Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các nhân tố tác động tới cầu du lịch quốc tế đến việt nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------
PHẠM THỊ THANH HUYỀN
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI CẦU DU LỊCH
KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH KINH TẾ HỌC
HÀ NỘI - 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------
PHẠM THỊ THANH HUYỀN
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI CẦU DU LỊCH
KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAM
Chuyên ngành: KINH TẾ HỌC
Mã số: 9310101_KTH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VIỆT HÙNG
HÀ NỘI - 2023
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam
kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu
cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Tác giả luận án
Phạm Thị Thanh Huyền
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ v
DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lý do lựa chọn vấn đề nghiên cứu ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 3
3. Đối tượng, phạm vi và câu hỏi nghiên cứu .......................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 4
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ............................................................................ 4
4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu .......................................................................... 4
5. Cấu trúc nghiên cứu .............................................................................................. 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN .................................................. 6
1.1. Khái niệm ............................................................................................................. 6
1.1.1. Du lịch và phân loại du lịch ............................................................................ 6
1.1.2. Khách du lịch .................................................................................................. 8
1.1.3. Cầu du lịch ...................................................................................................... 9
1.2. Lý thuyết nền tảng ............................................................................................ 12
1.2.1. Lý thuyết Mô hình lực hấp dẫn .................................................................... 12
1.2.2. Lý thuyết tâm lý - xã hội .............................................................................. 16
1.3. Tổng quan nghiên cứu ...................................................................................... 19
1.3.1. Quan điểm nghiên cứu vi mô và vĩ mô ........................................................ 19
1.3.2. Các nhân tố tác động tới cầu du lịch theo mô hình lực hấp dẫn ................... 20
1.3.3. Các nhân tố tác động tới độ dài thời gian lưu trú theo lý thuyết tâm lý xã hội ... 27
1.4. Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................. 36
1.5. Khung phân tích ................................................................................................ 38
1.5.1. Khung phân tích các nhân tố tác động tới lượt khách đến ở cấp độ vĩ mô ......... 38
1.5.2. Khung phân tích các nhân tố tác động tới thời gian lưu trú ở cấp độ vi mô ....... 39
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .......................................................................................... 41
iii
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 42
2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................... 42
2.2. Phương pháp phân tích theo mô hình lực hấp dẫn........................................ 43
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu để kiểm định lượt khách đến ............................... 43
2.2.2. Kiểm định lựa chọn kỹ thuật phù hợp .......................................................... 44
2.2.3. Xây dựng các biến ........................................................................................ 45
2.2.4. Dữ liệu .......................................................................................................... 51
2.2.5. Chỉ định mô hình thực nghiệm đánh giá các nhân tố tác động đến cầu du lịch
theo mô hình lực hấp dẫn ....................................................................................... 52
2.3. Phương pháp phân tích theo mô hình tâm lý xã hội ...................................... 53
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu để kiểm định thời gian lưu trú ............................. 53
2.3.2. Xây dựng các biến ........................................................................................ 60
2.3.3. Dữ liệu .......................................................................................................... 65
2.3.4. Chỉ định mô hình thực nghiệm đánh giá các nhân tố tác động đến thời gian
lưu trú theo lý thuyết tâm lý - xã hội ...................................................................... 66
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 67
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI CẦU DU LỊCH
KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAM ...................................................................... 68
3.1. Phân tích thực trạng du lịch và khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ......... 68
3.1.1. Thực trạng khách quốc tế đến Việt Nam ở cấp độ vĩ mô ............................. 68
3.1.2. Đặc điểm khách quốc tế đến Việt Nam ở cấp độ vi mô ............................... 78
3.2. Phân tích các nhân tố tác động tới lượt khách quốc tế đến Việt Nam ở cấp
độ vĩ mô ..................................................................................................................... 84
3.2.1. Thống kê mô tả số liệu các nhân tố tác động tới lượt khách quốc tế đến
Việt Nam ................................................................................................................. 84
3.2.2. Kết quả ước lượng mô hình các nhân tố tác động tới lượt khách quốc tế đến
Việt Nam ................................................................................................................. 85
3.2.3. Thảo luận kết quả các nhân tố tác động tới lượt khách quốc tế đến Việt Nam ..... 89
3.3. Phân tích các nhân tố tác động tới thời gian lưu trú của khách ................... 94
3.3.1. Kiểm định tính hợp lệ và độ tin cậy ............................................................. 94
3.3.2. Điều chỉnh giả thuyết nghiên cứu ................................................................. 98
iv
3.3.3. Kết quả hồi quy nhân tố tác động tới thời gian lưu trú của khách quốc tế đến
Việt Nam ................................................................................................................. 98
3.3.4. Phân tích các nhân tố tác động tới thời gian lưu trú của khách quốc tế đến
Việt Nam ................................................................................................................. 99
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 108
CHƯƠNG 4: KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN .................................................... 109
4.1. Kết quả nghiên cứu chính của luận án .......................................................... 109
4.1.1. Về ảnh hưởng tới lượt khách quốc tế đến .................................................. 109
4.1.2. Về ảnh hưởng tới thời gian lưu trú của khách ............................................ 110
4.2. Định hướng phát triển của du lịch Việt Nam ............................................... 111
4.3. Đề xuất chính sách .......................................................................................... 112
4.3.1. Thu hút khách quốc tế tới Việt Nam .......................................................... 113
4.3.2. Tăng thời gian lưu trú của khách tại Việt Nam .......................................... 116
4.4. Đóng góp của luận án ..................................................................................... 118
4.5. Một số hạn chế và đề xuất nghiên cứu trong tương lai ............................... 120
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 ........................................................................................ 122
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 123
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN .......................................................................................................... 125
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 126
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 139
v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN
Association of Southeast Asian
Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
FE Fixed Effects Mô hình tác động cố định
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
GISI
Gross investment spending
in infrastructure
Tổng chi tiêu đầu tư vào cơ sở hạ tầng
IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế
iTDR
Institute for Tourism
Development Research
Viện nghiên cứu phát triển du lịch
NCS Nghiên cứu sinh
OLS Ordinary Least Square Bình phương nhỏ nhất thông thường
RE Random Effects Mô hình tác động ngẫu nhiên
TCDL Tổng Cục Du lịch
UNWTO
United National World Tourist
Organization
Tổ chức Du lịch thế giới
World Bank’s
WDI
World Bank’s World
Development Indicators
Chỉ báo phát triển thế giới của
World Bank
World Bank’s
WGI
World Bank’s World
Governance Indicators
Chỉ số quản trị toàn cầu
WTTC World Travel & Tourism Council Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tổng hợp các chỉ tiêu được sử dụng trong đo lường cầu du lịch ...................... 11
Bảng 1.2: Các nhân tố tác động tới cầu du lịch từ các nghiên cứu tiếp cận theo mô hình
lực hấp dẫn ............................................................................................................................... 26
Bảng 1.3: Tổng quan các nghiên cứu về độ đài thời gian lưu trú ........................................... 28
Bảng 2.1: Tổng hợp các biến trong mô hình cầu khách quốc tế đến Việt Nam (cấp độ vĩ mô) ... 50
Bảng 2.2: Từ khóa mô tả tác động tới thời gian lưu trú của khách quốc tế ....................... 54
Bảng 2.3: Tổng hợp các biến tác động tới cầu khách quốc tế đến Việt Nam (cấp độ vi mô) . 64
Bảng 3.1: Top 10 quốc gia có lượng khách quốc tế đến Việt Nam nhiều nhất ................ 71
Bảng 3.2: 10 quốc gia có mức chi tiêu du lịch nhiều nhất vào năm 2017 .......................... 75
Bảng 3.3: Hoạt động xuất nhập khẩu theo châu lục giai đoạn 2008 - 2019 ....................... 76
Bảng 3.4: Tổng hợp mặt hàng và thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam .................... 78
Bảng 3.5: Đặc điểm nhân khẩu học xã hội của du khách quốc tế đến Việt Nam ............ 79
Bảng 3.6: Đặc điểm chuyến đi của du khách quốc tế tại Việt Nam ...................................... 80
Bảng 3.7: Các yếu tố đánh giá quan hệ mục tiêu/ rủi ro ............................................................. 81
Bảng 3.8: Đặc điểm điểm đến đối với du khách quốc tế tại Việt Nam ................................ 82
Bảng 3.9: Đánh giá điểm tham quan, cơ sở vật chất và dịch vụ ............................................. 83
Bảng 3.10: Xếp hạng về tổng chi và trải nghiệm du lịch Việt Nam ...................................... 84
Bảng 3.11: Các nhân tố tác động tới cầu du lịch của khách quốc tế đến Việt Nam ....... 85
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của các nhân tố tới lượt khách quốc tế đến Việt Nam ................ 86
Bảng 3.13: Kết quả kiểm định lựa chọn phương pháp hồi quy ............................................... 87
Bảng 3.14: Kết quả mô hình ước lượng theo GLS ........................................................................ 87
Bảng 3.15: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến VIF ........................................................................ 88
Bảng 3.16: Kết quả ước lượng hệ số các nhân tố tác động tới lượt khách quốc tế đến
Việt Nam ................................................................................................................................... 89
Bảng 3.17: Kết quả kiểm định các biến độc lập thông qua hệ số KMO và Barlett’s..... 94
Bảng 3.18: Kết quả tổng phương sai trích ........................................................................................ 95
Bảng 3.19: Kết quả kiểm định các thành phần Cronbach’s Alpha ........................................ 96
Bảng 3.20: Kết quả R bình phương của mô hình hồi quy .......................................................... 99
Bảng 3.21: Kết quả ANOVA của mô hình hồi quy ...................................................................... 99
Bảng 3.22: Phân tích nhân tố tác động tới thời gian lưu trú của khách quốc tế ............... 99
vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Mô hình quá trình ra quyết định của Schmoll (1977) ................................... 18
Hình 1.2: Co dãn thu nhập và cầu với các loại hình du lịch khác nhau ........................ 21
Hình 1.3: Khung phân tích các nhân tố tác động tới lượt khách đến ............................ 39
Hình 1.4: Khung phân tích các nhân tố tác động tới thời gian lưu trú .......................... 40
Hình 2.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu ........................................................................... 42
Hình 2.2: Lựa chọn mô hình trong hồi quy dữ liệu bảng .............................................. 44
Hình 3.1: Thực trạng khách quốc tế đến Việt Nam, giai đoạn 2008 - 2019 ................. 68
Hình 3.2: Tỷ lệ đóng góp trực tiếp của du lịch Việt Nam vào GDP ............................. 69
Hình 3.3: Tỷ lệ cơ cấu khách du lịch đến Việt Nam theo châu lục năm 2019 .............. 70
Hình 3.4: Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam theo thị phần ........................... 70
Hình 3.5: Tỷ lệ du lịch inbound theo phương tiện năm 2019 ....................................... 73
Hình 3.6: Cơ cấu dịch vụ khách inbound đặt mua trực tuyến ....................................... 74
Hình 3.7: Thu nhập bình quan đầu người của một số thị trường khách du lịch đến
Việt Nam ...................................................................................................... 74
Hình 3.8: Tình trạng nghề nghiệp của du khách quốc tế tại Việt Nam ......................... 80
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn vấn đề nghiên cứu
Khoa học về du lịch đã trở nên ngày càng phổ biến trên thế giới, các học giả trên
thế giới tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau. Các nhà khoa học nghiên cứu tâm lý và hành
vi tìm hiểu về động cơ của việc đi du lịch, các yếu tố ảnh hưởng tới dự định và quyết
định đi du lịch hay sự hài lòng của du khách. Các nhà địa lý học quan tâm tới tài nguyên
du lịch, hệ thống lãnh thổ du lịch hay sự phát triển bền vững. Những người nghiên cứu
kinh tế trong du lịch thường tập trung vào vai trò của du lịch nội địa hay quốc tế với
kinh tế địa phương, đối với sự phát triển kinh tế hay tác động kinh tế đối với các sự kiện
xác định, giải thích và dự báo cầu du lịch.
Lý thuyết cầu là một trong những lý thuyết đầu tiên được sử dụng để gợi ý các
nhân tố ảnh hưởng đến cầu du lịch. Lý thuyết cầu đã đưa thu nhập, giá cả, tỷ giáo hối đoái
vào giải thích và dự báo cầu du lịch. Sau đó, một số học giả đã ứng dụng mô hình lực hấp
dẫn bao gồm các nhân tố: khoảng cách địa lý, trao đổi thương mại, quy mô dân số vào
giải thích cầu du lịch (Van Doren, 1967; Archer, 1976). Giai đoạn sau, những nhân tố tâm
lý học được kiểm định và bổ sung và mô hình, đầy đủ nhất là nghiên cứu của Uysal (1998)
với: động cơ, sở thích, quan điểm, quy mô dân số, phân bố tuổi, giới tính, trình độ học
vấn, nghề nghiệp và cấu trúc/ vòng đời gia đình... Theo thời gian, các mô hình cầu du lịch
kiểm định các nhân tố: chi phí vận chuyển, xu hướng, tính mùa vụ, độ mở thị trưởng,
khoảng cách địa lý v.v… xem ảnh hưởng của chúng tới cầu du lịch (Maritn & Witt, 1988;
Erygit M., 2010; Morley & cộng sự, 2014; Akter H. & cộng sự, 2017). Những nghiên
cứu về du lịch ở Việt Nam phần lớn tiếp cận ở góc độ tâm lý - xã hội hơn là góc độ
kinh tế, nội dung chủ yếu tập trung vào sự hài lòng hay các nhân tố ảnh hưởng tới cầu
du lịch nội địa (Ngọc, 2017; Hải & Giang, 2011; Trân & cộng sự, 2016; Nghĩa & cộng
sự, 2017).
Ở góc độ thực tế, du lịch đã trở thành ngành công nghiệp lớn thứ ba thế giới, sau
nhiên liệu và hóa chất. Ngành du lịch và lữ hành tăng trưởng rất nhanh, khoảng 3,5%
trong năm 2019, vượt xa mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu 2,5%, đóng góp khoảng 8.900
tỷ USD (tương ứng với 10,3%) vào GDP toàn cầu (UNWTO, 2020). Ngành cũng tạo ra
1700 tỷ USD từ xuất khẩu tại chỗ, tương ứng với 6,8% tổng kim ngạch xuất khẩu và
28,3% xuất khẩu dịch vụ toàn cầu (WTTC, 2019). Tại các nước đang phát triển, du lịch
góp phần kích thích đầu tư vào cơ sở hạ tầng mới, cũng như tạo ra nguồn thu cho chính
2
phủ thông qua các loại thuế và phí khác nhau. Du lịch quốc tế đóng một vai trò quan trọng
trong việc thúc đẩy hòa bình thế giới, tạo động lực cho các quốc gia giữ gìn hòa bình và
xây dựng cầu nối cho các nền văn hóa (Eliat & Einav, 2004).
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng khách
quốc tế nhanh nhất thế giới (iTDR, 2020). Tuy nhiên, sự phát triển của du lịch vẫn còn thấp
hơn nhiều nước trong khu vực. Tỷ lệ khách quay trở lại Việt Nam không cao (khoảng 40%),
mức chi tiêu trung bình của du khách thấp (khoảng 96 USD mỗi ngày). Chỉ số năng lực
cạnh tranh của du lịch Việt Nam là 63/140 năm 2019, xếp sau Thái Lan(31/140), Malaisia
(29/140), Indonesia (40/140) và Singapore (17/140) (iTDR, 2020).
Mục tiêu phát triển du lịch Việt Nam trở thành ngành mũi nhọn và phục hồi thị
trường khách quốc tế như trước Covid đặt ra yêu cầu cần có nghiên cứu xây dựng hàm
cầu, đánh giá các nhân tố tác động tới cầu du lịch tại Việt Nam. Dù trên thế giới đã có
nhiều nghiên cứu về cầu du lịch trước đó nhưng lại không áp dụng những hàm cầu đó
cho Việt Nam được. Nguyên nhân là không có hàm cầu quốc tế tổng quát, mỗi hàm cầu
là duy nhất phụ thuộc vào quốc gia gửi khách và điểm đến, sự khác biệt về đặc điểm của
các luồng khách du lịch, mức độ quan trọng của mỗi yếu tố được xác định bởi nước gửi
khách và điểm đến là khác nhau (Crouch, 1995). Thêm nữa, quyết định và hành vi mua
hàng của khách du lịch thay đổi đáng kể từ khoảng năm 2012, kết quả của sự xuất hiện
và phát triển của mạng Internet cũng như thương mại điện tử. Tuy nhiên, các nghiên cứu
về cầu du lịch trên thế giới và Việt Nam hầu như tập trung tìm hiểu tác động của công
nghệ tới hành vi của khách du lịch, chưa nhắc tới tác động tới cấp vĩ mô là cầu du lịch.
Việc xây dựng một nghiên cứu toàn diện, có tính tới sự ảnh hưởng của các nhân tố kế
thừa từ các nghiên cứu trước cũng như kiểm định ảnh hưởng của công nghệ thông tin
và Internet tới cầu du lịch là cần thiết. Bên cạnh đó, Jacobsen & cộng sự (2018) chỉ ra
thời gian lưu trú của khách du lịch đang giảm trên quy mô toàn cầu. Thời gian lưu trú
của khách quốc tế tới Việt Nam cũng được đánh giá là ngắn hơn các nước láng giềng,
trung bình khoảng 2,6 đến 3,5 ngày (iTDR, 2020). Trong khi đó, khách du lịch có thời
gian lưu trú kéo dài mang lại lợi nhuận cao. Các nhà hoạch định chính sách và doanh
nghiệp cần hiểu được điều này để thu hút khách du lịch, tăng doanh thu cho ngành du
lịch cũng như các ngành kinh tế liên quan, lên kế hoạch đầu tư hàng hóa và cơ sở hạ
tầng cũng như giao thông vận tải. Vì những lý do đó, NCS đã lựa chọn nội dung “Các
nhân tố tác động tới cầu du lịch khách quốc tế đến Việt Nam” làm đề tài của luận
án, để đánh giá các nhân tố tác động tới lượt khách quốc tế cũng như thời gian lưu
trú của khách quốc tế đến Việt Nam.
3
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung:
Luận án phân tích và lượng hóa tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới cầu du
lịch ở cả cấp vĩ mô và vi mô, cụ thể là trường hợp khách quốc tế đến Việt Nam. Dựa
trên kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất giải pháp giúp nhà quản lý và doanh nghiệp
nhằm phát triển du lịch Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể:
Thứ nhất, Luận án xây dựng mô hình cầu du lịch quốc tế ở cấp độ vĩ mô và đánh giá
tác động của biến giải thích tới lượt khách quốc tế đến Việt Nam được xác định.
Thứ hai, Luận án xây dựng mô hình cầu du lịch quốc tế ở cấp độ vi mô và đánh
giá sự tác động của biến giải thích tới thời gian khách lưu trú tại Việt Nam.
Cuối cùng, luận án kiến nghị với cơ quan quản lý và doanh nghiệp để thúc đẩy
sự phát triển của du lịch khách quốc tế đến Việt Nam.
3. Đối tượng, phạm vi và câu hỏi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu các nhân tố tác động tới cầu du lịch quốc tế đến, cụ thể là
lượt khách quốc tế đến và thời gian lưu trú.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Các nhân tố tác động tới cầu du lịch trong trường hợp khách
quốc tế đến Việt Nam.
Phạm vi không gian: Ở cấp độ vĩ mô, luận án dựa vào các dữ liệu sơ cấp về du
khách từ 28 quốc gia và vùng lãnh thổ tới Việt Nam, cụ thể 14 nước châu Âu là Bỉ, Hà
Lan, Na Uy, Nga, Pháp, Phần Lan, Đức, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Đan Mạch,
Anh, Ý; 2 nước châu Úc là New Zealand, Úc; 2 nước châu Mỹ là: Canada, Hoa Kỳ và
11 nước châu Á: Hàn Quốc, Indonesia, Lào, Malaysia, Campuchia, Nhật, Philipine,
Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan. Ở cấp độ vi mô, nghiên cứu dựa vào dữ
liệu thứ cấp về những khách quốc tế tới lãnh thổ Việt Nam, thực hiện tại 5 thành phố:
Quảng Ninh, Hà Nội, Hội An, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh.
Phạm vi thời gian: Để đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tới lượt khách quốc tế
đến Việt Nam, NCS thu thập dữ liệu thứ cấp về lượt khách đến và các nhân tố liên quan
trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2019. Để đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tới
thời gian lưu trú của khách tại Việt Nam, NCS thu thập dữ liệu sơ cấp từ tháng 4 đến
tháng 8 năm 2019.
4
Câu hỏi nghiên cứu
Trọng tâm nghiên cứu hướng vào việc phân tích các nhân tố khác nhau tác động
tới lượt khách quốc tế đến Việt Nam và thời gian khách quốc tế lưu trú ở Việt Nam.
Luận án tập trung trả lời những câu hỏi sau:
- Câu hỏi 1: Ở cấp vĩ mô, những nhân tố nào tác động và tác động như thế nào
tới lượt khách quốc tế đến Việt Nam? Công nghệ thông tin, truyền thông và Internet có
ảnh hưởng tới lượt khách quốc tế đến Việt Nam không?
- Câu hỏi 2: Ở cấp vi mô, những nhân tố nào tác động và tác động như thế nào
tới thời gian khách quốc tế lưu trú tại Việt Nam?
- Câu hỏi 3: Dựa vào kết quả nghiên cứu kết hợp với định hướng phát triển du
lịch Việt Nam, các chính sách nào được đề xuất cho các cơ quan quản lý nhà nước và
doanh nghiệp ngành du lịch?
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Luận án tiến hành thu thập dữ liệu từ 2 nguồn:
- Dữ liệu thứ cấp: NCS thu thập bài báo liên quan đến chủ đề cầu du lịch trên các
tạp chí khoa học có uy tín như International Journal of Tourism Policy, Tourism,
Annals of Tourism Research, Applied Economics, International Journal of
Forecasting, Tourism management, Tạp chí Kinh tế và Phát triển v.v… Ngoài
ra, các số liệu sử dụng để chạy mô hình cấp vĩ mô được NCS sử dụng từ báo
cáo của Cục du lịch quốc gia Việt Nam, Tổng cục thống kê, World Bank, Thống
kê quốc gia Đài Loan v.v...
- Dữ liệu sơ cấp: NCS đã tiến hành phỏng vấn 34 nhà quản lý doanh nghiệp lữ
hành và hướng dẫn viên du lịch để hoàn thiện nội dung bảng khảo sát. Sau đó
tiến hành khảo sát 600 khách du lịch quốc tế tại 5 thành phố đón nhiều khách
du lịch quốc tế nhất như: Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Huế và Hạ Long.
4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
4.2.1. Phương pháp phân tích định tính
NCS thu thập, tổng hợp, phân tích và phản biện các lý thuyết liên quan đến chủ
đề nghiên cứu từ các bài báo, bài viết trên các tạp chí khoa học uy tín trên thế giới và tại
Việt Nam. Đối với một số nhân tố về đặc điểm tâm lý - xã hội của du khách không
lượng hóa được trong mô hình cầu, NCS thực hiện phỏng vấn sâu để lấy thêm ý kiến
từ chuyên gia.
5
4.2.2. Phương pháp phân tích định lượng
Phương pháp thống kê mô tả: Từ dữ liệu thứ cấp, NCS sử dụng phương pháp
thống kê để phân tích thực trạng du lịch thế giới và Việt Nam trong phạm vi thời gian
nghiên cứu.
Phươn g pháp phân tích hồi quy: NCS sử dụng phương pháp phân tích hồi quy
để kiểm định mối liên hệ giữa các biến giải thích với cầu du lịch.
5. Cấu trúc nghiên cứu
Luận án được chia thành 4 chương với cấu trúc như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và Tổng quan. Chương 1 đưa ra các khái niệm về du
lịch, khách du lịch, phân loại cầu du lịch, khách du lịch và chỉ tiêu đo lường cầu du lịch.
Đặc biệt, Chương 1 đưa ra khái niệm và chỉ tiêu đo lường. Ngoài ra, nội dung chương
cũng trình bày về lý thuyết nền tảng phân tích cầu du lịch và tổng hợp các nhân tố ảnh
hưởng tới cầu du lịch. Từ đây tác giả chỉ ra khoảng trống nghiên cứu của luận án và đề
xuất khung lý thuyết cho mô hình cầu du lịch ở Việt Nam.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Nội dung chương 2 trình bày về phương
pháp nghiên cứu sử dụng trong luận án, chỉ định mô hình, các biến giải thích, biến phụ
thuộc cũng như thước đo các biến.
Chương 3: Phân tích các nhân tố tác động tới cầu du lịch khách quốc tế đến Việt
Nam. Trong chương 3, NCS phân tích thống kê dữ liệu các nhân tố tác động tới cầu du
lịch, cụ thể là ảnh hưởng tới lượt khách quốc tế đến và thời gian lưu trú của khách tại
Việt Nam. Nội dung chương này báo cáo các kết quả thực nghiệm của mô hình và thảo
luận, so sánh với kết quả của các nghiên cứu được thực hiện trước đó.
Chương 4: Khuyến nghị và kết luận. Dựa trên kết quả nghiên cứu, luận án gợi ý
các chính sách cho cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp kinh doanh, nhằm thu
hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam cũng như tăng thời gian lưu trú của khách. Bên
cạnh đó, chương 4 đưa ra các giới hạn của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu
tương lai.
6
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm
1.1.1. Du lịch và phân loại du lịch
1.1.1.1. Khái niệm du lịch
Có nhiều cách định nghĩa và cách hiểu khác nhau về du lịch. Khái niệm đầu tiên
vào những năm 1930, cho rằng du lịch là hành động khi con người rời khỏi nơi họ sinh
sống trong khoảng thời gian ít hơn 1 năm, có chi tiêu tại nơi họ tới thăm và không vì
mục đích kiếm sống (Wu, 2010). Khái niệm này đã đề cập tới hoạt động con người rời
khỏi nơi họ sinh sống trong một khoảng thời gian tối đa xác định cũng như đề cập tới
mục đích chuyến đi không phải để kiếm tiền. Tuy nhiên, mục đích cụ thể của du lịch,
khoảng cách địa lý chưa được đề cập cụ thể.
Năm 1942, hai nhà nghiên cứu người Thụy Sỹ là Hunziker và Krapf đã bổ sung du
lịch là “tổng hợp các mối quan hệ và là kết quả của hiện tượng di chuyển và ở lại của
những người không cư trú hay không dẫn tới việc cư trú dài hạn và không liên quan tới
bất kỳ hoạt động làm việc dài hạn hay tạm thời này” (Beerli & Martin, 2004). Định nghĩa
được chấp nhận rộng rãi cũng như được thừa nhận bởi Hiệp hội quốc tế của các chuyên
gia khoa học về Du lịch. Ưu điểm của định nghĩa này là thừa nhận du lịch bao gồm nhiều
khía cạnh tập trung xung quanh khách du lịch, đề cập đến cụm từ “không cư trú”, là nền
tảng cho khái niệm của UNWTO sau này. Mặc dù có phương pháp tiếp cận đúng đắn,
khái niệm về du lịch của Hunziker và Krapf bị phê phán là còn mơ hồ, cụm từ “tổng hợp
các mối quan hệ và là kết quả của hiện tượng” không chỉ ra các ứng dụng hay mở rộng
phương pháp (Leiper, 1979). Một nhược điểm nữa là để sót du lịch công vụ trong khi lại
ghi nhận cả những đối tượng lưu trú tại bệnh viện là khách du lịch. Khái niệm của Leiper
(1979) về du lịch đã đầy đủ hơn tuy chưa đề cập đến yếu tố con người - chủ thể quan trọng
nhất của hoạt động, không gian và thời gian: “Du lịch được xác định là ngành quan trọng
của quốc gia, phần lớn liên quan đến hoạt động cung cấp phương tiện đi lại, nơi lưu trú,
các dịch vụ giải trí, nhà hàng và các dịch vụ liên quan cho khách trong và ngoài nước.
Du lịch có nhiều mục đích, bao gồm cả giải trí và kinh doanh”.
Các định nghĩa về du lịch trong phạm vi nội địa có sự khác nhau giữa các quốc
gia và khu vực, nhưng nhìn chung dựa trên ba yếu tố của định nghĩa quốc tế tiêu chuẩn:
khoảng cách, thời gian và mục đích. Ngày nay, định nghĩa của UNWTO (2008) mang ý
nghĩa rộng hơn và được thừa nhận, đó là: “Du lịch là các hoạt động của con người di