Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục làm việc của bác sĩ sau khi nghỉ hưu trong bệnh viện tại TP. Hồ Chí Minh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------∞0∞--------
PHẠM THỊ THÚY HẰNG
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH
TIẾP TỤC LÀM VIỆC CỦA BÁC SĨ SAU KHI
NGHỈ HƯU TRONG BỆNH VIỆN
TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ KINH DOANH
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------∞0∞--------
PHẠM THỊ THÚY HẰNG
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH
TIẾP TỤC LÀM VIỆC CỦA BÁC SĨ SAU KHI
NGHỈ HƯU TRONG BỆNH VIỆN
TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số chuyên ngành: 8 34 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ KINH DOANH
Giảng viên hướng dẫn : TS. VŨ VIỆT HẰNG
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
GIẤY XÁC NHẬN
Tôi tên là: PHẠM THỊ THÚY HẰNG
Ngày sinh: 09/12/1985 Nơi sinh: Bình Định
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã học viên: 1883401020017
Tôi đồng ý cung cấp toàn văn thông tin luận án/ luận văn tốt nghiệp hợp lệ
về bản quyền cho Thư viện trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Thư viện
trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh sẽ kết nối toàn văn thông tin luận án/
luận văn tốt nghiệp vào hệ thống thông tin khoa học của Sở Khoa học và Công
nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
Ký tên
(Ghi rõ họ và tên)
Phạm Thị Thúy Hằng
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục làm
việc của bác sĩ sau khi nghỉ hưu trong bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh” là
công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công
bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước nào đây.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2022
Học viên
Phạm Thị Thúy Hằng
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp
tục làm việc của bác sĩ sau khi nghỉ hưu trong bệnh viện tại thành phố Hồ Chí
Minh” Tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban Giám hiệu,
Khoa Sau đại học, cán bộ, giảng viên của Trường Đại học Mở TP. HCM.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Vũ Việt Hằng trực tiếp hướng
dẫn, truyền đạt những kiến thức, chỉ bảo tận tình và giúp đỡ cho tôi trong suốt thời
gian qua để hoàn thành luận văn.
Tôi cảm ơn gia đình luôn bên cạnh ủng hộ tinh thần và tạo điều kiện để tôi
hoàn thành khóa học này. Cảm ơn các chuyên gia và đáp viên đã nhiệt tình giúp tôi
trả lời phỏng vấn theo bảng khảo sát để hoàn thành luận văn. Và các anh chị, các
bạn học viên lớp MBA_018A đã luôn bên cạnh tôi, động viên, khuyến khích, chia
sẻ khó khăn giúp tôi rất nhiều trong quá trình làm luận văn này.
Trân trọng cảm ơn.
iii
TÓM TẮT
Nghiên cứu này xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục làm việc
của bác sĩ sau khi nghỉ hưu trong bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, đề
xuất các hàm ý quản trị giúp cho các lãnh đạo bệnh viện có chương trình, kế hoạch,
chế độ chính sách và môi trường làm việc phù hợp để khuyến khích các bác sĩ tiếp
tục làm việc sau khi nghỉ hưu.
Nghiên cứu thực hiện qua hai giai đoạn, giai đoạn một là nghiên cứu định
tính thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn các chuyên gia (Ban giám đốc và lãnh
đạo làm công tác nhân sự tại các bệnh viện), giai đoạn hai là nghiên cứu định lượng
được tiến hành khảo sát 200 bác sĩ trong độ tuổi nữ từ 50 đến 57 tuổi và nam từ 55
đến 62 tuổi tại các bệnh viện nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu sử
dụng phần mềm SPSS 25 để kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố
khám phá EFA để kiểm định độ tin cậy và giá trị thang đo. Nghiên cứu cũng đã một
lần nữa đánh giá lại giá trị hội tụ, độ tin cậy và giá trị phân biệt thông qua phân tích
nhân tố khẳng định CFA và cuối cùng là thực hiện kiểm định các giả thuyết nghiên
cứu trong phần mềm Amos 20.
Kết quả nghiên cứu có 04 yếu tố tác động trực tiếp đến ý định làm việc sau
nghỉ hưu là công việc có ý nghĩa, sức khỏe, hỗ trợ trong công việc và đặc điểm công
việc. Trong đó, sức khỏe ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định tiếp tục làm việc sau
nghỉ hưu và công việc có ý nghĩa là ảnh hưởng yếu nhất. Và 02 yếu tố ảnh hưởng
đến công việc có ý nghĩa thì điều kiện làm việc tác động mạnh hơn nhiều so với
động lực thúc đẩy.
iv
ABSTRACT
This study with the objectives to identify factors and their affecting the degree
of older doctors’ intentions to continue working after retirement on the hospitals in
Ho Chi Minh city and to suggest some managerial implications to help hopital
leaders have programs, plans, policies and working enviroment appropriate to
encourage doctors to continue working after retirement. The study is conducted
through two phases are qualitative research (experts interview method: Directors,
leaders working in human resources at hospitals) and quantitative analysis
(surveying 200 doctors of the same age group 50 to 57 years old women and 55 to
62 years old men in inner hospitals in Ho Chi Minh city). The research used SPSS
25 software to test Conbach’s Alpha and exploratory factor analysis to test
reliability and value of the scales, the research also was re-evaluated the
convergence value, reliability and discriminant value through confirmatory factor
analysis and finally is tested the research hypotheses in Amos 20 software. The
factos meaningful work, health, support at work and job characteristics are found to
directly affect intentions to continue working after retirement. In which, health has
the strongest influence and meaningful work is the weakest. And of the two factors
affecting meaningful work, working conditions have a much stronger impact than
motivation.
v
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii
TÓM TẮT .....................................................................................................................iii
ABSTRACT .................................................................................................................. iv
MỤC LỤC....................................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. ix
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................. x
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. xii
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN .......................................................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ..................................................................... 3
1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ................................................ 4
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................4
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu và thời gian nghiên cứu........................................ 4
1.4. Phương pháp ....................................................................................................4
1.4.1. Nghiên cứu định tính .............................................................................4
1.4.2. Nghiên cứu định lượng ..........................................................................4
1.5. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu ....................................................................5
1.6. Cấu trúc luận văn .............................................................................................5
CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................................. 6
2.1. Một số khái niệm .............................................................................................6
2.1.1. Ý định tiếp tục làm việc ........................................................................ 6
2.1.2. Người lao động cao tuổi........................................................................ 6
2.1.3. Bác sĩ .....................................................................................................7
2.1.4. Làm việc sau khi nghỉ hưu ....................................................................7
2.2. Các lý thuyết nền cho nghiên cứu ...................................................................8
2.2.1. Lý thuyết hành dự định (The Theory of Planed Behaviour - TPB) ......8
2.2.2. Lý thuyết hành vi làm việc có mục đích (Theory of Purposeful Work
Behavior (TPWB)) ..........................................................................................9
vi
2.2.3. Lý thuyết động lực của Nohria, N và cộng sự (2008)......................... 10
2.2.4. Lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow ...........................................11
2.3. Các nghiên cứu liên quan ..............................................................................12
2.3.1. Nghiên cứu của Bal, P. M và cộng sự (2011) .......................................12
2.3.2. Nghiên cứu của Hengel, K. M. O và cộng sự (2012) ..........................13
2.3.4. Nghiên cứu của Have, M. T và cộng sự (2014) ....................................15
2.3.5. Nghiên cứu của Castro, J. F và cộng sự (2015) .................................. 16
2.3.6. Nghiên cứu của Yisheng Peng (2017) ................................................ 18
2.3.7. Nghiên cứu của Ozgen. M và cộng sự (2020)..................................... 20
2.3.8. Tổng hợp các nghiên cứu ....................................................................22
2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết ..............................................26
2.4.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................26
2.4.2. Các giả thuyết nghiên cứu ...................................................................27
2.5. Đặc điểm hoạt động của ngành y tế ..............................................................33
Tóm tắt Chương 2 ........................................................................................................ 34
CHƯƠNG III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 35
3.1. Quy trình nghiên cứu .....................................................................................35
3.2. Nghiên cứu định tính .....................................................................................35
3.3. Nghiên cứu định lượng ..................................................................................36
3.3.1. Thống kê mô tả 37
3.3.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha
........................................................................................................................37
3.3.3. Kiểm định sự khác biệt với T-test và One Way Anova ......................37
3.3.4. Kiểm định giá trị phân biệt và hội tụ của thang đo EFA ....................38
3.3.5. Phân tích nhân tố khẳng định CFA .....................................................39
3.3.6. Kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính SEM .....................................42
3.4. Xây dựng thang đo ........................................................................................ 42
3.5. Phương pháp lấy mẫu và kích thước mẫu ..................................................... 50
3.5.1. Phương pháp lấy mẫu ..........................................................................50
3.5.2. Kích thước mẫu ...................................................................................50
vii
3.6. Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................................50
Tóm tắt Chương 3 ........................................................................................................ 50
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 51
4.1. Phân tích thống kê mẫu nghiên cứu ..............................................................51
4.1.1. Thống kê mô tả mẫu khảo sát ..............................................................51
4.1.2. Thống kê mô tả các biến quan sát .......................................................53
4.2. Kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha ................................................56
4.3. Mức độ quan trọng của các yếu tố ................................................................58
4.4. Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm mẫu .................................................59
4.4.1. Kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể .....................59
4.4.2. Kiểm định One – way Anova ..............................................................62
4.5. Phân tích nhân tố khám phá – EFA ...............................................................66
4.6. Phân tích nhân tố khẳng định – CFA ............................................................70
4.7. Kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính giữa các khái niệm .........................73
4.8. Thảo luận kết quả nghiên cứu .......................................................................75
4.8.1. Hỗ trợ trong công việc ........................................................................ 75
4.8.2. Điều kiện làm việc ...............................................................................76
4.8.3. Động lực thúc đẩy ...............................................................................77
4.8.4. Sức khỏe ..............................................................................................77
4.8.5. Công việc có ý nghĩa ...........................................................................79
4.8.6. Đặc điểm công việc .............................................................................79
Tóm tắt chương 4 ......................................................................................................... 80
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ .................................................. 81
5.1. Kết luận .........................................................................................................81
5.2. Hàm ý quản trị ...............................................................................................81
5.2.1. Sức khỏe ..............................................................................................81
5.2.2. Đặc điểm công việc .............................................................................82
5.2.3. Động lực thúc đẩy ...............................................................................82
5.2.4. Hỗ trợ trong công việc ........................................................................83
5.3. Hạn chế của nghiên cứu ................................................................................84
Tóm tắt chương 5 ......................................................................................................... 84
viii
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 85
PHỤ LỤC
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu của Ajzen (1991) .......................................................... 8
Hình 2.2. Tháp nhu cầu Maslow .................................................................................. 12
Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu của Bal và cộng sự (2011) .......................................... 13
Hình 2.4. Mô hình nghiên cứu của Hengel và cộng sự (2012) .................................... 14
Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu của Wohrmann và cộng sự (2013).............................. 15
Hình 2.6. Mô hình nghiên cứu của Have và cộng sự (2014) ....................................... 16
Hình 2.7. Mô hình nghiên cứu của Castro và cộng sự (2015) ..................................... 18
Hình 2.8. Mô hình nghiên cứu của Peng (2017) .......................................................... 20
Hình 2.9. Mô hình nghiên cứu của Ozgen và cộng sự (2020) ..................................... 22
Hình 2.10. Mô hình nghiên cứu đề xuất....................................................................... 26
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 35
Hình 4.1: Kết quả phân tích CFA (Tác giả phân tích CFA, 2021) .............................. 71
Hình 4.2: Ước lượng tham số (Tác giả phân tích SEM, 2021) .................................... 73
x
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp các yếu tố tác động đến ý định tiếp tục làm việc ................ 22
Bảng 3.1. Thang đo ý định tiếp tục làm việc (YD)...................................................... 43
Bảng 3.2. Thang đo “Sức khỏe” (SK) .......................................................................... 44
Bảng 3.3. Thang đo “Đặc điểm công việc” (DCV) ..................................................... 45
Bảng 3.4. Thang đo “Hỗ trợ trong công việc” (HT) .................................................... 46
Bảng 3.5. Thang đo “Điều kiện làm việc” (ĐK) .......................................................... 47
Bảng 3.6. Thang đo “Công việc có ý nghĩa” (CV) ...................................................... 48
Bảng 3.7. Thang đo “Động lực thúc đẩy” (ĐL) ........................................................... 49
Bảng 4.1. Thống kê mô tả mẫu khảo sát theo vị trí việc làm ....................................... 51
Bảng 4.2. Thống kê mô tả mẫu khảo sát theo giới tính ............................................... 51
Bảng 4.3. Thống kê mô tả mẫu khảo sát theo trình độ học vấn ................................... 52
Bảng 4.4. Thống kê mô tả mẫu khảo sát theo tình trạng việc làm ............................... 52
Bảng 4.5: Thống kê mô tả mẫu khảo sát theo thâm niên công tác .............................. 52
Bảng 4.6. Thống kê các biến định lượng ..................................................................... 53
Bảng 4.7. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha ......................................................... 57
Bảng 4.8: Mức độ quan trọng của các yếu tố............................................................... 59
Bảng 4.9. Kiểm định t-test cho giới tính ...................................................................... 59
Bảng 4.10. Kiểm định t-test cho tình trạng việc làm ................................................... 61
Bảng 4.11: Kiểm định Levene theo trình độ học vấn .................................................. 62
Bảng 4.12: Phân tích Anova theo trình độ học vấn ..................................................... 63
Bảng 4.13. Thống kê mô tả các yếu tố theo trình độ học vấn...................................... 63
Bảng 4.14: Kiểm định Levene theo thâm niên ............................................................. 64
Bảng 4.15: Phân tích Anova theo thâm niên ................................................................ 64
Bảng 4.16. Thống kê mô tả các yếu tố theo thâm niên ................................................ 65
Bảng 4.17. Kiểm định Levene theo chức vụ................................................................ 65
Bảng 4.18. Phân tích Anova theo chức vụ ................................................................... 66
Bảng 4.19. Tổng phương sai trích................................................................................ 67
Bảng 4.20. Ma trận xoay nhân tố ................................................................................. 69
Bảng 4.21. Kết quả độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích của các yếu tố............... 72
Bảng 4.22. Ước tính tương quan cho mỗi cặp khái niệm ............................................ 74
xi
Bảng 4.23. Mức độ giải thích biến thiên của các khái niệm nghiên cứu ..................... 74