Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Ninh Thuận: Luận văn thạc sĩ kinh tế / Thọ An Hiền
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH
THỌ AN HIỀN
CÁC YẾU TỔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ VAY ĐÚNG HẠN
CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH NINH THUẬN
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH
THỌ AN HIỀN
CÁC YẾU TỔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ VAY ĐÚNG HẠN
CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH NINH THUẬN
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 80 34 02 01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ PHAN THỊ DIỆU THẢO
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019
i
TÓM TẮT
Mục tiêu chính của đề tài nghiên cứu là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến
khả năng trả nợ vay của doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam – chi nhánh Ninh Thuận (BIDV Ninh Thuận) và mức độ tác động của các
yếu tố này. Từ đó gợi ý một số khuyến nghị nhằm đánh giá đúng khả năng trả nợ
của khách hàng, tăng khả năng nhận diện khách hàng trả nợ tốt, góp phần nâng cao
chất lượng tín dụng.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định lượng, cụ thể là sử dụng dữ
liệu chéo và áp dụng mô hình hồi quy Logistic, với việc doanh nghiệp trả nợ đúng
hạn nhận giá trị 1 và doanh nghiệp không trả nợ đúng hạn nhận giá trị 0. Nguồn dữ
liệu cho đề tài nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên từ 270 hồ sơ vay vốn của 90 doanh
nghiệp có quan hệ tín dụng với BIDV Ninh Thuận từ năm 2015 đến 2017.
Nghiên cứu đưa vào mô hình 13 yếu tố để đánh giá tác động của các yếu tố
này đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 3 yếu tố
không có ý nghĩa thống kê (Quy mô của doanh nghiệp, Số năm hoạt động, Tỷ lệ
TSBĐ), còn lại 10 yếu tố có tác động đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp, trong
đó có 6 yếu tố có mối quan hệ đồng biến (Tỷ suất sinh lợi trên VCSH, Mục đích sử
dụng vốn vay, Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, Dòng tiền qua tài khoản ngân
hàng, Vốn lưu động ròng, Khả năng thanh toán hiện hành) và 4 yếu tố có mối quan
hệ nghịch biến với khả năng trả nợ vay (Lãi suất vay, Số tiền vay, Ngành nghề kinh
doanh, Đòn bẩy tài chính).
Trên cơ sở 10 yếu tố có tác động đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp,
nghiên cứu gợi ý một số khuyến nghị đối với BIDV Ninh Thuận nhằm đánh giá
đúng khả năng trả nợ của khách hàng, tăng khả năng nhận diện khách hàng trả nợ
tốt.
ii
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này chưa được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại
học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên
cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc
các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy
đủ trong luận văn.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 6 năm 2019
Thọ An Hiền
iii
LỜI CÁM ƠN
Chân thành cám ơn PGS.TS Lê Phan Thị Diệu Thảo đã tận tình hướng dẫn,
hỗ trợ và truyền đạt cho tôi những ý kiến khoa học quý báu về lý thuyết cũng như
kinh nghiệm triển khai thực tế trong quá trình tôi lựa chọn đề tài và thực hiện luận
văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Ninh Thuận”.
Chân thành cám ơn Ban lãnh đạo BIDV Ninh Thuận và các cán bộ đang
công tác tại Phòng khách hàng doanh nghiệp - BIDV Ninh Thuận đã tạo điều kiện
thuận lợi và hỗ trợ cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Sau cùng, chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô giảng dạy chương trình đào tạo
Thạc sỹ Tài chính ngân hàng của Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chi Minh đã
tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm hết sức bổ ích để tôi có
thể hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 6 năm 2019
Thọ An Hiền
iv
MỤC LỤC
TÓM TẮT ....................................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii
LỜI CÁM ƠN ........................................................................................................... iii
MỤC LỤC..................................................................................................................iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG............................................................................................... viii
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU...........................................................1
1.1. Lý do nghiên cứu..................................................................................................1
1.1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................1
1.1.2. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................2
1.2. Mục tiêu của đề tài ...............................................................................................5
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................5
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................5
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................5
1.4. Phương pháp nghiên cứu định lượng ...................................................................6
1.5. Kết cấu đề tài nghiên cứu.....................................................................................6
CHƯƠNG 2. MÔ HÌNH LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM .7
2.1. Các khái niệm.......................................................................................................7
2.1.1. Khái niệm nợ vay ......................................................................................7
2.1.2. Khái niệm khả năng trả nợ của khách hàng ..............................................7
2.1.3. Vai trò của đánh giá khả năng trả nợ khách hàng trong rủi ro tín dụng ...9
2.1.4. Đặc điểm đánh giá khả năng trả nợ vay của khách hàng doanh nghiệp .10
2.2. Mô hình lý thuyết về đánh giá khả năng trả nợ vay...........................................11
2.2.1. Mô hình 5C .............................................................................................11
2.2.2. Mô hình 5P..............................................................................................14
2.2.3. Mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ ..........................................................15
2.3. Nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ...........20
2.3.1. Một số nghiên cứu trên thế giới ...............................................................20
2.3.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam..............................................................24
2.4. Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của doanh nghiệp ..........................29
v
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................41
3.1. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................41
3.2. Mô hình nghiên cứu ...........................................................................................44
3.2.1. Mô hình Logistic ......................................................................................44
3.2.2. Mô hình nghiên cứu .................................................................................47
3.3. Dữ liệu nghiên cứu.............................................................................................52
3.4. Trình tự nghiên cứu............................................................................................53
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................55
4.1. Phân tích thống kê mô tả....................................................................................55
4.2. Phân tích tương quan..........................................................................................59
4.2.1. Phân tích tương quan................................................................................59
4.2.2. Phân tích đa cộng tuyến............................................................................60
4.3. Phân tích hồi quy................................................................................................61
4.4. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình...........................................................65
4.4.1. Kiểm định mức độ phù hợp tổng quát của mô hình .................................65
4.4.2. Kiểm định mức độ giải thích của mô hình ...............................................65
4.4.3. Kiểm định mức độ dự báo của mô hình ...................................................66
4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu ............................................................................66
4.5.1. Yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của doanh nghiệp............67
4.5.2. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng trả nợ vay ....................68
4.5.3. Dự báo xác suất khả năng trả nợ vay........................................................75
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..................................................78
5.1. Kết luận ..............................................................................................................78
5.2. Một số khuyến nghị............................................................................................79
5.2.1. Về tỷ suất sinh lợi trên VCSH (ROE) ......................................................79
5.2.2. Về mục đích sử dụng vốn vay ..................................................................80
5.2.3. Về dòng tiền của doanh nghiệp ................................................................81
5.2.4. Về dòng tiền chuyển về ngân hàng ..........................................................84
5.2.5. Về vốn lưu động ròng...............................................................................85
5.2.6. Về lãi suất cho vay ...................................................................................86
5.2.7. Về ngành nghề kinh doanh.......................................................................87
5.2.8. Về sồ tiền vay và đòn bẩy tài chính..........................................................88
vi
5.3. Hạn chế của luận văn .........................................................................................89
KẾT LUẬN...............................................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................91
PHỤ LỤC..................................................................................................................94
vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
BIDV
Joint Stock Commercial Bank for Investment and
Development of Vietnam (Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam)
BIDV Ninh Thuận
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi
nhánh Ninh Thuận
BCTC Báo cáo tài chính
CB QLKH Cán bộ quản lý khách hàng
HĐKD Hoạt động kinh doanh
KHDN Khách hàng doanh nghiệp
LNST Lợi nhuận sau thuế
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
ROE Return On Equity (Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu)
TCTD Tổ chức tín dụng
TSBĐ Tài sản bảo đảm
VCSH Vốn chủ sở hữu
XHTD Xếp hạng tín dụng
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
Bảng 1.1 Dư nợ và nợ xấu tại BIDV Ninh Thuận từ 2015-2018 3
Bảng 3.1 Mô tả các biến đo lường được sử dụng trong nghiên cứu 50
Bảng 4.1 Bảng thống kê mô tả các biến định tính 55
Bảng 4.2 Bảng thống kê mô tả các biến định lượng 56
Bảng 4.3 Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình 59
Bảng 4.4 Chỉ số VIF 60
Bảng 4.5 Chỉ số VIF sau khi loại bỏ biến độc lập TSBĐ 60
Bảng 4.6 Các yếu tố trong mô hình 61
Bảng 4.7 Yếu tố trong mô hình sau khi loại bỏ yếu tố không có ý nghĩa thống kê 62
Bảng 4.8 Tóm tắt kỳ vọng của giả thuyết nghiên cứu và kết quả mô hình 64
Bảng 4.9 Kết quả kiểm định Omnibus 65
Bảng 4.10 Kết quả mức độ giải thích của mô hình 65
Bảng 4.11 Kiểm định mức độ dự báo của mô hình 66
Bảng 4.12 Các yếu tố trong mô hình 67
Bảng 4.13 Mức độ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của các yếu tố 71
Bảng 4.14 Kết quả dự báo khả năng trả nợ vay 76
Bảng 5.1 Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay 78
1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do nghiên cứu
1.1.1. Đặt vấn đề
Bất cứ hoạt động kinh doanh (HĐKD) nào cũng chứa đựng những rủi ro tiềm
ẩn và HĐKD của ngân hàng cũng không phải là một ngoại lệ. Hoạt động cấp tín
dụng của ngân hàng thường mang lại lợi nhuận cao nhất nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi
ro hơn so với các hoạt động khác, đặc biệt trong hoạt động cấp tín dụng đối với
khách hàng doanh nghiệp (KHDN). Trong hoạt động cấp tín dụng cho doanh
nghiệp, các khoản vay vốn thường có giá trị lớn, trong khi chênh lệch giữa thu nhập
và chi phí (NIM) ngày càng thu hẹp do sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng,
chỉ cần một khoản vay bị quá hạn, không thu hồi được nợ vay thì không chỉ làm cho
lợi nhuận từ khoản vay đó bị mất đi mà còn ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của
ngân hàng. Do đó, tình trạng nợ quá hạn và nợ xấu ở các ngân hàng là vấn đề rất
được quan tâm hiện nay. Nợ xấu ngân hàng có tác động lớn tới hoạt động của hệ
thống ngân hàng, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách Nhà nước, cụ
thể các tác động của nợ xấu cũng như việc giải quyết nợ xấu tới nền kinh tế có thể
nhắc tới như:
Một là, nợ xấu tăng đe dọa an toàn hoạt động của cả hệ thống ngân hàng, nếu
nợ xấu không được xử lý kịp thời, có thể gây ra đổ vỡ của một số ngân hàng yếu
kém, khi đó nó có thể gây ra tác động lan truyền đến cả hệ thống ngân hàng, gây
mất niềm tin của người dân, của nhà đầu tư, của các doanh nghiệp.
Hai là, nợ xấu tăng sẽ gây đình trệ nền kinh tế, tỷ lệ nợ xấu cao không cho
phép các ngân hàng tăng trưởng dư nợ tín dụng, đồng nghĩa với dòng huyết mạch
của nền kinh tế bị nghẽn lại, các thành phần khác của nền kinh tế (doanh nghiệp, cá
nhân, …) cũng không thể tiếp tục kinh doanh. Điều này sẽ gây ra những tác động xã
hội như thất nghiệp, việc làm, an sinh xã hội, …
Ba là, xử lý nợ xấu ảnh hưởng đến việc thu ngân sách, trong bối cảnh nợ công
đang tăng cao thì việc giải bài toán tăng thu ngân sách rất quan trọng. Trong hoạt
động của ngân hàng thương mại (NHTM), khi phát sinh nợ xấu thì các ngân hàng