Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các yếu tố ảnh hưởng hệ số an toàn vốn của ngân hàng thương mại : Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam: Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng / Nguyễn Thị Thanh Xuân ; người hướng dẫn khoa học Lê Phan Thị Diệu Thảo
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THANH XUÂN
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG HỆ SỐ AN TOÀN VỐN CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI: BẰNG CHỨNG
THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THANH XUÂN
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG HỆ SỐ AN TOÀN VỐN CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI: BẰNG CHỨNG
THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8 34 02 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS LÊ PHAN THỊ DIỆU THẢO
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế: “Các yếu tố ảnh hưởng hệ số an
toàn vốn tại của ngân hàng thương mại: Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam” là
kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu độc lập và nghiêm túc cùng với sự hướng
dẫn của PGS.TS. Lê Phan Thị Diệu Thảo.
Các thông tin, số liệu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy. Tôi
xin cam đoan không sao chép của người khác, chỉ sử dụng tài liệu, số liệu tham
khảo từ các bài nghiên cứu, sách, giáo trình, báo cáo, tạp chí và các nguồn thông tin
tham khảo từ Internet. Kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa được ai công bố
trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm
Tác giả
Nguyễn Thị Thanh Xuân
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tác giả đã nhận
được sự động viên, khuyến khích và đạo điều kiện một cách tốt nhất của các cấp
lãnh đạo, của các thầy giáo, cô giáo, anh chị em, bạn bè đồng nghiệp và gia đình.
Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Lê Phan Thị
Diệu Thảo – người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tác giả tiến
hành các hoạt động nghiên cứu khoa học để hoàn thành luận văn này.
Tác giả cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo, phòng Sau đại
học trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh và đặc biệt là các thầy cô
giáo trực tiếp giảng dạy các chuyên đề của toàn khoá học đã tận tình truyền đạt
những kiến thức quý báu, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Với thời gian nghiên cứu còn hạn chế, thực tiễn về đề tài nghiên cứu lại vô
cùng phong phú và đa dạng, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế.
Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành từ các thầy cô, đồng
nghiệp và bạn bè.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm
Tác giả
Nguyễn Thị Thanh Xuân
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tên đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng hệ số an toàn vốn tại của ngân hàng thương
mại: Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam.
Hệ số an toàn vốn là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ
an toàn hoạt động của ngân hàng. Đặc biệt trong những năm gần đây, yêu cầu về việc
tuân thủ hệ số an toàn vốn tối thiểu của các ngân hàng càng trở nên khắt khe và quyết
liệt hơn. Chính vì vậy, luận văn đã chọn đề tài nghiên cứu liên quan đến hệ số an toàn
vốn của ngân hàng, cụ thể là các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm mục đích kiểm định mức độ tác động của
các yếu tố đến hệ số an toàn vốn (CAR) của các ngân hàng thương mại (NHTM) tại
Việt Nam trong giai đoạn từ 2009 đến 2019, thông qua mẫu nghiên cứu gồm 22
NHTM Việt Nam. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình Pooled OLS, FEM, REM say đó
lựa chọn mô hình phù hợp là FEM. Các kiểm định khuyết tật của mô hình lần lượt
được tiến hành, phát hiện mô hình FEM có hiện phương sai sai số thay đổi và tự tương
quan. Để khắc phục tình trạng này, tác giả sử dụng mô hình hồi quy theo phương pháp
bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS) để đảm bảo hiệu quả của mô hình.
Nghiên cứu xem xét các yếu tố tác động đến CAR của NHTM là quy mô ngân hàng,
vốn huy động, quy mô cho vay, rủi ro tín dụng, khả năng thanh khoản, khả năng sinh
lời và vốn chủ sở hữu. Kết quả ước lượng cho thấy với mức ý nghĩa thống kê 1%, quy
mô ngân hàng và khả năng sinh lời trên tổng tài sản có tác động ngược chiều đến hệ số
an toàn vốn của ngân hàng. Trong khi đó, vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có tác động
cùng chiều đến hệ số an toàn vốn của ngân hàng. Nghiên cứu này chưa tìm thấy bằng
chứng tác động của hệ số thanh khoản, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ lệ huy động
vốn và tỷ lệ cho vay đến hệ số an toàn vốn của ngân hàng.
Dựa trên những kết quả thu được, đề tài nghiên cứu cung cấp thêm một bằng
chứng thực nghiệm về các yếu tố tác động đến hệ số an toàn vốn của các NHTM tại
Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị.
Từ khoá: yếu tố ảnh hưởng; hệ số an toàn vốn; ngân hàng thương mại; Việt
Nam; FGLS.
ABSTRACT
Title of thesis: DETERMINANTS OF CAPITAL ADEQUACY RATIO:
EMPIRICAL EVIDENCE IN VIET NAM.
Capital adequacy ratio is one of the important criteria to assess the bank's
operational safety. Especially in recent years, the requirements on compliance with
minimum capital adequacy ratio of banks have become more and more stricter.
Therefore, the thesis has chosen research topic related to the capital adequacy ratio of
banks, particularly commercial banks in Vietnam.
The main objective of the study is to indentify the factors affecting the capital
adequacy ratio in Vietnamese commercial banks over the period 2009-2019, using
data for 22 commercial banks in Vietnam. The study used the Pooled OLS, FEM,
REM and then chose the appropriate FEM model. The defect tests of the model were
carried out, detecting the FEM model with heteroskedasticity phenomena. To
overcome this situation, the study used the Feasible Generalized Least Squares
(FGLS) regression model to ensure the effectiveness of the model. The study
considers the factors affecting CAR of commercial banks including bank size,
mobilized capital, lending scale, credit risk, liquidity, profitability and equity. These
results of empirical research revealed that with statistically significant 1%, bank size
and return on assets have a negative impact on the capital adequacy ratio. And equity
ratio is positively correlated with the CAR. This study has not found evidence of the
impact of liquidity ratio, loans loss reserves, capital mobilization rate and loans on
assets to denpendent variable.
Based on the obtained results, the research provides an additional empirical
evidence on factors affecting capital adequacy ratios of Vietnamese commercial
banks and makes some recommendations.
Keywords: determinants; capital adequacy ratio; commercial bank;
Vietnamese; FGLS.
MỤC LỤC
Trang
Danh mục các từ viết tắt.............................................................................................i
Danh mục bảng biểu ....................................................................................................ii
Danh mục biểu đồ, sơ đồ..............................................................................................iii
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
1.1.1 Đặt vấn đề............................................................................................................. 1
1.1.2. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..............................................................................3
1.2.1 Mục tiêu tổng quát................................................................................................ 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể..................................................................................................... 3
1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 4
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................4
1.4 Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 4
1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 6
1.6 Kết cấu của luận văn............................................................................................. 6
CHƯƠNG 2. LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
2.1 Cơ sở lý luận về hệ số an toàn vốn........................................................................8
2.1.1 Khái niệm hệ số an toàn vốn ................................................................................ 8
2.1.2 Đo lường hệ số an toàn vốn...................................................................................9
2.1.3 Ý nghĩa của hệ số an toàn vốn .............................................................................10
2.2 Một số nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn…………11
2.2.1 Những nghiên cứu trên thế giới………………………………………………..14
2.2.2 Những nghiên cứu tại Việt Nam……………………………………………….15
2.3 Các yếu tố tác động đến hệ số an toàn vốn của NHTM………………………18
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Giả thuyết nghiên cứu.........................................................................................22
3.2 Mô hình nghiên cứu ............................................................................................24
3.3 Dữ liệu nghiên cứu ..............................................................................................27
3.4 Trình tự nghiên cứu ............................................................................................27
3.4.1 Thống kê mô tả biến...........................................................................................28
3.4.2 Phân tích tương quan..........................................................................................28
3.4.3 Phân tích hồi quy................................................................................................29
3.4.4 Kiểm định mô hình.............................................................................................30
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thống kê mô tả các biến .....................................................................................36
4.2 Phân tích tương quan..........................................................................................48
4.3. Phân tích hồi quy................................................................................................50
4.3.1 Phân tích mô hình hồi quy .................................................................................50
4.3.2 Kiểm định lựa chọn mô hình..............................................................................52
4.3.2.1 Kiểm định F-test..............................................................................................52
4.3.2.2 Kiểm định Hausman........................................................................................52
4.3.2.3 Kiểm định Wald...............................................................................................53
4.3.2.4 Kiểm định Wooldridge ....................................................................................53
4.4 Phân tích kết quả hồi quy...................................................................................54