Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chia sẻ tri thức trong facebook nhóm
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐINH THỊ HÓA
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CHIA SẺ KIẾN
THỨC TRONG FACEBOOK NHÓM
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số chuyên ngành : 60340102
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học:
TS. CAO MINH TRÍ
TP Hồ Chí Minh, năm 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn này “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chia sẻ kiến thức trong
Facebook nhóm” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn theo đúng quy định, tôi cam đoan
rằng toàn bộ hay từng phần nhỏ của luận văn này chưa từng được sử dụng để nhận cấp
bằng ở nơi khác.
Không có sản phẩm nghiên cứu nào của người khác được sử dụng mà không được
trích dẫn theo quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại
học hoặc các cơ sở đào tạo khác trước thời gian ghi bên dưới.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày………tháng……..năm 2016
Người thực hiện luận văn
Đinh Thị Hóa
ii
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin trân thành cảm ơn Tiến sĩ Cao Minh Trí, là người trực tiếp hướng dẫn
khoa học đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Ban giám hiệu trường Đại học Mở
Tp.HCM, khoa Đào tạo sau đại học, quý thầy cô đã tận tâm tổ chức và giảng dạy để
truyền đạt những kiến thức bổ ích, tạo điều kiện tốt nhất có thể để tôi tham gia và hoàn
thành khóa học này.
Xin cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Đồng Nai, nơi tôi đang công tác đã tạo điều
kiện cho tôi đi học.
Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, các bạn sinh viên trường Đại học Đồng Nai đã hỗ trợ
giúp tôi hoàn thành việc thu thập dữ liệu nghiên cứu của luận văn.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, các bạn học cùng lớp MBA13B đã khuyến khích,
động viên, chia sẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực
hiện luận văn này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày………tháng……..năm 2016
Người thực hiện luận văn
Đinh Thị Hóa
iii
TÓM TẮT
Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển kèm theo sự phát triển của internet và
những công nghệ, kỹ thuật mới thì việc giao lưu, trao đổi thông tin diễn ra rất dễ dàng,
đặc biệt là sự xuất hiện của các trang mạng xã hội xuất hiện trong những năm gần đây.
Theo thống kê của Facebook, số lượng người sử dụng mạng xã hội Facebook ở Việt
Nam vào khoảng một phần ba dân số, trong đó 94% dân số nước ta ở độ tuổi 15 đến
24 tham gia vào trang mạng xã hội này. Bên cạnh tiện ích giúp mọi người ở mọi lúc,
mọi nơi, ở những vùng địa lý, quốc gia, dân tộc khác nhau đều có thể chia sẻ thông tin,
kiến thức, video, hình ảnh… trò chuyện trực tuyến. Thì Facebook còn có công cụ
Facebook nhóm có các tính năng như: việc chia sẻ diễn ra nhanh chóng trực tuyến, có
các công cụ hỗ trợ như đường truyền, có thể đăng tải các tệp dữ liệu trong nhóm (ở
trang chủ của Facebook thì không), những công cụ này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho
việc chia sẻ kiến thức được dễ dàng và thuận lợi hơn. Facebook nhóm có nhóm kín
hoặc là nhóm công khai (ai cũng có thể tham gia). Do nhu cầu trao đổi kiến thức trong
học tập giữa sinh viên với sinh viên và giữa sinh viên với giảng viên cần có một công
cụ hỗ trợ. Nhận thấy Facebook nhóm đáp ứng được các yêu cầu thuận lợi cho việc chia
sẻ kiến thức giữa các thành viên và các yếu tố thuận lợi khác trong việc sử dụng
Facebook như: về tần suất truy cập, yếu tố công nghệ, số lượng người sử dụng (có thể
nói 100% sinh viên các trường đêu có tài khoản Facebook) nên tác giả tiến hành thự
hiện nghiên cứu đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chia sẻ kiến thức trong
Facebook nhóm”. Để từ kết quả nghiên cứu đề xuất những hàm ý quản trị cho các tổ
chức giáo dục, có những tác động tích cực đến việc vận dụng Facebook nhóm trở
thành công cụ hỗ trợ cho học tập của sinh viên, khuyến khích việc chia sẻ kiến thức
trên Facebook làm cho việc sử dụng nó có hiệu quả nhất.
Dựa trên cơ sở lý thuyết của các nghiên cứu trước về hành vi chia sẻ kiến thức trên
các trang mạng xã hội, nghiên cứu này xây dựng mô hình nghiên cứu với 06 giả thuyết
tác động đến việc chia sẻ kiến thức trong các Facebook nhóm. Nghiên cứu định lượng
được thực hiện bằng 350 bảng khảo sát được chọn ra từ 408 bảng khảo sát được gởi
iv
trực tiếp và gởi trực tuyến thông qua mạng xã hội Facebook. Kết quả kiểm định EFA
và phân tích hồi quy bội cho thấy mô hình nghiên cứu là phù hợp với tập dữ liệu, tất cả
các giả thuyết của mô hình nghiên cứu đều được chấp nhận và theo chiều thuận đối với
giả thuyết ban đầu. Mức độ tác động của sáu yếu tố lên chia sẻ kiến thức trong các
Facebook nhóm giảm dần từ mạnh nhất đến yếu nhất theo thứ tự như sau: (1) kỳ vọng
của cá nhân, (2) sự nhận dạng, (3) sự tin tưởng, (4) sự tương tác qua lại, (5) sự tự hiệu
quả, (6) thích giúp đỡ người khác.
Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa đáng kể trong việc vận dụng Facebook nhóm
thành kênh chia sẻ kiến thức hỗ trợ cho việc học tập của sinh viên, cũng như là công
cụ giảng dạy cuar giảng viên, và bên cạnh đó nó còn giúp chúng ta có định hướng tốt
cho giới trẻ khi họ tham gia vào các trang mạng xã hội bây giờ, không lạm dụng,
không nghiện và nhất là phải biết sử dụng chúng sao cho hiệu quả nhất.
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ ............................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................................xi
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.................................................................1
1.1 Lý do nghiên cứu ...............................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................4
1.5 Ý nghĩa của bài nghiên cứu....................................................................................4
1.6 Phương pháp nghiên cứu: ......................................................................................5
1.7 Cấu trúc của bài nghiên cứu...................................................................................6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN.....................................................................................8
2.1 Các khái niệm.........................................................................................................8
2.1.1 Kiến thức..........................................................................................................8
2.1.2 Chia sẻ kiến thức............................................................................................10
2.1.3 Facebook và Facebook Nhóm .......................................................................11
2.2 Các nghiên cứu trước có liên quan ...................................................................13
2.3 Các giả thuyết nghiên cứu, mô hình nghiên cứu đề xuất.....................................25
2.3.1 Giả thuyết nghiên cứu....................................................................................26
2.3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất những yếu tố tác động đến việc chia sẻ kiến
thức trên Facebook Nhóm.......................................................................................31
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU.....................................................................33
3.1 Quy trình nghiên cứu ...........................................................................................33
3.2 Nghiên cứu định tính............................................................................................34
3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính........................................................................34
3.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính.........................................................................34
vi
3.3 Nghiên cứu định lượng ....................................................................................41
3.4 Dữ liệu nghiên cứu...........................................................................................42
3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu....................................................................42
3.4.2 Nghiên cứu định lượng..............................................................................42
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................45
4.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu theo các đặc tính..............................................45
4.2 Thống kê mô tả các biến trong mô hình...............................................................47
4.2.1 Yếu tố”sự kỳ vọng của cá nhân” ...................................................................47
4.2.2 Yếu tố “thích giúp đỡ người khác”................................................................48
4.2.3 Yếu tố “ sự tin tưởng”....................................................................................49
4.2.4 Yếu tố “sự nhận dạng”...................................................................................50
4.2.5 Yếu tố “sự tương tác qua lại” ........................................................................51
4.2.6 Yếu tố “ sự tự hiệu quả” ................................................................................52
4.2.7 Yếu tố “sự chia sẻ kiến thức” ........................................................................53
4.3 Kiểm định độ tin cậy và sự phù hợp của thang đo...............................................54
4.3.1 Kiểm định thang đo yếu tố “sự kỳ vọng của cá nhân” ..................................54
4.3.2 Kiểm định thang đo yếu tố “thích giúp đỡ”...................................................54
4.3.3 Kiểm định thang đo yếu tố “sự tin tưởng”.....................................................55
4.3.4 Kiểm định thang đo yếu tố “sự nhận dạng”...................................................55
4.3.5 Kiểm định thang đo yếu tố “sự tương tác qua lại” ........................................56
4.3.6 Kiểm định thang đo yếu tố “sự tự hiệu quả” .................................................56
4.3.7 Kiểm định thang đo yếu tố “sự chia sẻ kiến thức” ........................................57
4.4 Kiểm định các giá trị thang đo bằng phân tích EFA............................................57
4.4.1 Phân tích EFA đối với các biến độc lập tác động lên chia sẻ kiến thức........57
4.4.2 Phân tích nhân tố EFA đối với thang đo chia sẻ kiến thức............................60
4.5 Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu...........................................................................61
4.6 Phân tích tương quan............................................................................................61
4.7 Phân tích hồi quy tuyến tính....................................................................................63
4.7.1 Mô hình hồi quy.............................................................................................63
vii
4.7.2 Kiểm tra các giả định của mô hình hồi quy...................................................65
4.7.3 Kiểm định các giả thuyết của mô hình và thảo luận kết quả phân tích hồi quy
................................................................................................................................67
4.7.4 Kiểm định sự khác nhau theo các đặc điểm cá nhân .....................................75
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................81
5.1 Kết luận ................................................................................................................81
5.2 Hàm ý quản trị......................................................................................................83
5.2.1 Nâng cao sự kỳ vọng về việc chia sẻ kiến thức trong các Facebook nhóm .83
5.2.2 Nâng cao sự nhận dạng..................................................................................84
5.2.3 Nâng cao sự tin tưởng....................................................................................85
5.2.4 Khuyến khích sự tương tác qua lại ................................................................87
5.2.5, Nâng cao sự tự hiệu quả của cá nhân............................................................88
5.2.6 Khuyến khích tinh thần hay giúp đỡ của các thành viên trong chia sẻ kiến
thức .........................................................................................................................90
5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ..............................................92
5.3.1 Hạn chế của đề tài..........................................................................................92
5.3.2 Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo..............................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................94
PHỤ LỤC A ................................................................................................................101
PHỤ LỤC B.................................................................................................................107
PHỤ LỤC C.................................................................................................................113
viii
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu của Usoro và ctg (2007)...............................................14
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu của Hsu và ctg ( 2007).................................................15
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu của Sun và ctg (2009) ..................................................17
Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu của Yu và ctg (2010)....................................................17
Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu của Fakeh và ctg và ctg (2013)....................................19
Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu của Pi và ctg (2013) .....................................................21
Hình 2.7: Mô hình nghiên cứu của Choi và ctg (2014).................................................23
Hình 2.8: Mô hình nghiên cứu đề xuất..........................................................................31
Hình 4.1: Biểu đồ phân tán giữa hai biến giá trị phần dư và giá trị dự đoán của mô hình
hồi quy chia sẻ kiến thức trong các Facebook nhóm..............................................65
Hình 4.2: Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa.................................................................66
Hình 4.3: Biểu đồ tần số P-P .........................................................................................66
Hình 4.4: Mức độ tác động của các yếu tố lên việc chia sẻ kiến thức trong các
Facebook nhóm.......................................................................................................75
ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các biến có ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ kiến thức trong
cộng đồng ảo của các nghiên cứu trước..................................................................24
Bảng 2.3: Bảng tóm tắt các giả thuyết của nghiên cứu .................................................31
Bảng 3.1: Tóm tắt các thay đổi trong thang đo sau nghiên cứu định tính so với thang
đo dự kiến ...............................................................................................................37
Bảng 4.1: Kết quả thống kê mẫu sinh viên tham gia khảo sát ......................................46
Bảng 4.2: Thống kê mô tả yếu tố “sự kỳ vọng của cá nhân” ........................................48
Bảng 4.3: Thống kê mô tả yếu tố “thích giúp đỡ người khác”......................................49
Bảng 4.4: Thống kê mô tả yếu tố “sự tin tưởng” ..........................................................50
Bảng 4.5: Thống kê mô tả yếu tố “sự nhận dạng”.........................................................50
Bảng 4.6: Thống kê mô tả yếu tố “sự tương tác qua lại” ..............................................51
Bảng 4.7: Thống kê mô tả yếu tố “sự tự hiệu quả” .......................................................52
Bảng 4.8: Thống kê mô tả yếu tố “sự chia sẻ kiến thức” ..............................................53
Bảng 4.9: Kết quả phân tích thang đo “sự kỳ vọng của cá nhân” .................................54
Bảng 4.10: Kết quả phân tích thang đo “thích giúp đỡ” ...............................................54
Bảng 4.11: Kết quả phân tích thang đo “sự tin tưởng” .................................................55
Bảng 4.12: Kết quả phân tích thang đo “sự nhận dạng” ...............................................55
Bảng 4.13: Kết quả phân tích thang đo “sự tương tác qua lại” .....................................56
Bảng 4.14: Kết quả phân tích thang đo “sự tự hiệu quả” ..............................................56
Bảng 4.15: Kết quả phân tích thang đo “sự chia sẻ kiến thức” .....................................57
Bảng 4.16: Hệ số KMO và Bartlett của các thang đo tác động đến việc chia sẻ kiến
thức trong Facebook nhóm .....................................................................................58
Bảng 4.17: Bảng xoay các yếu tố tác động đến việc chia sẻ kiến thức trong các
Facebook nhóm.......................................................................................................58
Bảng 4.18: Kiểm định chỉ số KMO và giá trị thống kê Barltlett của thang đo chia sẻ
kiến thức .................................................................................................................60
Bảng 4.19: Kết quả phân tích nhân tố của thang đo chia sẻ kiến thức..........................61
x
Bảng 4.20: Ma trận tương quan giữa các yếu tố tác động đến chia sẻ kiến thức trong
Facebook nhóm.......................................................................................................62
Bảng 4.21: Kết quả của mô hình phân tích hồi quy của mô hình các yếu tố tác động
đến chia sẻ kiến thức trong các Facebook nhóm....................................................64
Bảng 4.22: Kết quả kiểm định Levene và kiểm định T-Test cho chia sẻ kiến thức trong
các Facebook nhóm theo giới tính người sử dụng..................................................76
Bảng 4.23: Kết quả kiểm định Levene và kiểm định T-Test cho chia sẻ kiến thức trong
các Facebook nhóm theo trình độ học vấn người sử dụng .....................................77
Bảng 4.24: Kết quả kiểm định Levene và kiểm định One-way ANOVA cho chia sẻ
kiến thức trong các Facebook nhóm theo chuyên ngành đào tạo của người sử dụng
................................................................................................................................78
Bảng 4.25: Kết quả kiểm định Levene và kiểm định One-way ANOVA cho chia sẻ
kiến thức trong các Facebook nhóm theo chuyên ngành đào tạo của người sử dụng
................................................................................................................................79
xi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ANOVA : Phân tích phương sai (Analysis of Variance)
EFA : Phân tích nhân tố khám phá (Chief Excutive Officer)
KMO : Hệ số Kaiser-Mayer-Olkin xem xét sự thích hợp của phân tích
nhân tố
Sig. : Mức ý nghĩa quan sát (Observed Significance Level)
SCT : lý thuyết nhận thức xã hội (Social Cognitive Theory)
SNS : Mạng xã hội ảo (Social Network Service)
SPSS : Phần mềm xử lý thống kê dùng trong các ngành khoa học xã hội
(Statisticaln Package for Social Sciences)
VIF : Hệ số phóng đại phương sai (Variance Inflatation Factor)
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Nội dung chương này sẽ giới thiệu tổng quan về lý do mục tiêu, đối tượng, phạm vi, ý
nghĩa thực tiễn của nghiên cứu và kết cầu của luận văn.
1.1Lý do nghiên cứu
Sự phát triển của các ngành công nghiệp đã sản xuất ra những dòng sản phẩm hiện
đại như máy tính xách tay, điện thoại thông minh, máy tính bảng… và sự phổ biến
rộng rãi của Internet đã thúc đẩy sự phát triển của hệ thống cộng đồng ảo, nơi có nhiều
người đang tham gia và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, chuyên môn của mình trên đó
và việc chia sẻ này là hoàn toàn tự do và miễn phí (Fakeh và ctg, 2013). Các trang web
mạng xã hội (SNS) được dựa trên nền tảng công nghệ Web 2.0 cho phép người tham
gia sáng tạo và trao đổi thông tin lẫn nhau (Kaplan và ctg, 2010). Facebook là một
trong những trang mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay có lượng người tham gia nhiều
tại Việt Nam và theo Thompson (2007) Facebook đã được công nhận là trang mạng xã
hội trội nhất được sử dụng của các sinh viên trong hệ giáo dục đại học, cao đẳng. Theo
thống kê đầu năm 2016 của Facebook được đăng trên báo điện tử VTV.vn , Việt Nam
hiện có 31,31 triệu người dùng (khoảng 1/3 dân số) và trung bình người sử dụng tại
Việt Nam dành hai tiếng rưỡi trên Facebook mỗi ngày cao hơn 13% so với mức sử
dụng mạng xã hội trung bình mỗi ngày trên toàn cầu. Và điều đáng chú ý ở đây đó là
độ tuổi sử dụng, ba phần tư người Việt trên Facebook có độ tuổi từ 15 đến 34, và từ 15
đến 24 chiếm hơn một nữa số người dùng (16,4 triệu người). Như vậy số lượng sinh
viên, học sinh tham gia Facebook tại Việt Nam là khá cao chiếm khoảng 94% dân số
Việt Nam ở độ tuổi này.
Xuất phát từ thực tế từ công việc giảng dạy và học tập, qua thảo luận với đồng
nghiệp cũng như bạn học tác giả nhận thấy rằng thời gian sinh viên và giảng viên làm
việc với nhau trên lớp rất hạn chế, nội dung bài giảng phân phối chuẩn theo thời gian
quy định, muốn sắp xếp thêm thời gian thì gặp nhiều vấn đề: trùng thời khóa biểu, cơ
sở vật chất, khó tập hợp sinh viên, hoặc điều kiện không cho phép… hoặc các sinh