Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ đào tạo hệ đại học tại trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh: Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh / Đỗ Thiện Minh ; Trần Dục Thức người hướng dẫn khoa học
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH
ĐỖ THIỆN MINH
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ
ĐÀO TẠO HỆ ĐẠI HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN
HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH
ĐỖ THIỆN MINH
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ
ĐÀO TẠO HỆ ĐẠI HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN
HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 8 34 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN DỤC THỨC
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2020
i
TÓM TẮT
1. Tiêu đề
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ đào tạo hệ đại học tại Trường
Đại học Ngân hàng TP.HCM.
2. Tóm tắt
Mục tiêu chính của đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ
đào tạo hệ đại học tại Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM” là xác định các yếu
tố và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến chất lượng dịch vụ đào tạo hệ
đại học tại Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất
hàm ý quản trị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo hệ đại học của trường
trong thời gian tới.
Dựa vào cơ sở lý thuyết, các mô hình, các nghiên cứu trong và ngoài nước
có liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, đặc biệt là chất
lượng dịch vụ đào tạo, kết hợp với tình hình thực tế cho phù hợp với hiện trạng tại
trường tác giả đã tổng hợp để đề xuất 05 yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ
đào tạo tại Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM gồm (1) Đội ngũ giảng viên; (2)
Dịch vụ hỗ trợ; (3) Tổ chức, quản lý đào tạo; (4) Chương trình đào tạo; (5) Cơ sở
vật chất.
Phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua hai (02) giai đoạn: Giai đoạn
nghiên cứu định tính (thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu với các chuyên gia có kinh
nghiệm quản lý, giảng dạy lâu năm tại trường) để xác định được mô hình nghiên cứu
và thang đo chính thức. Qua đó, tác giả đã xác định được mô hình nghiên cứu chính
thức gồm 5 biến độc lập, 1 biến phụ thuộc và liệt kê ra được 32 biến quan sát để đo
lường cho 6 khái niệm trong mô hình nghiên cứu này. Giai đoạn tiếp theo là nghiên
cứu chính thức thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua
phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi khảo sát. Cách thức thực hiện
nghiên cứu định lượng như: cách xây dựng thang đo, thiết kế bảng câu hỏi, cách
chọn mẫu, cách thức xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0 như làm sạch dữ liệu,
đánh giá hệ số Cronbach’s Alpha, EFA, hồi qui tuyến tính, phân tích T-test, Anova.
ii
Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu cho thấy, có 06 thang đo đều đo
lường được giá trị nội dung các khái niệm nghiên cứu thông qua hệ số độ tin cậy
Cronbach’s Alpha. Sau đó tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA.
Kết quả phân tích hồi qui cho thấy, cả 05 yếu tố đều hưởng đến chất lượng dịch
vụ đào tạo hệ đại học tại Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, mức độ ảnh hưởng
được sắp xếp theo hướng từ mạnh nhất đến giảm dần sự ảnh hưởng là: Cơ sở vật chất;
Chương trình đào tạo, Đội ngũ giảng viên, Dịch vụ hỗ trợ và cuối cùng là Tổ chức,
quản lý đào tạo.
Ngoài ra đề tài còn xem xét ảnh hưởng của các biến nhân khẩu học đến sự
đánh giá của sinh viên đang theo học tại Trường về chất lượng dịch vụ đào tạo.
Trong đó kết quả kiểm định T-test, ANOVA cho thấy không có sự khác biệt về
trung bình của đặc điểm giới tính, năm học, ngành học.
Tiếp đến, tác giả trình bày các hàm ý quản trị nhằm nâng cao chất lượng dịch
vụ đào tạo của trường. Và cuối cùng là các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo
của đề tài.
3. Từ khóa
Chất lượng dịch vụ đào tạo, Trường Đại học Ngân hàng TPHCM, chương
trình đào tạo, cơ sở vật chất.
iii
ABSTRACT
1. Title
Factors influencing the quality of educational services for undergraduates at
Banking University HCMC.
2. Summary
The central objective of this study was to determine the factors and measure
the impact of these factors influencing the quality of educational services for
undergraduates at Banking University HCMC. On that basis, some administrative
implications were suggested in this research in order to improve the quality of
educational services for undergraduates at Banking University HCMC in the future.
On the theoretical framework, models, findings of previous researches in
Vietnam and other countries concerning to factors influencing the quality of services,
especially the quality of educational services, together with actual state in accordance
with present conditions at Banking University HCMC, the author suggested five
factors influencing the quality of educational services at Banking University
including (1) Academic staff; (2) Support service; (3) Educational management; (4)
Curricula; (5) Facilities.
The research methodology was conducted in two stages: qualitative method
(group discussion and depth interview with experts who were experienced in
management and teaching at the university for years) was used to build research
model and measurement model. Thanks to this, the author identified the official
research model including five independent variables, one dependent variable and
listed 32 observed variables to measure six concepts in this research model. In the
next stage, quantitative method via direct interviews using questionnaires was
applied. This quantitative method comprises: how to build scales of measurement,
design questionnaires, choose samples, analyze data using SPSS 20.0 software such
as data cleaning, Cronbach's Alpha and EFA evaluation, linear regression and T-test,
Anova analysis.
Results of research model accreditation show that there were six scales of
measurement which could measure content value of research concepts via the
iv
reliability of Cronbach’s Alpha. In the next step, some factors were analyzed to
identify EFA. Results of regression analysis reveal that all these five factors had an
effect on the quality of educational services for undergraduates at Banking
University, the influence level was declining in the order: Facilities; Curricula;
Academic staff; Support service and Educational management is the last factor.
Also, this thesis considered the impact of demographic variables on students’
evaluation on the quality of educational service. Results of T-test, ANOVA
accreditation indicate that there was no difference in gender, schoolyear, major
characteristics.
Additionally, the author presented administrative implications in search of the
enhancement in the quality of educational services. Limitations and
recommendations for future research could be found in the final part of the thesis.
3. Keywords
Quality of educational services, Banking University of Ho Chi Minh City,
Curricula, Facilities.
v
LỜI CAM ĐOAN
Các số liệu, kết quả được thu thập và nêu trong luận văn là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác ngoại trừ các trích dẫn được
dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ
rõ nguồn gốc.
Tôi xác nhận rằng đây là công trình được nghiên cứu bởi cá nhân tôi và vấn đề
này được nghiên cứu với những kiến thức tốt nhất của tôi thông qua quá trình ứng
dụng những kiến thức, học thuật đạt được từ chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên
ngành Quản trị Kinh doanh tại trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM. Luận văn này
chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào.
Tp.HCM, ngày tháng năm 2020
Tác giả luận văn
Đỗ Thiện Minh
vi
LỜI CẢM ƠN
Sau một quá trình học tập tại Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM, tính đến
thời điểm hiện nay, đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ đào tạo hệ
đại học tại Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM” đã được hoàn thành.
Lời đầu tiên tôi xin cảm ơn các thầy cô đã và đang công tác tại các phòng ban,
các khoa nói chung và các thầy cô đã tham gia giảng dạy trong khóa học của lớp
CH5QTKD, các thầy cô trong Khoa Quản trị Kinh doanh, Khoa Sau Đại học nói
riêng đã giúp đỡ, hỗ trợ cũng như động viên, khuyến khích tôi hoàn thành khóa học
này.
Đặc biệt, tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Giảng viên
hướng dẫn của tôi, Tiến Sĩ Trần Dục Thức – Phó trưởng Khoa Quản trị kinh doanh –
Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn và cho
tôi những lời khuyên, lời góp ý đầy giá trị trong suốt giai đoạn tôi viết luận văn này.
Xin được cám ơn đến các thầy cô, các bạn sinh viên trong trường Đại học
Ngân hàng TP.HCM đã hỗ trợ cung cấp các thông tin cần thiết trong suốt quá trình
tìm kiếm thông tin và thu thập dữ liệu để thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Tp.HCM, ngày tháng năm 2020
Tác giả luận văn
Đỗ Thiện Minh
vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT NỘI DUNG
NHS Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.
ĐH Đại học
QTKD Quản trị Kinh doanh
EFA Phân tích nhân tố khám phá EFA
CTĐT Chương trình đào tạo
CLDV Chất lượng dịch vụ
CLDVĐT Chất lượng dịch vụ đào tạo
NC Nghiên cứu
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
SPSS Statistical Package for the Social Sciences.
SV Sinh viên
viii
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
Bảng 2.1 Tổng hợp một số nghiên cứu có liên quan 24
Bảng 3.1 Tổng hợp thang đo và biến quan sát đề xuất 32
Bảng 3.2 Tổng hợp kết quả thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu chuyên
gia
36
Bảng 3.3 Thang đo chính thức và các biến quan sát trong bảng khảo sát
chính thức.
40
Bảng 4.1 Kết quả thống kê mẫu theo giới tính 50
Bảng 4.2 Kết quả thống kê mẫu theo năm học 50
Bảng 4.3 Kết quả thống kê mẫu theo chuyên ngành 51
Bảng 4.4 Kết quả phân tích độ tin cậy của yếu tố Đội ngũ giảng viên 52
Bảng 4.5
Kết quả phân tích độ tin cậy của yếu tố Đội ngũ giảng viên
(lần 2) 52
Bảng 4.6 Kết quả phân tích độ tin cậy của yếu tố Dịch vụ hỗ trợ 53
Bảng 4.7
Kết quả phân tích độ tin cậy của yếu tố Tổ chức, quản lý đào
tạo 53
Bảng 4.8
Kết quả phân tích độ tin cậy của yếu tố Tổ chức, quản lý đào
tạo (lần 2) 54
Bảng 4.9 Kết quả phân tích độ tin cậy của yếu tố Chương trình đào tạo 55
Bảng 4.10
Kết quả phân tích độ tin cậy của yếu tố Chương trình đào tạo
(lần 2) 55
Bảng 4.11 Kết quả phân tích độ tin cậy của yếu tố Cơ sở vật chất 56
Bảng 4.12 Kết quả phân tích độ tin cậy của yếu tố Cơ sở vật chất (lần 2) 56
Bảng 4.13
Kết quả phân tích độ tin cậy của yếu tố Chất lượng dịch vụ
đào tạo 57
ix
Bảng 4.14 KMO và kiểm định Bartlett’s Test 58
Bảng 4.15 Kết quả phân tích EFA 60
Bảng 4.16 Kết quả phân tích nhân tố EFA biến phụ thuộc 62
Bảng 4.17 Tổng hợp các nhân tố và biến quan sát sau khi EFA 63
Bảng 4.18 Kết quả tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc 64
Bảng 4.19 Kết quả hệ số hồi qui 65
Bảng 4.20 Hệ số tổng hợp mô hình 66
Bảng 4.21
Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính tổng
thể 66
Bảng 4.22 Kết quả hệ số hồi qui và thống kê đa cộng tuyến 67
Bảng 4.23 Kết quả kiểm định Independent Samples T-Test về mức độ
đánh giá các thành phần chất lượng đào tạo theo giới tính
72
Bảng 4.24 Kết quả kiểm định giả thuyết về trị trung bình của 2 tổng thể
độc lập
73
Bảng 4.25 Kiểm định sự bằng nhau của phương sai các nhóm về năm
học
74
Bảng 4.26 Phân tích phương sai: ANOVA nhóm năm học 74
Bảng 4.27 Kiểm định sự bằng nhau của phương sai các nhóm về ngành
học
75
Bảng 4.28 Phân tích phương sai: ANOVA nhóm ngành học 75
Bảng 5.1 Trung bình thang đo“Chất lượng dịch vụ đào tạo” 78
Bảng 5.2 Trung bình thang đo Cơ sở vật chất 79
Bảng 5.3 Trung bình thang đo đội ngũ giảng viên 81
Bảng 5.4 Trung bình thang đo chương trình đào tạo 82
Bảng 5.5 Trung bình thang đo dịch vụ hỗ trợ 84
Bảng 5.6 Trung bình thang đo Tổ chức, quản lý đào tạo 85
x
DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Trang
Hình 2.1 Mô hình HEdPERF của Abdullah (2006) 12
Hình 2.2
Mô hình SERVQUAL của Parasuraman và cộng sự
(1985)
13
Hình 2.3 Mô hình SERVPERF của Cronin và Taylor (1992) 15
Hình 2.4
Mô hình nghiên cứu Chất lượng dịch vụ Đào tạo Ali
Mohammadi & Jamshid Mohammadi (2014)
20
Hình 2.5
Mô hình nghiên cứu Chất lượng dịch vụ đào tạo và sự
hài lòng của người học của Phạm Thị Liên (2016)
21
Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu đề xuất 27
Hình 3.1 Sơ đồ qui trình nghiên cứu 31
Hình 4.1 Biểu đồ Histogram phân tán phần dư chuẩn hóa 69
Hình 4.2 Đồ thị P-P Plot của phần dư chuẩn hóa hồi qui 69
Hình 4.3
Biểu đồ phân tán phần dư và giá trị dự đoán của mô hình hồi
qui tuyến tính
70
Hình 4.4
Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
dịch vụ đào tạo hệ đại học tại trường Đại học Ngân hàng
thành phố Hồ Chí Minh
71
MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .....................................1
1.1 Đặt vấn đề………………………………………………...……………….…1
1.2 Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................2
1.3 Mục tiêu của đề tài ...........................................................................................4
1.3.1 Mục tiêu tổng quát ........................................................................................4
1.3.2 Mục tiêu cụ thể..............................................................................................4
1.4 Câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................................4
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................4
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu....................................................................................4
1.5.2 Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................5
1.5.3 Đối tượng khảo sát ........................................................................................5
1.6 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................5
1.6.1 Phương pháp nghiên cứu định tính ...............................................................5
1.6.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng ............................................................5
1.7 Đóng góp của đề tài..........................................................................................6
1.7.1 Ý nghĩa khoa học ..........................................................................................6
1.7.2 Ý nghĩa thực tiễn...........................................................................................6
1.8 Bố cục của luận văn nghiên cứu ......................................................................6
Tóm tắt chương 1 ...................................................................................................7
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .............8
2.1 Các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu..............................................8
2.1.1 Dịch vụ ..........................................................................................................8
2.1.2 Chất lượng dịch vụ........................................................................................9
2.1.3 Đào tạo ........................................................................................................15
2.1.4 Chất lượng dịch vụ đào tạo .........................................................................15
2.2.5 Một số nghiên cứu các yếu tố tác động đến chất lượng dịch vụ đào tạo ....19
2.2.5.1 Các nghiên cứu ngoài nước......................................................................19
2.2.5.2 Các nghiên cứu trong nước ......................................................................21
2.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất..........................................................................24
2.3.1 Tổng hợp các mô hình nghiên cứu có liên quan .........................................24
2.3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất........................................................................26
2.3.3 Định nghĩa các yếu tố..................................................................................27
2.3.4 Các giả thuyết nghiên cứu...........................................................................28
Tóm tắt chương 2 .................................................................................................29
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................30
3.1 Quy trình nghiên cứu. ....................................................................................30
3.2 Xây dựng thang đo .........................................................................................32
3.3 Phương pháp nghiên cứu................................................................................35
3.3.1 Nghiên cứu định tính...................................................................................35
3.3.2 Nghiên cứu định lượng ..............................................................................39
3.3.3.1 Đối tượng khảo sát ...................................................................................39
3.3.3.2 Thiết kế bảng câu hỏi...............................................................................39
3.3 Xác định cỡ mẫu ............................................................................................43
3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu ......................................................................44
3.4.1 Kiểm định Cronbach‟s alpha và Corrected Item – Total Correlation.........44
3.4.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) ..............45
3.4.3 Phân tích hồi quy đa biến và kiểm định giả thuyết.....................................47
3.4.4 Kiểm định sự khác biệt theo phương pháp phân tích T-Test, phân tích
phương sai ANOVA.............................................................................................48
Tóm tắt chương 3 .................................................................................................48
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................49
4.1 Kết quả thống kê mô tả ..................................................................................49
4.1.1 Mẫu nghiên cứu...........................................................................................49
4.1.2 Kết quả thống kê mẫu theo giới tính...........................................................49