Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động đối với Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh :Luận văn thạc sĩ - Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐINH HỒNG VÂN
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ GẮN KẾT
CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã chuyên ngành : 8340101
LUẬN VĂN THẠC SĨ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
Mẫu PL1
Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Phạm Xuân Giang
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn thạc sĩ Trường
Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ngày 12 tháng 3 năm 2022
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. TS. Nguyễn Văn Thanh Trường - Chủ tịch Hội đồng
2. PGS. TS. Nguyễn Quyết Thắng - Phản biện 1
3. TS. Võ Xuân Vinh - Phản biện 2
4. GS. TS. Võ Xuân Vinh - Ủy viên
5. TS. Đàm Chí Cường - Thư ký
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA
TS. Nguyễn Văn Thanh Trường TS. Nguyễn Thành Long
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Đinh Hồng Vân MSHV: 19000261
Ngày, tháng, năm sinh: 16/11/1977 Nơi sinh: Ninh Bình
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Mã chuyên ngành: 8340101
I. TÊN ĐỀ TÀI:
“CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ GẮN KẾT CỦA NGƯỜI
LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN
HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
1. Xác định các yếu tố thực sự có ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động
với Trường đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Đo lường và kiểm định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố.
3. Đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao sự gắn kết của người lao động
với Trường đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: theo Quyết định số 574/QĐ-ĐHCN ngày
27/4/2021.
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: theo Quyết định số 574/QĐĐHCN ngày 27/10/2021
V. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Phạm Xuân Giang
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2021.
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)
PGS. TS. Phạm Xuân Giang
TRƯỞNG KHOA QTKD
(Họ tên và chữ ký)
TS. Nguyễn Thành Long
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
i
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành tới Quý Thầy, Cô Trường đại
học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và Khoa Quản trị kinh doanh,
Viện Đào tạo quốc tế và Sau đại học nói riêng! Trong khoảng thời gian ngắn, song
những kiến thức nền tảng mà Quý Thầy, Cô chuyển tải, hướng dẫn là rất quý báu
trên con đường học tập và nghiên cứu khoa học, giúp cho em sẽ tiếp tục học tập sau
này.
Đặc biệt, em bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS Phạm Xuân Giang, người đã
mở lối, chỉ đường và dẫn dắt em bằng sự nhiệt tâm của một Nhà giáo để em hoàn
thành luận văn này! Em cũng xin được cảm ơn Lãnh đạo và các đồng nghiệp tại
Trường đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh nơi em công tác, đã
hỗ trợ, góp ý và giúp đỡ, chia sẻ công việc, giúp em hoàn thành luận văn! Cuối
cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè và những người yêu mến đã luôn ủng hộ,
động viên để em có thời gian học tập và làm luận văn!
Với kinh nghiệm còn non trẻ, con đường khoa học thì rộng lớn nên luận văn chắc
chắn không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của tất cả
Thầy, Cô, anh chị em quan tâm để có thêm bài học kinh nghiệm cho những nghiên
cứu khoa học sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Thông qua việc tham khảo lý thuyết của một số nhà nghiên cứu trên thế giới và
trong nước, luận văn đã hệ thống hóa lý luận chung về công tác tạo sự gắn kết cho
người lao động cùng các phương pháp áp dụng, đánh giá, phân tích và đề xuất một
số hàm ý quản trị nhằm tăng sự gắn kết của người lao động tại Trường đại học
Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh (HUFLIT).
Qua phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động đối với
Trường đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh (HUFLIT) cho thấy
cách tạo sự gắn kết bao gồm ba yếu tố chính như sau: (1) Cơ hội đào tạo và thăng
tiến, (2) Quan hệ với lãnh đạo, (3) Quan hệ với đồng nghiệp. Bên cạnh đó, không có
sự khác biệt giữa giới tính, độ tuổi, trình độ, và chức vụ trong đánh giá sự gắn kết
của người lao động. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số hàm ý quản trị
tạo sự gắn kết của người lao động tại Trường đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành
phố Hồ Chí Minh (HUFLIT) như xây dựng lộ trình thăng tiến cũng như quy trình
hỗ trợ đào tạo cho người lao động cụ thể, rõ ràng. Lãnh đạo trường cần nhất quán và
công khai trong quy trình, quyết định thăng tiến vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến hình
ảnh của Nhà trường trong mắt người lao động. Ngoài ra, lãnh đạo trường cần đưa ra
mục tiêu phát triển trường trong ngắn hạn và dài hạn cũng như xây dựng hệ thống
chia sẻ kiến thức cho các thành viên để tạo nên sự gắn kết cho người lao động.
iii
ABSTRACT
Through the theoretical reference of a number of researchers in the world and in the
country, the thesis has systematized the general theory of the work of creating
cohesion for employees and methods of applying, evaluating, analyze and propose
some managerial implications to increase employee engagement at Ho Chi Minh
City University of Foreign Languages – Information Technology (HUFLIT).
Through analyzing the Factors affecting the attachment of employees to the Ho Chi
Minh City University of Foreign Languages - Information Technology (HUFLIT), it
shows that the way to create attachment includes three main factors as follows: (1)
Training and promotion opportunities, (2) Leader relationship, (3) Colleague
relationship. Besides, there is no difference between gender, age, level, and position
in assessing employee engagement. From the research results, the author proposes
some managerial implications to create employee engagement at the Ho Chi Minh
City University of Foreign Languages – Information Technology (HUFLIT) such as
building a promotion roadmap as well as a support process. Training support for
employees is specific and clear. School leaders need to be consistent and transparent
in the promotion process and decision because it greatly affects the image of the
business in the eyes of employees. In addition, school leaders need to set short-term
and long-term development goals for the university as well as build a knowledge
sharing system among employees to create cohesion for employees.
iv
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn tốt nghiệp “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết
của người lao động với Trường đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí
Minh” là của tác giả tự nghiên cứu dưới dự hướng dẫn của Giảng viên. Tác giả đã
tìm hiểu, tham khảo tài liệu, vận dụng các kiến thức đã học, trao đổi với Giảng viên
hướng dẫn, thảo luận với bạn bè, đồng nghiệp để hoàn thiện luận văn. Những dữ
liệu sử dụng trong luận văn hoàn toàn trung thực và kết quả chưa được công bố ở
bất kỳ nghiên cứu nào.
Học viên
Đinh Hồng Vân
v
MỤC LỤC
MỤC LỤC...................................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH ẢNH ...................................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................x
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ...........................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài..........................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung .........................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .........................................................................................2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu.......................................................................................2
1.4 Phương pháp nghiên cứu..............................................................................2
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu định tính...........................................................2
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng........................................................3
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................3
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu và khảo sát............................................................3
1.5.2 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................4
1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài..........................................................................4
1.7 Kết cấu của luận văn ....................................................................................5
TÓM TẮT CHƯƠNG 1..............................................................................................5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ....................6
2.1 Một số khái niệm..........................................................................................6
2.1.1 Khái niệm về sự gắn kết ...........................................................................6
2.1.2 Vai trò của sự gắn kết ...............................................................................7
2.1.3 Các phương pháp tạo sự gắn kết của người lao động với Nhà trường .....7
2.2 Lý thuyết nền................................................................................................8
2.2.1 Thuyết nhu cầu của Maslow.....................................................................8
2.2.2 Thuyết hai nhân tố ..................................................................................10
2.2.3 Thuyết X, Y, Z........................................................................................11
vi
2.3 Một số nghiên cứu trước có liên quan........................................................12
2.3.1 Nghiên cứu ngoài nước...........................................................................12
2.3.2 Các nghiên cứu trong nước.....................................................................13
2.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động với tổ chức 15
2.5 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu .............................................................17
2.5.1 Giả thuyết nghiên cứu.............................................................................17
2.5.2 Mô hình nghiên cứu................................................................................21
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU.............................................................23
3.1 Quy trình nghiên cứu..................................................................................23
3.2 Phương pháp nghiên cứu............................................................................24
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính.........................................................24
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng......................................................33
3.3 Mã hóa thang đo và biến quan sát ..............................................................33
3.4 Mô tả dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu ...........................................35
3.4.1 Công cụ thu thập dữ liệu.........................................................................35
3.4.2 Quy trình thu thập dữ liệu.......................................................................35
3.5 Phương pháp phân tích dữ liệu...................................................................35
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................38
4.1 Tổng quan về HUFLIT...............................................................................38
4.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ..........................................................38
4.1.2 Thực trạng nhân sự .................................................................................40
4.1.3 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động với
HUFLIT .............................................................................................................41
4.2 Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ ........................................................44
4.3 Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức ................................................45
4.3.1 Cơ cấu người lao động của HUFLIT......................................................45
4.3.2 Kiểm định Cronbach’s Alpha .................................................................48
4.3.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ........................................................49
4.3.4 Phân tích hồi quy đa biến .......................................................................51
4.3.5 Kiểm định giả thuyết ..............................................................................53
4.3.6 Kiểm định sự khác biệt của biến kiểm soát đối với biến phụ thuộc.......55
4.3.7 Kiểm định sự vi phạm của dữ liệu: Đa cộng tuyến, phương sai thay đổi
và tự tương quan ................................................................................................58
4.3.8 Giá trị Mean và độ lệch chuẩn của các yếu tố........................................61
vii
4.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu ....................................................................63
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ HÀM Ý TĂNG CƯỜNG SỰ GẮN KẾT
CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI HUFLIT.......................................................66
5.1 Kết luận ......................................................................................................66
5.2 Một số hàm ý..............................................................................................67
5.2.1 Đối với yếu tố Quan hệ với đồng nghiệp................................................67
5.2.2 5.2.2 Đối với yếu tố Quan hệ với lãnh đạo.............................................67
5.2.3 Đối với yếu tố Cơ hội đào tạo và thăng tiến...........................................68
5.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ...........................69
5.3.1 Hạn chế của nghiên cứu..........................................................................69
5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo ...................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................71
PHỤ LỤC..................................................................................................................75
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG CỦA HỌC VIÊN .......................................................100
viii
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Tháp nhu cầu năm bậc của Maslow.............................................................8
Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất.......................................................................22
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu .................................................................................23
Hình 4.1 Cơ cấu tổ chức HUFLIT ............................................................................40
Hình 4.2 Cơ cấu người lao động theo giới tính.........................................................45
Hình 4.3 Cơ cấu người lao động theo độ tuổi...........................................................46
Hình 4.4 Cơ cấu người lao động theo chức vụ .........................................................47
Hình 4.5 Cơ cấu người lao động theo trình độ học vấn ............................................47
Hình 4.6 Mô hình kết quả nghiên cứu.......................................................................54
Hình 4.7 Tần số phần dư chuẩn hóa Histogram........................................................60
Hình 4.8 Phần dư chuẩn hóa Normal P – P Plot.......................................................60
Hình 4.9 Scatter Plot .................................................................................................61