Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Gia Lai: Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng / Hồ Vũ Thanh Thủy; Bùi Đan Thanh người hướng dẫn khoa học
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH
HỒ VŨ THANH THỦY
Chuyên ngành: Tài Chính - Ngân Hàng
Mã ngành: 8.34.02.01
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI
ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI CỔ PHẨN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
– CHI NHÁNH GIA LAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Gia lai – Năm 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH
HỒ VŨ THANH THỦY
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HUY ĐỘNG VỐN TIỀN
GỬI ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI CỔ PHẨN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT
NAM – CHI NHÁNH GIA LAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài Chính - Ngân Hàng
Mã ngành: 8.34.02.01
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. BÙI ĐAN THANH
Gia Lai – Năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một
trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả
nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước
đây hoặc nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn
đầy đủ trong luận văn.
Gia Lai, ngày tháng năm 2019
Tác giả
Hồ Vũ Thanh Thủy
MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI.......................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................2
1.5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................2
1.6. Đóng góp của đề tài.................................................................................................4
1.7. Kết cầu của đề tài ....................................................................................................4
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI.......................5
2.1. Huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại......5
2.1.1. Hoạt động huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng cá nhân tại NHTM......5
2.1.2. Đặc điểm..........................................................................................................6
2.1.3. Các hình thức huy động vốn tiền gửi đối với KHCN tại NHTM ....................7
2.1.4. Tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng cá
nhân tại ngân hàng thương mại....................................................................................12
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng cá nhân tại
NHTM..............................................................................................................................14
2.2.1. Các yếu tố chủ quan.......................................................................................15
2.2.1.1. Các hình thức huy động vốn và chất lượng các dịch vụ do ngân hàng cung
ứng ....................................................................................................................15
2.2.1.2. Chính sách lãi suất .....................................................................................16
2.2.1.3. Thương hiệu, uy tín và năng lực tài chính của NHTM ..............................17
2.2.1.4. Chất lượng nguồn nhân lực ........................................................................18
2.2.1.5. Cơ sở vật chất, công nghệ ngân hàng.........................................................19
2.2.1.6. Hoạt động truyền thông và chính sách marketing......................................20
2.2.2. Các yếu tố khách quan ...................................................................................20
2.2.2.1. Chu kỳ phát triển kinh tế............................................................................20
2.2.2.2. Môi trường pháp luật..................................................................................21
2.2.2.3. Môi trường cạnh tranh................................................................................22
2.2.2.4. Ý thức tiết kiệm của khách hàng cá nhân ..................................................23
2.2.2.5. Văn hóa xã hội – Tâm lý khách hàng.........................................................23
2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam ..................24
CHƢƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................26
3.1. Các nghiên cứu trước đây .....................................................................................26
3.2. Mô hình nghiên cứu...........................................................................................28
3.3. Nghiên cứu sơ bộ...............................................................................................32
3.4. Nghiên cứu chính thức ......................................................................................32
3.5. Kết quả nghiên cứu............................................................................................37
CHƢƠNG 4: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI ĐỐI VỚI
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH GIA LAI........................................................41
4.1. Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam –
Chi nhánh Gia Lai............................................................................................................41
4.1.1. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam .41
4.1.2. Sơ lược về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh
Gia Lai .......................................................................................................................42
4.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng cá nhân tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai .............47
4.2.1. Thực trạng tình hình huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng cá nhân tại
ngân hàng.....................................................................................................................47
4.2.2. Đánh giá thực trạng huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng cá nhân tại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai.....................53
4.3. Kết quả nghiên cứu ...............................................................................................57
4.3.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’Alpha ...............................57
4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA......................................................................61
4.3.3. Phân tích hồi quy tuyến tính..............................................................................66
4.3.4. Kết quả nghiên cứu............................................................................................72
CHƢƠNG 5: GIẢI PHÁP PHÁT HUY CÁC YẾU TỐ TÍCH CỰC NHẰM
NÂNG CAO HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ
NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH GIA LAI.....................................................74
5.1. Giải pháp phát huy các yếu tố tích cực nhằm nâng cao huy động vốn tiền gửi đối với
khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam –
Chi nhánh Gia Lai............................................................................................................74
5.1.2 Chính sách lãi suất ..............................................................................................77
5.1.3. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và phát triển công nghệ...................................78
5.1.4 Hình thức huy động vốn và nâng cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng ..........80
5.1.5 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .................................................................83
5.2. Giải pháp hỗ trợ ........................................................................................................86
5.1.1. Đối với Chính phủ .............................................................................................87
5.2.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước .............................................................................88
5.2.3 Đối với Ngân hàng Thương mại cổ phẩn Đầu tư và Phát triển Việt Nam..........89
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BIDV : Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
NHTW : Ngân hàng Trung ương
TMCP : Thương mại cổ phần
NHTM : Ngân hàng thương mại
TCTD : Tổ chức tín dụng
PGD : Phòng giao dịch
HĐV : Huy động vốn
HĐVTG : Huy động vốn tiền gửi
KHCN : Khách hàng cá nhân
ATM : Máy rút tiền tự động (Automated teller machine)
SPSS : Phần mềm phân tích dữ liệu, xử lý thống kê
KMO : Chỉ số xem xét sự thích hợp của EFA (Kaiser-Meyer-Olkin)
EFA : Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis)
PTTH : Phổ thông trung học
USD : Đồng Đôla Mỹ
VNĐ : Đồng Việt Nam
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3. 1: Tóm tắt kết quả các bài nghiên cứu trước đây ...................................................26
Bảng 4. 1: Hoạt động kinh doanh tại BIDV Gia Lai trong giai đoạn 2013 – 2017...
43
Bảng 4. 2: Tổng huy động vốn tại BIDV Gia Lai giai đoạn 2013 – 2017................48
Bảng 4. 3: Cơ cấu tiền gửi theo thành phần kinh tế tại BIDV Gia Lai giai đoạn
2013 – 2017...............................................................................................................48
Bảng 4. 4: Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn tại BIDV Gia Lai giai đoạn 2013 – 2017 ..50
Bảng 4. 5: Cơ cấu tiền gửi theo loại tiền tại BIDV Gia Lai giai đoạn 2013 – 201752
Bảng 4. 6: Thông tin chung về mẫu khảo sát............................................................37
Bảng 4. 7: Kết quả Cronbach’ Alpha cho các biến phụ thuộc và độc lập ................57
Bảng 4. 8: Kiểm định KMO biến độc lập .................................................................61
Bảng 4. 9: Kết quả kiểm định EFA thang đo các biến độc lập .................................61
Bảng 4. 10: Kiểm định KMO biến độc lập lần 2 ......................................................63
Bảng 4. 11: Kết quả kiểm định EFA thang đo các biến độc lập lần 2 ......................63
Bảng 4. 12: Kiểm định KMO biến phụ thuộc ...........................................................65
Bảng 4. 13: Kết quả kiểm định EFA thang đo các biến phụ thuộc...........................66
Bảng 4. 14: Ma trận tương quan giữa các biến khả năng huy động vốn đối với
KHCN........................................................................................................................67
Bảng 4. 15: Hệ số hồi quy đa biến của mô hình .......................................................68
Bảng 4. 16: Kết quả phân tích phương sai ANOVA.................................................68
Bảng 4. 17: Hệ số hồi quy Coefficients....................................................................69
Bảng 4. 18: Thống kê mô tả các chỉ tiêu và thang đo đo lường khả năng huy động
vốn tiền gửi đối với KHCN.......................................................................................72
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4. 1: Tình hình huy động vốn từ năm 2013 đến năm 2017 .........................45
Biểu đồ 4. 2: Tình hình tăng trưởng tín dụng từ năm 2013 đến năm 2017...............46
Biểu đồ 4. 3: Tình hình tăng trưởng lợi nhuận trước thuế từ năm 2013 đến năm
2017...........................................................................................................................47
Biểu đồ 4. 4: Cơ cấu tiền gửi theo thành phần kinh tế tại BIDV Gia Lai giai đoạn
2013 – 2017...............................................................................................................50
Biểu đồ 4. 5: Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn tại BIDV Gia Lai giai đoạn 2013 – 2017
...................................................................................................................................51
Biểu đồ 4. 6: Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn tại BIDV Gia Lai giai đoạn 2013 – 2017
...................................................................................................................................53
1
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Lý do chọn đề tài
Với vai tr là định chế tài chính trung gian, NHTM được ví như chiếc cầu
nối giữa nguồn cung và cầu vốn trong nền kinh tế. Một trong các hoạt động chính
của NHTM là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ NH với nội dung thường
xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ
thanh toán. Tiền gửi của NHTM có thể phát sinh từ nhiều nguồn, trong đó nguồn
vốn huy động từ khách hàng cá nhân là rất quan trọng, là cơ sở để NH tiến hành
các hoạt động cho vay, đầu tư, dự trữ… mang lại lợi nhuận cho NH.
Với việc hội nhập quốc tế và tự do tài chính, cạnh tranh của các NHTM Việt
Nam ngày càng gay gắt và khốc liệt. Các ngân hàng không có khả năng cạnh tranh
sẽ dần được thay thế bằng các ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn, chỉ có những
ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất mới có lợi thế cạnh tranh. Thêm vào đó, h a
theo xu thế hội nhập, các ngân hàng nước ngoài với quy mô vốn lớn, chất lượng
dịch vụ tốt,… đang tìm kiếm cơ hội đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Điều này càng
tạo thêm áp lực cho các ngân hàng trong nước trong việc huy động vốn nói chung
và hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng nói riêng. Do đó, để tồn tại và phát
triển các NHTM cần xây dựng cho mình một chiến lược huy động vốn phù hợp
nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của ngân
hàng. Vì vậy, làm thế nào để phát huy tối đa khả năng huy động tiền gửi từ khách
hàng để đáp ứng nhu cầu tín dụng và cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng là
vấn đề được quan tâm hàng đầu.
Vì các lý do trên, tác giả chọn đề tài “ Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động
vốn tiền gửi đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư
và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai” nhằm phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến khả năng huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng cá nhân và lượng
hóa mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng huy động vốn tiền gửi đối với
khách hàng cá nhân tại BIDV Gia Lai. Từ đó, đề xuất các giải pháp phát huy các
2
nhân tố tích cực, hạn chế các nhân tố tiêu cực nhằm nâng cao khả năng huy động
vốn tiền gửi đối với KHCN, khai thác tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, góp
phần ổn định và phát triển hoạt động kinh doanh ngân hàng trong thời gian tới.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định và đánh giá tác động các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động
vốn bằng tiền gửi của ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
Đề xuất một số giải pháp chủ yếu giúp NH phát huy những lợi thế vốn có,
đồng thời khắc phục những yếu điểm có thể có nhằm thu hút nhiều khách hàng hơn,
mở rộng thị phần, góp phần gia tăng lợi nhuận và huy động được nguồn vốn cung
cấp, thực hiện chức năng tài chính trung gian, truyền dẫn đến các nơi có nhu cầu sử
dụng vốn.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn và đánh giá
tác động của các nhân tố trên đến hoạt động huy động vốn?
- Thực trạng tình hình huy động vốn tại BIDV Gia Lai trong những
năm qua như thế nào?
- Những giải pháp nào phù hợp với việc nâng cao năng lực cạnh tranh,
tăng cao nguồn vốn huy động từ khách hàng?
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: huy động vốn đối với KHCN tại NHTM, trong
đó tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng, đánh giá hoạt động huy động vốn tiền
gửi đối với KHCN tại BIDV Gia Lai.
- Phạm vi nghiên cứu: BIDV Gia Lai giai đoạn 2013 – 2017.
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp thống kê mô tả
và phân tích định lượng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy
động vốn tiền gửi khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam Chi nhánh Gia Lai.
Nguồn dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu: