Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các tỉnh Đông Nam Bộ
PREMIUM
Số trang
238
Kích thước
8.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1368

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các tỉnh Đông Nam Bộ

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG

HÀ MINH THIỆN HẢO

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰTHÀNH CÔNG

CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CÁC TỈNH

ĐÔNG NAM BỘ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đồng Nai – năm 2021

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG

HÀ MINH THIỆN HẢO

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰTHÀNH CÔNG

CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CÁC TỈNH

ĐÔNG NAM BỘ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 9340101

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

1. TS TRẦN ĐĂNG KHOA

2. TS NGUYỄN VĂN TÂN

Đồng Nai – năm 2021

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn

của người hướng dẫn khoa học. Tất cả những nội dung kế thừa, tham khảo từ những

tài liệu khác được trích dẫn đầy đủ, chính xác và ghi nguồn cụ thể trong mục tài liệu

tham khảo.

Nghiên cứu sinh

Hà Minh Thiện Hảo

ii

TÓM TẮT

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dùng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp định

tính và nghiên cứu định lượng nhằm mục tiêu là xác định các yếu tố ảnh hưởng

đến sự thành công của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mức độ ảnh hưởng, vai trò

của từng yếu tố cũng như mối quan hệ giữa các yếu tố này. Trên cơ sở đó đề

xuất một số hàm ý quản trị giúp các doanh nghiệp có thể vận dụng trong các kế

hoạch kinh doanh cùa mình.

Nghiên cứu của tác giả đã góp phần tiếp tục khẳng định các thang đo của các

nghiên cứu trước; đồng thời, có thảo luận và điều chỉnh thang đo cho phù hợp

với điều kiện thị trường nghiên cứu là các tỉnh Đông Nam bộ. Cụ thể, đối với

thang đo Quản lý nghiên cứu đã điều chỉnh so với thang đo gốc theo hướng

nghiên cứu về quản lý và đào tạo con người, chú trọng quản lý về nguồn nhân

lực trong một DN.

Đối với thang đo Khả năng tiếp thị KNTT4 (Chúng tôi có kỹ năng bán hàng,

hoạt động tiếp thị và quảng bá hiệu quả) được điều chỉnh thang đo cho phù hợp

tại khu vực nghiên cứu. Do đa phần DN nằm trong các khu công nghiệp, cụm

công nghiệp và đa phần là các DN sản xuất cho nên việc quan trọng hơn để hàng

hóa đến tay người tiêu dùng cần chú trọng là các trung gian thương mại, nhà

phân phối. Từ đó DNVVN không phải lo bán hàng mà sẽ tập trung nhiều nguồn

lực hơn vào khâu sản xuất. Chính vì vậy biến KNTT4 đã đổi thành “Mức độ

quan hệ với nhà phân phối” và tiến hành kiểm định đều đạt yêu cầu, đồng thời

góp giá trị vào thang đo này

Kết quả nghiên cứu cho thấy các vấn đề về tài chính, việc tiếp cận đổi mới

trong công nghệ, quản lý doanh nghiệp, khả năng tiếp thị, sự hỗ trợ của chính

phủ đóng vai trò chính trong việc góp phần tạo STC cho các DNVVN các tỉnh

Đông Nam bộ. Đồng thời yếu tố trách nhiệm xã hội (CSR) có tác động trực tiếp

đến STC của DNVVN (chấp nhận với mức ý nghĩa 10%) và đồng thời CSR có

tác động gián tiếp thông qua vấn đề về tài chính.

iii

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.Trần Đăng Khoa,

TS.Nguyễn Văn Tân. Các Thầy đã tận tình hướng dẫn và hỗ trợ tôi trong suốt quá

trình hoàn thành luận án. Luận án này sẽ không được hoàn thành nếu không có hai

Thầy. Tôi cũng chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Liên Diệp đã định hướng,

chỉ dạy và tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận án của mình.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Thầy Cô và Các Anh/Chị khoa Sau

đại học của trường Đại học Lạc Hồng đã tạo điều kiện để tôi học tập, nghiên cứu

trong suốt thời gian vừa qua.

Tôi xin cảm ơn bạn bè, quý đồng nghiệp đặc biệt là quý bạn bè, đồng nghiệp

ở Đức Hòa, Sài Gòn, TP.Biên Hòa, Bình dương, TP. Tân An đã giúp đỡ và chia sẽ

những khó khăn trong quá trình đi học và nghiên cứu. Tôi cũng xin cảm ơn Anh/Chị

quản lý ở các doanh nghiệp đã trả lời bảng khảo sát, góp ý thêm cho tôi trong quá

trình khảo sát và thu thập số liệu.

Cuối cùng, Tôi muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình, đã luôn ủng hộ, tạo điều

kiện và chia sẽ những khó khăn để tôi có thể hoàn thành luận án.

Xin trân trọng cảm ơn!

iv

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i

TÓM TẮT..................................................................................................................ii

LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................... iii

MỤC LỤC.................................................................................................................iv

DANH MỤC BẢNG.................................................................................................ix

DANH MỤC HÌNH.................................................................................................xii

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ...............................................................1

1.1Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu ....................................................................1

1.1.1 Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn.............................................................. 1

1.1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước và trong nước .................................... 5

1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu....................................................................... 15

1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ......................................................................17

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................... 17

1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................ 17

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................18

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 18

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu................................................................................ 18

1.4 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................19

1.4.1Nghiên cứu định tính............................................................................... 19

1.4.2 Nghiên cứu định lượng........................................................................... 19

1.5 Tính mới và những đóng góp ..........................................................................20

1.5.1 Đóng góp về mặt lý thuyết....................................................................... 20

1.5.2 Đóng góp về mặt thực tiễn..................................................................... 21

1.6 Kết cấu của luận án..........................................................................................21

Tóm tắt chương 1 ...................................................................................................21

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.................22

2.1 Sự thành công của DNVVN.............................................................................22

2.1.1 Khái niệm DNVVN ................................................................................. 22

2.1.2 Khái niệm về sự thành công ................................................................... 23

2.1.3 Đo lường sự thành công ......................................................................... 24

v

2.2 Các lý thuyết có liên quan đến STC của DNVVN.........................................25

2.2.1 Lý thuyết về thẻ điểm cân bằng BSC (Balanced Scorecard ).................. 25

2.2.2 Lý thuyết về sự tăng trưởng của doanh nghiệp ...................................... 27

2.2.3 Lý thuyết dựa trên quan điểm nguồn lực................................................ 27

2.2.4 Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực (Resource Dependence Theory- RDT) và

tích hợp bên ngoài (External integration)....................................................... 28

2.2.5 Lý thuyết về môi trường của DN............................................................. 28

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công ...................................................29

2.3.1 Quản lý ................................................................................................... 33

2.3.2 Tiếp cận đổi mới công nghệ.................................................................... 34

2.3.3 Khả năng tiếp thị .................................................................................... 34

2.3.4 Hỗ trợ của chính phủ.............................................................................. 35

2.3.5 Tài chính................................................................................................. 35

2.3.6 Trách nhiệm xã hội................................................................................. 36

2.4 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu .................................................................37

2.4.1 Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................ 37

2.4.2 Mô hình lý thuyết và tổng hợp các giả thuyết......................................... 43

Tóm tắt chương 2 ...................................................................................................45

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................46

3.1 Lựa chọn phương pháp nghiên cứu ...............................................................46

3.2 Quy trình nghiên cứu.......................................................................................46

3.2.1 Nghiên cứu định tính.............................................................................. 46

3.2.2 Nghiên cứu định lượng sơ bộ ................................................................. 49

3.2.3 Nghiên cứu định lượng chính thức ........................................................ 49

3.3 Kết quả nghiên cứu định tính .........................................................................51

3.4 Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ ............................................................62

3.4.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu định lượng sơ bộ................................ 62

3.4.2 Kiểm định thang đo sơ bộ bằng phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha 63

3.5 Kết luận về kết quả nghiên cứu sơ bộ ............................................................69

Tóm tắt chương 3 ....................................................................................................71

vi

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..............................72

4.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu ...............................................................................72

4.1.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu............................................................ 72

4.1.2 Đánh giá thang đo .................................................................................. 73

4.1.3 Phân tích giá trị ngoại lai....................................................................... 79

4.1.4 Kiểm định phân phối chuẩn của dữ liệu ................................................ 79

4.1.5 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ....................................................... 81

4.2 Phân tích nhân tố khẳng định (CFA).............................................................85

4.2.1 Kết quả CFA thang đo Trách nhiệm xã hội DN (CSR) .......................... 85

4.2.2 Kết quả CFA mô hình tới hạn ................................................................ 88

4.3 Kiểm định mô hình lý thuyết bằng SEM .......................................................91

4.3.1 Kiểm định mô hình lý thuyết................................................................... 91

4.3.2 Kiểm định ước lượng mô hình lý thuyết bằng Bootstrap (1000) ............ 95

4.3.3 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu............................................................ 95

4.4 Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm trong mối ảnh hưởng giữa các yếu tố

đến sự thành công...................................................................................................98

4.4.1 Kiểm định sự khác biệt giữa loại hình doanh nghiệp............................. 98

4.4.2 Kiểm định sự khác biệt thời gian hoạt động của doanh nghiệp ........... 102

4.4.3 Kiểm định sự khác biệt giữa nhóm các ngành nghề kinh doanh ......... 106

4.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu ......................................................................109

Tóm tắt chương 4 .................................................................................................113

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ..........................................114

5.1 Kết luận nghiên cứu.......................................................................................114

5.2 Hàm ý quản trị ...............................................................................................115

5.2.1 Hàm ý theo thống kê trung bình các thang đo...................................... 116

5.2.2 Dưới góc độ quản trị DN ...................................................................... 124

5.2.3 Kiến nghị đối với nhà nước .................................................................. 127

5.3 Ý nghĩa của nghiên cứu .................................................................................128

5.3.1 Ý nghĩa về mặt lý thuyết........................................................................ 128

5.3.2 Ý nghĩa về mặt thực tiễn ....................................................................... 128

5.4 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.......................................................129

vii

DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA THẢO LUẬN

PHỤ LỤC 2: DÀN BÀI THẢO LUẬN CÁC CHUYÊN GIA HOÀN THIỆN

MÔ HÌNH ĐỀ XUẤT TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

PHỤ LỤC 3: DÀN BÀI THẢO LUẬN CÁC CHUYÊN GIA HOÀN THIỆN

THANG ĐO TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

PHỤ LỤC 4: BẢNG TỔNG HỢP CÁC THANG ĐO

PHỤ LỤC 5: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT SƠ BỘ

PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH CRONBACH'S ALPHA

PHỤ LỤC 7: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT CHÍNH THỨC

PHỤ LỤC 8: THỐNG KÊ MÔ TẢ

PHỤ LỤC 9: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH CRONBACH'S ALPHA

PHỤ LỤC 10: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA)

PHỤ LỤC 11: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHẲNG ĐỊNH (CFA)

PHỤ LỤC 12: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH (SEM)

PHỤ LỤC 13: KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC NHÓM

PHỤ LỤC 14: THỐNG KÊ MÔ TẢ GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH CÁC KHÁI

NIỆM

viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Diễn giải

ANOVA- Analysis of variace Phân tích phương sai.

BR Business results Kết quả kinh doanh.

CFA Confirmatory Factor Analysis. Phân tích nhân tố khẳng định.

CFI Comparative fix index - Chỉ số sửa chữa so sánh.

DN Doanh nghiệp

DNVVN Doanh nghiệp nhỏ và vừa

DNNN Doanh nghiệp Nhà nước

ĐNB Đông Nam bộ

EFA-Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá.

GTLN Giá trị lớn nhất

GTNN Giá trị nhỏ nhất

KD Kinh doanh.

KMO: Kaiser-Meyer-Olkin Chỉ tiêu xem xét sự thích hợp để phân

tích nhân tố

KV Khu vực

P_value Giá trị

RMSEA Root Mean Square Error

Approximation

Xấp xỉ lỗi trung bình

SX Sản xuất.

STC Sự thành công

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

ix

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Tình hình Doanh nghiệp thành lập mới, tạm ngừng kinh doanh, tạm ngừng chờ

giải thể và doanh nghiệp giải thể năm 2020 khu vực Đông Nam bộ, Đồng bằng Sông Hồng

so với cả nước .................................................................................................................... 3

Bảng 1.2: Tình hình Doanh nghiệp đang hoạt động, thành lập mới quay trở lại hoạt động các

tỉnh so với khu vực Đông Nam bộ...................................................................................... 4

Bảng 2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công từ nghiên cứu trước đây ......... 32

Bảng 2.2 Tổng hợp các giả thuyết............................................................................ 44

Bảng 3.1 Thang đo lường yếu tố Quản lý ............................................................... 55

Bảng 3.2 Thang đo lường yếu tố Tiếp cận và đổi mới công nghệ ........................... 56

Bảng 3.3 Thang đo lường yếu tố Khả năng tiếp thị ................................................ 57

Bảng 3.4 Thang đo lường yếu tố Hỗ trợ chính phủ ................................................. 58

Bảng 3.5 Thang đo lường yếu tố Tài chính ............................................................ 58

Bảng 3.6 Thang đo lường yếu tố Trách nhiệm kinh tế ............................................ 59

Bảng 3.7 Thang đo lường yếu tố Trách nhiệm pháp lý .......................................... 60

Bảng 3.8 Thang đo lường yếu tố Trách nhiệm đạo đức........................................... 60

Bảng 3.9 Thang đo lường yếu tố Trách nhiệm từ thiện ........................................... 61

Bảng 3.10 Thang đo lường yếu tố Sự thành công.................................................... 62

Bảng 3.11 Đánh giá độ tin cậy thang đo Quản lý ................................................... 64

Bảng 3.12 Đánh giá độ tin cậy của thang đo TCĐMCN ........................................ 64

Bảng 3.13 Đánh giá độ tin cậy của thang đo KNTT................................................ 65

Bảng 3.14 Đánh giá độ tin cậy của thang đo HTCP ................................................ 65

Bảng 3.15 Đánh giá độ tin cậy của thang đo TC ..................................................... 66

Bảng 3.16 Đánh giá độ tin cậy thang đo Trách nhiệm Kinh tế................................ 66

Bảng 3.17 Đánh giá độ tin cậy thang đo Trách nhiệm Pháp lý ............................... 67

Bảng 3.18 Bảng Đánh giá độ tin cậy thang đo Trách nhiệm đạo đức ..................... 68

Bảng 3.19 Bảng Đánh giá độ tin cậy thang đo Trách nhiệm từ thiện...................... 68

Bảng 3.20 Đánh giá độ tin cậy thang đo Sự thành công ........................................ 69

Bảng 3.21 Tổng hợp thang đo được sau khi nghiên cứu sơ bộ................................ 69

Bảng 4.1 Cơ cấu mẫu trong nghiên cứu chính thức ................................................ 73

Bảng 4.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo Quản lý ...................................................... 74

Bảng 4.3 Đánh giá độ tin cậy của thang đo TCĐMCN .......................................... 74

x

Bảng 4.4 Đánh giá độ tin cậy của thang đo KNTT ................................................. 75

Bảng 4.5 Đánh giá độ tin cậy của thang đo HTCP ................................................. 76

Bảng 4.6 Đánh giá độ tin cậy của thang đo TC ...................................................... 76

Bảng 4.7 Đánh giá độ tin cậy thang đo Trách nhiệm Kinh tế ................................. 77

Bảng 4.8 Bảng Đánh giá độ tin cậy thang đo Trách nhiệm Pháp lý ....................... 77

Bảng 4.9 Bảng Đánh giá độ tin cậy thang đo Trách nhiệm đạo đức ....................... 78

Bảng 4.10 Bảng Đánh giá độ tin cậy thang đo Trách nhiệm từ thiện..................... 78

Bảng 4.11 Đánh giá độ tin cậy thang đo Sự thành công ......................................... 79

Bảng 4.12 Hệ số Skewness và Kurtosis của các biến ............................................. 80

Bảng 4.13 Kiểm định KMO..................................................................................... 82

Bảng 4.14 Tổng phương sai trích............................................................................. 83

Bảng 4.15 Trọng số nhân tố của thang đo ............................................................... 84

Bảng 4.16 Giá trị hội tụ của các thang đo đa hướng ............................................... 87

Bảng 4.17 Giá trị phân biệt ...................................................................................... 87

Bảng 4.18 Kiểm định sự phân biệt giữa các khái niệm trong mô hình tới hạn........ 90

Bảng 4.19 Giá trị phân biệt ...................................................................................... 91

Bảng 4.20: Kết quả ước lượng mối quan hệ nhân quả của mô hình ....................... 93

Bảng 4.21 Tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp (chuẩn hóa)........................... 94

Bảng 4.22 Kết quả ước lượng (chuẩn hóa) bằng Bootstrap..................................... 95

Bảng 4.23 Kiểm định giá trị phân biệt giữa các yếu tố trong mô hình tới hạn........ 96

Bảng 4.24 Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu......................... 98

Bảng 4.25 : So sánh mức độ tương thích giữa 2 mô hình bất biến, khả biến theo loại

hình doanh nghiệp .................................................................................................. 102

Bảng 4.26 : So sánh mức độ tương thích giữa 2 mô hình bất biến và khả biến theo

thời gian hoạt động................................................................................................. 104

Bảng 4.27: Ảnh hưởng của các yếu tố đến sự thành công của nhóm doanh nghiệp có

thời gian hoạt động dưới 5 năm ............................................................................. 105

Bảng 4.28: Ảnh hưởng của các yếu tố đến sự thành công của nhóm doanh nghiệp có

thời gian hoạt động từ 5 năm trở lên...................................................................... 105

Bảng 4.29 : So sánh mức độ tương thích giữa 2 mô hình bất biến và khả biến theo

loại hình doanh nghiệp ........................................................................................... 109

xi

Bảng 5.1 Hệ số β ................................................................................................... 114

Bảng 5.2 Thống kê mô tả khái niệm “Tài chính” .................................................. 116

Bảng 5.3 Thống kê mô tả khái niệm “sự hỗ trợ chính phủ” .................................. 117

Bảng 5.4 Thống kê mô tả khái niệm “quản lý”...................................................... 118

Bảng 5.5 Thống kê mô tả khái niệm “Trách nhiệm xã hội_trách nhiệm kinh tế” . 119

Bảng 5.6 Thống kê mô tả khái niệm “Trách nhiệm xã hội_trách nhiệm pháp lý” 119

Bảng 5.7 Thống kê mô tả khái niệm “Trách nhiệm xã hội_trách nhiệm đạo đức” 120

Bảng 5.8 Thống kê mô tả khái niệm “Trách nhiệm xã hội_trách nhiệm từ thiện” 121

Bảng 5.9 Thống kê mô tả khái niệm “Tiếp cận đổi mới công nghệ”.................... 122

Bảng 5.10 Thống kê mô tả khái niệm “Khả năng tiếp thị”.................................... 123

xii

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Thẻ điểm cân bằng BSC ....................................................................................26

Hình 2.2 Mô hình lý thuyết các mối quan hệ ..................................................................43

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 48

Hình 4.1 Phân tích CFA cho thang đo CSR........................................................... 86

Hình 4.2 Kết quả CFA (chuẩn hóa) mô hình tới hạn ............................................ 89

Hình 4.3 Kết quả SEM của mô hình lý thuyết....................................................... 92

Hình 4.4 : Mô hình khả biến nhóm DN CTY TNHH ............................................ 99

Hình 4.5 : Mô hình khả biến nhóm DN CTY CP .................................................. 99

Hình 4.6 : Mô hình khả biến nhóm DN DNTN và DN khác ................................. 100

Hình 4.7 : Mô hình bất biến nhóm DN CTY TNHH ............................................. 100

Hình 4.8 : Mô hình bất biến nhóm DN CTY CP ................................................... 101

Hình 4.9 : Mô hình bất biến nhóm DN DNTN và DN khác .................................. 101

Hình 4.10 : Mô hình khả biến nhóm doanh nghiệp hoạt động dưới 5 năm ........... 102

Hình 4.11 : Mô hình khả biến nhóm doanh nghiệp hoạt động từ 5 năm trở lên.... 103

Hình 4.12 : Mô hình bất biến nhóm doanh nghiệp hoạt động dưới 5 năm............ 103

Hình 4.13: Mô hình bất biến nhóm doanh nghiệp hoạt động từ 5 năm trở lên...... 104

Hình 4.14 : Mô hình khả biến nhóm DN Nông-Lâm Nghiệp Thủy sản ................ 106

Hình 4.15 : Mô hình khả biến nhóm DN Công nghiệp-Xây dựng......................... 107

Hình 4.16 : Mô hình khả biến nhóm DN thuộc các ngành Dịch vụ ...................... 107

Hình 4.17 : Mô hình bất biến nhóm DN thuộc ngành Nông-Lâm nghiệp Thủy sản

................................................................................................................................ 108

Hình 4.18 : Mô hình bất biến nhóm DN thuộc ngành Công nghiệp-Xây dựng..... 108

Hình 4.19 : Mô hình bất biến nhóm DN thuộc ngành Dịch vụ và ngành khác...... 109

1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

Giới thiệu chương

Trong chương này tác giả cung cấp một cách nhìn tổng quát về “Các yếu tố

ảnh hưởng đến STC của các DN vừa và nhỏ tại các tỉnh Đông Nam bộ”. Trước tiên

là nêu sự cần thiết của đề tài, kế đến là lượt khảo các nghiên cứu trước nhằm xác

định khoảng trống, trên cơ sở đó xác định mục tiêu, đối tượng, phạm vi, phương

pháp.

1.1Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

DN vừa và nhỏ (DNVVN) có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội,

đóng góp không nhỏ vào GDP, tạo công ăn việc làm, ổn định kinh tế. Tuy nhiên,

DNVVN Việt Nam còn nhiều hạn chế về quy mô, mức độ đóng góp và chưa thực

sự thể hiện hết khả năng của mình so với các nước (Phùng Thế Đông, 2019). Tuy

nhiên, các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng các DNVVN có xu hướng thất bại cao

hơn so với các DN lớn, mặc dù họ thường được coi là nội lực quan trọng nền kinh

tế của một quốc gia (Bloch và Bhattacharya, 2016; Lo và cộng sự, 2016). Còn theo

Gnizy và cộng sự (2014) cho rằng các đặc điểm bao gồm: hạn chế tài nguyên, chiến

lược không tốt, cấu trúc thiếu linh hoạt và thiếu quy trình hoạch định chiến lược có

thể đã góp phần vào thất bại của họ. Chính vì thế các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành

thành công của các DNVVN đã chiếm được sự quan tâm của nhiều tác giả gần đây

như (Chittithaworn và cộng sự, 2011; Chowdhury và cộng sự, 2013; Marom và

Lussier, 2014; Pletnev và Barkhatov, 2016; Alfoqahaa, 2018)

1.1.1 Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn

Đóng góp của DNVVN là rất lớn do có vai trò năng động và tăng tính hiệu quả

của nền kinh tế. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của DNVVN trong lưu thông

hàng hoá và cung cấp hàng hoá, dịch vụ bổ sung cho các DN lớn. Những đóng góp

tích cực của DNVVN cho sự phát triển kinh tế của đất nước như: về khía cạnh xã

hội các DNVVN góp phần tạo việc làm cho người lao động, làm giảm tỷ lệ thất

nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập của dân cư, góp phần xoá đói, giảm nghèo, thực

hiện công bằng xã hội. Đồng thời DNVVN góp phần giảm bớt sức ép về dân số tại

các đô thị lớn. Kết quả sản xuất kinh doanh của các DN đang hoạt động giai đoạn

2011-2017, tăng 9,5%/năm, DN thu hút số lao động làm việc trong khu vực tăng

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!