Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về môi trường đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về môi trường
đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trưc tiếp nước ngoài tại các Khu công nghiệp
trên địa bàn tỉnh Bình Dương” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoài trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố
hoặc chưa sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn
này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường
đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, 2016.
ii
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí
Minh, với sự giảng dạy và giúp đỡ nhiệt tình của quý Thầy, Cô cùng với sự hỗ trợ của
các Sở, Ban, Ngành tỉnh Bình Dương và các bạn học viên cao học ngành Kinh tế học
các khóa, tôi đã hoàn thành luận văn Thạc sĩ với đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự
hài lòng về môi trường đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trưc tiếp nước
ngoài tại các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương”.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí
Minh đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quan trọng trong quá trình học
tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và kính trọng nhất đến
PGS.TS. Đinh Phi Hổ đã hết lòng giảng dạy, chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các vị Lãnh đạo, Chuyên gia Sở Kế hoạch và Đầu tư,
Sở Công Thương, Ban Quản lý các KCN Bình Dương, Quý doanh nghiệp trong các
Khu công nghiệp Bình Dương đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập
số liệu phục vụ cho nghiên cứu, góp phần quan trọng trong việc hoàn thành đề tài này.
Xin cảm ơn giáo viên phụ trách lớp, các anh, chị học viên cao học của Trường đã
hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Cha Mẹ, người thân, bạn bè và đồng nghiệp
đã ủng hộ và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này
Bình Dương, ngày 15 tháng 9 năm 2016.
iii
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu là nhận diện và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
đến sự hài lòng về môi trường đầu tư trong Khu công nghiệp của các doanh nghiệp có
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Trên cơ sở những kết quả
đạt được sẽ đề xuất những khuyến nghị cho việc hoạch định chính sách thu hút các nhà
đầu tư nước ngoài đầu tư vào các KCN.
Kết quả tóm lược lý thuyết và các nghiên cứu có cùng chủ đề đã nhận diện được
các nhân tố tác động đến sự hài lòng của doanh nghiệp FDI về môi trường đầu tư trong
KCN. Trên cơ sở đó luận văn đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu
ban đầu.
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu định
tính được sử dụng trong việc điều chỉnh thang đo; các phương pháp định lượng
(Cronbach’s Alfa, EFA) được sử dụng để kiểm định độ tin cậy thang đo và khám phá
các nhân tố tác động; phân tích hồi quy đã xác định được mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố đến sự hài lòng của doanh nghiệp FDI về môi trường đầu tư trong KCN.
Nghiên cứu đã xác định được những nhân tố thực sự ảnh hưởng đến sự hài lòng
của các doanh nghiệp FDI về môi trường đầu tư trong KCN bao gồm: (1) Môi trường
sống; (2) Chi phí cạnh tranh; (3) Nguồn nhân lực; (4) Chính sách đầu tư; (5) Cơ sở hạ
tầng và (6) Thương hiệu địa phương.
Kết quả đạt được của nghiên cứu là luận cứ khoa học trong các khuyến nghị về
hoạch định chính sách thu hút đầu tư FDI vào các KCN. Đồng thời, luận văn đề xuất
những lưu ý và hướng nghiên cứu tiếp theo với mong muốn những nghiên cứu sau sẽ
tìm ra những nhân tố, thang đo mới và mở rộng kiến thức về sự hài lòng của doanh
nghiệp FDI về môi trường đầu tư trong Khu công nghiệp.
iv
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan .............................................................................................................. i
Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii
Tóm tắt ...................................................................................................................... iii
Mục lục ...................................................................................................................... iv
Danh mục hình ....................................................................................................... viii
Danh mục bảng ...................................................................................................... viii
Danh mục từ viết tắt.................................................................................................ix
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................. 1
1.1. Vấn đề nghiên cứu ....................................................................................... 1
1.2. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 4
1.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 4
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 5
1.6. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu ................................................................ 6
1.7. Kết cấu của đề tài ......................................................................................... 6
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ....................... 8
2.1.Các khái niệm ............................................................................................... 8
2.1.1. Khu công nghiệp: .............................................................................. 8
2.1.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài: ............................................................. 9
2.1.3. Môi trường đầu tư: .......................................................................... 10
2.2. Cơ sở lý thuyết ........................................................................................... 11
2.2.1. Lý thuyết về đầu tư và đầu tư trực tiếp nước ngoài: ....................... 11
2.2.2. Lý thuyết chiết trung OLI (Ownership Advantage- Location
Advantage – International Advantage): .................................................................... 12
2.2.3. Lý thuyết về môi trường đầu tư: ..................................................... 14
2.2.4. Lý thuyết về hành vi của nhà đầu tư: .............................................. 15
2.2.5. Lý thuyết về đầu tư vùng: ............................................................... 15
2.2.6. Lý thuyết lợi thế so sánh: ................................................................ 16
2.2.7. Lý thuyết tiếp thị địa phương: ........................................................ 16
2.2.8. Lý thuyết sự hài lòng của khách hàng, chất lượng dịch vụ công:. 17
2.3. Các nghiên cứu trước ................................................................................. 19
2.4. Kinh nghiệm tạo môi trường đầu tư hấp dẫn trong các KCN của một số
quốc gia Châu Á ........................................................................................................ 21
v
2.4.1. Đối với Trung Quốc: ....................................................................... 21
2.4.2. Đối với Thái Lan: ........................................................................... 22
2.4.3. Đối với Malaysia: ........................................................................... 23
2.5. Khái quát tình hình hoạt động của các Khu công nghiệp Bình Dương giai
đoạn 1995 – 2015 ...................................................................................................... 24
2.6.Mô hình nghiên cứu đề xuất – Giả thuyết nghiên cứu ............................... 27
2.6.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất: .......................................................... 27
2.6.2. Các thang đo sử dụng trong mô hình nghiên cứu: .......................... 29
2.6.3. Giả thuyết nghiên cứu:....................................................................30
2.6.4. Các yếu tố môi trường đầu tư trong KCN tác động đến sự hài lòng
của doanh nghiệp FDI: .............................................................................................. 32
Chương 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................................. 36
3.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................. 36
3.2. Cách xác định thang đo và thiết kế bảng câu hỏi khảo sát ........................ 38
3.3. Phương pháp chọn mẫu – Cách thức thu thập thông tin và cỡ mẫu .......... 40
3.4. Kỹ thuật phân tích dữ liệu ......................................................................... 41
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 44
4.1. Thống kê mô tả .......................................................................................... 44
4.1.1. Thống kê đặc điểm, thông tin doanh nghiệp: ................................. 44
4.1.2. Tóm tắt thống kê mô tả biến phụ thuộc và biến độc lập:................ 47
4.2. Kết quả kiểm định Cronbach ..................................................................... 51
4.3. Kết quả phân tích mô hình nhân tố khám phá ........................................... 53
4.3.1. Mô tả thang đo và số lượng biến quan sát: ..................................... 53
4.3.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá: ............................................. 54
4.3.3. Điều chỉnh giả thuyết nghiên cứu sau khi phân tích EFA: ............. 57
4.4. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến ............................................ 58
4.4.1. Xây dựng mô hình phân tích: ......................................................... 58
4.4.2. Kết quả phân tích: ........................................................................... 60
4.4.3. Thảo luận kết quả phân tích: ........................................................... 64
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ............................................ 68
5.1. Kết luận ..................................................................................................... 68
5.2. Gợi ý giải pháp, chính sách ....................................................................... 69
5.2.1. Nhóm giải pháp “Môi trường sống và làm việc”: .......................... 69
5.2.2. Nhóm giải pháp “Chi phí đầu vào cạnh tranh”: .............................. 71
5.2.3. Nhóm giải pháp “Chính sách đầu tư”: ............................................ 72
vi
5.2.4. Nhóm giải pháp “Cơ sở hạ tầng”: ................................................... 73
5.2.5. Nhóm giải pháp “Thương hiệu địa phương”: ................................. 74
5.3. Hạn chế của đề tài – Hướng nghiên cứu tiếp theo ..................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 77
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 83
PHỤ LỤC A .............................................................................................................. 83
PHỤ LỤC B .............................................................................................................. 87
PHỤ LỤC C .............................................................................................................. 92
PHỤ LỤC D .............................................................................................................. 99
PHỤ LỤC E ............................................................................................................ 104
vii
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Số KCN được thành lập giai đoạn 1995 – 2015 ........................................... 24
Hình 2.2: Tình hình thu hút vốn FDI vào các KCN giai đoạn 1995-2015 ................... 25
Hình 2.3: Thu hút lao động làm việc vào các KCN giai đoạn 1995 – 2015 ................. 26
Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu ............................................................ 28
Hình 3.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu ........................................................................... 37
Hình 4.1: Thời gian hoạt động của doanh nghiệp trong KCN ...................................... 45
Hình 4.2: Số lao động của doanh nghiệp trong KCN ................................................... 45
Hình 4.3: Vốn đầu tư của doanh nghiệp trong KCN .................................................... 46
Hình 4.4: Ngành nghề sản xuất của doanh nghiệp trong KCN ..................................... 47
Hình 4.5: Mô hình nghiên cứu định lượng các yếu tố tác động đến sự hài lòng nhà đầu
tư hiệu chỉnh sau khi phân tích EFA ............................................................................. 59
viii
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Các yếu tố môi trường đầu tư trong KCN .................................................... 32
Bảng 3.1: Thang đo các yếu tố môi trường đầu tư tác động đến sự hài lòng của doanh
nghiệp FDI .................................................................................................................... 39
Bảng 4.1: Kết quả mô tả các biến quan sát ................................................................... 48
Bảng 4.2: Kết quả kiểm định chất lượng thang đo bằng hệ số Alfa ............................. 51
Bảng 4.3: Tổng hợp các biến sử dụng trong phân tích EFA ......................................... 53
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định tính thích hợp của EFA và kiểm định tương quan các biến
quan sát .......................................................................................................................... 54
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát ........................ 55
Bảng 4.6: Tóm tắt mô hình hồi quy .............................................................................. 60
Bảng 4.7: Phân tích phương sai .................................................................................... 60
Bảng 4.8: Hệ số hồi quy của mô hình ........................................................................... 61
Bảng 4.10: Tóm tắt mô hình hồi quy (2) ....................................................................... 62
Bảng 4.12: Kết quả phân tích mô hình .......................................................................... 63
Bảng 4.13: Mức độ đóng góp các yếu tố môi trường đầu tư trong KCN ..................... 65
ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ATM Máy rút tiền tự động
CCN Cụm công nghiệp
DN Doanh nghiệp
ĐVT Đơn vị tính
EFA Phân tích nhân tố khám phá
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP Tổng sản phẩn quốc nội
IEAT Cơ quan quản lý KCN Thái Lan
IMF Quỹ tiền tệ quốc tế
KCN Khu công nghiệp
KMO Kaiser – Meyer – Olkin measure
PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
RM Đồng Ringgit Malaysia
TPP Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương
USD Đồng Đô la Mỹ
1
Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Nội dung chương 1 bao gồm: giới thiệu vấn đề nghiên cứu, câu hỏi và mục tiêu
nghiên cứu. Chương này cũng trình bày khái quát phương pháp nghiên cứu, đối tượng
và phạm vi nghiên cứu. Ngoài ra nội dung chương này trình bày ý nghĩa thực tiễn của
nghiên cứu, phần cuối của chương mô tả kết cấu trình bày của luận văn.
1.1. Vấn đề nghiên cứu
Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang trên đà hồi phục và Việt Nam ngày càng hội
nhập sâu rộng hơn với nền kinh tế thế giới, đặc biệt là khi Việt Nam trở thành một
trong mười hai nước thành viên tham gia Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình
Dương thì nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam được các chuyên
gia kinh tế dự báo sẽ tăng cao trong thời gian tới, đó sẽ là điều kiện thuận lợi để phát
triển kinh tế trong khi nguồn vốn ngoại tệ nước ta đang bị thiếu hụt.
Liên hệ với xu hướng FDI trên toàn cầu, theo Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về
thương mại và phát triển (UNCTAD, 2012) đã nhận định xu hướng chủ yếu lựa chọn
địa điểm đến của FDI toàn cầu là nhắm đến thị trường của địa phương đón nhận đầu tư,
trong đó các nhân tố kinh tế là động lực tạo nên cơ hội lớn cho các doanh nghiệp FDI.
Tại Việt Nam vấn đề thu hút FDI đã và đang trở thành vấn đề thời sự của địa phương.
Để thu hút nguồn FDI các địa phương áp dụng nhiều chính sách ưu đãi và đã tạo nên
một cuộc cạnh tranh gay gắt có thể làm giảm hiệu quả kinh tế xã hội của địa phương.
(Nguyễn Triệu Long, 2014).
Trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực và thành công
trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Để thu hút nguồn vốn này nhiều
hơn nữa, mô hình phát triển Khu công nghiệp (KCN) chính là chìa khóa để gia tăng thu
2
hút các nhà đầu tư nước ngoài. Là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ và nằm trong
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Dương được thành lập từ ngày 01/01/1997
sau khi tỉnh Sông Bé được tách thành hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước. Bình
Dương giáp hai trung tâm kinh tế lớn phía Nam (phía nam và phía tây giáp thành phố
Hồ Chí Minh, phía đông giáp Đồng Nai) và có những tuyến giao thông đối ngoại quan
trọng như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 13, tuyến đường Hồ Chí Minh nối Tây Nguyên với
Đồng bằng Sông Cửu Long và tuyến đường Xuyên Á thuận lợi trong giao lưu phát
triển kinh tế. Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội, Bình Dương
quyết tâm phấn đấu thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa của
tỉnh, trong đó khâu đột phá là tập trung đầu tư và phát triển các KCN.
Với chủ trương xây dựng KCN và thực hiện tốt phương châm “Trải chiếu hoa
mời gọi các nhà đầu tư” tạo động lực phát triển là tư duy đổi mới đúng đắn, kịp thời
của lãnh đạo tỉnh. Tính đến nay, toàn tỉnh đã có 28 KCN được thành lập với tổng diện
tích trên 9.500 ha, chiếm 9,5% về số lượng và 11,3% về diện tích KCN cả nước; thu
hút được 1.465 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 13 tỷ USD
và 430 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 33 ngàn tỷ đồng. Sự
phát triển của các KCN đã tạo việc làm cho 364 ngàn lao động, đóng góp giá trị xuất
khẩu khoảng 8,5 tỷ USD/năm. Đặc biệt là sự phát triển của các KCN giúp tỉnh Bình
Dương vươn lên đứng thứ hai trong cả nước về phát triển KCN và thu hút đầu tư, góp
phần hoàn thành mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2020.
(Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương, 2015).
Bên cạnh sự thành công kể trên, sự phát triển các KCN trong thời gian qua còn có
những khó khăn hạn chế nhất định như cơ chế chính sách chưa ổn định, tỷ lệ lấp đầy
đất công nghiệp còn thấp. Tính đến quý III năm 2015 tỷ lệ lắp đầy tại các KCN là
50,5%. Một số KCN đã thành lập và đi vào hoạt động hiện nay đang gặp khó khăn
trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bên