Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các yếu tố tác động đến thời gian tìm được việc làm đúng chuyên ngành của cựu sinh viên trường cao đẳng cộng đồng Bình Thuận
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------------------------
PHẠM THÚY NHƯỢC LAN
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THỜI GIAN
TÌM ĐƯỢC VIỆC LÀM ĐÚNG CHUYÊN NGÀNH
CỦA CỰU SINH VIÊN TRƯỜNG CĐCĐ BÌNH THUẬN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC
TP. HồChíMinh, Năm 2016
i
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Bảo Lâm
Học viên: Phạm Thúy Nhược Lan
Tên đề tài: “Các yếu tố tác động đến thời gian tìm được việc làm đúng chuyên
ngành của cựu sinh viên trường Cao Đẳng Cộng đồng Bình Thuận”
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày …… tháng …… năm 2016
Người hướng dẫn khoa học
Ký tên
PGS.TS. Lê Bảo Lâm
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đề tài “Các yếu tố tác động đến thời gian tìm được việc
làm đúng chuyên ngành của cựu sinh viên trường Cao Đẳng Cộng đồng
Bình Thuận” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong đề tài này,
tôi cam đoan đề tài này đều là thành quả lao động của chính tôi.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng
trong đề tài mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Đề tài này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại
các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016
Phạm Thúy Nhược Lan
iii
LỜI CẢM ƠN
Được tham gia khóa học cùng với các thành viên lớp ME06BT tại Trường
Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, đối với bản thân tôi - đó thật sự là niềm
hạnh phúc!
Kể từ khi tham gia lớp học, tôi đã nhận được sự quan tâm và hỗ trợ của
UBND Tỉnh Bình Thuận; sự giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi từ Trường CĐCĐ
Bình Thuận; được Quý Thầy, Cô của Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí
Minh nhiệt tình, nhiệt tâm giảng dạy và truyền thụ cho tôi nhiều kiến thức hữu
ích. Và đến nay, sau gần ba năm học, tôi đã hoàn thành luận văn Thạc sĩ với đề
tài: “ Các yếu tố tác động đến thời gian tìm được việc làm đúng chuyên ngành của
cựu sinh viên trường Cao Đẳng Cộng đồng Bình Thuận”.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo UBND Tỉnh Bình Thuận, BGH
Trường CĐCĐ Bình Thuận, cảm ơn quý Thầy, Cô đã giảng dạy cho tôi trong thời
gian qua. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và kính trọng đến PGS. TS.
Lê Bảo Lâm đã hết lòng hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi trong quá trình thực hiện
luận văn này.
Cảm ơn các bạn là Cán bộ Trung tâm Khảo thí & Đảm bảo chất lượng giáo
dục Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Bình Thuận, Phòng Đào tạo & Phòng Công
tác sinh viên Trường CĐCĐ Bình Thuận đã tạo điều kiện, hỗ trợ tôi trong công
tác thu thập dữ liệu màđặc biệt là trong quá trình điều tra phỏng vấn thu thập dữ
liệu sơ cấp phục vụ cho đề tài này được thuận lợi. Xin chân thành cảm ơn quý
Thầy, Cô giảng viên Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt
những thông tin, kiến thức quan trọng về ngành Kinh tế học mà tôi đã theo đuổi.
Xin cảm ơn Cô giáo Chủ nhiệm lớp, các anh chị học viên cùng lớp đã cùng tôi
chia sẽ kinh nghiệm và kiến thức trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã ủng
hộ tôi trong học tập và thực hiện đề tài./.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày ...... tháng 09 năm 2016
Học viên: PHẠM THÚY NHƯỢC LAN
iv
TÓM TẮT
Đề tài: “Các yếu tố tác động đến thời gian tìm được việc làm đúng
chuyên ngành của cựu sinh viên trường Cao Đẳng Cộng đồng Bình
Thuận” nhằm xác định, phân tích và đo lường các yếu tố tác động đến thời
gian sinh viên tốt nghiệp ra trường tìm được việc làm đúng chuyên ngành
được đào tạo. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm định hướng tốt việc đào tạo
về chuyên môn, kỹ năng cũng như thiết kế chương trình đào tạo thật sự phù
hợp để sinh viên ra trường sớm tìm được việc làm, ổn định cuộc sống, góp
phần giải quyết tốt vấn đề đầu ra cho quá trình đào tạo, xây dựng thương hiệu
cho nhà Trường tại địa phương và khu vực.
Cùng với phương pháp nghiên cứu định tính, tìm hiểu các khái niệm,
cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước có liên quan, đề tài được thực hiện
bằng phương pháp nghiên cứu định lượng.
Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài đề cập đến các yếu tố tác động đến
thời gian sinh viên tốt nghiệp ra trường tìm được việc làm đúng chuyên ngành
được đào tạo bao gồm ba nhóm yếu tố chính. Đó là nhóm yếu tố liên quan đến
đặc tính cá nhân của sinh viên (độ tuổi, dân tộc, giới tính); nhóm yếu tố liên
quan đến quá trình đào tạo (trình độ đào tạo, nhóm ngành đào tạo, điểm trung
bình tốt nghiệp, chứng chỉ/trình độ ngoại ngữ, chứng chỉ/trình độ tin học, các
kỹ năng mềm) và nhóm yếu tố liên quan đến các mối quan hệ bên ngoài có
ảnh hưởng hỗ trợ cho quá trình tìm việc làm của sinh viên (kinh nghiệm làm
việc, tham gia phong trào cùng với các tổ chức Đoàn Hội trong trường, tham
gia hoạt động Hè tình nguyện, nghề nghiệp và các mối quan hệ thuận lợi từ
phía gia đình, cha mẹ).
Nguồn dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này là dữ liệu sơ cấp thu
thập được qua phỏng vấn cựu sinh viên đã tốt nghiệp qua các năm 2012, 2013,
2014. Qua xử lý dữ liệu, có 845/1389 cựu sinh viên hoàn thành phiếu khảo sát
đã tìm được việc làm đúng với chuyên ngành đào tạo, đây là 845 mẫu hợp lệ
có ý nghĩa dùng để phân tích trong mô hình nghiên cứu.
Công cụ được sử dụng trong đề tài nghiên cứu chủ yếu gồm: thống kê
mô tả, hệ số tương quan, kiểm định đa cộng tuyến, kiểm định ý nghĩa hệ số
hồi quy, kiểm định độ phù hợp của mô hình, kiểm định giả thiết hệ số hồi quy
v
khác không, kiểm định độ phù hợp tổng quát của mô hình để phân tích, kiểm
định các số liệu thu thập được.
Các số liệu qua phân tích đã xác định được có 18 biến độc lập tác động
đến thời gian sinh viên tốt nghiệp ra trường tìm được việc làm đúng chuyên
ngành được đào tạo, trong đó có 7 yếu tố có ý nghĩa thống kê giải thích được
42,8% sự thay đổi của biến phụ thuộc và 11 yếu tố còn lại không có ý nghĩa
thống kê….Tất cả các biến có ý nghĩa thồng kê đều thỏa kỳ vọng dấu ban đầu.
Kết quả này là cơ sở để đề tài có thể đề xuất các nhóm giải pháp nhằm giúp
nhà trường định hướng tốt hơn cho công tác đào tạo và sinh viên ra trường
sớm tìm được việc làm đúng như mong muốn của bản thân và gia đình khi xác
định học tập tại Trường CĐCĐ Bình Thuận.
Đây là nghiên cứu đầu tiên nghiên cứu tương đối đầy đủ về các yếu tố
ảnh hưởng đến thời gian tìm được việc làm đúng chuyên ngành của sinh viên
tại trường CĐCĐ Bình Thuận cho đến thời điểm này. Vì vậy, đề tài hy vọng
các giải pháp, khuyến nghị được đề xuất từ nghiên cứu sẽ góp phần tích cực
vào công tác đào tạo của nhà trường trong thời gian tới, đồng thời là cơ sở cho
các nghiên cứu sau này./.
vi
MỤC LỤC
Trang
Nhận xét của giảng viên hướng dẫn ..............................................................................i
Lời cam đoan ................................................................................................................ii
Lời cảm ơn...................................................................................................................iii
Tóm tắt.........................................................................................................................iv
Mục lục ........................................................................................................................ vi
Danh mục bảng ............................................................................................................ix
Danh mục hình và đồ thị............................................................................................... x
Danh mục từ viết tắt .................................................................................................... xi
Chương 1: GIỚI THIỆU 1
1.1. Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu .......................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 4
1.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 4
1.5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 4
1.6. Ý nghĩa thực tế của đề tài.................................................................................... 5
1.7. Kết cấu của đề tài ................................................................................................ 5
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................................. 7
2.1. Các khái niệm có liên quan................................................................................. 7
2.1.1. Việc làm.............................................................................................................. 7
2.1.2. Thị trường lao động .......................................................................................... 11
2.1.3. Thất nghiệp ....................................................................................................... 13
2.2. Các lý thuyết có liên quan................................................................................. 15
2.2.1. Lý thuyết cung lao động cá nhân...................................................................... 15
2.2.2. Lý thuyết cầu lao động ..................................................................................... 16
2.2.3. Lý luận chung về việc làm, Keynes (1936)...................................................... 16
2.2.4.Lý thuyết về tạo việc làm bằng di chuyển lao động, Harris &Todaro (1970)... 17
vii
2.2.5. Lý thuyết ra quyết định..................................................................................... 17
2.2.6. Lý thuyết phát triển nghề nghiệp...................................................................... 18
2.2.7. Những nguyên nhân quyết định chọn việc ....................................................... 20
2.3. Các nghiên cứu trước có liên quan ................................................................. 23
2.3.1. Các nghiên cứu ngoài nước ............................................................................. 23
2.3.2. Các nghiên cứu trong nước............................................................................... 28
Tóm tắt chương 2...................................................................................................... 30
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 31
3.1. Mô hình nghiên cứu .......................................................................................... 31
3.2. Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................ 42
3.2.1. Cách thu thập số liệu nghiên cứu...................................................................... 42
3.2.2. Cách xử lý số liệu ............................................................................................ 43
3.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 44
3.4. Quy trình phân tích dữ liệu .............................................................................. 45
Tóm tắt chương 3...................................................................................................... 48
Chương 4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ..................................................... 49
4.1. Phân tích thống kê mô tả .................................................................................. 49
4.1.1. Các thông tin liên quan đến đối tượng khảo sát ............................................... 49
4.1.2. Các thông tin liên quan đến hoạt động đào tạo của trường CĐCĐ
Bình Thuận ................................................................................................................. 51
4.1.3. Các nhóm kỹ năng và các mối quan hệ xã hội liên quan hỗ trợ quá trình
tìm việc của sinh viên ................................................................................................ 58
4.1.4. Thống kê mô tả tổng hợp các biến trong mô hình............................................ 62
4.2. Phân tích tương quan ........................................................................................ 63
4.3. Phân tích hồi quy .............................................................................................. 64
4.3.1. Các kiểm định mô hình..................................................................................... 64
4.3.2. Kết quả hồi quy................................................................................................. 67
4.3.3. Giải thích kết quả phân tích hồi qui.................................................................. 69
Tóm tắt chương 4...................................................................................................... 73
viii
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ....................................................... 74
5.1. Kết luận............................................................................................................... 74
5.2. Các khuyến nghị ................................................................................................ 74
5.2.1. Đối với sinh viên............................................................................................... 74
5.2.2. Đối với trường CĐCĐ Bình Thuận .................................................................. 76
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 79
PHỤ LỤC 1: Bảng câu hỏi thảo luận ......................................................................... 85
PHỤ LỤC 2: Phiếu khảo sát....................................................................................... 86
PHỤ LỤC 3: Kết quả phân tích dữ liệu...................................................................... 89
ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Tóm tắt các biến trong mô hình và kỳ vọng dấu 34
Bảng 4.1: Tuổi của đối tượng khảo sát 49
Bảng 4.2: Tổng hợp kết quả thống kê 62
Bảng 4.3: Ma trận tương quan 64
Bảng 4.4: Phân tích phương sai (Anova) 64
Bảng 4.5: Model Summary 66
Bảng 4.6: Kết quả phân tích hồi qui 68