Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm sản phẩm tiết kiệm năng lượng của cư dân tại Thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHÂU THỊ HỒNG VÂN
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA SẮM
SẢN PHẨM TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG CỦA CƯ DÂN TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHÂU THỊ HỒNG VÂN
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA SẮM
SẢN PHẨM TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG CỦA CƯ DÂN TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số chuyên ngành : 834 01 01
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Thanh Nguyên
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2022
III
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Biến đổi khí hậu với sự nóng lên dần của trái đất là mối đe dọa toàn cầu. Việt
Nam là nước ủng hộ mạnh mẽ kế hoạch giảm phát thải với kế hoạch phát phải ròng
hàng năm về ‘0’ vào năm 2050 (Conference of the Parties 26, COP 26, 2022). Để
đạt được điều này, việc cắt giảm tiêu thụ năng lượng đóng một vai trò chính. Và việc
sử dụng các sản phẩm tiết kiệm năng lượng sẽ hữu ích cho mục tiêu đạt được sự bền
vững. Đề tài này nhằm mục đích nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định
mua sắm sản phẩm tiết kiệm năng lượng của cư dân tại Thành Phố Hồ Chí
Minh”. Bằng cách tích hợp lý thuyết hành động hợp lý, lý thuyết về Hành vi có hoạch
định (TPB) và lý thuyết VAB với các nghiên cứu trước để đưa ra mô hình nghiên cứu
phù hợp gồm bảy yếu tố: thái độ, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi, công
khai thông tin, mối quan tâm về môi trường, chất lượng sản phẩm, giá cả . Nghiên
cứu được tiến hành qua hai giai đoạn là nghiên cứu định tính nhằm phát hiện và điều
chỉnh thang đo dùng trong nghiên cứu định lượng. Sau khi khảo sát 235 bảng câu hỏi
hợp lệ đã được thu thập để xác nhận đề xuất giả thuyết bằng cách sử dụng phần mềm
SPSS để xử lý số liệu. Bằng phương pháp ước lượng hồi quy bội, kết quả cho thấy cả
bảy yếu tố đều ảnh hưởng tích cực đến ý định mua sắm các sản phẩm tiết kiệm năng
lượng của người tiêu dùng.
Kết quả nghiên cứu này sẽ giúp cho các nhà quản trị đưa ra những chiến lược
nhằm thu hút khách hàng, tăng thị phần và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
IV
SUMMARY OF THESIS
Global warming caused by climate change is a universal risk. Vietnam strongly
supports the emission reduction plan with an annual net emission target of '0' by 2050
(Conference of the Parties 26, COP 26,2022). In this regard, cutting down on energy
consumption plays a main role. To accomplish that, the use of energy-efficient
products can be supportive of the goal of realizing sustainability. This topic
objectives research: "Factors affecting the intention to purchase energy-saving
products of residents in Ho Chi Minh City". By integrating the rational choice
theory, the theory of planned behavior (TPB), and value-attitude-behavior (VAB)
theory with previous studies to provide a suitable research model including seven
factors: attitude, subjective norm, perceived behavioral control, information
disclosure, environment attention, product quality, price. The research was
conducted in two stages: qualitative research to detect and adjust the scale used in
quantitative research. After surveying 235 valid questionnaires, the hypothesis
proposal was confirmed using SPSS software for data processing. By estimating
multiple regression, the results show that all seven factors positively influence
consumers' intention to purchase energy-saving products.
The research results help managers propose strategies to attract customers,
increase market share and improve their competitiveness.
V
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH
A. ĐỒ THỊ
Đồ thị 1. 1. Tỷ lệ sở hữu sản phẩm điện tử. ................................................................2
Đồ thị 4. 1. Biểu đồ phân tán phần dư và giá trị dự đoán ý định mua sản phẩm tiết
kiệm năng lượng........................................................................................................60
Đồ thị 4. 2. Biểu đồ Histogram ý định mua sắm sản phẩm tiết kiệm năng lượng ....61
B. HÌNH
Hình 2. 1. Khung lý thuyết hành động hợp lý – TRA...............................................12
Hình 2. 2. Khung lý thuyết hành vi có hoạch định – TPB........................................13
Hình 2. 3. Khung lý thuyết giá trị thái độ và hành vi – VAB. ..................................14
Hình 2. 4. Mô hình hành vi mua sắm của người tiêu dùng......................................14
Hình 2. 5. Mô hình ý định mua thiết bị gia dụng tiết kiệm năng lượng ...................16
Hình 2. 6. Mô hình nghiên cứu ý định mua sản phẩm gia dụng tiết kiệm năng lượng
...................................................................................................................................17
Hình 2. 7. Mô hình ý định hành vi ............................................................................19
Hình 2. 8. Mô hình hành vi lựa chọn của người tiêu dùng .......................................21
Hình 2. 9. Mô hình ý định và hành vi tiêu dùng xanh .............................................22
Hình 2. 10. Mô hình nghiên cứu đề xuất...................................................................30
Hình 3. 1. Quy trình nghiên cứu. ..............................................................................33
Hình 4. 1. Mô hình giả thuyết sau khi phân tích EFA. .............................................56
VI
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3. 1. Bảng thang đo nghiên cứu. ......................................................................36
Bảng 4. 1. Cơ cấu giới tính của người tham gia khảo sát. ........................................46
Bảng 4. 2. Cơ cấu nhóm độ tuổi của người tham gia khảo sát. ................................46
Bảng 4. 3. Cơ cấu nhóm thu nhập của người tham gia khảo sát...............................47
Bảng 4. 4. Cơ cấu nhóm trình độ học vấn của người tham gia khảo sát. .................47
Bảng 4. 5. Cơ cấu nhóm nghề nghiệp của người tham gia khảo sát. ........................48
Bảng 4. 6. Thống kê kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha..................................49
Bảng 4. 7. Kết quả kiểm định KMO & Bartlett’s Test. ............................................51
Bảng 4. 8. Kết quả phân tích nhân tố sau khi xoay...................................................52
Bảng 4. 9. Kiểm định KMO và Barlett đối với biến phụ thuộc. ...............................54
Bảng 4. 10. Kết quả phân tích yếu tố ý định mua sản phẩm tiết kiệm......................54
Bảng 4. 11. Tóm tắt kiểm định thang đo...................................................................55
Bảng 4. 12. Tương quan Pearson giữa các nhân tố...................................................57
Bảng 4. 13. Kết quả của mô hình hồi qui..................................................................58
Bảng 4. 14. Tương quan hạng Spearman giữa các biến độc lập với phần dư...........60
Bảng 4. 15. Kết luận về giả thuyết nghiên cứu. ........................................................63
Bảng 4. 16. Kết quả kiểm định T-test về giới tính....................................................64
Bảng 4. 17. Kết quả kiểm định ANOVA cho nhóm độ tuổi.....................................65
Bảng 4. 18. Kết quả kiểm định ANOVA cho nhóm thu nhập. .................................66
Bảng 4. 19. Kết quả kiểm định ANOVA cho nhóm nghề nghiệp. ...........................66
Bảng 4. 20. Kết quả kiểm định ANOVA cho nhóm học vấn....................................67
VII
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TRA : Thuyết hành vi hợp lý
TPB
VAB
TRI
TP.HCM
GTVT TP
CO2
ANOVA
EFA
SPSS
PLS- SEM
VIF
: Thuyết về hành vi có hoạch định
: Thuyết giá trị thái độ và hành vi
: Chỉ số sẵn sàng cho công nghệ
: Thành phố Hồ Chí Minh
: Giao thông vận tải thành phố
: Cacbon điôxít
: Phương pháp phân tích phương sai
: Phân tích nhân tố khám phá
: Phần mềm phân tích dữ liệu
: Mô hình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần
: Nhân tử phóng đại phương sai
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU......................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................4
1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.....................................................4
1.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................4
1.5. Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................................6
1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài..................................................................................6
1.7. Kết cấu của đề tài .................................................................................................6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ........................8
2.1. Những nhận thức lý luận chung về ý định mua sắm của người tiêu dùng về các
sản phẩm tiết kiệm năng lượng. ..................................................................................8
2.1.1. Khái niệm ý định mua sắm của người tiêu dùng ..............................................8
2.1.2. Khái niệm sản phẩm tiết kiệm năng lượng .......................................................9
2.2. Các lý thuyết nền tảng về ý định hành vi mua sắm sản phẩm ...........................11
2.3. Các nghiên cứu liên quan..................................................................................15
2.3.1. Nghiên cứu tại Malaysia của Chin Seang Tan và cộng sự (2017)..................15
2.3.2. Nghiên cứu tại Pakistan của Saqib Ali và cộng sự (2019)..............................16
2.3.3. Nghiên cứu tại Bắc Kinh của Zhaohua Wang và cộng sự (2014)...................17
2.3.4. Nghiên cứu tại khu vực khía Nam Trung Quốc của nhóm tác giả Leibao
Zhang và cộng sự (2019)....................................................................................19
2.3.5. Nghiên cứu tại Pakistan của Muhammad Danish và cộng sự (2019).............20
2.3.6. Nghiên cứu của nhóm tác giả Phạm Thị Huyền và cộng sự (2020) ...............21
2.4. Đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết ..................................................22
2.4.1. Cơ sở đề xuất...................................................................................................22
2.4.2. Các giả thuyết..................................................................................................24
2.4.3. Mô hình đề xuất ..............................................................................................30
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................32
3.1. Quy trình nghiên cứu .........................................................................................32
3.2. Xây dựng thang đo .............................................................................................34
3.2.1. Nghiên cứu định tính.......................................................................................34
3.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính ..........................................................................34
3.3. Nghiên cứu định lượng.......................................................................................42
3.3.1. Thiết kế bảng câu hỏi ......................................................................................42
3.3.2. Quy mô mẫu nghiên cứu .................................................................................42
3.3.3. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................42
3.3.4. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu .........................................................43
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU...................................................................45
4.1. Thông kê mẫu nghiên cứu..................................................................................45
4.1.1. Làm sạch và mã hóa mẫu ................................................................................45
4.1.2. Thống kê mô tả dữ liệu ...................................................................................45
4.2. Kiểm định độ tin cậy và độ phù hợp của thang đo.............................................48
4.2.1. Kiểm định độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha................................................48
4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA).................................................................51
4.2.3. Kết quả phân tích các nhân tố khám phá (EFA) mô hình lý thuyết................55
4.3. Phân tích hồi qui thang đo và ý định mua sắm sản phẩm tiết kiệm năng lượng của
dân cư tại Tp.HCM....................................................................................................56
4.3.1. Phân tích tương quan của các yếu tố...............................................................56
4.3.2. Xây dựng phương trình hồi qui thang đo ý định mua sắm .............................57
4.3.3. Kiểm tra các giả định của mô hình hồi qui .....................................................59
4.3.4. Kiểm định các giả thuyết của mô hình............................................................62
4.4. Phân tích ảnh hưởng của các biến nhân khẩu học đến ý định mua sắm sản phẩm
tiết kiệm năng lượng của người tiêu dùng. ...............................................................64
4.4.1. Kiểm định sự khác nhau về giới tính - trường hợp mẫu độc lập (Independent
samples T-Test) ..................................................................................................64
4.4.2. Kiểm định One-way Anova ............................................................................64
4.5. Thảo luận kết quả ...............................................................................................67
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ............................................71
5.1. Kết Luận.............................................................................................................71
5.2. Một số đề xuất hàm ý quản trị............................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................84
PHỤ LỤC 2A: DÀN BÀI VÀ NỘI DUNG PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA .......97
PHỤ LỤC 2B: KẾT QUẢ PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA ................................102
PHỤ LỤC 3A: DÀN BÀI VÀ NỘI DUNG THẢO LUẬN NHÓM...................105
PHỤ LỤC 3B: KẾT QUẢ THẢO LUẬN NHÓM .............................................109
PHỤ LỤC 4: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT .....................................................111
PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SPSS .....................................................115
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay những thông tin về ô nhiễm môi trường ngày càng nhiều. Bộ Tài
Nguyên và môi trường đã xác định ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn như Hà Nội,
TP.HCM nhiều thời điểm đã đến mức báo động, ảnh hưởng tới sức khỏe người dân.
Theo số liệu được thống kê từ Liên Hợp Quốc vào tháng 11/2020 thì dân số Việt Nam
là hơn 97 triệu dân, đứng thứ 15 trên thế giới. Trong đó riêng TP.HCM gần 9 triệu
dân. Dân số ở các đô thị tăng nhanh tạo ra sức ép về nhà ở, nước sinh hoạt, năng
lượng, dịch vụ y tế và song song với nó là lượng chất thải (nước, rác thải) tăng, giảm
diện tích cây xanh, diện tích nước mặn, tăng mật độ giao thông và lượng khí thải, bụi
chì do đó cũng tăng theo. Bộ Tài nguyên - môi trường nêu rõ nguyên nhân chính gây
ô nhiễm môi trường là do bụi, khí thải từ xe cộ, xây dựng, công nghiệp với lượng thải
lớn chưa được kiểm soát hiệu quả. Các chất thải vào khí quyển là thành phần chính
gây mưa axit, phá hoại mùa màng, gây ô nhiễm đất, từ đó còn làm ô nhiễm sông hồ,
tác động tới hệ thủy sinh, gia tăng xói mòn đất, và làm mất đi nơi trú ngụ của nhiều
sinh vật và làm hỏng các công trình xây dựng. Ô nhiễm không khí gây ra nhiều bệnh
về tim và hô hấp, trong đó chứng viêm nhiễm đường hô hấp dưới, ung thư, đột quỵ
và các bệnh về tim mạch khác nằm trong số các bệnh gây tử vong hàng đầu. Nhiều
chuyên gia môi trường đều khẳng định rằng cách giảm ô nhiễm không khí bền vững
nhất là phải giảm được các nguồn phát thải ô nhiễm. Nhận thức được điều đó, người
tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, họ coi trọng hơn trong
việc mua sản phẩm thân thiện với sức khỏe và môi trường. Vì vậy các nhà sản xuất
hiện nay rất quan tâm đến việc tạo ra sản phẩm bảo vệ môi trường, ví dụ như các
dòng xe có nhiều tính năng tiết kiệm năng lượng, hệ thống phụt nước mới của Bosch
giúp xe ô tô tiết kiệm nhiên liệu; xe Hyundai Hybrid 2020 được trang bị thêm một
tấm pin năng lượng trên nóc xe. Điều đó không chỉ cung cấp sản phẩm tiết kiệm cho
người sử dụng mà còn bảo vệ môi trường.
Theo Bộ GTVT, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2022, lượng xe ô tô tiêu thụ tại Việt
Nam lên đến 201.840 xe, đứng thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á, lượng xe máy tiêu
2
thụ là 1,4 triệu, xếp thứ 2 tại khu vực Đông Nam Á, gần 4.500 xe buýt nhưng theo
Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), hiện cả nước có khoảng 1 triệu chiếc xe
ô tô điện và xe máy điện đang lưu hành, xe buýt điện chỉ thí điểm 5 xe nhưng vẫn
không có khách. Việc dùng quá nhiều sản phẩm thải ra khói bụi sẽ ngày càng gây hại
cho môi trường.
Ngày nay, những đồ dùng như điện thoại, tivi, tủ lạnh, máy giặt, máy điều hòa
gần như không thể thiếu trong mỗi gia đình. Theo Điện Máy xanh dẫn chứng từ kết
quả tổng điều tra doanh số và nhà ở 2019-Tổng cục Thống kê (GSD), tỷ lệ hộ gia
đình sở hữu sản phẩm chính tại Việt Nam như sau:
Đồ thị 1. 1. Tỷ lệ sở hữu sản phẩm điện tử.
Việc sử dụng máy điều hòa càng nhiều sẽ tiêu tốn nhiều điện đồng thời thải ra
nhiều CO2 ra môi trường, làm cho khí hậu ngày càng nóng lên. Hay sử dụng máy
tính, tivi, máy giặt, tủ lạnh cũng sẽ làm tăng lượng điện sử dụng. Nhà sản xuất cũng
chú trọng đến việc sử dụng công nghệ inverter để các thiết bị vận hành một cách tiết
kiệm điện hơn. Hoặc nhà nước yêu cầu phải dán nhãn năng lượng lên sản phẩm, người
tiêu dùng khi chọn mua sản phẩm trước đây chỉ căn cứ vào giá cả, mẫu mã thì nay có
thể chủ động tìm hiểu các thông tin về kỹ thuật, mức tiêu thụ năng lượng để lựa chọn
sản phẩm bởi điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế khi tiết kiệm được
lượng điện tiêu thụ trong quá trình sử dụng.
Ngày nay người tiêu dùng nhận ra rằng hành vi mua hàng của họ có thể tác động
ảnh hưởng đến môi trường. Mua hàng có trách nhiệm với môi trường là rất quan trọng
vì mua hàng không có kế hoạch có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến môi trường.
3
Grunert (1995) báo cáo rằng việc mua sắm của người tiêu dùng trong gia đình là
nguyên nhân gây ra 40% thiệt hại cho môi trường. Người tiêu dùng có khả năng ngăn
ngừa hoặc giảm thiểu tác hại đến môi trường bằng cách mua các sản phẩm tiết kiệm
năng lượng. Nhiều nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng người tiêu dùng có thái độ tích
cực đối với việc bảo vệ môi trường ( Arvola và cộng sự, 2018; Ellen và cộng sự,
2016; Liu và cộng sự, 2012). Defra (2016) phát hiện ra rằng 30% người tiêu dùng ở
Anh đã cho biết mối quan tâm của họ đối với môi trường, nhưng hiếm khi chuyển
mối quan tâm của họ thành mua hàng giúp bảo vệ môi trường. Do đó, rõ ràng là tồn
tại một khoảng cách giữa suy nghĩ của người tiêu dùng và hành động thực tế.
Hiện nay, có nhiều nghiên cứu về hành vi mua sắm sản phẩm tiêu dùng xanh
(Foxall và Pallister, 2012; Vermeir và Verbeke, 2016; Tanner và Wölfing Kast, 2015)
. Trong đó các sản phẩm tiêu dùng xanh được định nghĩa là các sản phẩm an toàn,
không gây ảnh hưởng đến môi trường, ưu tiên hàng nội địa vì tiết kiệm được chi phí
nhập khẩu. Các nghiên cứu hiện nay tập trung vào hai nhóm đối tượng là sản phẩm
xanh nói chung hoặc một sản phẩm xanh riêng biệt. Nhưng rất ít các nghiên cứu thực
hiện đối với một nhóm các sản phẩm và phổ biến ở Việt Nam hiện nay là nhóm sản
phẩm tiết kiệm năng lượng. Tác giả nhận thấy đây là khoảng trống nghiên cứu để tác
giả có thể tiến hành nghiên cứu sâu hơn về các yếu ảnh hưởng đến ý định mua sắm
sản phẩm tiết kiệm năng lượng. Thêm vào đó, trình độ phát triển của sản phẩm tiết
kiệm năng lượng cũng như tâm lý mua sắm của dân cư tại Việt Nam nói chung và
Tp.HCM nói riêng cũng khác xa nhiều so với các nước đã phát triển, do vậy, nghiên
cứu là cần thiết để xác định các biến chi phối cũng như sự phù hợp trong bối cảnh
Việt Nam.
Để doanh nghiệp có những chiến lược kinh doanh phù hợp, làm thỏa mãn tốt nhất
nhu cầu của người tiêu dùng đòi hỏi doanh nghiệp cần nghiên cứu hành vi mua của
người tiêu dùng, điều này sẽ giúp cho các doanh nghiệp nắm được những yếu tố tác
động đến ý định mua sản phẩm, mức độ tác động của những yếu tố. Mỗi yếu tố có
thể thay đổi theo thời gian, vị trí địa lý và tâm lý của từng khách hàng. Do đó, việc
tìm ra và đánh giá tác động của các yếu tố đối với hành vi mua sản phẩm tiết kiệm
4
năng lượng của người tiêu dùng cung cấp thêm nguồn thông tin các doanh nghiệp sản
xuất, cung ứng duy trì và phát triển sản phẩm tiết kiệm năng lượng, đồng thời cung
cấp một phần cái nhìn tổng thể về khách hàng trên thị trường Thành phố Hồ Chí
Minh, tác giả quyết định chọn đề tải: “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm sản
phẩm tiết kiệm năng lượng của cư dân tại Thành Phố Hồ Chí Minh” với mục đích
nhằm khám phá những yếu tố tác động đến ý định mua sản phẩm tiết kiệm năng lượng
của người tiêu dùng tại TP. Hồ Chí Minh.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Xác định được các yếu tố cơ bản tác động đến ý định mua sản phẩm tiết kiệm
năng lượng của người tiêu dùng.
- Xác định mức độ tác động của các yếu tố này đến ý định mua sản phẩm tiết
kiệm năng lượng của người tiêu dùng.
- Đề xuất hàm ý quản trị nhằm nâng cao hiểu biết về sản phẩm tiết kiệm năng
lượng và làm tăng nhu cầu mua sản phẩm tiết kiệm năng lượng của người tiêu dùng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý
định mua sắm sản phẩm tiết kiệm năng lượng của cư dân tại TP.HCM
Đối tượng khảo sát: cư dân tại TP.HCM đã và đang sử dụng sản phẩm tiết kiệm
năng lượng.
Phạm vi nghiên cứu: điều tra thực hiện tại TP.HCM
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 06 năm 2021 đến tháng 10 năm 2022
Cỡ mẫu nghiên cứu: 250 mẫu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại Tp.HCM thông qua nghiên cứu định tính và định
lượng:
- Nghiên cứu định tính: Tác giả đã tiến hành thu thập thông tin từ một số nhóm
đối tượng khác nhau, bao gồm lấy ý kiến chuyên gia tại các đơn vị, doanh nghiệp có