Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chia sẻ kiến thức của người lao động trong ngành y tế tại tỉnh Tây Ninh :Luận văn thạc sĩ - Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
PREMIUM
Số trang
154
Kích thước
2.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1141

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chia sẻ kiến thức của người lao động trong ngành y tế tại tỉnh Tây Ninh :Luận văn thạc sĩ - Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN TRƯỜNG GIANG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH

CHIA SẺ KIẾN THỨC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

TRONG NGÀNH Y TẾ TẠI TỈNH TÂY NINH

Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH

Mã chuyên ngành : 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020

Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh.

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Thanh Trường, chữ ký ...................

Chủ tịch Hội đồng: TS. Phan Hồng Hải, chữ ký......................................................

Thư ký: TS. Đàm Trí Cường, chữ ký.......................................................................

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn thạc sĩ Trường

Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ngày 13 tháng 5 năm 2020.

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:

1.TS. Phan Hồng Hải - Chủ tịch Hội đồng

2. PGS.TS. Phước Minh Hiệp - Phản biện 1

3.TS. Ngô Quang Huân - Phản biện 2

4. TS. Nguyễn Ngọc Long - Ủy viên

5. TS. Đàm Trí Cường - Thư ký

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TS. Phan Hồng Hải

TRƯỞNG KHOA QTKD

TS. Nguyễn Thành Long

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ và tên: Nguyễn Trường Giang MSSV: 17112001

Ngày, tháng, năm sinh: 17/8/1989 Nơi sinh: Tây Ninh

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã chuyên ngành: 8340101

I. TÊN ĐỀ TÀI

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chia sẻ kiến thức của người lao động trong ngành y

tế tại tỉnh Tây Ninh.

NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG

- Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng ý định chia sẻ kiến thức của người lao động trong

ngành y tế tại tỉnh Tây Ninh.

- Đo lường mức độ tác động của các yếu tố đó.

- Đề xuất những hàm ý quản trị giúp các cấp quản trị của cơ sở y tế tham khảo và đẩy

mạnh ý định chia sẻ kiến thức giữa người lao động với nhau nhằm nâng cao sự hiểu

biết, ý thức cộng đồng, nghiên cứu y học.

II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: ngày 23 tháng 7 năm 2019

III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: ngày tháng năm 2020

IV. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Văn Thanh Trường

Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2020

NGƯỜI HƯỚNG DẪN TRƯỞNG KHOA QTKD

TS. Nguyễn Văn Thanh Trường TS. Nguyễn Thành Long

i

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi muốn gởi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại học Công Nghiệp

TP.HCM, khoa Quản trị kinh doanh, phòng sau đại học, các Thầy Cô ở Trường Đại

học Công Nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập,

nghiên cứu và bảo vệ luận văn.

Gửi lời chân thành đến Thầy Nguyễn Văn Thanh Trường, người hướng dẫn khoa học

đã tận tình giúp đỡ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn.

Gửi lời cảm ởn sâu sắc đến quý Thầy, Cô trong hội đồng đánh giá luận văn các cấp,

đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp cho luận văn của tôi được hoàn chỉnh. Cuối

cùng, gửi lời cám ơn đến tất cả các anh, chị em, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã

động viên, giúp đỡ để tôi hoàn thành được luận văn.

ii

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Mục tiêu nghiên cứu chung của đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chia sẻ kiến

thức của người lao động trong ngành y tế tại tỉnh Tây Ninh” nhằm xác định các yếu

tố ảnh hưởng đến ý định chia sẻ kiến thức và đưa ra các hàm ý quản trị nâng cao ý

định chia sẻ kiến thức của người lao động trong ngành y tế tại tỉnh Tây Ninh. Tác giả

đã dựa vào mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến ý định chia sẻ kiến thức

của người lao động để đưa ra các hàm ý dành cho Ban lãnh đạo ở các cơ sở y tế trên

địa bàn tỉnh Tây Ninh. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra ra những mặt hạn chế cũng như

phương hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.

Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chia sẻ kiến thức của

người lao động được sắp xếp theo thứ tự giảm dần, bao gồm: thái độ, chuẩn chủ quan,

kiểm soát nhận thức chia sẻ kiến thức, sự cam kết. Bên cạnh đó, ý định chia sẻ kiến

thức của người lao động cũng chịu ảnh hưởng gián tiếp bởi các yếu tố: sự tin tưởng,

mối quan hệ xã hội, ý thức giá trị bản thân. Nghiên cứu có giới hạn về phạm vi, chỉ

thực hiện tại địa bàn tỉnh Tây Ninh, và mục tiêu là đẩy mạnh ý định chia sẻ kiến thức

của người lao động trong ngành y tế, các nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng thêm

phạm vi ra các tỉnh, thành phố lớn trên cả nước và kích cỡ mẫu lớn hơn, và mục tiêu

rộng lớn hơn.

Vì vậy, các nghiên cứu sau trong tương lai có thể thực hiện thêm các yếu tố khác

nhằm góp phần thúc đẩy hành vi chia sẻ kiến thức của người lao động trong ngành y

tế, từ đó, hiệu quả chăm sóc sức khỏe con người được nâng cao.

iii

ABSTRACT

The overall research objectives “Factors affecting the knowledge sharing intention of

healh workers in Tay Ninh province” are to determine factors influencing the

knowledge sharing intention and providing management implications to improve the

efficiency of knowledge sharing of health workers in Tay Ninh. The author has based

on the level of influence of factors affecting worker’s intention to share knowledge

to give implications for the Board of Directors in health facilities in Tay Ninh

province. At the same time, the author also gives limitations and futher research

directions in the future.

The results of the study show that the factor affecting on knowledge sharing intention

of workers was sorted by descending order, including: attitude, subjective norms,

perceived behavioral control towards knowledge, commitment. Besides, the

knowledge sharing intention of workers is also indirectly affected by factors: trust,

social networks, sense of self-worth. The author’s research has limited scope of

research, only research in Tay Ninh province, and the goal is to promote to share

knowledge of workers in the health sector, the following studies can expand the scope

to the provices, big cities across the country with a larger sample sizes, and a broader

target.

Therefore, the following reaches in the future can study and evaluate other factors,

contributing to promoting knowledge sharing behaviors of workers in the health

sector, thereby, the efficiency of human health care can be advanced.

iv

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chia sẻ kiến thức của

người lao động trong ngành y tế tại tỉnh Tây Ninh” là công trình nghiên cứu của bản

thân tôi và được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của Thầy Nguyễn Văn Thanh Trường.

Nội dung và số liệu nghiên cứu được trình bày trong đề tài là do chính tôi hoàn toàn

thực hiện. Những kết quả và kiến nghị trong đề tài chưa từng được người khác công

bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Học viên

Nguyễn Trường Giang

v

MỤC LỤC

MỤC LỤC...................................................................................................................v

DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................ ix

DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................x

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... xi

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...............................1

1.1 Lý do chọn đề tài ...........................................................................................1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................3

1.2.1 Mục tiêu chung .......................................................................................3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................3

1.3 Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................4

1.4 Đối tượng phạm vi nghiên cứu......................................................................4

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................4

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................4

1.5 Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................5

1.5.1 Phương pháp nghiên cứu định tính.........................................................5

1.5.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng......................................................5

1.5.2.1 Nghiên cứu định lượng sơ bộ...........................................................5

1.5.2.2 Nghiên cứu định lượng chính thức ..................................................5

1.6 Kết cấu luận văn ............................................................................................5

TÓM TẮT CHƯƠNG 1..............................................................................................7

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...................8

2.1 Các khái niệm cơ sở.......................................................................................8

2.1.1 Kiến thức và thông tin ............................................................................8

2.1.2 Phân loại kiến thức ...............................................................................11

2.1.3 Quản lý kiến thức..................................................................................13

2.1.4 Chia sẻ kiến thức...................................................................................16

2.1.4.1 Khái niệm chia sẻ kiến thức...........................................................16

2.1.4.2 Tầm quan trọng của chia sẻ kiến thức............................................18

2.2 Các học thuyết liên quan đến hành vi chia sẻ kiến thức..............................21

vi

2.2.1 Học thuyết học tập xã hội của Rotter....................................................21

2.2.2 Học thuyết nhận thức xã hội của Bandura............................................21

2.2.3 Học thuyết trao đổi xã hội.....................................................................23

2.2.4 Học thuyết về hành vi hoạch định ........................................................24

2.2.5 Học thuyết vốn xã hội...........................................................................27

2.3 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan ......................................................28

2.3.1 Mô hình nước ngoài..............................................................................28

2.3.1.1 Nghiên cứu của Hsiu-Fen Lin........................................................28

2.3.1.2 Nghiên cứu của Muhammad Ashraf Fauzi, Christine Nya-Ling Tan

và T. Ramayah ..............................................................................................29

2.3.1.3 Nghiên cứu của Muhammad Ashraf Fauzi, Christine Nya-Ling

Tan, Ramayah Thursam và Adedapo Oluwaseyi Ojo...................................30

2.3.2 Mô hình trong nước ..............................................................................31

2.3.2.1 Nghiên cứu của Goming Dong, Chau Gia Liem và Martin

Grossman.......................................................................................................31

2.3.2.2 Nghiên cứu của Trần Thị Lam Phương và Phạm Ngọc Thúy .......32

2.3.2.3 Nghiên cứu của Phạm Quốc Trung và Hồ Bá Thắng ....................33

2.3.3 Đánh giá các nghiên cứu có liên quan ..................................................34

2.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến ý định chia sẻ kiến thức ...............................36

2.5 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ............................................37

2.5.1 Mô hình nghiên cứu..............................................................................37

2.5.2 Giả thuyết nghiên cứu...........................................................................37

2.5.2.1 Sự tin tưởng và thái độ chia sẻ kiến thức.......................................37

2.5.2.2 Mối quan hệ xã hội và thái độ chia sẻ kiến thức............................38

2.5.2.3 Ý thức giá trị bản thân và kiểm soát nhận thức chia sẻ kiến thức .38

2.5.2.4 Thái độ và ý định chia sẻ kiến thức ...............................................39

2.5.2.5 Chuẩn chủ quan và ý định chia sẻ kiến thức..................................40

2.5.2.6 Sự cam kết và ý định chia sẻ kiến thức..........................................41

2.5.2.7 Kiểm soát nhận thức chia sẻ kiến thức và ý định chia sẻ kiến thức...

........................................................................................................41

TÓM TẮT CHƯƠNG 2............................................................................................43

vii

CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU............................................................44

3.1 Quy trình nghiên cứu...................................................................................44

3.2 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................45

3.2.1 Nghiên cứu định tính ............................................................................46

3.2.2 Điều chỉnh thang đo..............................................................................47

3.2.3 Nghiên cứu định lượng .........................................................................51

3.2.3.1 Nghiên cứu định lượng sơ bộ.........................................................51

3.2.3.2 Nghiên cứu định lượng chính thức ................................................52

3.3 Mô tả dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu ............................................52

3.3.1 Công cụ thu thập dữ liệu.......................................................................52

3.3.2 Xác định kích thước mẫu và phương pháp chọn mẫu ..........................52

3.3.2.1 Xác định kích thước mẫu ...............................................................52

3.3.2.2 Phương pháp chọn mẫu..................................................................53

3.3.3 Qui trình thu thập dữ liệu......................................................................53

3.3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu .............................................................54

3.3.4.1 Phân tích thống kê mô tả................................................................54

3.3.4.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha.........................54

3.3.4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) .55

3.3.4.4 Phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory Factor Analysis)

........................................................................................................55

3.3.4.5 Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (Structural Equation Modeling) ..

........................................................................................................58

TÓM TẮT CHƯƠNG 3............................................................................................59

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................60

4.1 Văn hóa và quản lý kiến thức tại Việt Nam ................................................60

4.2 Giới thiệu về các cơ sở y tế tại tỉnh Tây Ninh.............................................62

4.3 Tình hình chia sẻ kiến thức tại các cơ ở ý tế trên địa bàn tỉnh Tây Ninh....64

4.4 Kết quả nghiên cứu......................................................................................65

4.4.1 Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ...................................................65

4.4.2 Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức ..........................................67

4.4.2.1 Mô tả mẫu nghiên cứu ...................................................................67

viii

4.4.2.2 Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha........................................69

4.4.2.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA ..................................................70

4.4.2.4 Phân tích nhân tố khẳng định CFA................................................72

4.4.2.5 Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM..................................................77

4.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu......................................................................83

TÓM TẮT CHƯƠNG 4............................................................................................84

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ CÁC HÀM Ý QUẢN TRỊ .................................85

5.1 Kết luận........................................................................................................85

5.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.........................................................................86

5.3 Hàm ý quản trị .............................................................................................86

5.3.1 Hàm ý liên quan đến thái độ .................................................................86

5.3.1.1 Hàm ý liên quan đến sự tin tưởng..................................................87

5.3.1.2 Hàm ý liên quan đến mối quan hệ xã hội.......................................88

5.3.2 Hàm ý liên quan đến chuẩn chủ quan...................................................88

5.3.3 Hàm ý liên quan đến sự cam kết...........................................................89

5.3.4 Hàm ý liên quan đến ý thức giá trị bản thân và kiểm soát nhận thức

chia sẻ kiến thức................................................................................................90

5.4 Các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo................................................91

TÓM TẮT CHƯƠNG 5............................................................................................93

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................94

PHỤ LỤC....................................................................................................................1

LÝ LỊCH TRÍCH NGANG CỦA HỌC VIÊN .........................................................37

ix

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1 Mô hình học thuyết hành vi hoạch định (Theory of Planned Behavior) ...25

Hình 2.2 Mô hình học thuyết về hành vi hoạch định (TPB).....................................26

Hình 2.3 Mô hình chia sẻ kiến thức và khả năng đổi mới của tổ chức: một nghiên

cứu thực nghiệm........................................................................................................28

Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu ý định chia sẻ kiến thức trong việc nâng cao sự

nghiên cứu tại các tổ chức ở Malaysia ......................................................................29

Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu hành vi chia sẻ kiến thức trong việc nâng cao sự

nghiên cứu tại các tổ chức ở Malaysia ......................................................................30

Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu ý định chia sẻ kiến thức trong các tổ chức tại Việt

Nam...........................................................................................................................31

Hình 2.7 Mô hình nghiên cứu yếu tố tác động ý định chia sẻ kiến thức của bác sĩ

trong bệnh viện – tiếp cận theo lý thuyết hoạch định hành vi TPB..........................32

Hình 2.8 Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định chia sẻ kiến thức của

nhân viên IT tại Việt Nam.........................................................................................33

Hình 2.9 Mô hình nghiên cứu đề xuất.......................................................................37

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu .................................................................................44

Hình 3.2 Thiết kế hỗn hợp khám phá........................................................................46

Hình 4.1 Kết quả phân tích CFA đã chuẩn hóa ........................................................73

Hình 4.2 Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM của nghiên cứu ....................................78

Hình 4.3 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chia sẻ kiến thức của người lao

động trong ngành y tế tại tỉnh Tây Ninh ...................................................................80

Hình 4.4 Mô hình khả biến – nhóm nam ..................................................................81

Hình 4.5 Mô hình khả biến – nhóm nữ .....................................................................81

Hình 4.6 Mô hình bất biến – nhóm nam ...................................................................82

Hình 4.7 Mô hình bất biến – nhóm nữ......................................................................82

x

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến quy trình quản lý kiến thức .......16

Bảng 2.2 Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan......................................................34

Bảng 2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chia sẻ kiến thức ..................................36

Bảng 3.1 Bảng thang đo ý định chia sẻ kiến thức.....................................................47

Bảng 3.2 Bảng thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chia sẻ kiến thức...........49

Bảng 4.1 Chỉ số quy mô văn hóa theo Hofstede về Việt Nam .................................61

Bảng 4.2 Thống kê lao động làm việc tại các cơ sở y tế tại tỉnh Tây Ninh ..............64

Bảng 4.3 Tổng hợp kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha sơ bộ (N=50).................66

Bảng 4.4 Thống kê tình hình khảo sát ......................................................................68

Bảng 4.5 Bảng mô tả mẫu nghiên cứu ......................................................................68

Bảng 4.6 Tổng hợp kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha (N=239).........................69

Bảng 4.7 Kết quả phân tích EFA các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chia sẻ kiến thức

...................................................................................................................................71

Bảng 4.8 Kết quả phân tích EFA yếu tố ý định chia sẻ kiến thức ............................72

Bảng 4.10 Các chỉ số đánh giá mức độ phù hợp của mô hình với dữ liệu thị trường

...................................................................................................................................73

Bảng 4.11 Bảng tóm tắt kiểm định thang đo.............................................................74

Bảng 4.12 Trọng số chuẩn hóa của biến quan sát.....................................................75

Bảng 4.13 Hệ số tương quan giữa các khái niệm......................................................76

Bảng 4.14 Ma trận tương quan giữa các khái niệm ..................................................77

Bảng 4.15 Các chỉ số đánh giá sự phù hợp của mô hình SEM.................................78

Bảng 4.16 Kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu chưa chuẩn hóa ........................79

Bảng 4.17 Đánh giá mức độ tin cậy bằng thực hiện Bootstrap ................................80

Bảng 4.18 So sánh hai mô hình khả biến và bất biến ...............................................83

xi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

AVE Average variance extracted

CFA Confirmatory Factor Analysis

CFI Comparative Fit Index

CMIN Chi-square

CR Composite reliability

EFA Exploratory Factor Analysis

GFI Goodness of Fix Index

GKI Global Knowledge Index

IDV Individualism

KMO Kaiser – Meyer – Olkin

LTO Long-term orientation

MAS Masculinity

PDI Power distance

RMSEA Root Mean Square Error of Approximation

SCT Học thuyết vốn xã hội

SEM Structural Equation Modeling

TLI Tucker - Lewis Index

TPB Học thuyết về hành vi hoạch định

TRA Học thuyết hành động hợp lý

UAI Uncertainty avoidance index

1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự phát triển của nền khoa

học - kỹ thuật, kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế thì kiến thức là tài sản quan trọng

của tổ chức, và qua đó giúp cho tổ chức có sự phát triển, tạo được lợi thế cạnh tranh.

Vì vậy, nếu kiến thức không được nhìn nhận và quản lý tốt sẽ vô tình làm thất thoát

và tạo ra những khoảng trống không dễ gì lắp đầy được. Kiến thức được xem là nguồn

tài nguyên chiến lược, là nền tảng vững chắc và quyết định cho sự thành công của tổ

chức. Để có được sự phát triển bền vững, các tổ chức không chỉ dựa vào hệ thống

tuyển dụng trong đó đòi hỏi cá nhân trong tổ chức phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe

về kiến thức, kinh nghiệm mà còn phải tập trung nổ lực vào các hoạt động sáng tạo

và chia sẻ kiến thức (Brown & Duguid, 1991).

Chia sẻ kiến thức giữa cá nhân trong tổ chức đóng vai trò quan trọng cho sự đổi mới,

từ đó dẫn đến một lợi thế cạnh tranh cho tổ chức (Jackson et al., 2006). Bên cạnh đó,

chia sẻ kiến thức hiệu quả giữa cá nhân và các đội, nhóm cho phép khai thác nguồn

kiến thức trong tổ chức trong tổ chức một cách tối ưu (Damodaran & Olphert, 2000;

Davenport & Prusak, 1998). Mặt khác, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý kiến thức

cũng chính là thành tố quan trọng tác động ảnh hưởng đến văn hóa tổ chức, cấu trúc

của tổ chức và động lực làm việc của nhân viên (Yew Wong & Aspinwall, 2005). Do

dó, các tổ chức cần nhận định được cách thức nào mà kiến thức được chuyển giao từ

những người có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn sang những người trẻ chưa có

nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn và kỹ năng làm việc (Hinds et al., 2001).

Trong những năm vừa qua, với nguyên nhân chính từ sự biến đổi khí hậu và ô nhiễm

môi trường dẫn đến xuất hiện rất nhiều căn bệnh rất nguy hiểm ảnh hưởng đến sức

khỏe và tính mạng của con người trên toàn thế giới. Sức khỏe lại là vốn quý của mỗi

con người và của toàn xã hội, đầu tư cho việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng là đầu

tư cho phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế cho thấy, phát triển kinh tế - xã hội tạo tiền

đề vững chắc cho chăm sóc sức khỏe cộng đồng, ngược lại, chăm sóc sức khỏe cộng

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!