Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng Đông Nam: Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh / Đặng Văn Thông ; Đào Duy Huân người hướng dẫn khoa học
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển kinh tế, cạnh tranh toàn cầu các doanh nghiệp Việt Nam đã và
đang có sự tăng tốc về năng suất lao động để có thể bắt kịp với năng suất lao động
trung bình của thế giới. Bất kỳ một tổ chức nào muốn tồn tại và phát triển đều phải
tự tạo, duy trì và phát triển cho riêng mình các nguồn lực về tài chính, máy móc thiết
bị, công nghệ kỹ thuật và con người. Trong đó nguồn lực về con người hay còn gọi
là nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng, “sống còn” quyết định đến sự tồn tại và phát
triển của một tổ chức. Nếu như trước đây người lao động được xem như là chi phí
đầu vào của doanh nghiệp thì ngày nay nguồn nhân lực được xem là tài sản quý giá
nhất và có vai trò quyết định trong sự thành bại của doanh nghiệp vì người lao động
là người tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, tạo ra sự
hoạt động nhịp nhàng, trơn tru cho bộ máy doanh nghiệp hoạt động trong quá trình
kinh doanh sản xuất hay dịch vụ. Vì vậy, hiện nay vai trò quản trị nguồn nhân lực
được nâng lên tầm cao mới với các mục tiêu cụ thể và nhất định là thu hút, lôi cuốn,
giữ chân, tạo động lực cho người lao động kết hợp với việc xây dựng môi trường làm
việc, các chính sách đãi ngộ, động viên tích cực để đạt mục tiêu giúp người lao động
bộc lộ, phát huy hết khả năng và cống hiến tài năng cho tổ chức, từ đó thúc đẩy việc
tăng năng suất lao động và nâng cao được tính hiệu quả của tổ chức.
Việc tạo động lực cho nhân viên là một việc làm hết sức quan trọng đối với tổ chức.
Với một tổ chức, công ty biết cách tạo động lực cho nhân viên sẽ giúp cho họ làm
việc đạt năng suất từ 80 – 90% hiệu suất, tỷ lệ xin nghỉ việc và nghỉ phép thường
xuyên thấp (Farhaan Arman, 2009). Làm thế nào để nhân viên có thể làm việc hăng
say, đóng góp hết mình vì tổ chức, tránh tình trạng nhân viên làm trong tâm lý chán
nản, làm cho có không để tâm vào công việc và năng suất công việc của nhân viên
cao là một bài toán khó đối với mỗi doanh nghiệp mà không phải doanh nghiệp nào
cũng có thể tìm ra hướng giải quyết. Một nghiên cứu về nhân viên và cấp quản lý
2
trong việc tạo động lực làm việc, kết quả cho thấy rằng tìm hiểu các yếu tố tạo động
lực làm việc của nhân viên là vấn đề quan trọng cho các doanh nghiệp và nhà quản
lý. (Kovach, 1995).
Hiện nay, theo báo cáo của tổ tư vấn của Thủ Tướng Chính Phủ thì năng suất lao
động ở Việt Nam đáng báo động có thể nói là rất thấp cụ thể năng suất lao động của
Việt Nam chỉ bằng 1/4 của Thái Lan và bằng 1/10 của Mỹ, Nhật Bản. Về nguyên
nhân thì có nhiều nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động Việt Nam thấp như vậy.
Có thể là công nghệ, máy móc, kinh nghiệm của người lao động Việt Nam chưa bằng
so với các nước phát triển trên thế giới. Nhưng một phần nguyên nhân đó là động lực
làm việc của người lao động chưa thật sự cao, nhà quản trị chưa giúp nhân viên phát
huy hết tiềm năng vốn có của người lao động dẫn đến năng suất lao động còn hạn
chế. Vì vậy, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm
việc của nhân viên tại công ty TNHH xây dựng Đông Nam” nhằm tìm ra các yếu
tố tác động đến động lực của nhân viên nói chung và nhân viên của công ty ngành
xây dựng nói riêng để có thể cải thiện phần nào về năng suất lao động.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát:
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại công ty
TNHH xây dựng Đông Nam và từ đó đưa ra các hàm ý quản trị để làm tăng động lực
làm việc của nhân viên.
Mục tiêu cụ thể:
- Nhận diện các yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên tại công ty
TNHH xây dựng Đông Nam.
- Xác định mức độ tác động của các yếu tố đến động lực làm việc của nhân viên tại
công ty TNHH xây dựng Đông Nam.
3
- Đưa ra hàm ý quản trị để nâng cao động lực làm việc của nhân viên tại công ty
TNHH xây dựng Đông Nam
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố tạo động lực và động lực làm việc của nhân viên
tại công ty TNHH xây dựng Đông Nam.
Phạm vi nghiên cứu: được giới hạn là nhân viên làm việc tại công ty TNHH xây
dựng Đông Nam, từ tháng 5/2019 đến 8/2019.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được tác giả tiến hành thông qua hai bước chính là nghiên cứu định
tính và nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định tính: trên cơ sở tổng hợp các học thuyết và các mô hình nghiên cứu
về động lực làm việc trong nước, ngoài nước. Tác giả xác định các yếu tố tác động
đến động lực làm việc của nhân viên trong các nghiên cứu đó, biến nào xuất hiện
nhiều trong các nghiên cứu sẽ được đề xuất làm mô hình sơ bộ. Sau đó, tác giả sẽ
thông qua thảo luận nhóm. Nhóm bao gồm những nhà quản lý có kinh nghiệm trong
việc tạo động lực làm việc của nhân viên nhằm điều chỉnh thang đo và bảng câu hỏi
sao cho phù hợp nghiên cứu để đưa ra mô hình nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu định lượng: lấy thông tin trực tiếp từ nhân viên làm việc công ty TNHH
xây dựng Đông Nam thông qua bảng câu hỏi khảo sát, mẫu được lấy theo phương
pháp mẫu thuận tiện. Để phân tích và xử lý dữ liệu thu thập được, tác giả sử dụng
phần mềm thống kê SPSS 20 để thực hiện việc phân tích như thống kê mô tả, kiểm
định thang đo (Cronbach’s Alpha) để biết được độ tin cậy thang đo, phân tích nhân
tố khám phá EFA để kiểm định giá trị các thang đo, phân tích tương quan pearson để
xem mối tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, cuối cùng là phân tích
hồi quy tuyến tính để đưa ra mô hình và xem mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến
động lực làm việc của nhân viên.
4
1.5 Ý nghĩa của đề tài
Về lý thuyết: đưa ra được thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến động lực của nhân viên
trong ngành xây dựng trong thời điểm thực hiện nghiên cứu tại Việt Nam
Về thực tiễn: hiện nay các doanh nghiệp ở Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp vừa
và nhỏ nên nguồn lực về tài chính còn hạn chế nên không thể dàn trải đầu tư kinh phí
vào nhiều vấn đề còn hạn chế cùng một lúc mà phải xem yếu tố nào tác động mang
lại hiệu quả thực sự lớn, và đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty thì mới nên chú trọng.
Với nghiên cứu, được thực hiện tại công ty TNHH xây dựng Đông Nam sẽ giúp cho
ban giám đốc nói riêng và những công ty xây dựng khác có quy mô gần, hoặc tương
đương có cái nhìn tổng quan về động lực của nhân viên đang làm việc tại doanh
nghiệp của mình, thấy được yếu tố nào tác động ra sao. Để từ đó có thể dùng kinh phí
đầu tư vào yếu tố tạo ra sự khác biệt đó, giúp cho động lực của nhân viên được nâng
cao hơn và làm việc hiệu quả hơn. Giúp cho doanh nghiệp có thể kiếm được nhiều
lợi nhuận hơn.
1.6 Cấu trúc luận văn
Luận văn bao gồm 5 chương
Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị
Tóm tắt chương 1: Tác giả khái quát tổng quan về vấn đề đang nghiên cứu như đưa
ra lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương
pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN
CỨU
Chương 1 tác giả đã nêu lên tổng quan của nghiên cứu, mục tiêu, ý nghĩa thực tiễn.
Với chương 2 này tác giả sẽ tổng hợp các lý thuyết và một số nghiên cứu đã được
công nhận đăng trên các bài báo, nghiên cứu, và được viết thành sách trên thế giới và
ở tại Việt Nam. Dựa vào đó để lựa chọn các biến và đưa ra mô hình phù hợp, bảng
câu hỏi phục vụ cho nghiên cứu tiếp theo.
2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Khái niệm về động lực làm việc
Động lực làm việc được định nghĩa theo Robbins (1998) là sự sẵn sàng ở mức độ cao
thể hiện cố gắng nhằm hướng đến các mục tiêu đã đề ra trong tổ chức, trong điều
kiện một số cá nhân được thỏa mãn theo sự nỗ lực của họ, còn theo (Mitchell, 1982)
động lực làm việc thể hiện tiến trình tâm lý tạo ra sự thức tỉnh, định hướng, kiên trì
thực hiện các hành động nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. Hoặc theo như
(Mullins, 2005) thì động lực làm việc là sự tác động viên từ bên trong của cá nhân
giúp họ đạt được những thứ mà họ mong muốn. Còn theo như (Richard, 2016) động
viên đề cập đến các tác lực thúc đẩy từ bên trong hay bên ngoài đến một cá nhân và
nó tạo ra sự nhiệt trình và kiên trì theo đuổi một lộ trình hành động nào đó. Động
viên nhân viên tác động đến năng suất lao động, và hơn thế nữa là một phần công
việc của nhà quản trị chính là định hướng sự động viên nhằm hoàn thành các mục
tiêu của tổ chức. Như vậy, động lực là lý do mà một cá nhân hay nói cách khác là lý
do mà nhân viên muốn làm việc, đóng góp công sức, trí tuệ của mình cho nơi mình
làm việc. Để có thể đạt được mục tiêu họ cần được sự thúc đẩy từ bên trong hoặc bên
ngoài của nhà quản trị và cá nhân đó phải tự nguyện đạt được mục tiêu đó. Động lực
còn có thể chuyên một cá nhân từ trạng thái chán nản, không muốn làm việc, làm việc
không có mục đích trở thành một người nhiệt tình, hăng say, có mục đích, đóng góp
6
tích cực cho tổ chức. Động lực giúp nhân viên chuyển từ chán nản công việc thành
hăng say với công việc (Islam, 2008).
2.1.2 Các lý thuyết về động lực
Có ba nhóm lý thuyết về động viên bao gồm: thuyết nhu cầu, thuyết nhận thức, thuyết
củng cố.
2.1.2.1 Nhóm lý thuyết nhu cầu
Các lý thuyết về nhu cầu đề cập đến nhu cầu cơ bản của con người và cách thức nhà
quản trị có thể thỏa mãn nhu cầu đó tại nơi làm việc. Bao gồm Thuyết thang bậc nhu
cầu của Maslow (1943), lý thuyết ERG của Clayton Alderfer (1972), Thuyết hai nhân
tố trong động viên của Frederick Herzberg (1959), Lý thuyết nhu cầu đạt được của
David McClelland (1985).
Thuyết nhu cầu Maslow
Maslow (1943) đề xuất rằng con người được động viên bởi các nhu cầu và tồn tại
theo một trật tự được thực hiện trong một cuộc đời của con người. Và đây cũng là lý
thuyết về thỏa mãn được ứng dụng rộng rãi nhất. Maslow đã chia ra thành năm loại
nhu cầu của con người thành năm cấp bậc từ thấp đến cao: các nhu cầu sinh lý (như
thực phẩm, không khí, nước uống, năng lượng, mức lương đủ để sống của con người),
các nhu cầu an toàn (an toàn cho bản thân trong lúc làm việc, bảo đảm về vật chất
không bị hư hại, không bị người khác đe dọa bạo hành), các nhu cầu xã hội (muốn
mở rộng mối quan hệ trong xã hội, được đồng nghiệp chấp nhận, có mối quan hệ tốt
với cấp trên hoặc đối tác), các nhu cầu được tôn trọng (muốn có được hình ảnh đẹp
trong mắt người khác, được người khác đánh giá cao, được mọi người công nhận về
việc gì đó), các nhu cầu tự thể hiện (phát triển năng lực bản thân, phát huy khả năng
tiềm ẩn trong con người, cần được trao cơ hội để phát triển, sáng tạo, có sự thăng tiến
trong công việc). Trong đó nhu cầu sinh lý và an toàn được xếp vào nhóm cơ bản, và
nhu cầu xã hội, tôn trọng, tự thể hiện được xếp vào nhóm nhu cầu bậc cao.
7
Hình 2.1 Tháp nhu cầu của Maslow (nguồn: Richard, 2016)
Con người thường hành động theo nhu cầu của bản thân, ở tháp nhu cầu này con
người sẽ thỏa mãn mình từ thấp đến cao và rất ít khi có thể nhảy bậc nhu cầu, việc
thỏa mãn nhu cầu tại chính nhu cầu họ cần thiết sẽ kích thích cá nhân làm việc, hành
động hết mình cho tổ chức. Vậy qua tháp nhu cầu để có được động lực của con người
thì việc tác động vào nhu cầu sẽ khiến cho họ thay đổi hành vi. Nhà quản trị muốn
thay đổi hành vi của cấp dưới thì phải hiểu được cấp dưới đang ở bậc nhu cầu nào để
trao cho nhân viên của họ nhu cầu đó để tổ chức có thể đạt được mục tiêu một cách
tối đa.
Thuyết hai nhân tố trong động viên
Frederick Herzberg đã nghiên cứu hàng trăm nhân viên trong thời gian mà họ làm
việc kể cả những lúc họ thấy chán nản và mất đi động lực làm việc. Ông đã phát hiện
ra rằng trong công việc sự thỏa mãn của những nhân viên là khác nhau nhưng đúc kết
lại thì có 2 yếu tố là yếu tố thúc đẩy và yếu tố duy trì. Nhưng vẫn có một khoảng gọi
Nhu cầu tự
thể hiện
Nhu cầu tôn trọng
Nhu cầu xã hội
Nhu cầu an toàn
Nhu cầu sinh lý
8
là trung dung nhân viên không cảm thấy không thỏa mãn và cũng không cảm thấy
thỏa mãn.
Đối với nhân tố duy trì như môi trường làm việc, chính sách, mối quan hệ trong công
việc, đồng nghiệp. Khi yếu tố duy trì không tốt thì công việc không được thỏa mãn
nhưng nếu yếu tố duy trì tốt thì nhân viên chỉ cảm thấy sự không thỏa mãn sẽ biến
mất nhưng đối với bản thân họ thì mức thỏa mãn cao chưa được đáp ứng.
Đối với nhân tố thúc đẩy thì tập trung vào những nhu cầu bậc cao hơn của con người
như sự công nhận của người khác, thành tựu đạt được trong công việc, trách nhiệm
đối với công việc, cơ hội thăng tiến, hay được đào tạo chuyên sâu. Herzberg đã chỉ ra
rằng nếu các yếu tố thúc đẩy không tồn tại thì nhân viên sẽ ở trạng thái trung dung
với công việc hiện tại nhưng khi có yếu tố thúc đẩy thì nhân viên sẽ ở trạng thái động
viên rất cao và làm việc hết sức mình.
Ứng dụng thuyết hai nhân tố vào thực tiễn là rất lớn, khi nhà quản trị muốn loại bỏ
sự không thỏa mãn của nhân viên thì sử dụng yếu tố duy trì nhưng nó không tạo ra
động lực làm việc lớn cho họ mà muốn tạo ra động lực làm việc cao trong nhân viên
thì phải sử dụng yếu tố thúc đẩy như sự công nhận, thách thức, cơ hội thăng tiến.
Thuyết hai nhân tố cũng chỉ ra rằng đáp ứng nhu cầu của con người từ nhu cầu cơ
bản đến nhu cầu bậc cao hơn thúc đẩy nhân viên đạt được mục tiêu của họ và của tổ
chức, góp phần thỏa mãn với chính bản thân cao hơn.
Lý thuyết ERG
Clayton Alderfer đã dựa trên thuyết năm thang bậc nhu cầu của Maslow đã đưa ra
một phiên bản mới đơn giản hơn và khắc phục nhược điểm của thuyết năm thang bậc
nhu cầu. Thuyết ERG gồm ba loại nhu cầu:
Nhu cầu tồn tại: là nhu cầu về thể chất con người tương ứng với nhu cầu sinh lý và
an toàn của Maslow.
Nhu cầu liên kết: là nhu cầu thỏa mãn những mối quan hệ con người với nhau tương
ứng với nhu cầu về mối quan hệ và sự tôn trọng của Maslow.
9
Nhu cầu tăng trưởng: là nhu cầu nói về sự phát triển của chính bản thân mình tương
ứng với nhu cầu sự tôn trọng và nhu cầu sự thể hiện trong tháp nhu cầu của Maslow.
Thuyết ERG và năm thang bậc nhu cầu Maslow gần giống nhau nhưng thuyết ERG
chỉ có ba cấp bậc và để thỏa mãn bậc cao hơn thì khó hơn so với tháp nhu cầu Maslow.
Với nguyên tắc thất vọng – hồi quy của thuyết ERG thì khi con người chưa đạt được
mức thỏa mãn cao hơn thì sẽ quay về với mức thõa mãn thấp hơn.
Lý thuyết nhu cầu đạt được
David McClelland cho rằng trong suốt quãng đời của cuộc sống con người thì con
người đạt được một vài loại nhu cầu, và có thể nhận biết được qua trải nghiệm cuộc
sống. Ba loại nhu cầu mà McClelland đưa ra là:
Nhu cầu thành tựu: mong muốn làm được những công việc khó khăn, mà không ai
làm được
Nhu cầu liên kết: mong muốn được mở rộng nhiều mối quan hệ trong xã hội, và
những mối quan hệ này đều tốt đẹp, tránh những rắc rối, xung đột mà mối quan hệ
đưa lại.
Nhu cầu quyền lực: muốn được lãnh đạo người khác, có trách nhiệm và quyền được
người khác phải phục tùng mệnh lệnh của mình.
Với những nghiên cứu trong khoảng thời gian dài McClelland đã chỉ ra rằng những
người có nhu cầu thành tựu thì sẽ có xu hướng trở thành chủ các công ty, tập đoàn.
Những người có nhu cầu liên kết thì có xu hướng trở thành người điều phối, những
người điều hành các hoạt động, liên kết các bộ phận trong tổ chức với nhau và họ có
kỹ năng về quản lý nguồn nhân lực rất tốt. Những người có nhu cầu về quyền lực thì
họ có mong muốn trở thành những nhà quản trị cấp cao trong tổ chức.
Tóm lại, nhóm lý thuyết về nhu cầu tập trung vào những nhu cầu cơ bản và nhu cầu
bậc cao của con người. Qua đây các nhà quản trị có thể hiểu được nhân viên mình