Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các yếu tố tác động đến đô la hóa tài chính ở các quốc gia thuộc khu vực ASEAN+6
PREMIUM
Số trang
121
Kích thước
4.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1354

Các yếu tố tác động đến đô la hóa tài chính ở các quốc gia thuộc khu vực ASEAN+6

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------------------------------------------

TRẦN TUẤN ANH

TÊN ĐỀ TÀI:

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐÔ LA HÓA TÀI CHÍNH Ở

CÁC QUỐC GIA THUỘC KHU VỰC ASEAN + 6

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. Hạ Thị Thiều Dao

TP.Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2017

Trang i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng luận văn này “Các yếu tố tác động đến đô la hóa tài

chính ở các quốc gia thuộc khu vực ASEAN + 6” là nghiên cứu của chính tôi.

Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi

cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được

công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.

Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận

văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.

Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các

trường đại học hoặc chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào

khác.

TP. Hồ Chí Minh, năm 2017

TRẦN TUẤN ANH

Trang ii

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Hạ Thị Thiều,

người giảng viên tâm huyết đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều thời gian định hướng

và góp ý cho tôi trong suốt quá trình thực hiện để hoàn thành luận văn này.

Xin cảm ơn quý Thầy, Cô trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, những

người đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu trong thời gian tôi theo học tại

Trường.

Và cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những người thân trong gia

đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tận tình hỗ trợ, góp ý và động viên tôi trong suốt

thời gian học tập và nghiên cứu.

Một lần nữa xin gửi lời tri ân đến toàn thể quý Thầy Cô, đồng nghiệp, bạn bè

và gia đình.

TRẦN TUẤN ANH

Trang iii

TÓM TẮT

Nghiên cứu này xem xét sự tác động đến đô la hóa tài chính của các nhóm

biến lạm phát, nhóm biến liên quan đến nợ công, nhóm biến thể chế và các biến vĩ

mô khác ở 15 nước khu vực ASEAN + 6 trong giai đoạn 2000-2015. Kết quả hồi

quy GMM sai phân một bước cho thấy sự kéo dài dai dẳng của đô la hóa trong mẫu

nghiên cứu đến từ độ trễ của chính nó. Bên cạnh đó, nghiên cứu này còn cho thấy

trong các nhóm biến nêu trên thì lạm phát có mức độ tác động đến đô la hóa mạnh

hơn trong khi đó nợ công trong quá khứ lại là nhân tố làm gia tăng mức độ đô la hóa

cũng như sự gia tăng này sẽ lớn hơn đối với các nước được xếp hạng đầu tư. Mặt

khác, việc cải thiện thể chế quốc gia bao gồm nâng cao các quy định pháp luật,

tiếng nói và trách nhiệm, chất lượng điều hành và kiểm soát tham nhũng cũng sẽ

góp phần hạn chế tình trạng đô la hóa ở các nước ASEAN + 6 vì những hành động

này sẽ kiến tạo nên sự củng cố niềm tin của công chúng đối với các chính sách của

chỉnh phủ. Ngoài ra, các yếu tố vĩ mô khác như: mức độ mở cửa tài chính, chế độ tỷ

giá và thu nhập bình quân đầu người cũng cho thấy sự tác động của chúng đến mức

độ đô la hóa của quốc gia mặc dù chúng không có ý nghĩa thống kê.

Trang iv

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii

MỤC LỤC................................................................................................................ iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................ viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................vi

DANH MỤC HÌNH................................................................................................ vii

TÓM TẮT................................................................................................................ iii

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU...........................................................9

1.1. Vấn đề nghiên cứu .........................................................................................9

1.1.1. Tác động tích cực và tiêu cực của đô la hóa ...........................................9

1.1.2. Vấn đề nghiên cứu ................................................................................13

1.2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................14

1.3. Câu hỏi nghiên cứu......................................................................................14

1.4. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................15

1.5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................15

1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu ...............................................................................15

1.7. Cấu trúc bài nghiên cứu ..............................................................................15

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ..........................................17

2.1. Đô la hóa tài chính ......................................................................................17

2.2. Các quan điểm tiếp cận đô la hóa tài chính................................................19

2.2.1. Quan điểm thay thế tiền tệ ....................................................................19

2.2.2. Quan điểm danh mục đầu tư.................................................................20

Trang v

2.2.3. Quan điểm thất bại thị trường...............................................................23

2.2.4. Quan điểm thể chế ................................................................................25

2.3. Các nghiên cứu về đô la hóa tài chính ........................................................28

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................37

3.1. Mô hình nghiên cứu.....................................................................................37

3.2. Mẫu, dữ liệu và kỳ vọng dấu........................................................................38

3.2.1. Dữ liệu nghiên cứu................................................................................38

3.2.2. Mô tả biến và kỳ vọng dấu....................................................................38

3.3. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................52

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................58

4.1. Thống kê mô tả ............................................................................................58

4.2. Kết quả hồi quy cho các nước ASEAN + 6..................................................66

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..................................................81

5.1. Kết luận nghiên cứu.....................................................................................81

5.2. Một số kiến nghị và gợi ý chính sách ..........................................................82

5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .....................................84

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................86

PHỤ LỤC.................................................................................................................94

0.3321 0.4441 0.0022 0.0736 0.7360

TyleNoGDP -0.0631 0.0498 0.1977 -0.1162 -0.0220 1.0000

0.0000 0.0000 0.0006 0.2311

MVP 0.5053 0.3998 0.2201 -0.0776 1.0000

0.8357 0.0803 0.0001

TocDoLP -0.0135 -0.1131 -0.2458 1.0000

0.0023 0.0000

BienDongLP 0.1956 0.4203 1.0000

0.0000

LamPhat 0.3286 1.0000

DOLLAR 1.0000

DOLLAR LamPhat BienDo~P TocDoLP MVP TyleNo~P

Trang vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu liên quan đến đề tài .............................................33

Bảng 3.1 Bảng tóm tắt kỳ vọng dấu của các biến:....................................................47

Bảng 4.1 Kết quả thống kê mô tả..............................................................................58

Bảng 4.2 Hệ số tương quan giữa các nhóm biến lạm phát và nợ công và đô la hóa 64

Bảng 4.3 Hệ số tương quan giữa các biến thể chế ....................................................65

Bảng 4.4 Kết quả hồi quy GMM sai phân một bước cho ASEAN + 6.....................67

Bảng 4.5 Kết quả hồi quy GMM giữa đô la hóa với các biến thể chế ở khu vực

ASEAN + 6 ...............................................................................................................77

Trang vii

DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1 Đô la hóa, lạm phát và nợ công ở khu vực ASEAN + 6............................60

Hình 4.2 Diễn biến đô la hóa tài chính của các quốc gia ASEAN + 6 giai đoạn

2000-2015..................................................................................................................61

Hình 4.3 Diễn biến đô la hóa của nhóm nước có đô la hóa thấp ..............................62

Hình 4.4 Diễn biến đô la hóa của nhóm nước có đô la hóa vừa ...............................62

Hình 4.5 Diễn biến đô la hóa của nhóm nước có đô la hóa cao................................62

Trang viii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển Châu Á

ASEAN The Association of Southeast

Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông

Nam Á

ASEAN + 6 ASEAN + 6

Khu vực kinh tế ASEAN với các

nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn

Độ, Trung Quốc, Úc và New

Zealand.

GMM Generalized Method of

Moments Phương pháp mô men tổng quát

IFS International Financial

Statistics Thống kê tài chính quốc tế

IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế

MVP Minimum Variance Porfolio Danh mục phương sai nhỏ nhất

NHNN Ngân hàng Nhà nước

WEO World Economic Outlook Tổng quan kinh tế thế giới

WGI Worldwide Governance

Indicators Chỉ số chính phủ toàn cầu

.

Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu

Trang 9

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

1.1. Vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Tác động tích cực và tiêu cực của đô la hóa

Tác động của đô la hoá tài chính đến một quốc gia có thể được xem xét qua

hai khía cạnh: Tác động tích cực (lợi ích) và tác động tiêu cực (bất lợi). Theo

Benjamin (2000), đô la hóa tài chính mang đến ba lợi ích chính (ngoài lợi ích chung

là giảm chi phí giao dịch). Thứ nhất, đô la hóa làm giảm các chi phí cho các quốc

gia. Các chi phí này chủ yếu đến từ việc đúc và in tiền, do đó khi sử dụng đồng

ngoại tệ của các quốc gia khác thì quốc gia đó sẽ giảm được phần chi phí này. Đối

với các quốc gia nhỏ có nền kinh tế chưa thực sự phát triển thì việc tiết kiệm được

các chi phí này sẽ có ý nghĩa rất lớn, tuy nhiên đối với các quốc gia có nền kinh tế

mạnh thì khoản tiết kiệm này thực sự không đáng kể.

Thứ hai, theo Benjamin (2000), đô la hóa góp phần làm cho thị trường tài

chính của quốc gia đó vững chắc hơn. Đô la hóa có nghĩa là việc sử dụng nhiều hơn

một loại tiền tệ. Nó cũng đồng nghĩa là tăng cường hội nhập tài chính với các quốc

gia và khu vực có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Euro, Trung Quốc..., mà chính nhờ

vào điều này sẽ thúc đẩy các tổ chức tài chính trong nước phải tự nâng cao hiệu quả

và chất lượng các dịch vụ tài chính của họ. Bên cạnh đó, đô la hóa còn cho thấy một

triển vọng trong tương lai về việc duy trì tình trạng lạm phát thấp, trách nhiệm tài

chính, và sự minh bạch của chính phủ. Điều đó sẽ có giá trị rất lớn đối với các nước

mà trước đây đã không được đánh giá cao về sự ổn định giá cả hoặc sự ổn định tài

chính.

Thứ ba, đô la hóa có thể làm giảm đáng kể lãi suất cho vay của nội địa. Đô

la hóa sẽ giúp nền kinh tế trong nước kiến tạo nên một mối quan hệ ổn định với một

đồng tiền ngoại tệ mà đồng tiền này có uy tín và an toàn. Theo Benjamin (2000),

thay vì phải đầu tư rất nhiều nỗ lực để có thể xây dựng lòng tin thị trường trong

chính sách tiền tệ của riêng mình, một chính phủ có thể đạt được sự tín nhiệm ngay

lập tức bằng cách "thuê" sự uy tín của Ngân hàng liên bang Mỹ để thay thế. Việc

Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu

Trang 10

giảm lãi suất có thể sẽ làm cho đầu tư trong nước và tăng trưởng kinh tế tăng mạnh

hơn trong tương lai.

Tuy nhiên đối nghịch với các tác động tích cực nêu trên, đô la hóa tài chính

cũng tiềm ẩn nhiều tác động tiêu cực. Đối với tình trạng đô la hóa hoàn toàn, đô la

hóa sẽ làm mất quyền tự chủ tiền tệ quốc gia cũng như những lợi ích đến từ việc

đúc tiền và hiệu quả từ vị thế người cho vay cuối cùng đối với các ngân hàng trong

nước. Các nhà nghiên cứu thường đánh giá là các tác động này rất tiêu cực đối với

các quốc gia, tuy nhiên trên thực tế, các chi phí này có tác động thực sự không đáng

kể. Bất lợi quan trọng hơn của đô la hóa tài chính (bao gồm cả đô la hóa toàn phần

và đô la hóa một phần) là chính trị chứ không phải là bất lợi về kinh tế kinh tế, mà

bất lợi này liên quan đến việc mất đi một biểu tượng mạnh mẽ đặc trưng cho quốc

gia, mất đi một nguồn cung khẩn cấp cho doanh thu nhà nước, và mất đi một biện

pháp quan trọng trong việc cách ly ngoại giao, cụ thể như sau:

Thứ nhất, theo Benjamin (2000) và Honig (2006), đô la hóa tài chính mang

đến các chi phí kinh tế cho các quốc gia. Khi xuất hiện tình trạng đô la hóa, hình

thức “tự trị” tiền tệ sẽ mất, vì đất nước bị đô la hóa sẽ không còn có thể thực hiện

được quyền kiểm soát đơn phương cung tiền hoặc thay đổi tỷ giá của mình. Tất cả

quyền được chuyển nhượng lại cho FED hoặc ngân hàng trung ương của các nước

phát hành ra các đồng tiền mạnh, mà điều này rất bất lợi cho các quốc gia bị đô la

hóa vì chính sách tiền tệ không còn được độc lập mà phải phụ thuộc vào quyết định

của FED và ngân hàng trung ương quốc gia khác.

Bên cạnh đó với tình trạng đô la hóa, một chính phủ sẽ đánh mất một công

cụ hiệu quả để bảo đảm cho việc chi tiêu công của mình, đó chính là tiền thuế đúc

tiền. Xét về mặt kinh tế, khoản tiền này được xác định là khoản chênh lệch giữa giá

trị danh nghĩa của một đồng tiền so với chi phí sản xuất của nó. Thuế đúc tiền có thể

được hiểu như là một sự thay thế nguồn thu cho nhà nước ngoài những nguồn có thể

thu được thông qua đánh thuế hoặc bằng cách vay mượn từ các thị trường tài chính

trong và ngoài nước. Những gì không thể được trả bằng biên lai thuế hay vốn vay

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!