Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của công nghệ hỗ trợ Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009 Kĩ thuật – Công nghệ
1
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VIỆT NAM
Lê Thế Giới (Đại học Đà Nẵng)
1. Đặt vấn đề
Sau gần hai thập kỷ phát triển nhanh chóng nhờ vào chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài
và hướng về xuất khẩu, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành công quan trọng. Tuy
vậy, khi bước sang một giai đoạn mới, Việt Nam cần xây dựng một nền công nghiệp có khả năng
cạnh tranh mạnh và tham gia vào phân công lao động quốc tế, cần thu hút thêm đầu tư nước
ngoài vào lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp có giá trị cao. Muốn làm
được điều này, một trong các điều kiện tiên quyết là phải có một nền công nghiệp hỗ trợ (CNHT)
phát triển, đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư và các doanh nghiệp trong nước.
Từ kinh nghiệm của các quốc gia trong phát triển CNHT, tác giả trình bày các mô hình
phát triển CNHT trên thế giới. Qua đó, các điều kiện, yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự hình
thành và phát triển của các ngành CNHT của quốc gia ở cấp độ vùng sẽ được nhận diện, phân
tích trên quan điểm lý thuyết về lợi thế cạnh tranh vùng và hệ sinh thái kinh doanh.
2. Các mô hình phát triển công nghiệp hỗ trợ thế giới
Ngành công nghiệp bổ trợ bao gồm các hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ
công nghiệp, cung ứng các yếu tố đầu vào trung gian (linh kiện, phụ tùng, công cụ, nguyên vật
liệu đã qua chế biến, dịch vụ sản xuất) cho các ngành công nghiệp lắp ráp, chế tạo và chế biến.
2.1. Mô hình công nghiệp hỗ trợ theo hướng tự phát
Ở một số quốc gia đã công nghiệp hóa sớm như Anh, Pháp, Đức, Mỹ, các doanh nghiệp
tham gia vào quá trình cung cấp diễn ra một cách tự phát và hình thành nên hệ thống các ngành
công nghiệp hỗ trợ. Việc hình thành các mạng lưới cung ứng và các doanh nghiệp hỗ trợ xuất
phát trực tiếp từ nhu cầu và điều kiện của nền kinh tế, được “dẫn dắt” bởi “bàn tay vô hình” của
thị trường, ít có sự tham gia và điều tiết của chính phủ.
Quá trình hình thành các ngành CNHT ở các quốc gia này diễn ra tuần tự, theo sự phát
triển của các ngành công nghiệp then chốt. Giai đoạn đầu tiên, với đặc điểm của nền công nghiệp
thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, các doanh nghiệp chủ yếu phát triển theo mô hình tập đoàn lớn,
đảm nhận hầu hết các hoạt động trong một chu trình sản xuất sản phẩm. Chiến lược mà các tập
đoàn này áp dụng là tăng cường lợi thế về quy mô và năng lực sản xuất tập trung, sử dụng mô
hình “in-house” nhằm tạo ra các sản phẩm có giá thành rẻ và chất lượng cạnh tranh. Điển hình là
các công ty ôtô như Ford, GM hay các công ty sản xuất máy tính và thiết bị điện tử như IBM và
AT&T. Với đặc điểm sản xuất như vậy, việc hình thành các doanh nghiệp hỗ trợ khá lâu dài và
không tạo thành một khu vực sản xuất độc lập trong nền kinh tế.
Chuyển sang nửa cuối của thế kỷ 20, cùng với sự phát triển nhanh chóng của các ngành
công nghiệp, các áp lực về chuyên môn hóa và chi phí làm cho các doanh nghiệp lớn phải xem
xét lại các chiến lược kinh doanh. Với sự phát triển của các quốc gia mới nổi và các nền kinh tế
khác, đặc biệt là ở châu Á và châu Mỹ La tinh, các doanh nghiệp lớn chuyển dần sang mô hình
sản xuất mô-đun, xu hướng giảm quy mô (downsizing) và chuyển sang thuê ngoài (out-sourcing)
nhằm tiết kiệm chi phí, gia tăng tính linh hoạt của tổ chức và tăng cường sức mạnh cạnh tranh.
Kết quả tất yếu của xu hướng này là việc hình thành thị trường tổ chức (B2B-business to
business) đóng vai các nhà thầu phụ và nhà cung cấp hoạt động theo sự điều tiết của các quy