Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các yếu tố của quảng cáo ngoài trời tác động đến sự chú ý và ghi nhớ thương hiệu/sản phẩm của thương hiệu đến người đi đường tại Thành Phố Hồ Chí Minh
PREMIUM
Số trang
170
Kích thước
1.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1229

Các yếu tố của quảng cáo ngoài trời tác động đến sự chú ý và ghi nhớ thương hiệu/sản phẩm của thương hiệu đến người đi đường tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƯỜNG ĐH MỞ TP.HCM

PHẠM THANH THẢO

CÁC YẾU TỐ CỦA QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI TÁC

ĐỘNG ĐẾN SỰ CHÚ Ý VÀ GHI NHỚ THƯƠNG

HIỆU/SẢN PHẨM CỦA THƯƠNG HIỆU ĐẾN

NGƯỜI ĐI ĐƯỜNG TẠI TP.HCM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2019

TRƯỜNG ĐH MỞ TP.HCM

PHẠM THANH THẢO

CÁC YẾU TỐ CỦA QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI TÁC

ĐỘNG ĐẾN SỰ CHÚ Ý VÀ GHI NHỚ THƯƠNG

HIỆU/SẢN PHẨM CỦA THƯƠNG HIỆU ĐẾN

NGƯỜI ĐI ĐƯỜNG TẠI TP.HCM

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số chuyên ngành: 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Giảng viên hướng dẫn khoa học:

TS. CAO MINH TRÍ

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2019

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng luận văn “Các yếu tố của quảng cáo ngoài trời tác động đến sự

chú ý và ghi nhớ thương hiệu/sản phẩm của thương hiệu đến người đi đường tại

Tp.HCM” là nghiên cứu của chính tôi.

Trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn. tôi cam đoan rằng toàn phần hay

những phần nhỏ của luận văn này chưa được công bố hoặc được sử dụng.

Không có nghiên cứu nào của luận văn khác được sử trong luận văn này mà

không được trích dẫn theo đúng quy định.

Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp tại bất kỳ trường

đại học hoặc cơ sở đào tạo nào khác.

TP.Hồ Chí Minh, năm 2019

Phạm Thanh Thảo

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT CHỮ VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ

1 QC Quảng cáo

2 QCNT Quảng cáo ngoài trời

3 BHQC Bảng hiệu quảng cáo

4 DN Doanh Nghiệp

5 NTD Người tiêu dùng

6 TP Thành Phố

7 CN Công nghiệp

8 SP Sản phẩm

9 TH Thương hiệu

10 KH Khách hàng

11 ND Nội dung

1

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN..................................................................................................7

1.1 Lý do chọn đề tài..........................................................................................................7

1.2 Mục tiêu của nghiên cứu ..............................................................................................8

1.3 Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................................8

1.4 Đối tượng - phạm vi - phương pháp nghiên cứu..........................................................8

1.5 Phương pháp nghiên cứu:.............................................................................................9

1.6 Ý nghĩa thực tiễn:.......................................................................................................10

1.7 Kết cấu của đề tài .......................................................................................................10

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN.........................................................................................12

2. Các khái niệm...............................................................................................................12

2.1 Quảng cáo...................................................................................................................12

2.1.1 Định nghĩa: ..........................................................................................................12

2.1.2 Các phương tiện truyền thông của quảng cáo: ....................................................15

2.2 Quảng cáo ngoài trời..................................................................................................15

2.2.1 Các loại hình quảng cáo ngoài trời......................................................................15

2.2.2 Ưu và nhược điểm của bảng quảng cáo ngoài trời..............................................16

2.3 Tổng quan về lĩnh vực quảng cáo ngoài trời..............................................................16

2.3.1 Xu hướng chuyển dịch trong quảng cáo ngoài trời .............................................17

2.3.2 Quảng cáo ngoài trời đầu tư sản xuất nội dung sáng tạo và giàu cảm xúc:.........17

2.3.3 Xu hướng tương tác lại với bảng quảng cáo ngoài trời.......................................18

2.3.4 Chiến dịch truyền thông xã hội mang tính nhân văn sử dụng quảng cáo ngoài trời

là chủ yếu:.....................................................................................................................18

2.3.5 Tiềm năng của thị trường quảng cáo ngoài trời ..................................................18

2.3.6 Vận dụng quy luật bất biến trong marketing vào quảng cáo ngoài trời..............19

2.3.7 Sáu quy tắc cơ bản của quảng cáo Billboard để hiệu quả: ..................................20

2

2.3.8 Sáng tạo, chú ý và ghi nhớ các thương hiệu trong lĩnh vực quảng cáo ngoài trời

(T Wilson&ctg,2015) ..................................................................................................20

2.3.9 Theo lý thuyết về tiến trình từ cái nhìn ban đầu đến việc ghi nhớ hình ảnh .......21

2.4 Các nghiên cứu trước có liên quan:............................................................................22

2.4.1 Hiệu quả của kích thước, vị trí và nội dung đến nhận biết thương hiệu trên bảng

quảng cáo ngoài trời (KA Siddiqui & ctg, 2016).........................................................22

2.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chú ý bảng quảng cáo ngoài trời (J.Hussain và RK.

Nizamani,2011) ............................................................................................................22

2.4.3 Bảng hiệu quảng cáo và sự chú ý của khách hàng (K.Khan & ctg 2016)...........23

2.4.4 Khi thái độ của người xem đối với quảng cáo quyết định sự thành công của

quảng cáo (Mehta và C.Purvis,1995) ...........................................................................24

2.4.5 Khung phân loại bảng QC ngoài trời ở Nam Phi (Roux,T & ctg, 2013).............24

2.4.6 Mô hình làm việc của bộ nhớ (Baddeley and Hitch, 1974).................................25

2.4.7 Lợi ích của sự độc đáo và quen thuộc của quảng cáo đối với sự chú ý và ghi nhớ

thương hiệu (Pieters&ctg 2002) ...................................................................................25

2.4.8 Sáng tạo, chú ý và ghi nhớ các thương hiệu trong lĩnh vực quảng cáo ngoài trời

(T Wilson&ctg,2015) ...................................................................................................26

2.5 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu:.............................................................................28

2.5.1 Giả thuyết nghiên cứu: ........................................................................................28

2.5.2 Mô hình nghiên cứu:............................................................................................34

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ...........................................................................37

3.1 Quy trình nghiên cứu .................................................................................................37

3.2 Nghiên cứu sơ bộ .......................................................................................................38

3.2.1 Nghiên cứu sơ bộ định tính .................................................................................38

3.2.2 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu chính thức sau định tính: ..............................44

3.3 Nghiên cứu định lượng: .............................................................................................45

3.3.1 Quy mô mẫu:........................................................................................................45

3.3.2 Phương pháp chọn mẫu định lượng: phi xác suất, thuận tiện..............................45

3.3.3 Phương pháp phỏng vấn:.....................................................................................46

3.3.4 Phương pháp xử lý dữ liệu: Sử dụng phần mềm SPSS, Amos 20.......................46

3

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, THẢO LUẬN ..................................................51

4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu................................................................................................51

4.2 Phân tích hệ số Cronbach’s alpha ..............................................................................52

4.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)............................................................................55

4.3.1 Phân tích nhân tố khám phá riêng cho từng khái niệm đơn hướng .....................56

4.3.2 Phân tích EFA chung cho các nhóm (Khái niệm đa hướng)...............................58

4.4 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định – CFA ............................................................61

4.4.1 Tính đơn hướng ...................................................................................................61

4.4.2 Kiểm định độ tin cậy và giá trị của thang đo.......................................................64

4.4.3 Kiểm định độ phân biệt của thang đo..................................................................64

4.5 Kiểm định các giả thuyết............................................................................................65

4.5.1 Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM).....................................................65

4.5.2 Kiểm định các giả thuyết:....................................................................................66

4.5.3 Kiểm định bằng BOOTSTRAP...........................................................................68

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.............................................................................74

5.1 Kết luận ......................................................................................................................74

5.1.1 Kết luận ...............................................................................................................74

5.2 Kiến nghị....................................................................................................................75

5.2.1 Kiến nghị chuẩn bị nội dung bảng quảng cáo .....................................................75

5.2.2 Kiến nghị ứng dụng công nghệ............................................................................76

5.2.3 Kiến nghị thiết kế bảng quảng cáo: .....................................................................77

5.2.4 Kiến nghị lựa chọn khu vực đặt bảng quảng cáo ...............................................78

5.2.5 Kiến nghị chọn sản phẩm quảng cáo ..................................................................81

5.2.6 Kiến nghị chuẩn bị làm hình ảnh người nổi tiếng ..............................................81

5.3 Những hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................83

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................85

PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH...........................................88

PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG ......................................91

4

PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA .............................................................95

PHỤ LỤC 4: BIÊN BẢN THẢO LUẬN VỚI CHUYÊN GIA ..........................................96

PHỤ LỤC 5: ĐẶC ĐIỂM MẪU KHẢO SÁT ..................................................................101

PHỤ LỤC 6: ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO...........................................104

PHỤ LỤC 7: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ CỦA THANG ĐO............................110

PHỤ LỤC 8: CHẠY SEM................................................................................................144

PHỤ LỤC 9: KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH SEM VÀ BOOTSTRAP .....................................156

5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Bảng tổng hợp các nghiên cứu có liên quan...........................................................26

Bảng 2: Bảng nghiên cứu định tính .....................................................................................39

Bảng 3: Thông tin mẫu nghiên cứu......................................................................................52

Bảng 4: Hệ số Cronbach’s alpha của thang đo các nhân tố.................................................54

Bảng 5: Kết quả phân tích EFA cho từng nhóm yếu tố.......................................................56

Bảng 6: Phân tích nhân tố ....................................................................................................59

Bảng 7: Tóm tắt kết quả kiểm định thang đo......................................................................64

Bảng 8: Tóm tắt kết quả kiểm định thang đo......................................................................65

Bảng 9: Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa các khái niệm (chuẩn hóa) ..........................67

Bảng 10: Bảng thống kê ước lượng Bootstrap.....................................................................69

6

DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ

Hình 1: Quá trình tiếp nhận QC của người xem CR.Taylor và JC.Kozup (2000) ………………20

Hình 2: Tiến trình tiếp nhận quảng cáo của người nhìn, nhìn không chủ ý trước Nguyễn Xuân

Thức&ctg (2007)………………………………………………………………………………...21

Hình 3: Tiến trình tiếp nhận quảng cáo của người nhìn, nhìn có chủ ý trước Nguyễn Xuân

Thức&ctg (2007…………………………………………………………………….……………21

Hình 4: Mô hình Hiệu quả của kích thước, vị trí và nội dung đến nhận biết thương hiệu trên bảng

quảng cáo ngoài trời nghiên cứu, KA. Siddiqui & ctg (2016)…………………………………...22

Hình 5: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự chú ý bảng quảng cáo ngoài trời J aved Hussain và

Rizwan Khan Nizamani (2011)………………………………………………………………….23

Hình 6: Bảng hiệu quảng cáo và sự chú ý của khách hàng K amran Khan & ctg (2016)……….23

Hinh 7: Mô hình làm việc của bộ nhớ, Baddeley and Hitch (1974)……………………………..25

Hình 8: Lợi ích của sự độc đáo và quen thuộc của quảng cáo đối với sự chú ý và ghi nhớ thương

hiệu, Pieters&ctg

(2002)…………………………………………………………………………………………….25

Hình 9: Mô hình nghiên cứu đề xuất………………………………………………………….…35

Hình 10: Quy trình nghiên cứu……………………………………………………………...…...37

Hình 11: Mô hình và giả thuyết nghiên cứu chính thức sau định tính…………………………..44

Hình 12: Kết quả phân tích CFA (dữ liệu chuẩn hóa)………………………………………...…63

Hình 13: Mô hình SEM (dạng chuẩn

hóa)…………………………………………………………………………………………...….66

7

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN

1.1 Lý do chọn đề tài

Theo một nghiên cứu TNS năm 2014, “QCNT là loại QC có tỷ lệ tiếp xúc với

KH/công chúng cao nhất lên đến 95,2 %”.(Kantar Media,2017)

Cuộc sống ngày càng bận rộn, Người tiêu dùng (NTD) càng có ít thời gian hơn cho việc

cân nhắc, đắn đo, lựa chọn SP có đến 85% yếu tố quyết định việc mua hàng của NTD là

do tiềm thức quyết định một cách rất tự động.

Loại hình QCNT là QC không tránh khỏi, chúng không cho người xem sự lựa chọn

nhấn nút tắt tiếng, chuyển kênh, hay bỏ qua sang trang khác; nhưng cái quan trọng nhất mà

họ có thể kiểm soát, đó là sự chú ý và ghi nhớ của mình đến mẫu QCNT đó. Các bảng

QCNT có thể đặt ở khắp nơi, ánh mắt người đi đường có đặt vào chúng không, và tâm trí

họ có lưu giữ hình ảnh, thông điệp QC không là một vấn đề rất đáng quan tâm mà các nhà

QC luôn luôn tìm hiểu, đánh giá để có thể tác động và chi phối sự chú ý và ghi nhớ của

người xem.

Với tốc độ QCNT tăng với tỷ lệ 20-30%/năm, chiếm khoảng 20% doanh số chung trong

toàn ngành QC (TNS,2006). Đặc biệt, một trong những mặt thuận lợi đẩy QCNT tại

TP.HCM tăng trưởng mạnh mẽ là do xuất phát từ đặc điểm của thành phố với hơn 80%

dân số thành phố có nhu cầu đi lại ngoài đường với thời gian trung bình tính cho một người

một ngày là 1,5 – 2 giờ ( hiệp hội QC thế giới), đồng thời họ có những hoạt động hướng

ngoại, xuất hiện nhiều ở nơi như trung tâm vui chơi giải trí, khu mua sắm, …

Với nghiên cứu trước đó tại Việt Nam, “Đo lường những yếu tố của QCNT tác động

đến sự chú ý và ghi nhớ của người đi đường tại Tp.HCM”, Huỳnh Thụy Hồng Phượng

(2009). Tôi thực hiện lại đề tài này cập nhật thông tin mới và kết hợp với phương pháp

nghiên cứu, phân tích Amos nhằm đảm bảo tính chính xác & độ tin cậy của tập dữ liệu

cùng mô hình thang đo.

8

Nhận biết được tiềm năng của ngành QC, kế thừa một số đề tài đã nghiên cứu xung

quanh chủ đề về QCNT trong và ngoài nước, tôi thực hiện đề tài “Các yếu tố của QCNT

tác động đến sự chú ý và ghi nhớ TH/SP của TH đến người đi đường tại TP.HCM”

nhằm góp phần giúp các DN Việt Nam hiểu rõ hơn về tâm lý trực quang của người đi

đường tại Tp.HCM, từ đó có thể điều chỉnh các yếu tố liên quan đến bảng QCNT đạt được

hiệu quả QC của DN.

1.2 Mục tiêu của nghiên cứu

- Xác định những yếu tố chính của bảng QCNT có tác đông đến sự chú ý và ghi nhớ về

TH/SP của TH trên bảng quảng cáo đến người đi đường tại Tp. HCM.

- Đánh giá về mức độ ảnh hưởng các yếu tố này đến sự chú ý và ghi nhớ về TH/SP của

TH trên bảng quảng cáo đối với người đi đường tại Tp. HCM

- Đề xuất hàm ý về quản trị cho DN sử dụng bảng QC cho chiến dịch QC của mình tại

Tp.HCM hiệu quả hơn.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt những mục tiêu nghiên cứu trên, nghiên cứu cần trả lời các câu hỏi sau:

- Thứ nhất, những yếu tố nào của bảng QC tác động đến sự chú ý và ghi nhớ về TH/SP

của TH trên bảng quảng cáo đối với người đi đường tại Tp. HCM?

- Thứ hai, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự chú ý và ghi nhớ về TH/SP của TH

trên bảng quảng cáo đến người đi đường tại Tp. HCM?

- Thứ ba, những giải pháp đề xuất cho DN nhằm tăng hiệu quả QC TH/ SP trên bảng quảng

cáo hiệu quả hơn.

1.4 Đối tượng - phạm vi - phương pháp nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu:. Nghiên cứu tập trung vào 2/4 loại hình QCNT ( bảng QC

tấm lớn (billboard) và QC đường phố (street furniture) ảnh hưởng đến sự chú ý và ghi nhớ.

 Đối tượng khảo sát: Nam, nữ từ 18 tuổi trở lên.

9

 Thời gian khảo sát:

+ Nghiên cứu định tính: Ngày 10/10/2018

+ Nghiên cứu định lượng: Từ ngày 01/03/2019 đến ngày 15/03/2019

1.5 Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng hình thức phỏng vấn nhóm theo nội dung

được chuẩn bị trước. Nhóm 1: gồm 5 người đi đường có cơ hội tiếp xúc đến các bảng

QCNT tại khu vực TP.HCM và có ấn tượng cũng như ghi nhớ đến bảng quảng cáo.

Nhóm 2: bao gồm 5 người là đại diện cho SP có sử dụng kênh QCNT.

Quá trình tiến hành thảo luận với đối tượng nghiên cứu để xem cảm nhận và ý kiến

của họ về mức thu hút và ghi nhớ TH/ SP của TH đến QCNT sẽ dựa vào những yếu tố

nào.

Thông qua kết quả nghiên cứu định tính, thang đo dự kiến được điều chỉnh. Sau khi điều

chỉnh, thang đo chính thức được dùng cho nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng với kỹ thuật thu thập dữ liệu là phỏng vấn trực tiếp, và gửi

bảng câu hỏi cho người đi đường tự trả lời.

Với đối tượng khảo sát nam, nữ. Và khảo sát được chọn để thực hiện nghiên cứu định

lượng là 6 địa điểm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - những nơi khả năng tiếp cận với

những người tiếp xúc với nhiều bảng quảng cáo.

Các địa điểm khảo sát:

1. Công ty TNHH QC Tường Minh: 350/106 Nguyễn Văn Lượng, P.16, Q. Gò Vấp,

Tp.HCM

2. Bệnh viện Mê Kông: 243 Hoàng Văn Thụ, P.1, Q. Tân Bình, Tp.HCM

3. Ngân hàng OCB: 14-16 Trần Não, P.An Phú, Q.2, Tp.HCM

4. Công ty CP Tôn Đông Á: 18 Hồ Văn Huê, P.9, Q. Phú Nhuận, Tp.HCM

10

5. Công ty Du Lịch Thiên Niên Kỷ: 220 Đề Thám, P. Phạm Ngũ Lão, Q.1, Tp.HCM

6. Công ty CP Dược Phẩm Pharmacity: 248A Nơ Trong Long, P.12, Q. Bình Thạnh

Dữ liệu thu thập được sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS và AMOS 20.

1.6 Ý nghĩa thực tiễn:

Nghiên cứu này giúp các nhà quản lý:

o Biết được các nhân tố ảnh hưởng đến sự chú ý và ghi nhớ của TH/ SP của TH đến

người đi đường.

o Kiểm soát và tránh được những bất lợi của QCNT ảnh hưởng đến hiệu quả QC.

o Đưa ra các giải pháp về QCNT giúp DN ứng dụng hiệu quả QCNT để tăng doanh

số bán hàng.

1.7 Kết cấu của đề tài

Chương 1: Tổng quan. Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên

cứu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu tổng quát, ý nghĩa thực tiễn của đề tài

và kết cấu của luận văn.

Chương 2: Cơ sở lý luận. Nêu ra và phân tích những lý thuyết liên quan tới các yếu tố

của QCNT tác động đến sự chú ý và ghi nhớ TH/dòng SP của TH đến người đi đường tại

TP.HCM. Trình bày kết quả thực nghiệm từ các tài liệu nghiên cứu trước có liên quan.

Trên cơ sở đó, phát triển mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.

Chương 3: Thiết kế nghiên cứu. Trình bày các bước của quy trình nghiên cứu, phương

pháp thu thập phân tích dữ liệu. Nghiên cứu được thực hiện bằng hai giai đoạn bao gồm

nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.

Chương 4: Phân quả nghiên cứu, thảo luận. Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để xử lý dữ

liệu thập và kết hợp phân tích dữ liệu bằng phầm mềm SEM. Phân tích độ tin cập, đánh giá

thang đo trong mô hình nghiên cứu, phân tích nhân tố khám phá để kiểm định thang đo và

11

sàn lọc các biến quan sát, phân tích mối tương quan và phân tích hồi quy giữa các biến

trong mô hình nghiên cứu. Trình bày kết quả nghiên cứu. So sánh kết quả với nghiên cứu

trước và thực tế.

Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Kết luận đánh giá các kết quả tìm được trong nghiên

cứu, đã đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu chưa, có trả lời được câu hỏi nghiên cứu chưa,

nêu hàm ý quản trị, đóng góp chính của nghiên cứu, hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp

theo.

 Tóm tắt chương 1

Hiện nay, tại Tp.HCM rất nhiều các doanh nghiệp lớn chọn loại hình quảng cáo ngoài

trời để quảng bá sản phẩm/thương hiệu của mình đến với người tiêu dùng. Tuy nhiên, nhiều

năm gần đây chưa có nghiên cứu tập trung vào các yếu tố bảng quảng cáo ngoài trời tác

động đến việc chú ý và ghi nhớ TH/ SP của TH. Vì vậy, tác giả thực hiện nghiên cứu “Các

yếu tố của QCNT tác động đến sự chú ý và ghi nhớ TH/SP của TH đến người đi đường tại

TP.HCM”.

Mục tiêu nghiên cứu được đặt ra là xác định các thành phần của bảng quảng cáo ngoài

trời và sự ảnh hưởng của những thành phần đó đến sự chú ý và ghi nhớ của TH/ SP của

TH. Trên cơ sở đó, đề xuất hàm ý quản trị về bảng quảng cáo nhằm tăng hiệu quả trong

loại hình quảng cáo ngoài trời.

Với 5 chương gồm: Giới thiệu, Cơ sở lý luận, Thiết kế nghiên cứu, Phân tích và thảo

luận kết quả nghiên cứu; Kết luận và kiến nghị, nghiên cứu đóng góp vào việc xác định các

thành phần thuộc bảng quảng cáo cũng như thang đo các thành phần đó và giúp các nhà

quản lý thực hiện quảng cáo ngoài trời hiệu quả hơn.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!