Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua ebook bản quyền Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
NGUYỄN THỊ THÚY
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh
Mã số chuyên ngành: 62 34 01 02
Hƣớng dẫn khoa học:
TS. PHẠM HỒNG HOA
Tp. Hồ Chí Minh, năm 2016
ii
LỜI CAM ĐOAN
...
Tôi cam đoan rằng luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua ebook bản
quyền Việt Nam của người tiêu dùng” là bài nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công
bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác. Không có sản
phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không
được trích dẫn theo đúng quy định.
Nội dung luận văn này chưa bao giờ được công bố trong bất kỳ công trình nghiên
cứu nào khác hoặc được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học
hoặc cơ sở đào tạo khác.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2016
Tác giả
NGUYỄN THỊ THÚY
iii
LỜI CẢM ƠN
...
Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ các
Quý Thầy Cô, Trường Đại học Mở TPHCM, gia đình và các anh chị học viên.
Trước hết, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn
đến TS. Phạm Hồng Hoa, người đã hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện nghiên cứu của mình.
Xin chân thành cảm ơn tới tất cả Quý Giảng viên khoa Đào tạo Sau Đại học
và Ban Giám hiệu, Trường Đại học Mở TPHCM, đã truyền tải đến tôi rất nhiều
kiến thức quý báu lẫn những lời khuyên chân thành trong suốt những năm gắn bó
với chương trình MBA.
Cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới các thành viên trong lớp MBA12B,
những người đã cùng tôi chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn trong suốt quá trình học
tập; giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình khám phá và tiếp thu tri thức; những người đã
luôn động viên và hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, những người
đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình học tập cũng như
quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.
Xin chân thành cảm ơn tất cả!
TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2016
Tác giả
NGUYỄN THỊ THÚY
v
TRANG TÓM TẮT
...
Ra đời tại Việt Nam từ 2011 với những tên tuổi lớn trong ngành Xuất bản
và Phát hành, kinh doanh sách nhờ các ưu thế về cơ sở hạ tầng Internet, sự tăng
trưởng không ngừng của các thiết bị điện tử và lượng người dùng, thế nhưng đã
năm năm trôi qua mà thị trường sách điện tử (ebook) bản quyền vẫn chưa đạt được
những kết quả như kỳ vọng. Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua
ebook bản quyền Việt Nam” được tiến hành với mục đích xác định và đánh giá
các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua ebook bản quyền Việt Nam tại các website
của người tiêu dùng. Từ đó, tác giả sẽ đưa ra một số kiến nghị giúp các doanh
nghiệp đang kinh doanh trong thị trường này có thể thu hút thêm khách hàng tiềm
năng, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở kết hợp mô hình Chấp nhận công nghệ
- TAM của Davis (1989) và Chấp nhận thương mại điện tử - ECAM của Lee & ctg
(2001). Quy trình nghiên cứu gồm có hai bước: Nghiên cứu khám phá bằng
phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định
tính thực hiện thông qua nghiên cứu lý thuyết, xây dựng mô hình lý thuyết, phỏng
vấn tay đôi. Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phương pháp phỏng
vấn trực tuyến thông qua công cụ Google Docs, link khảo sát được gửi đến đáp
viên thông qua email và mạng xã hội, các diễn đàn. Dữ liệu thu về sẽ được xử lý
bằng phần mềm SPSS 20.
Kết quả của nghiên cứu đã xác định mô hình 6 yếu tố ảnh hưởng đến ý định
mua ebook bản quyền Việt Nam của người tiêu dùng, với mức tác động giảm dần
theo thứ tự: Cảm nhận tính hữu ích; Ảnh hưởng xã hội; Rủi ro liên quan đến giao
dịch trực tuyến; Mong đợi về giá; Cảm nhận tính dễ sử dụng; và Rủi ro liên quan
sản phẩm. Trong đó, trong khi 2 biến đề cập đến cảm nhận rủi ro của người tiêu
dùng có tác động tiêu cực thì 4 yếu tố còn lại có tác động tích cực đến ý định.
vi
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ ii
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... iii
NHẬN T CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN............................................ iv
TRANG TÓM TẮT..............................................................................................v
MỤC LỤC........................................................................................................... vi
DANH MỤC VIẾT TẮT.................................................................................... ix
DANH MỤC HÌNH ẢNH....................................................................................x
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................ xi
1. CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................1
1.1. Đặt vấn đề ......................................................................................................1
1.2. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................3
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................4
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................4
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................4
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................5
1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu ................................................................................5
1.7. Cấu trúc bài nghiên cứu...............................................................................6
2. CHƢƠNG II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT..............................................................7
2.1. Sơ lƣợc về ebook và thị trƣờng ebook tại Việt Nam..................................7
2.1.1. Sơ lược về ebook......................................................................................7
2.1.2. Quyền tác giả..........................................................................................12
2.1.3. Thị trường ebook tại Việt Nam..............................................................14
2.2. Cơ sở lý thuyết.............................................................................................20
2.2.1. Ý định mua .............................................................................................20
2.2.2. Lý thuyết hành động hợp lý – TRA .......................................................22
2.2.3. Mô hình chấp nhận công nghệ - TAM...................................................24
vii
2.2.4. Lý thuyết chấp nhận rủi ro - TPR và mô hình E-CAM..........................25
2.2.5. Lý thuyết nhận thức về giá.....................................................................29
2.3. Các nghiên cứu liên quan ...........................................................................30
2.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài....................................................................30
2.3.2. Các nghiên cứu trong nước ....................................................................31
2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất ......................................................................35
3. CHƢƠNG III: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................42
3.1. Quy trình nghiên cứu..................................................................................42
3.2. Thiết kế nghiên cứu.....................................................................................43
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu định tính ................................................................43
3.2.2. Thiết kế nghiên cứu định lượng .............................................................46
3.3. Xây dựng thang đo......................................................................................47
3.3.1. Thang đo “Mong đợi về giá”..................................................................47
3.3.2. Thang đo “Cảm nhận tính hữu ích” .......................................................49
3.3.3. Thang đo “Cảm nhận tính dễ sử dụng”..................................................51
3.3.4. Thang đo “Ảnh hưởng xã hội” ...............................................................52
3.3.5. Thang đo “Rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến” ..........................53
3.3.6. Thang đo “Rủi ro liên quan đến sản phẩm” ...........................................54
3.3.7. Thang đo “Ý định mua ebook bản quyền”.............................................55
3.4. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu.........................................................................56
3.4.1. Làm sạch dữ liệu ....................................................................................56
3.4.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo ...........................................................57
3.4.3. Phân tích nhân tố khám phá - EFA ........................................................58
3.4.4. Phân tích hồi qui bội ..............................................................................59
4. CHƢƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................63
4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu..........................................................................63
4.2. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo ................................................64
4.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá - EFA ............................................66
4.3.1. Phân tích EFA cho các biến độc lập.......................................................66
viii
4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc....................................70
4.3.3. Mô hình điều chỉnh và giả thuyết nghiên cứu........................................70
4.4. Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết....................................71
4.4.1. Phân tích tương quan..............................................................................72
4.4.2. Phân tích Hồi qui tuyến tính bội ............................................................74
4.4.3. Mô hình hồi qui tuyến tính bội...............................................................79
4.4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu ................................................................81
6. CHƢƠNG V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................86
6.1. Kết luận........................................................................................................86
6.2. Một số kiến nghị..........................................................................................87
6.2.1. Đối với các Nhà xuất bản/Doanh nghiệp ...............................................87
6.2.2. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước ........................................................92
6.3. Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ..................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................96
PHỤ LỤC 1: NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH.......................................................105
PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT – LẦN 1....................................110
PHỤ LỤC 3: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT – LẦN 2....................................112
PHỤ LỤC 4: THỐNG KÊ MÔ TẢ VÀ CRONBACH’S ALPHA..................114
PHỤ LỤC 5: PHÂN TÍCH EFA........................................................................120
PHỤ LỤC 6: PHÂN TÍCH TƢƠNG QUAN VÀ HỒI QUI............................127
PHỤ LỤC 7: THỊ TRƢỜNG EBOOK BẢN QUYỀN VIỆT NAM HIỆN NAY
...............................................................................................................................129
ix
DANH MỤC VIẾT TẮT
TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh
TRA : Theory of Reasoned Action – Mô hình hành động hợp lý
TAM : Technology Acceptance Model – Mô hình chấp nhận công nghệ
TPR : Theory of Perceived Risk – Mô hình nhận thức rủi ro
UTAUT : Unified Technology Acceptance and Use Technology – Mô hình chấp
nhận công nghệ hợp nhất.
E-CAM : E – Commerce Adoption Model - Mô hình chấp nhận thương mại
điện tử
PEU : Perceived ease of Use – Nhận thức tính dễ sử dụng
PU : Perceived Usefulness – Nhận thức tính hữu ích
PRP : Perceived Risk with Product/Service – Nhận thức rủi ro liên quan đến
sản phẩm/dịch vụ
PRT : Perceived Risk in the Context of Transaction – Nhận thức rủi ro liên
quan đến giao dịch trực tuyến
EFA : Exploratory Factor Analysis – Phân tích nhân tố khám phá
GIA : Mong đợi về giá
HI : Cảm nhận tính hữu ích
DSD : Cảm nhận tính dễ sử dụng
AHXH : Ảnh hưởng xã hội
RRGD : Rủi ro liên quan giao dịch trực tuyến
RRSP : Rủi ro liên quan sản phẩm
YD : Ý định mua ebook bản quyền Việt Nam
x
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Mô hình Hành động hợp lý - TRA..........................................................23
Hình 2.2. Mô hình Chấp nhận công nghệ - TAM...................................................25
Hình 2.3. Mô hình Nhận thức rủi ro – Bauer (1960) ..............................................26
Hình 2.4. Mô hình chấp nhận thương mại điện tử - E-CAM..................................29
Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất....................................................................35
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ..............................................................................42
Hình 4.1. Biểu đồ phân tán giữa phần dư chuẩn hóa và giá trị dự đoán chuẩn hóa77
Hình 4.2. Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa....................................................79
xi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. So sánh mô hình với mục tiêu của đề tài................................................34
Bảng 2.2. Các yếu tố nghiên cứu của đề tài............................................................37
Bảng 3.1. Thang đo Mong đợi về giá......................................................................48
Bảng 3.2. Thang đo Cảm nhận tính hữu ích ...........................................................50
Bảng 3.3. Thang đo Cảm nhận tính dễ sử dụng......................................................52
Bảng 3.4. Thang đo Ảnh hưởng xã hội...................................................................53
Bảng 3.5. Thang đo Rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến ..............................54
Bảng 3.6. Thang đo Rủi ro liên quan đến sản phẩm...............................................55
Bảng 3.7. Thang đo Ý định mua ebook bản quyền.................................................56
Bảng 4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ......................................................................63
Bảng 4.2. Tổng hợp kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo ......................65
Bảng 4.3. Kết quả phân tích EFA các biến độc lập - Lần 1....................................66
Bảng 4.4. Kết quả phân tích EFA các biến độc lập -Lần 3.....................................67
Bảng 4.5. Ma trận xoay nhân tố ..............................................................................68
Bảng 4.6. Các nhân tố của mô hình ........................................................................69
Bảng 4.7. Kết quả phân tích EFA cho biến phụ thuộc............................................70
Bảng 4.8. Các giả thuyết nghiên cứu của đề tài......................................................71
Bảng 4.9. Kết quả phân tích tương quan.................................................................74
Bảng 4.10. Chỉ tiêu đánh giá sự phù hợp của mô hình hồi qui...............................75
Bảng 4.11. Phân tích phương sai ANOVA .............................................................75
Bảng 4.12. Hệ số hồi qui riêng phần.......................................................................76
Bảng 4.13. Hệ số tương quan hạng Spearman ........................................................78
Bảng 4.14. Kết quả kiểm định các giả thuyết .........................................................80
1
1. CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Đặt vấn đề
Ra đời từ đầu thập niên 70 của thế kỷ XIX từ dự án Gutenberg cùng với sự
phát triển mạnh mẽ của Internet, ebook đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới với
nhiều định dạng. Và như một xu hướng tất yếu cùng theo sự phát triển của thương
mại điện tử, thị trường kinh doanh ebook đã được hình thành từ năm 2006 mặc dù
phát triển vẫn còn khá chậm chạp. Chỉ sau khi Kindle, thiết bị đọc sách điện tử (ereader) đầu tiên ra đời năm 2007 bởi Amazon và theo sau là máy tính bảng iPad
xuất hiện năm 2010, nhu cầu ebook mới tăng vọt biến ebook thành một thị trường
hấp dẫn. Năm 2011, lần đầu tiên số lượng ebook bán ra của Amazon cao hơn sách
in với tỉ lệ 180 ebook/100 sách in (Đồng Phước Vinh, 2014). Theo báo cáo của
Hiệp hội các nhà xuất bản Mỹ (APP) năm 2016, doanh thu ebook tại Mỹ năm
2013 đạt 3,24 tỷ USD và chiếm tỷ lệ 20,9% doanh thu toàn ngành sách; năm 2015
đạt 2,84 tỷ USD với 424 triệu ebook và chiếm tỷ lệ 17,3% tổng doanh thu. Theo
Statista (2015), trong năm 2014, doanh số ebook chiếm khoảng 12,3% doanh số
thị trường sách thế giới. Tính đến năm 2014, Mỹ có 95% thư viện công cộng được
khảo sát có cung cấp ebook, trong đó phần lớn có từ 1.000 đến 5.000 tựa sách và
17% trong số đó có hơn 30.000 tựa ebook phục vụ bạn đọc. Từ năm 2015, mỗi
ngày hệ thống Amazon bán ra 980.000 lượt ebook. Tiếp tục, Statista (2016) cho
biết Tổ chức PwC dự đoán đến năm 2018, thị trường Mỹ sẽ đạt 8,7 tỷ USD doanh
thu ebook trong khi số lượng người dùng ebook của Mỹ được kỳ vọng tăng trưởng
từ 89 triệu người lên đến 112 triệu người năm 2020.
Với sự phát triển của thị trường ebook trên thế giới, nhiều người tin rằng,
ebook sẽ thay thế cho sách in trong một tương lai không xa. Tương lai đó có xảy
ra hay không hoặc sẽ xảy ra khi nào thì chưa biết, nhưng rõ ràng sự tiện lợi và tích
hợp của ebook chính là một ưu thế của nó trong việc chinh phục thị trường. Sự ra
đời và phát triển của thị trường ebook là xu thế phát triển chung của thời đại. Việt
Nam cũng biến đổi khá nhanh để hòa nhập với xu thế này. Sự phát triển mạnh mẽ
2
của công nghệ thông tin và thương mại điện tử, số lượng người dùng Internet lẫn
người dùng các thiết bị điện tử thông minh cao và có xu hướng tăng, dân số trẻ là
những điều kiện vững chắc để thị trường ebook phát triển. Với niềm tin mạnh mẽ
ấy, từ giữa 2011, Vinapo công bố hệ thống phân phối ebook bản quyền đầu tiên ở
Việt Nam với www.alezaa.com, tiếp theo đó là sự tham gia thị trường của nhiều
nhà xuất bản lớn tại Việt Nam như Nhà Xuất Bản Trẻ, Nhà Xuất Bản Tổng Hợp ...
Thế nhưng, cho đến nay, đã 5 năm trôi qua nhưng ebook bản quyền vẫn chưa tạo
được sức thu hút đối với người tiêu dùng, thị trường vẫn chưa phát triển theo như
mong đợi của các nhà xuất bản, doanh nghiệp. Doanh thu năm 2015 của ebook
bản quyền vẫn mới khiêm tốn đạt được 1,8-2% so với tổng doanh thu toàn ngành
sách, thậm chí có doanh nghiệp hàng năm vẫn chịu lỗ 600-800 triệu cho việc kinh
doanh ebook (Bình Minh, 2015).
Vậy, làm cách nào để các nhà xuất bản, doanh nghiệp đang kinh doanh
ebook bản quyền tại Việt Nam đưa thị trường ra khỏi tình hình ảm đạm này? Làm
sao để họ có thể trở thành những Amazon Việt Nam với những thành công rực rỡ?
… Để thu hút người tiêu dùng hướng đến việc mua ebook bản quyền thì việc tìm
hiểu xem các yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định mua ebook bản quyền của người
tiêu dùng là rất cần thiết đối với các Nhà xuất bản cũng như các Doanh nghiệp
đang kinh doanh ebook bản quyền tại Việt Nam. Bởi vì theo Fishbein và Ajzen
(1975), dự định của khách hàng là yếu tố quan trọng nhất, dự đoán tốt nhất về
hành vi tiêu dùng; hay như quan điểm của Sam & ctg (2009), ý định mua là sác
xuất mà người tiêu dùng sẽ mua sản phẩm.
Sự phát triển của Internet dẫn đến sự quan tâm trong việc nghiên cứu về
thương mại điện tử, trọng tâm là những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý
định và sự chấp thuận của người tiêu dùng trực tuyến (Chan & ctg., 2003). Đã có
rất nhiều các nghiên cứu về ý định mua của người tiêu dùng trong bối cảnh thương
mại điện tử, với nhiều sản phẩm cụ thể ở cả trên thế giới lẫn Việt Nam. Theo Chan
& ctg (2003), nhóm lý thuyết TRA bao gồm Lý thuyết hành động hợp lý (TRA)
của Fishbein và Ajzen (1975), Lý thuyết hành vi tự định (TPB) của Ajzen (1991)
3
và Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) của Davis (1989) cho đến nay vẫn là
nhóm lý thuyết thống trị trong lĩnh vực này. Một số nghiên cứu gần đây cũng đã
khẳng định vai trò quan trọng của mô hình TAM trong việc chấp nhận và sử dụng
ebook của Sinh viên các trường đại học và cao đẳng (Tsai 2012, Letchumanan và
Muniandy 2013, Jin 2014, …). Tại Việt Nam, cũng có khá nhiều nghiên cứu về ý
định mua sắm trực tuyến với nhiều loại sản phẩm nhưng chưa có nghiên cứu nào
về sản phẩm ebook bản quyền. Bên cạnh đó, theo Hà Ngọc Thắng (2016), có
nhiều công trình nghiên cứu về ý định mua sắm trực tuyến, tuy nhiên kết quả của
các nghiên cứu này vẫn chưa thống nhất, do có sự khác biệt trong văn hóa quốc
gia cũng như sự thay đổi xu hướng tiêu dùng. Do đó, việc nghiên cứu về ý định
mua ebook bản quyền của người tiêu dùng trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể tại
Việt Nam là điều cần thiết.
Chính vì những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu “Các yếu tố
ảnh hƣởng đến ý định mua ebook bản quyền Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu
cho luận văn thạc sĩ của mình.
1.2. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định mua ebook bản quyền Việt Nam của
người tiêu dùng? Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này như thế nào đến ý
định mua ebook bản quyền của người tiêu dùng?
(2) Làm thế nào để gia tăng số lượng khách hàng mua ebook bản quyền Việt
Nam?
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định và phân tích các yếu tố tác động đến ý định mua ebook bản quyền
của người tiêu dùng Việt Nam.
- Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến ý định mua ebook bản
quyền của người tiêu dùng, từ đó đưa ra những đề xuất nhằm giúp các
Doanh nghiệp đang kinh doanh trong thị trường này có những cải thiện tốt
hơn trong việc thu hút và phục vụ khách hàng.