Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng điện thoại mục đích cá nhân trong giờ làm việc của nhân viên tại TP. Hồ Chí Minh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------∞0∞--------
TRẦN ĐỖ TRÚC PHƯƠNG
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI
SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI MỤC ĐÍCH CÁ NHÂN
TRONG GIỜ LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN
TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ KINH DOANH
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------∞0∞--------
TRẦN ĐỖ TRÚC PHƯƠNG
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI
SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI MỤC ĐÍCH CÁ NHÂN
TRONG GIỜ LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN
TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số chuyên ngành: 8 34 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ KINH DOANH
Giảng viên hướng dẫn : TS. ĐINH THÁI HOÀNG
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
GIẤY XÁC NHẬN
Tôi tên là: TRẦN ĐỖ TRÚC PHƯƠNG
Ngày sinh: 11/07/1990 Nơi sinh: TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã học viên: 1883401020099
Tôi đồng ý cung cấp toàn văn thông tin luận án/ luận văn tốt nghiệp hợp lệ về bản
quyền cho Thư viện trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Thư viện trường
đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh sẽ kết nối toàn văn thông tin luận án/ luận văn
tốt nghiệp vào hệ thống thông tin khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ Thành
phố Hồ Chí Minh.
Ký tên
(Ghi rõ họ và tên)
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn “CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI SỬ
DỤNG ĐIỆN THOẠI MỤC ĐÍCH CÁ NHÂN TRONG GIỜ LÀM VIỆC CỦA
NHÂN VIÊN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH” là công trình nghiên cứu của chính tôi.
Trừ các tài liệu tham khảo được tôi trích dẫn, tôi cam đoan là toàn phần hay
các phần nhỏ khác là trung thực và chưa từng được sử dụng công bố hoặc dùng để
nhận bằng cấp tại các nơi khác. Chắc chắn không có sản phẩm hay nghiên cứu nào
của người khác được sử dụng trong luận vặn mà trích dẫn sai quy định.
Cuối cùng, tôi cam đoan luận văn này chưa từng nộp để nhận bất kể bằng cấp
tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2022
ii
LỜI CẢM ƠN
Qua khoảng thời gian nghiên cứu ngành Quản trị kinh doanh tôi đã hoàn thành
bài luận để bảo vệ đúng kế hoạch của trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh.
Trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường tôi đã nhận được sự quan
tâm và tận tình truyền đạt kiến thức của quý Thầy Cô giáo trường Đại học Mở TP.
Hồ Chí Minh. Tôi luôn khắc ghi và cảm ơn chân thành đến các Thầy Cô giáo công
tác tại trường đã tạo cho tôi nhiều sự hiểu biết về kiến thức chuyên ngành. Đặc biệt,
tôi xin chân thành cảm ơn TS. Đinh Thái Hoàng đã hướng dẫn, hổ trợ tôi tận tình và
rất trách nhiệm để tôi hoàn thành bài nghiên cứu.
Bên cạnh đó tôi cũng gửi lời cảm ơn đến các lãnh đạo, trưởng phòng ban, các
anh chị em nhân viên đồng nghiệp trên khắp TP. Hồ Chí Minh đã nhiệt tình hổ trợ tôi
về chuyên môn và thời gian trong quá trình hoàn thành kết quả nghiên cứu này.
Cuối cùng là tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, anh chị em, bạn bè đã động
viên, ủng hộ tinh thần cho tôi để tôi có đủ thời gian hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
iii
TÓM TẮT
Sự gia tăng mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông trong thập kỷ qua
đã thay đổi môi trường làm việc cùng với cách thức nhân viên chuyển giao thông tin
duy trì các mối quan hệ với những người khác bên trong hoặc ngoài tổ chức. Bên
cạnh đó, hành vi sử dụng điện thoại mục đích cá nhân của nhân viên ngày càng trở
nên phổ biến ảnh hưởng đến doanh nghiệp, gây khó khăn cho quản trị nhân sự nhưng
chưa có nghiên cứu tâm lý giải thích và kiểm tra.
Vì thế, tác giả nghiên cứu “các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng điện thoại
mục đích cá nhân trong giờ làm việc của nhân viên tại TP. Hồ Chí Minh” từ kết quả
289 nhân viên nhiều lĩnh vực. Cơ sở lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu này là Lý
thuyết hành vi dự định có kế hoạch TPB của Ajzen (1991), theo phương pháp lấy
mẫu thuận tiện, sau đó kiểm tra tính hợp lệ của dữ liệu bằng CFA và SEM. Kết quả
nghiên cứu cho thấy đa số các biến thái độ, nhận thức kiểm soát hành vi có tác động
cùng chiều đến ý định hành vi ngoại trừ yếu tố thói quen có mức độ tác động thấp,
một phần là do ngữ cảnh của mẫu được nghiên cứu và văn hoá làm việc. Bên cạnh đó
nổi bật yếu tố mới sợ bỏ lỡ, do nhu cầu muốn sở hữu thông tin cao của các nhân viên
gây tác động cao đến ý định và hành vi sử dụng điện thoại mục đích cá nhân. Đồng
thời nghiên cứu cũng kiểm chứng khi các nhân viên có ý định cao sẽ tự động thực
hiện hành vi này. Qua đó, một số hàm ý quản trị được tác giả đề xuất dựa vào kết quả
nghiên cứu để hạn chế hành vi nhằm quản lý nhân sự tốt hơn tại Việt Nam.
iv
ABSTRACT
The sharp rise of information and communication technology over the past
decade has changed the working environment and the way employees transfer
information and maintains relationships with others inside or outside the
organization. Besides the behavior of employees using a smartphone for personal
purposes is becoming more and more common, which should affect the company,
and make it difficult for human resource management, but have been no experimental
and explanatory psychological studies.
Therefore, the author studies “factors affecting the non-work related use
behavior of smartphone during working hours of employees in Ho Chi Minh City”
from the results of 289 employees in various fields. The theoretical basis used in this
study is a plan of planned behavior theory of Ajzen (1991), according to the method
of convenience model, then checking the adequacy of the data by using CFA and
SEM. Results research shows that most of the attitudinal variables and perceived
behavioral control have an impact in the same direction as intention except for lowimpact habits, part of this is due to the sample’s language studied and the work
culture. Besides, special is fear of missing out, due to the high demand for information
by the employees has a high impact on intention and behavior to non-work related
use behavior of smartphone personal purposes. The results' studies have contributed
to the theory of non-work related use behavior of smartphones. And the result also
controls when employees have high intentions will practice this behavior. Thereby,
several value implications are proposed by the author based on the results conduct
research to limit behavior to better manage human resources in Vietnam.
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................ii
TÓM TẮT............................................................................................................................iii
ABSTRACT.........................................................................................................................iv
MỤC LỤC ............................................................................................................................ v
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ ....................................................................................viii
DANH MỤC BẢNG............................................................................................................ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................................. x
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.....................................................................................1
1.1 Sự cần thiết của nghiên cứu...............................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................4
1.3 Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................4
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................5
1.5 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................5
1.6 Ý nghĩa nghiên cứu............................................................................................6
1.7 Cấu trúc luận văn ...............................................................................................7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU...................9
2.1 Các khái niệm ....................................................................................................9
2.1.1 Hành vi sử dụng điện thoại không liên quan đến công việc (Non-work
related use behavior of smartphone..................................................................... 9
2.1.2 Ý định (Intention)......................................................................................10
2.1.3 Thái độ (Attitude)......................................................................................11
2.1.4 Nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived behavioural control).................12
2.1.5 Thói quen (Habit)......................................................................................13
2.1.6 Sợ bỏ lỡ (Fear of missing out - FOMO)....................................................14
2.2 Cơ sở lý thuyết sử dụng ...................................................................................15
2.3 Các mô hình nghiên cứu liên quan ..................................................................18
2.3.1 Nghiên cứu nước ngoài .............................................................................18
2.3.2 Nghiên cứu trong nước..............................................................................21
vi
2.4 Mô hình đề xuất...............................................................................................24
2.5 Mối quan hệ giữa các khái niệm......................................................................25
2.5.1 Mối quan hệ giữa Thái độ và Hành vi sử dụng điện thoại cho mục đích cá
nhân….. ..............................................................................................................25
2.5.2 Mối quan hệ giữa Nhận thức kiểm soát hành vi và Hành vi sử dụng điện
thoại cho mục đích cá nhân ................................................................................26
2.5.3 Mối quan hệ giữa Thói quen và Hành vi sử dụng điện thoại cho mục đích
cá nhân................................................................................................................26
2.5.4 Mối quan hệ giữa Sợ bỏ lỡ và Hành vi sử dụng điện thoại cho mục đích cá
nhân….. ..............................................................................................................27
2.5.5 Mối quan hệ giữa Ý định và Hành vi sử dụng điện thoại cho mục đích cá
nhân….. ..............................................................................................................28
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................30
3.1 Tiến trình nghiên cứu.......................................................................................30
3.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................31
3.2.1 Nghiên cứu định tính.................................................................................31
3.2.2 Nghiên cứu định lượng..............................................................................37
3.2.2.1 Thực hiện khảo sát ..............................................................................37
3.2.2.2 Phân tích dữ liệu .................................................................................38
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................41
4.1 Thực trạng bối cảnh nghiên cứu ......................................................................41
4.2 Mô tả mẫu nghiên cứu .....................................................................................44
4.2.1 Phương pháp lấy mẫu................................................................................44
4.2.2 Thống kê mô tả..........................................................................................45
4.2.3 Thống kê các biến quan sát .......................................................................49
4.3 Kiểm định và đánh giá thang đo:.....................................................................50
4.3.1 Kiểm định độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha ..........................................50
4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis).............52
4.3.3 Phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis - CFA) .....53
4.3.4 Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM)...........................................56
4.3.5 Phân tích Bootstrap ...................................................................................57
vii
4.4 Mức độ tác động của các yếu tố........................................................................58
4.5 Thảo luận kết quả..............................................................................................59
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ......................................................................................64
5.1 Kết luận nghiên cứu ..........................................................................................64
5.2 Ý nghĩa của đề tài .............................................................................................65
5.2.1 Đóng góp về lý thuyết ...............................................................................65
5.2.2 Hàm ý quản trị...........................................................................................66
5.3 Các hạn chế và gợi ý hướng nghiên cứu tương lai ...........................................69
5.3.1 Các hạn chế của nghiên cứu ......................................................................69
5.3.2 Gợi ý hướng nghiên cứu tương lai ............................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................71
PHỤ LỤC.................................................................................................................82
PHỤ LỤC 1. DÀN BÀI THẢO LUẬN CHUYÊN GIA...................................82
PHỤ LỤC 2. DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM ĐÁP VIÊN ...........................86
PHỤ LỤC 3. BẢNG KHẢO SÁT CHÍNH THỨC ................................................88
PHỤ LỤC 4. CHI TIẾT CÁC THẢO LUẬN ........................................................91
PHỤ LỤC 5. KẾT QUẢ CHẠY DỮ LIỆU..........................................................111
viii
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Trang
Hình 2.1 Mô hình lý thuyết hành vi giữa các cá nhân TIB (Triandis, 1977)...........16
Hình 2.2 Mô hình lý thuyết hành vi dự định có kế hoạch TPB (Ajzen, 1991)........17
Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu của Jamaluddin và ctg (2015)..................................19
Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu của Bautista và ctg (2018) .......................................20
Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu của Budnick và ctg (2020).......................................21
Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu của Nguyen và cộng sự (2020)................................22
Hình 2.7 Mô hình nghiên cứu đề xuất......................................................................25
Hình 3.1 Tiến trình nghiên cứu ................................................................................30
Hình 4.1 Phân bổ mẫu theo chỉ tiêu giới tính ..........................................................45
Hình 4.2 Phân bổ mẫu theo chỉ tiêu tuổi tác ............................................................45
Hình 4.3 Phân bổ mẫu theo chỉ tiêu trình độ học vấn..............................................46
Hình 4.4 Phân bổ mẫu theo chỉ tiêu nghề nghiệp ....................................................46
Hình 4.5 Phân bổ mẫu theo chỉ tiêu thu nhập ..........................................................47
Hình 4.6 Phân bổ mẫu theo chỉ tiêu mức độ TB ngày sử dụng ...............................47
Hình 4.7 Phân bổ mẫu theo chỉ tiêu mức độ TB tuần sử dụng ................................48
Hình 4.8 Mô hình phân tích CFA.............................................................................54
Hình 4.9 Mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) ..........................................................56
ix
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Bảng tóm tắt các nghiên cứu trước đây có mối quan hệ với hành vi sử dụng
điện thoại với mục đích cá nhân trong giờ làm việc ................................................22
Bảng 3.1 Thang đo chính thức của nghiên cứu........................................................32
Bảng 4.1 Thống kê kết quả khảo sát các nhân viên có hành vi sử dụng điện thoại mục
đích cá nhân..............................................................................................................49
Bảng 4.2 Tổng hợp Cronbach’s Alpha các thang đo ...............................................51
Bảng 4.3 Kết quả phân tích EFA các khái niệm ......................................................52
Bảng 4.4 Bảng phân tích CFA các khái niệm..........................................................55
Bảng 4.5 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ..........................................57
Bảng 4.6 Kết quả Bootstrap các giả thuyết..............................................................58
Bảng 4.7 Mức độ tác động của Ý định (IN).............................................................58
Bảng 4.8 Mức độ tác động của các yếu tố đến hành vi sử dụng điện thoại mục đích
cá nhân trong giờ làm việc (UP) ..............................................................................59
Bảng 4.9 So sánh kết quả của nghiên cứu tại Việt Nam với nghiên cứu của Bautista
và ctg (2018) ............................................................................................................60
x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
& ctg : Và các tác giả
AVE : Average Variance Extracted
BLLĐ : Bộ Luật Lao Động
CFA : Confirmatory Factor Analysis
EFA : Exploratory Factor Analysis
FOMO : Fear of missing out
FSOP : Family Supportive Organizational Perceptions
Gen X : Gen Xers - Thế hệ gen X sinh năm từ 1965 - 1980
Gen Y : Millennials/ Generation Y - Thế hệ gen Y sinh năm từ 1981-1994
Gen Z : Gen Zers - Thế hệ gen Z sinh ra trong giai đoạn 1995-2000
KMO : Kaiser Meyer Olkin
MXH : Mạng xã hội
SEM : Structural Equation Modelling
SDT : Self-Determination Theory
Smartphone : Điện thoại di động thông minh
TIB : Theory of Interpersonal Behaviour
TP. : Thành phố
TPB : Theory of Planned Behaviour
TRA : Theory of Reasoned Action
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1Sự cần thiết của nghiên cứu
Sự gia tăng mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông trong thập kỷ
qua đã thay đổi môi trường làm việc cùng với cách thức nhân viên chuyển giao thông
tin duy trì sự liên hệ với những người khác bên trong hoặc ngoài doanh nghiệp. Kể
từ năm 2012, việc dùng thiết bị di động cá nhân tại nơi làm việc đã trở nên phổ biến,
các nhân viên có thể tận hưởng sự thoải mái khi làm công việc của họ không chỉ trong
mà sau giờ làm việc (Diaz và ctg, 2012; Disterer và Kleiner, 2013). Bên cạnh đó,
Turel và ctg (2019) đề cập đến mặt tối của số hóa như mối đe dọa mới đến doanh
nghiệp và hành vi sử dụng điện thoại cho mục đích cá nhân sẽ làm mờ ranh giới giữa
cá nhân với xã hội, ảnh hưởng nghề nghiệp của nhân viên. Theo Tandon và ctg (2020),
hành vi dùng điện thoại cho mục đích cá nhân có khả năng tạo ra hiệu ứng gợn sóng
ở nơi làm việc, mang ý nghĩa tiêu cực đáng kể đối với mối quan hệ tại tổ chức.
Hiện nay, các tập đoàn trên thế giới đang chú ý đến hành vi nhân viên sử dụng
điện thoại để truy cập Internet cho mục đích cá nhân (Websense, 2000). Theo Vault
ước tính hành vi này của nhân viên đã làm tiêu tốn 54 tỷ đô la mỗi năm với năng suất
bị tụt dốc (Adschiew, 2000). Bên cạnh đó, chuyên gia trong ngành kết luận các công
ty đã mất 470 triệu đô la năng suất do nhân viên đọc tài liệu trực tuyến ngoài công
việc (ZDNet, 2000). Ngoài ra, có nghiên cứu báo cáo rằng khoảng 30% - 50% nhân
viên dùng Internet không liên quan đến công việc, gây thiệt hại hằng năm lên tới 1 tỷ
đô la (Restubog và ctg, 2011). Trong báo cáo khác được thực hiện vào năm 2000 bởi
eMarketer.com cho thấy có 73% người dùng đang hoạt động tại Hoa Kỳ đã truy cập
Web ít nhất một lần từ nơi làm việc, 41% truy cập Web phần lớn thời gian tại nơi làm
việc, và 15% truy cập trực tuyến độc quyền tại nơi làm việc (McLaughlin, 2000).
Ở Việt Nam, đa số các ngành nghề có quy định thời gian làm việc một ngày
không quá 8 giờ, áp dụng với tổ chức sử dụng lao động (Điều 105 BLLĐ, 2019). Bên
cạnh đó, Cao Minh Trí và Nguyễn Huỳnh Anh Thư (2022) đã chứng minh nhân viên