Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các yếu tố tác động đến lợi nhuận của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần  Việt Nam, 2022
PREMIUM
Số trang
124
Kích thước
1.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
814

Các yếu tố tác động đến lợi nhuận của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam, 2022

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

i

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

---------------

NGUYỄN ĐÌNH TUẤN

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LỢI NHUẬN

CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

MÃ SỐ: 7 34 02 01

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022

ii

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

---------------

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN ĐÌNH TUẤN

Mã số sinh viên: 030134180466

Lớp sinh hoạt: HQ6-GE12

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LỢI NHUẬN

CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

MÃ SỐ: 7 34 02 01

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

TS. TRẦN VƯƠNG THỊNH

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022

iii

TÓM TẮT

Bài nghiên cứu xuất phát từ một vấn đề cấp thiết từ thực tế là muốn tăng lợi nhuận

tối đa cho các ngân hàng thương mại cổ phần trong điều kiện kinh tế thị trường và sự

cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng thương mại cổ phần trong hệ thống

ngân hàng Việt Nam. Bên cạnh đó bài nghiên cứu còn trình bày cơ sở lý luận của lợi

nhuận của NHTM, tầm quan trọng như thế nào đối với mỗi nền kinh tế của một quốc

gia và nêu rõ những yếu tố có tác động đến lợi nhuận của NHTM. Do đó nghiên cứu

này đã phân tích các yếu tố tác động đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ

phần tại Việt Nam trong giai đoạn 12 năm từ 2010-2021 bằng việc áp dụng ba mô hình

hồi quy cho bộ dữ liệu theo phương pháp bình phương nhỏ nhất (Ordinary Least

Squares – OLS), mô hình tác động cố định (Fixed Effects Model – FEM), mô hình tác

động ngẫu nhiên (Random Effects Model – REM), sau đó thực hiện các kiểm định như

F – test và Hausman để lựa chọn mô hình phù hợp nhất đồng thời tiến hành một số

kiểm định khác để kiểm tra xem mô hình đang mắc phải các khuyết tật nào và đưa ra

phương pháp khắc phụ hoàn thiện mô hình. Sau khi sử dụng bình phương nhỏ nhất

tổng quát khả thi (Feasible Least Square – FGLS) để khắc phục hiện tượng phương sai

thay đổi và tự tương quan của mô hình thì kết quả nghiên cứu thu được trong 9 yếu tố

có 5 yếu tố tác động cùng chiều đến lợi nhuận là quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở

hữu, tỷ lệ cho vay khách hàng, tỷ lệ thanh khoản và tỷ lệ thu nhập ngoài lãi. Trong khi

hai biến tỷ lệ tiền gửi khách hàng và tỷ lệ chi phí hoạt động đều có tác động ngược

chiều đến lợi nhuận. Còn lại không thấy sự tác động đến lợi nhuận của hai biến tốc độ

tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát. Với kết quả đạt được sẽ phần nào giúp các ngân

hàng và các cơ quan liên quan khác trong việc đánh giá quản lý và hoạt động hiệu quả

hơn, cũng như đóng góp thêm một nghiên cứu thực nghiệm cho tương lai. Tác giả

cũng đã đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng

chẳng hạn như tăng tỷ lệ cho vay khách hàng nhưng có những ràng buộc về quy định

chặt chẽ trong quá trình cấp tín dụng nhằm đảm bảo được việc giảm thiểu tối đa nhất

với những tình trạng nợ xấu sẽ xuất hiện việc giám sát, xử lý và kiếm soát các khoản

nợ xấu để tăng khả năng sinh lời của ngân hàng. Đặc biệt các ngân hàng cần quan tâm

đến hiệu của quản lý thông qua việc đánh giá và xem xét tỷ lệ chi phí hoạt động trên

thu nhập để điều tiết chi phí hoạt động và dẫn đến việc vận hành ngân hàng một cách

hiệu quả nhất để đạt lợi nhuận cao.

iv

ABSTRACT

The research comes from an urgent problem from the fact that we want to maximize

profits for joint stock commercial banks in the context of the market economy and the

increasingly fierce competition among commercial banks. shares in the Vietnamese

banking system. In addition, the study also presents the theoretical basis of the

profitability of commercial banks, how important it is to each country's economy and

highlights the factors that affect the profitability of commercial banks. Therefore, this

study analyzed the factors affecting the profitability of joint-stock commercial banks

in Vietnam in the 12-year period from 2010 to 2021 by applying three regression

models to the data set according to the following criteria: method of least squares

(Ordinary Least Squares - OLS), fixed effects model (FEM), random effects model

(REM), then perform the tests as F - test and Hausman to select the most suitable

model and conduct some other tests to check what defects the model is suffering from

and provide a supplementary method to complete the model. After using Feasible

Least Square (FGLS) to overcome the phenomenon of variable variance and

autocorrelation of the model, the research results obtained in 9 factors have 5 factors.

The positive impact on profitability is bank size, equity ratio, customer loan ratio,

liquidity ratio and non-interest income ratio. While the two variables customer deposit

ratio and operating expense ratio both have a negative impact on profitability. The

remaining does not see the impact on profits of two variables economic growth rate

and inflation rate. With the results achieved, it will help banks and other related

agencies in evaluating management and operation more effectively, as well as

contribute an empirical study for the future. The author has made a number of

proposals to improve the business efficiency of banks such as increasing the rate of

customer loans, but there are strict regulatory constraints in the credit granting process

to ensure the To minimize bad debt situations, there will be supervision, handling and

control of bad debts to increase the bank's profitability. In particular, banks need to

pay attention to management efficiency through evaluating and reviewing the ratio of

operating expenses to income in order to regulate operating costs and lead to the most

efficient operation of the bank. to get high profits.

v

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận về đề tài “ Các yếu tố tác động đến lợi nhuận của các

ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng cá

nhân tác giả trong thời gian qua. Mọi số liệu sử dụng phân tích trong nghiên cứu và kết

quả nghiên cứu là do tác giả tự tìm hiểu, phân tích một cách khách quan, trung thực và

có sự hướng dẫn khoa học của TS.TRẦN VƯƠNG THỊNH, trong đó không có các nội

dung đã được công bố trước đây ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong

bài nghiên cứu này.

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm lời cam đoan này.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 11 năm 2022

SINH VIÊN THỰC HIỆN

(Ký, ghi rõ họ và tên)

NGUYỄN ĐÌNH TUẤN

vi

LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện và hoàn thành bài nghiên cứu này, em biết ơn vô cùng sâu sắc và xin

gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các Quý thầy cô trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ

Chí Minh đã truyền đạt cho em những kiến thức, tâm huyết của mình giúp em có vốn

kiến thức quý báu và đầy đủ để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong suốt thời gian

học tập tại trường.

Và đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy TRẦN VƯƠNG THỊNH, nhờ cô đã tận

tâm, nhiệt tình dành nhiều thời gian, công sức của mình để chỉ bảo, hướng dẫn và động

viên em qua từng buổi nói chuyện, buổi thảo luận về đề tài nghiên cứu. Nhờ có những

lời hướng dẫn, động viên, dạy bảo đó mà đã truyền cho em động lực, kiến thức rất lớn

để có thể hoàn chỉnh bài nghiên cứu này một cách chỉnh chu nhất có thể. Một lần nữa,

em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô.

Tuy đã cố gắng và hoàn chỉnh, chỉnh chủ bài nhất có thể so với khả năng của em

nhưng chắc chắn trong bài nghiên cứu này không thể tránh khỏi những thiếu sót và

hạn chế không mong muốn. Kính mong Quý thầy cô, có thể cho em thêm những ý

kiến đóng góp nhằm giúp bài nghiên cứu này có thể hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn !

1

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................. 6

DANH MỤC HÌNH............................................................................................. 6

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU...................................... 7

1.1 Lý do chọn đề tài........................................................................................ 7

1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 8

1.2.1 Mục tiêu tổng quát................................................................................. 8

1.2.2 Mục tiêu cụ thể...................................................................................... 9

1.3 Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................... 9

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 9

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 9

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu............................................................................. 10

1.5 Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu ...................................................... 10

1.5.1 Quy trình nghiên cứu........................................................................... 10

1.5.2 Phương pháp nghiên cứu..................................................................... 12

1.5.3 Dữ liệu nghiên cứu .............................................................................. 13

1.6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài .................................................. 14

1.7 Bố cục của khóa luận............................................................................... 14

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.................................................................................. 15

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN

LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...................................... 16

2.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại.................................................... 16

2

2.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại....................................................... 16

2.1.2 Các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại ....................... 16

2.1.3 Vai trò NHTM đối với nền kinh tế...................................................... 19

2.2 Lợi nhuận của ngân hàng thương mại................................................... 21

2.2.1 Khái niệm lợi nhuân của ngân hàng thương mại ................................ 21

2.2.2 Tầm quan trọng của lợi nhuận ngân hàng thương mại ....................... 22

2.2.3 Các chỉ tiêu đo lường lợi nhuận kinh doanh của các ngân hàng

thương mại.................................................................................................... 22

2.3 Lược khảo các nghiên cứu có liên quan ................................................ 27

2.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài................................................................. 27

2.3.2 Các nghiên cứu trong nước ................................................................. 31

2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của NHTMCP .......................... 39

2.4.1 Các yếu tố vi mô.................................................................................. 39

2.4.2 Các yếu tố vĩ mô.................................................................................. 49

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.................................................................................. 51

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG

ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA NHTMCP TẠI VIỆT NAM.................................. 52

3.1 Cơ sở đề xuất lựa chọn mô hình............................................................. 52

3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất................................................................... 53

3.3 Giải thích các biến ................................................................................... 56

3.3.1 Biến phụ thuộc .................................................................................... 56

3.3.2 Biến độc lập......................................................................................... 56

3.4 Dữ liệu nghiên cứu................................................................................... 63

3.5 Trình tự thực hiện nghiên cứu định lượng............................................ 64

Mô hình bình phương nhỏ nhất – Pooled OLS ............................................ 65

3

Mô hình tác động cố định - FEM................................................................. 66

Mô hình tác động ngẫu nhiên – REM.......................................................... 67

Kiểm định F hạn chế (F-test)........................................................................ 68

Kiểm định Hausman..................................................................................... 68

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.................................................................................. 70

CHƯƠNG 4: THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ

NGHIÊN CỨU................................................................................................... 71

4.1 Thống kê mô tả......................................................................................... 71

4.2 Phân tích tương quan .............................................................................. 73

4.3 Ước lượng mô hình hồi quy theo phương pháp Pooled, FEM, REM. 74

4.4 Kiểm định lựa chọn mô hình .................................................................. 76

4.5 Kiểm định các khuyết tật của mô hình.................................................. 77

4.5.1 Kiểm định đa cộng tuyến .................................................................... 77

4.5.2 Kiểm định phương sai số thay đổi ...................................................... 78

4.5.3 Kiểm định hiện tượng tự tương quan.................................................. 79

4.6 Khắc phục các khuyết tật bằng phương pháp FGLS........................... 79

4.7 Thảo luận kết qủa nghiên cứu Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 80

4.8 Thảo luận kết qủa nghiên cứu................................................................ 83

4.8.1 Quy mô ngân hàng (SIZE) .................................................................. 83

4.8.2 Tỷ lệ quy mô vốn chủ sở hữu (CAP).................................................. 83

4.8.3 Tỷ lệ tiền gửi của khách hàng (DEP).................................................. 84

4.8.4 Tỷ lệ cho vay của ngân hàng (LOAN)................................................ 84

4.8.5 Tính thanh khoản của ngân hàng (LIQ).............................................. 85

4.8.6 Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi của ngân hàng (NII) ..................................... 85

4.8.7 Chi phí hoạt động (CIR)...................................................................... 86

4

4.8.8 Các biến vĩ mô..................................................................................... 86

TÓM TẮT CHƯƠNG 4.................................................................................... 87

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT....................................................... 88

5.1 Kết luận..................................................................................................... 88

5.2 Đề xuất cho hệ thống NHTMCP tại Việt Nam...................................... 88

5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu mở rộng............................... 91

5.3.1 Hạn chế của đề tài ............................................................................... 91

5.3.2 Hướng nghiên cứu mở rộng ................................................................ 92

TÓM TẮT CHƯƠNG 5.................................................................................... 93

KẾT LUẬN........................................................................................................ 94

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 95

PHỤ LỤC......................................................................................................... 101

5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu Tiếng Việt

NHNN Ngân hàng nhà nước

NHTM Ngân hàng thương mại

NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần

ROA Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản

ROE Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

ROCE Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sử dụng

FEM Mô hình tác động cố định

REM Mô hình tác động ngẫu nhiên

OLS Phương pháp bình phương tối thiểu

H Giả thuyết

6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1Tổng hợp khảo lược các nghiên cứu trước .................................................33

Bảng 3.1 Các biến phụ thuộc và độc lập của mô hình..............................................54

Bảng 3.2 Tóm tắt các giả thuyết và dấu kỳ vọng......................................................61

Bảng 4.1 Kết quả thống kê mô tả..............................................................................71

Bảng 4.2 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến....................................................74

Bảng 4.3 Kết quả hồi quy theo mô hình của biến ROA............................................75

Bảng 4.4 Kết quả kiểm định F-Test để lựa chọn giữa 2 mô hình OLS và FEM đối

với biến phụ thuộc ROA ...........................................................................................76

Bảng 4.5 Kết quả kiểm định Hausman của ROA .....................................................77

Bảng 4.6 Kết qua đa cộng tuyến ...............................................................................78

Bảng 4.7 Kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian với biến phụ thuộc ROA.......79

Bảng 4.8 Kiểm định Wooldridge với biến phụ thuộc ROA......................................79

Bảng 4.9 Kết quả phân tích hồi quy FGLS đối với mô hình ROA...........................80

Bảng 4.10 Kết quả nghiên cứu so sánh với giả thuyết đã đưa ra..............................81

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu……………………………………………………11

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!