụ Đông xuân.
Từ những thực tế trên, tôi nghĩ rằng vấn đề xây dựng đê bao chống lũ khu vực nội
đồng là một vấn đề gây nhiều tranh cãi do bản thân nó vẫn mang nhiều tác động tích cực
cũng như tiêu cực đến với sản xuất nông nghiệp. Do vậy tôi đã nghiên cứu đề tài: “Đánh
giá tác động của đê bao khu vực nội đồng xã Hội An Đông, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng
Tháp đến hiệu quả sản xuất lúa của người dân” để xem xét tác động của đê bao đến hiệu
quả sản xuất lúa là tốt hay xấu từ đó có kết luận cũng như kiến nghị phù hợp góp phần
giúp làm tăng hiệu quả sản xuất lúa ở địa phương.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chung
Đánh giá sự tác động của đê bao đến hiệu quả sản xuất lúa của người dân thông qua
việc khảo sát ý kiến của họ.
Mục tiêu cụ thể
Đánh giá hiệu quả sản xuất lúa thông qua các chỉ tiêu:
Năng suất (kg/1000 m2
/năm)
Chi phí sản xuất (đồng/1000 m2
/năm)
Lợi nhuận (đồng/1000 m2
/năm)
Thu nhập/lao động (đồng/1000 m2
/năm)
So sánh các chỉ tiêu định lượng ở trên giữa hai năm 2008 (là năm chưa có đê bao) và
2009 (là năm đã có đê bao) trên cùng một hộ nông dân.
SVTH: Lê Thị Tâm Thanh 1
GVHD: Nguyễn Minh Châu
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Thời gian nghiên cứu:
+ Nghiên cứu và so sánh hiệu quả sản xuất lúa qua hai năm 2008 và 2009.
+ Thời gian tiến hành nghiên cứu là từ 22/02/2010 đến 26/04/2010.
Không gian nghiên cứu: là diện tích lúa nằm trong tiểu vùng đê bao 377 ha ở xã Hội
An Đông, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Vì toàn xã có 3 tiểu vùng đê bao mà tiểu vùng
377 ha có diện tích lớn nhất khoảng 350 ha. Diện tích trồng lúa chiếm khoảng 70% diện
tích tiểu vùng này. Bên cạnh đó giữa ba tiểu vùng ở xã Hội An Đông có sự đồng đều là
gần như nhau, bao gồm độ trũng, độ nhiễm phèn, hệ thống kênh mương dẫn thoát nước,
…
Đối tượng nghiên cứu: là các hộ nông dân có trồng lúa trong tiểu vùng đê bao 377 ha
cả hai năm 2008 và 2009. Ngoài ra các hộ này còn thuộc đối tượng chỉ trồng lúa suốt hai
năm 2008 và 2009_tức là không trồng xen các loại cây trồng khác.
Việc đề tài giới hạn cây trồng là cây lúa vì như vậy sẽ tạo sự nhất quán để dễ dàng so
sánh tác động của đê bao đến hiệu quả sản xuất lúa. Ví dụ như một hộ nông dân truớc khi
có đê bao chỉ toàn trồng lúa và sau khi xây dựng đê bao chỉ toàn trồng cây màu. Như vậy
thì việc so sánh sẽ không tương đồng vì theo như khuyến cáo của nhiều nhà khoa học
cũng như của Nhà nước thì thì cây màu đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với cây lúa.
4. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU
Xác định được tầm ảnh hưởng của đê bao đến hiệu quả trồng lúa từ đó mà có kết luận
đúng đắn về tác động của đê bao góp phần tạo cơ sở để khuyến cáo trong nông nghiệp.
Ngoài ra cũng giúp cho người nông dân thấy rõ sự quan tâm của Nhà nước cũng như
của các tầng lớp khác trong xã hội như là nhà khoa học, sinh viên… Thông qua việc
phỏng vấn trực tiếp nông dân và khi đó người phỏng vấn sẽ giới thiệu rõ mục tiêu cũng
như ý nghĩa của đề tài. Từ đó tạo cho họ động lực để hăng hái sản xuất.
Có cơ sở để đề xuất với chính quyền địa phương có giải pháp phù hợp. Nếu như sản
xuất lúa vụ ba có hiệu quả thì nên mở rộng mô hình lúa vụ ba. Còn như kém hiệu quả thì
tính đến việc chuyển đổi qua cây màu có đặc điểm phù hợp với từng địa phương và có
hiệu quả kinh tế cao.(do không có nhiều thời gian nên đề tài không nghiên cứu đến hiệu
quả sản xuất cây màu). Ngoài ra có thể dự báo được tác động của đê bao về lâu về dài
đến sản xuất cây trồng. Từ đó giúp chính quyền địa phương có cái nhìn tổng thể về đê
bao để có chính sách đúng đắn như là hạn chế hoặc phát triển mô hình đê bao.
SVTH: Lê Thị Tâm Thanh 2