Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của sinh viên ngành dược các trường đại học ngoài công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------------------------------------
NGUYỄN ĐÌNH LỆ THANH TUYỀN
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÒNG TRUNG THÀNH CỦA
SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TP. Hồ Chí Minh, Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------------------------------------
NGUYỄN ĐÌNH LỆ THANH TUYỀN
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÒNG TRUNG THÀNH CỦA
SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số chuyên ngành: 8340101
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Đinh Thái Hoàng
TP. Hồ Chí Minh, Năm 2022
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của sinh viên
ngành Dược các Trường đại học ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh” là bài nghiên
cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng
toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử
dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà
không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học
hoặc cơ sở đào tạo khác.
TP. Hồ Chí Minh, năm 2022
Nguyễn Đình Lệ Thanh Tuyền
iii
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và tiến hành nghiên cứu đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến lòng
trung thành của sinh viên ngành Dược các Trường đại học ngoài công lập tại thành phố
Hồ Chí Minh”, tôi đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè, thầy cô và các
đồng nghiệp.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Quý Thầy Cô trường Đại Học Mở đã truyền đạt
kiến thức cho tôi trong suốt thời gian qua. Xin chân thành cảm ơn TS. Đinh Thái Hoàng,
người đã luôn tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến các anh chị em, bạn bè, đồng nghiệp đã hỗ trợ, góp
ý, thảo luận và khảo sát, giúp tôi có đầy đủ các cơ sở, dữ liệu để hoàn thành việc nghiên
cứu của mình.
Cuối cùng, tôi muốn dành lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình của tôi.
iv
TÓM TẮT
Nghiên cứu này nhằm khám phá các nhân tố và xem xét tác động của các nhân tố này đến
Lòng trung thành của sinh viên ngành Dược các Trường đại học ngoài công lập tại
TP.HCM. Dữ liệu được thu thập từ 400 sinh viên chính quy và liên thông, năm cuối và
vừa mới tốt nghiệp của 04 trường: Đại học Nguyễn Tất Thành, Đại học quốc tế Hồng
Bàng, Đại học Văn Lang, Đại học Công nghệ TP.HCM. Kết quả kiểm định biến trung gian
từ phương pháp Bootstrap được thực hiện trong phần mềm Amos 20 đã xác định vai trò
trung gian của Sự hài lòng. Và, kết quả từ mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) đã chỉ ra
rằng, trong các nhân tố có ảnh hưởng gián tiếp tích cực đến Lòng trung thành thì Chất
lượng dịch vụ tác động mạnh nhất, kế đến là Thông tin truyền miệng, Hình ảnh trường
học, Hỗ trợ tài chính và Chất lượng đào tạo. Bên cạnh đó, trong 03 nhân tố có ảnh hưởng
trực tiếp tích cực đến Lòng trung thành thì nhân tố Sự mong đợi tác động mạnh nhất, kế
đến là Sự hài lòng và Hình ảnh trường học là tác động yếu nhất. Nghiên cứu cũng chỉ ra,
Quốc tế hóa không có ảnh hưởng tới Sự hài lòng. Cuối cùng, một vài hàm ý quản trị được
đề xuất để nâng cao Lòng trung thành của sinh viên thuộc 04 trường Đại học trên.
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...............................................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................iii
TÓM TẮT..........................................................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG...........................................................................................................x
DANH MỤC HÌNH..........................................................................................................xii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................................xiii
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN...............................................................................................1
1.1. Lý do nghiên cứu đề tài và tổng quan về tình hình hoạt động của các trường đại học
đào tạo ngành Dược tại thành phố Hồ Chí Minh.............................................................1
1.1.1. Lý do nghiên cứu đề tài..........................................................................................1
1.1.2. Tổng quan về tình hình hoạt động của các trường đại học đào tạo ngành Dược tại
thành phố Hồ Chí Minh ...................................................................................................5
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................7
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................................8
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................8
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................8
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................9
1.5. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................9
1.5.1. Nghiên cứu định tính..............................................................................................9
1.5.2. Nghiên cứu định lượng ..........................................................................................9
1.6. Ý nghĩa của của đề tài.............................................................................................10
vi
1.6.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................10
1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn..................................................................................................10
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN.......................................................................................12
2.1. Các khái niệm..........................................................................................................12
2.1.1. Hình ảnh trường đại học ......................................................................................12
2.1.2. Chất lượng đào tạo...............................................................................................13
2.1.3. Chất lượng dịch vụ...............................................................................................14
2.1.4. Hỗ trợ tài chính ....................................................................................................16
2.1.5. Thông tin truyền miệng........................................................................................17
2.1.6. Quốc tế hóa ..........................................................................................................18
2.1.7. Sự hài lòng ...........................................................................................................20
2.1.8. Sự mong đợi.........................................................................................................22
2.1.9. Lòng trung thành..................................................................................................23
2.2. Một số mô hình lý thuyết liên quan ........................................................................25
2.2.1. Các nghiên cứu liên quan.....................................................................................26
2.2.2. Tổng hợp các nghiên cứu.....................................................................................35
2.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất ...................................................................................37
2.3.1. Các giả thuyết nghiên cứu....................................................................................37
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................................48
3.1. Qui trình nghiên cứu ...............................................................................................48
3.2. Nghiên cứu định tính...............................................................................................50
3.3. Xây dựng thang đo và bảng câu hỏi định lượng .....................................................50
vii
3.3.1. Xây dựng thang đo...............................................................................................50
3.3.2. Bảng câu hỏi định lượng......................................................................................56
3.4. Phương pháp lấy mẫu và kích thước mẫu...............................................................56
3.5. Phương pháp thu thập dữ liệu .................................................................................57
3.6. Phương pháp xử lý dữ liệu định lượng ...................................................................57
3.6.1. Phân tích mô tả:....................................................................................................57
3.6.2. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo:.......................................57
3.6.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA: .......................................................................57
3.6.4. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) ...................................................................58
3.6.5. Phân tích mô hình SEM .......................................................................................60
3.6.6. Kiểm định biến trung gian ...................................................................................60
3.6.7. Tóm tắt chương 3 .................................................................................................61
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..........................................63
4.1. Phân tích thống kê mẫu nghiên cứu........................................................................63
4.2. Thống kê mô tả mẫu khảo sát .................................................................................63
4.2.1. Theo giới tính.......................................................................................................63
4.2.2. Theo trường đại học .............................................................................................63
4.2.3. Theo hình thức học ..............................................................................................64
4.2.4. Theo phân loại sinh viên ......................................................................................64
4.2.5. Theo hộ khẩu thường trú......................................................................................64
4.3. Thống kê mô tả các biến quan sát...........................................................................65
4.4. Kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha..........................................................69
viii
4.5. Mức độ quan trọng của các yếu tố ..........................................................................71
4.6. Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm mẫu...........................................................86
4.6.1. Kiểm định giả thuyết về giá trị trung bình của hai tổng thể (t- test)....................86
4.6.2. Kiểm định giả thuyết về trị trung bình của trên ba tổng thể trở lên (One – way Anova)
97
4.7. Phân tích nhân tố khám phá – EFA ........................................................................72
4.8. Phân tích nhân tố khẳng định - CFA.......................................................................77
4.9. Kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính giữa các khái niệm...................................79
4.10. Phân tích ảnh hưởng trung gian bằng Bootstrap...................................................84
4.10.1. Các điều kiện để Sự hài lòng là trung gian ........................................................84
4.10.2. Kết quả của phân tích ảnh hưởng trung gian từ Boostrap .................................84
4.11. Thảo luận kết quả nghiên cứu.............................................................................100
4.11.1. Về các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến Lòng trung thành..............................100
4.11.2. Về các nhân tố ảnh hưởng gián tiếp đến Lòng trung thành thông qua Sự hài lòng
102
4.12. Tóm tắt chương 4 ................................................................................................105
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ .....................................................107
5.1. Kết luận nghiên cứu ..............................................................................................107
5.2. Kiến nghị hàm ý quản trị cho doanh nghiệp.........................................................109
5.3. Học phí và các chính sách hỗ trợ ..........................................................................111
5.4. Hình ảnh và danh tiếng của trường đại học ..........................................................113
5.5. Chất lượng đào tạo và sự hài lòng ........................................................................113
ix
5.6. Hàm ý về sự khác biệt...........................................................................................115
5.7. Hạn chế của nghiên cứu........................................................................................115
x
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Tổng hợp các nhân tố tác động.......................................................................35
Bảng 3.1 Thang đo nghiên cứu ......................................................................................51
Bảng 4.1. Thống kê mô tả mẫu khảo sát theo giới tính .................................................63
Bảng 4.2. Thống kê mô tả mẫu khảo sát theo trường đại học........................................63
Bảng 4.3. Thống kê mô tả mẫu khảo sát theo hình thức học .........................................64
Bảng 4.4. Thống kê mô tả mẫu khảo sát theo tình trạng học.........................................64
Bảng 4.5. Thống kê mô tả mẫu khảo sát theo hộ khẩu thường trú ................................64
Bảng 4.6. Thống kê các biến định lượng .......................................................................65
Bảng 4.7. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha ...........................................................69
Bảng 4.8. Mức độ quan trọng của các nhân tố...............................................................71
Bảng 4.9. Kiểm định t-test cho giới tính........................................................................86
Bảng 4.10. Thống kê mô tả các nhân tố theo nhóm giới tính ........................................88
Bảng 4.11. Kiểm định t-test cho hình thức học..............................................................89
Bảng 4.12. Thống kê mô tả các nhân tố theo nhóm hình thức học................................90
Bảng 4.13. Kiểm định t-test cho phân loại sinh viên .....................................................91
Bảng 4.14. Thống kê mô tả các nhân tố theo phân loại sinh viên .................................93
Bảng 4.15. Kiểm định t-test cho phân loại sinh viên .....................................................94
Bảng 4.16. Thống kê mô tả các nhân tố theo phân loại sinh viên .................................95
Bảng 4.17. Kiểm định Levene theo các trường đại học.................................................97
Bảng 4.18. Phân tích Anova theo trường đại học ..........................................................98
Bảng 4.19. Thống kê mô tả nhân tố Hình ảnh trường học theo trường đại học ............98
Bảng 4.20. Kiểm định Welch theo các trường đại học ..................................................99
Bảng 4.21. Tổng phương sai trích..................................................................................72
Bảng 4.22. Ma trận xoay nhân tố ...................................................................................75
Bảng 4.23. Kết quả độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích của các nhân tố...............78
xi
Bảng 4.24. Ước tính tương quan cho mỗi cặp khái niệm ..............................................81
Bảng 4.25. Mức độ giải thích biến thiên của các khái niệm nghiên cứu .......................82
Bảng 4.26. Kết quả phân tích ảnh hưởng trung gian từ Bootstrap.................................84
Bảng 5.1. Tổng hợp các tiêu chí theo mức độ quan trọng ...........................................109
xii
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu của Heng và cộng sự (2022).........................................27
Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu của José và cộng sự (2021)...........................................28
Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu của Daud và cộng sự (2020).........................................29
Hình 2.4. Mô hình nghiên cứu của Dewi và cộng sự (2020).........................................30
Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu của Appuhamilage và Torii (2019)...............................31
Hình 2.6. Mô hình nghiên cứu của Osman và Saputra (2019).......................................32
Hình 2.7. Mô hình nghiên cứu của Hoàng Thị Phương Thảo (2014)............................33
Hình 2.8. Mô hình nghiên cứu của Đoàn Thị Thanh Thúy (2021)................................34
Hình 2.9. Mô hình nghiên cứu của Đàm Trí Cường và cộng sự (2020)........................35
Hình 2.10. Mô hình nghiên cứu đề xuất.........................................................................47
Hình 3.1. Phân tích biến trung gian. ..............................................................................60
Hình 4.1. Kết quả phân tích CFA (Tác giả phân tích CFA, 2021) ................................78
Hình 4.2. Ước lượng tham số (Tác giả phân tích SEM, 2022)......................................80
xiii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI
ĐH Đại học
GDDH Giáo dục đại học
GV Giảng viên
GD&ĐT Bộ giáo dục và đào tạo
NV Nhân viên
QTKD Quản trị kinh doanh
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
SV Sinh viên
1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1.Lý do nghiên cứu đề tài và tổng quan về tình hình hoạt động của các trường
đại học đào tạo ngành Dược tại thành phố Hồ Chí Minh
1.1.1. Lý do nghiên cứu đề tài
Giáo dục đại học là một công cụ thiết yếu cho sự phát triển ở bất kỳ quốc gia nào. Sự
đóng góp của giáo dục đại học trong việc tạo ra các kỹ năng và năng lực cấp cao hơn là
điều cần thiết cho quốc gia phát triển, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa và chuyển
dịch sang tri thức các nền kinh tế (Abdullahi, Wan, và Wan, 2019). Lĩnh vực giáo dục
đại học đã phát triển gần đây do những xu hướng mới như sự cạnh tranh ngày càng tăng
giữa các trường đại học, sự tăng trưởng của các tiêu chuẩn chất lượng và sinh viên cũng
ngày càng trở nên khắt khe hơn. Trước bối cảnh đó, các trường đại học cần đánh giá lại
chiến lược của mình và có định hướng marketing để tồn tại trên thị trường. Do đó, khu
vực giáo dục đại học đang chuyển sang cấu trúc thị trường cạnh tranh hơn, đe dọa sự tồn
tại của một số cơ sở giáo dục hiện có (Daud, Mohd, Bin, và Abdul, 2020). Cùng với đó,
toàn cầu hóa và cuộc cách mạng kỹ thuật số đã tạo ra nhu cầu về các ngành học mới và
đa dạng trong giáo dục. Sự gia tăng lớn về số lượng các cơ sở giáo dục đại học đã dẫn
đến một cuộc cạnh tranh gay gắt (Bashir, Ahmad, Sarwar và Naqi, 2021). Trong môi
trường cạnh tranh này, những cơ sở giáo dục có thể thực hiện tốt việc cung cấp chất
lượng giáo dục, môi trường và cơ sở vật chất mang tính xây dựng cho sinh viên, vì những
yếu tố này có thể đóng vai trò kích thích sinh viên lựa chọn trường đại học
(Appuhamilage và Torii, 2019).
Chất lượng đang được quan tâm nhiều trên thế giới. Mọi người bàn luận về chất lượng
trong mọi lĩnh vực của xã hội: trong các ngành công nghiệp, quản trị kinh doanh, dịch
vụ… và trong lĩnh vực giáo dục (Bashir và ctg., 2021). Chất lượng luôn là vấn đề quan
trọng trong giáo dục đào tạo nói chung và trong các trường đại học nói riêng. Việc nâng
cao chất lượng đào tạo là nhiệm vụ quan trọng của bất kỳ cơ sở đào tạo đại học nào, là