Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh Giá Tác Động Của Công Tác Giao Đất Giao Rừng Đến Sự Phát Triển Tài Nguyên Rừng Kinh Tế Xã Hội Và Môi Trường Tại Xã Lâm Xa Huyện Bá Thước Tỉnh Thanh Hóa
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA LÂM HỌC
----------o0o----------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG TÁC GIAO ĐẤT GIAO
RỪNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN RỪNG, KINH TẾ
XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG TẠI XÃ LÂM XA, HUYỆN BÁ
THƯỚC, TỈNH THANH HÓA
NGÀNH: LÂM SINH
MÃ NGÀNH: 7620205
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Lê Tuấn Anh
Sinh viên thực hiện : Nguyên Tùng Lâm
Khóa học : 2016-2020
Hà Nội, 2020
1
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành những kiến thức và kĩ năng đã học sau bốn năm học tập và
rèn luyện, được sự nhất trí của Trường Đại học Lâm nghiệp, Khoa Lâm học, Bộ
môn ĐTQH rừng, tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp “Đánh giá tác động của
công tác giao đất giao rừng đến sự phát triển tài nguyên rừng, kinh tế xã hội
và môi trường tại xã Lâm Xa, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa”.
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự
hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong
suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, em đã nhận được rất nhiều
sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu
sắc nhất, em xin gửi đến quý thầy cô trong nhà trường đã cùng với tri thức và tâm
huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập
tại trường. Đặc biệt là thầy giáo ThS Lê Tuấn Anh, người đã trực tiếp hướng dẫn
tôi thực hiện và hoàn thành khóa luận này.
Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể các thầy cô
giáo của khoa Lâm học và Bộ môn ĐTQH rừng, Trường Đại học Lâm nghiệp đã
tạo điều kiện cho tôi thực hiện khóa luận này. Thầy giáo hướng dẫn Th.S Lê Tuấn
Anh đã định hướng, chỉ dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành khóa
luận. Cuối cùng em xin bày tỏ lòng cám ơn sâu sắc tới cán bộ, nhân dân xã Lâm
Xa nơi em thực tập đã dành những tình cảm, sự động viên cổ vũ và tạo điều kiện
cho em trong suốt quá trình thực tập.
Do bản thân còn những hạn chế nhất định về mặt chuyên môn thực tế, thời
gian thực hiện khóa luận không nhiều nên không thể tránh khỏi những thiếu sót
trong khóa luận. Kính mong được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để
khóa luận hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày...tháng...năm 2019
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Tùng Lâm
2
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất lâm nghiệp là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, chứa đựng
cả tài nguyên rừng, động thực vật và khoáng sản, là một bộ phận của môi trường
sinh thái gắn liền với đời sống người dân, cung cấp lâm sản cho nền kinh tế quốc
dân và đáp ứng nhu cầu cho con người và bảo vệ môi trường. Nhưng trên thực tế
cho thấy trong những năm qua việc khai thác rừng bừa bãi, đã làm cho tài nguyên
rừng ngày càng bị thu hẹp, cùng với nó các hiện tượng như lũ lụt, xói mòn, lũ
quét…tăng cao. Đây là hậu quả của việc người dân chưa sử dụng đất hợp lý cùng
với nhận thức chưa đầy đủ về vai trò và lợi ích của rừng mang lại.
Trước thực trạng đó, để nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp và phục
hồi rừng Đảng và nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm
giải quyết triệt để vấn đề trên. Một trong những chủ trương được xã hội quan tâm
nhiều nhất đó là nghị định 02/CP về giao đất lâm nghiệp và sau này là nghị định
163/CP về giao đất, giao rừng cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng ổn
định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Sau này là nghị định 75/CP của chính phủ
về chính sách khuyến khích bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, trồng rừng,
phát triển lâm sản ngoại gỗ, nâng cao thu nhập này gắn với chính sách giảm nghèo
nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bảo dân tộc thiểu số, tạo động lực cho người dân
tham gia nhận đất, nhận rừng, đầu tư vốn và nhân lực để sản suất kinh doanh và
phát triển kinh tế. Việc đưa ra và thực hiện các chính sách giao đất giao rừng rất
quan trọng, là cơ sở để xác định chủ thể quản lý rừng và đất rừng, nó thực sự trở
thành đòn bẩy để phát huy mọi tiềm năng của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và
cộng đồng tích cực tham gia vào việc quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển tài
nguyên rừng. Cùng với chính sách này đã có những hỗ trợ để tạo động lực, khuyến
khích người dân tham gia nhận đất, nhận rừng, đầu tư vốn và nhân lực để sản xuất
kinh doanh và phát triển kinh tế theo chủ trương làm cho mỗi khu đất, môi cánh
rừng, mỗi quả đồi đều có người làm chủ.
Trong những năm qua, chính sách giao đất giao rừng đã được thực hiện ở
hầu hết các tỉnh miền núi và bước đầu đã đem lại những thành công nhất định
3
trong lâm nghiệp. Chính sách đã đi vào cuộc sống, tạo công ăn việc làm, tăng thu
nhập và nâng cao ý thức về rừng cho người dân, trong đó đã có nhiều mô hình
kinh tế của các hộ gia đình như vườn rừng, trang trại, nông lâm kết hợp…được
đầu tư quy mô đã mang lại kết quả rất tốt và lợi nhuận to lớn cho chủ đầu tư. Tuy
nhiên, do đặc điểm đa dạng của các ngôn ngữ, văn hóa và địa hình của mỗi vùng
địa lý nên việc triển khai thực hiện những chính sách giao đất lâm nghiệp ở mỗi
địa phương gặp nhưng khó khăn riêng.
Xã Lâm Xa, huyện Bá Thước là một xã miền núi vùng sâu vùng xa phía
bắc tỉnh Thanh Hóa nơi sinh sống của các đồng bảo dân tộc: Mường, Thái, Kinh…
trong đó hầu hết người kinh không phải là người dân bản xứ gốc mà là di dân từ
vùng xuôi lên như là ở các huyện Hoằng Hóa, Thiệu Hóa, Vĩnh Lộc… nơi đây
giao thông không thuận lợi nên kinh tế còn nhiều khó khăn, tìa nguyên rừng rất
lớn. Trong nhưng năm qua, công tác giao đất giao rừng đã được triển khai trên địa
bàn theo nghị định của nhà nước trên toàn xã, nhìn chung đã góp phần quản lý,
bảo vệ tốt hơn và dần đưa vào sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả. Đặc biệt, với
việc áp dụng vào thực tiễn tốt trên xã đã có nhiều những mô hình sản xuất lâm
nghiệp hộ gia đình mang lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao chất lượng sống của
người dân từ rừng. Đằng sau những thành công đó còn có nhiều hạn chế cũng như
chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá về kết quả thực hiện, tác động và khó khăn về
chính sách này đến quá trình phát triển tài nguyên rừng, kinh tế xã hội và môi
trường, từ đó có cơ sở khoa học cho việc hoàn thiện chính sách và nâng cao hiệu
quả sử dụng đất nói chung và tại xã Lâm Xa nói riêng. Xuất phát từ nhu thực tiễn
đó tôi tiến hành thực hiện khóa luận: “Đánh giá tác động của công tác giao đất,
giao rừng đến sự phát triển tài nguyên rừng, kinh tế xã hội và môi trường tại
xã Lâm Xa, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa”. Khóa luận được thực hiện trên
cơ sở đánh giá tác động chủ yếu của chính sách giao đất lâm nghiệp tới sự phát
triển kinh tế, xã hội và môi trường trên địa bàn xã Lâm Xa.
4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Sự cần thiết phải tiến hành giao đất, giao rừng
Rừng và đất rừng là loại tài sản quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội
của một quốc gia, đặc biệt là các quốc gia mà ở đó ngành nông lâm nghiệp chiếm
vai trò chủ đạo. Đất đai là một loại nguồn lực, một loại tư liệu sản xuất quan trọng
đối với sản xuất lâm nghiệp. Rừng và các tài sản gắn với rừng không chỉ có chức
năng là nguồn lực kinh tế mà còn có chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sống,
duy trì sự đa dạng sinh học,… trong điều kiện đó, việc khai thác đất, rừng một
cách hiệu quả theo nguyên tắc bền vững là rất cấp thiết.
Ở Việt Nam trong những năm qua sự suy giảm tài nguyên rừng đã ở mức
đáng báo động. Nếu ở thời điểm năm 1943 tỷ lệ che phủ của rừng nước ta là 43%
thì đến năm 1993 tỷ lệ này chỉ còn ở mức 28% với khoảng 9.315.700 ha, dưới
mức tối thiểu cần thiết. Sự suy giảm đã gây ra những hậu quả xấu đối với việc
phòng hộ và môi trường sinh thái, vì vậy việc khôi phục lại vốn rừng là yêu cầu
hết sức cấp bách, nhưng cũng vô cùng khó khăn. Xuất phát từ thực tiễn đó, nhà
nước ta đã đưa ra các chính sách khôi phục và phát triển rừng, các chính sách đó
phải kể đến đó là: Chính sách về giao đất giao rừng, dự án trồng mới 5 triệu ha
rừng đến năm 2010 để đảm bảo độ che phủ của rừng lên mức 43% bằng với thời
kỳ năm 1943. Diện tích đất lâm nghiệp cũng là địa bàn sinh sống của hầu hết đồng
bào dân tộc miền núi, cuộc sống của họ thường gắn liền với rừng và đất rừng, diện
tích canh tác cây lúa ít, năng suất thấp nên hầu hết là thiếu đói do đó họ phải sống
dựa vào rừng, khai thác tài nguyên rừng là chính. Từ đó dẫn đến tình trạng tài
nguyên rừng ngày càng nghèo kiệt, diện tích đất trống đồi núi trọc ngày càng gia
tăng, tình trạng thất nghiệp, lao động không có việc làm…Vì vậy việc thu hút lực
lượng lao động vào tham gia xây dựng và phát triển rừng trên địa bàn trung du
miền núi cũng là một yêu cầu cấp thiết, có quan hệ mật thiết với việc phát triển
kinh tế xã hội vùng nông thôn miền núi.
Đứng trước thực tế rừng chỉ có chủ chung là nhà nước và quốc doanh quản
lý nên đã không phát huy được tối đa năng lực sản xuất của rừng, chưa đáp ứng
5
được nhu cầu của xã hội và xuất khẩu. Mặt khác rừng và đất rừng chưa có chủ
đích thực là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng suy thoái của rừng và đất rừng.
Để tạo công ăn việc làm ổn định đời sống cho người làm lâm nghiệp và đồng bào
các dân tộc miền núi thì vấn đề giao đất, giao rừng cho người dân quản lý, sử dụng
lâu dài là một trong các điều kiện tiên quyết để tổ chức lại sản xuất, tổ chức lại lao
động một cách hợp lý trên địa bàn miền núi.
Mục tiêu của chiến lược phát triển Lâm nghiệp là tiếp tục triển trai khai các
biện pháp bảo vệ có hiệu quả diện tích rừng hiện có và phát huy sử dụng tối đa lợi
thế của rừng, tiềm năng lao động của địa phương, bảo vệ rừng gắn với phát triển
bền vững tài nguyên rừng góp phần nâng độ che phủ của rừng lêm 45% vào năm
2020 và cải thiện đời sống người dân miền núi. Muốn thực hiện được các mục
tiêu trên, vấn đề đầu tiên là phải tiến hành giao đất, giao rừng cho các thành phần
kinh tế, đến hộ gia đình hoặc các tổ chức nhằm xã hội tạo điều kiện cho người dân
có cơ hội sử dụng các diện tích rừng và đất rừng đã được giao phù hợp với điều
kiện cụ thể của từng vùng, từng hộ gia đình, để phát triển sản xuất và tăng nguồn
thu trong lâm nghiệp. Từ đó sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế vùng nông thôn miền
núi, thu hút được các nguồn lực vào việc xây dựng và phát triển vốn rừng. Kinh
tế phát triển, đời sống nhân dân đươc nâng cao thì vốn rừng sẽ giữ được ở mức
ổn định. Đây chính là biện pháp chiến lược để thực hiện mục tiêu xây dựng, phát
triển kinh tế, xã hội miền núi của Đảng và Nhà nước.
1.2. Tình hình thực hiện công tác GĐGR ở trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Trên thế giới
Mô hình sử dụng đất đầu tiên trên thế giới là du canh. Sau du canh là
phương thức Taungia (có nghĩa là canh tác đồi núi) được đánh giá như là một dấu
hiệu báo trước cho các phương thức sử dụng đất sau này.Trên quan điểm quản lý
sử dụng đất thì du canh và Taungia đều có một điểm tương đồng là những cây
Nông nghiệp được sử dụng một cách tốt nhất bởi độ phù của đất được làm tăng
lên vì chính những loài cây gỗ đã trở lại thảm mục của đất. Trong đó du canh là
hệ thống canh tác các loài cây Nông nghiệp và cây Lâm nghiệp sinh trưởng kế
tiếp nhau. Còn Taungia bao gồm sự kết hợp thời của 2 thành phần này trong những
giai đoạn sớm nhất của quá trình hình thành rừng trồng. Xuất phát từ những đặc