Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các nhân tố tác động đến ý định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------
NGUYỄN THỊ LAN ANH
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH TIÊU DÙNG XANH
CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------
NGUYỄN THỊ LAN ANH
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH TIÊU DÙNG XANH
CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số chuyên ngành: 60340102
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN THẾ KHẢI
TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn này: “Các nhân tố tác động đến ý định tiêu
dùng xanh của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” là bài nghiên cứu
của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc
được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu của người khác được sử dụng trong luận văn này
mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường
đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015
Tác giả bài luận văn
Nguyễn Thị Lan Anh
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến TS. Nguyễn Thế Khải, người đã song hành cùng với
tôi từ khi đề tài mới được hình thành cho đến ngày hôm nay. Thầy đã dành nhiều thời
gian để hướng dẫn và chia sẻ kinh nghiệm để cho tôi có thể hoàn thành luận văn này với
kết quả tốt nhất.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu trường, quý thầy cô khoa Đào
tạo sau Đại học, quý thầy cô giản viên đã tận tâm, tổ chức, giảng dạy, truyền đạt những
kiến thức tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập trung tại trường.
Xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, đặc biệt là nhóm phỏng vấn viên đã
hỗ trợ tôi trong quá trình lấy kết quả khảo sát để tôi có thể thu thập dữ liệu cho luận văn
này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình đã luôn bên cạnh động viên, tạo động lực cho
tôi thực hiện tốt luận văn này.
Nguyễn Thị Lan Anh
iii
TÓM TẮT
Trong bối cảnh tình hình ô nhiễm ngày càng trở nên nghiêm trọng, vấn đề về khí
hậu và môi trường trở thành một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu bên cạnh
các vấn đề về kinh tế, chính trị, xã hội khác. Các chỉ tiêu phát triển xã hội không chỉ dừng
lại dưới góc độ kinh tế mà bổ sung thêm các chỉ tiêu phát triển bền vững, đặc biệt là các
chỉ tiêu về khí hậu và môi trường. Nằm trong xu thế đó, các xu hướng tiêu dùng mới dần
hình thành và phát triển; một trong số đó là xu hướng tiêu dùng xanh – xu hướng tiêu
dùng thân thiện và bảo vệ môi trường.
Luận văn nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến ý định tiêu dùng xanh của
người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” nhằm mục đích xác định và đo
lường mức độ tác động của các nhân tố đến ý định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu
chính thức.
- Nghiên cứu sơ bộ thực hiện dưới hình thức nghiên cứu định tính thông qua
thảo luận nhóm và phỏng vấn tay đôi. Đối tượng tham gia thảo luận là người tiêu dùng
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, được đa dạng hóa ngành nghề, độ tuổi, giới tính,
tôn giáo; đặc biệt có một nghiên cứu viên thuộc Viện Tài Nguyên Môi Trường Thành
Phố Hồ Chí Minh.
- Nghiên cứu chính thức thực hiện nghiên cứu định lượng thông qua bảng
khảo sát được phát trực tiếp và phát online qua các kênh email, facebook … Đối tượng
nghiên cứu là người tiêu dùng trên 18 tuổi, có thời gian sống từ 06 tháng trở lên tại
thành phố Hồ Chí Minh.
Kết quả khảo sát thu được 802 mẫu hợp lệ, được mã hóa nhập liệu, phân tích và
xử lý bằng phần mềm SPSS 20.
Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo, một biến quan sát không đạt yêu cầu và
được loại bỏ ra khỏi nghiên cứu, các biến quan sát còn lại đưa ra phân tích nhân tố khám
phá EFA. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA lại tiếp tục loại một biến quan sát; 29
iv
biến quan sát còn lại được chia thành 06 nhân tố: “Sự quan tâm đến các vấn đề môi
trường”, “Nhận thức các vấn đề môi trường”, “Lòng vị tha”, “Sự nhận biết về sản phẩm
xanh”, “Ảnh hưởng xã hội” và “Cảm nhận (của người tiêu dùng về) tính hiệu quả”
Phân tích hồi quy đa biến và kiểm định giả thuyết của mô hình cho kết quả: ngoại
trừ nhân tố “Sự nhận biết về sản phẩm xanh” không có ý nghĩa thống kê, các nhân tố còn
lại tác động thuận chiều đến ý định tiêu dùng xanh, với mức độ từ cao đến thấp là: “Cảm
nhận tính hiệu quả”, “Lòng vị tha”, “Sự quan tâm đến các vấn đề môi trường”, “Nhận
thức các vấn đề môi trường” và “Ảnh hưởng xã hội”.
Kiểm định Levene Test và kiểm định Kruskal-Wallis cho thấy có sự khác biệt về
ý định tiêu dùng xanh giữa các nhóm người tiêu dùng phân theo trình độ học vấn và phân
theo thu nhập. Theo đó, nhóm người tiêu dùng có thu nhập càng cao càng có nhiều ý định
tiêu dùng xanh, và gần như nhóm người tiêu dùng có trình độ càng cao thì ý định tiêu
dùng xanh càng nhiều.
Từ kết quả nghiên cứu, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao ý định
tiêu dùng xanh trong cộng đồng người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh.
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................... ii
TÓM TẮT ........................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ............................................................................................................................ v
DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................................... ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................................. x
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ................................................................................................. 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................... 1
1.2 VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................................. 2
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................. 2
1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ................................................................................ 3
1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................. 3
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................................... 4
2.1 KHÁI NIỆM: .................................................................................................... 4
2.1.1 Sản phẩm xanh (green product) ....................................................................... 4
2.1.2 Tiêu dùng xanh (green consumption) .............................................................. 4
2.1.3 Người tiêu dùng xanh (green consumer) ......................................................... 6
2.2 LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI ............................................................................ 7
2.2.1 Lý thuyết về hành vi hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA) ................. 7
2.2.2 Lý thuyết về hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior – TPB) ........ 8
2.2.3 Lý thuyết hành vi người tiêu dùng (Kotler, 2001) ......................................... 10
2.3 CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ TIÊU DÙNG XANH .................... 12
2.3.1 Nghiên cứu của Follows và Jobber (1999) .................................................... 13
2.3.2 Straughan và Roberts (1999) ......................................................................... 14
2.3.3 Nghiên cứu của Laroche và các tác giả (2001) .............................................. 16
2.3.4 Nghiên cứu của Gilg và các tác giả (2005) .................................................... 17
2.3.5 Nghiên cứu của Young và các tác giả (2010) ................................................ 18
2.3.6 Nghiên cứu của Vũ Anh Dũng và các tác giả (2012) .................................... 20
2.4 SO SÁNH CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY: ........................................... 22
2.5 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH VÀ GIẢI THUYẾT: ............................................ 28
2.5.1 Sự quan tâm đến các vấn đề môi trường và ý định tiêu dùng xanh ............... 31
vi
2.5.2 Nhận thức các vấn đề môi trường và ý định tiêu dùng xanh ......................... 32
2.5.3 Lòng vị tha và ý định tiêu dùng xanh ............................................................ 33
2.5.4 Sự nhận biết về các sản phẩm xanh và ý định tiêu dùng xanh ...................... 34
2.5.5 Ảnh hưởng xã hội và ý định tiêu dùng xanh .................................................. 34
2.5.6 Cảm nhận của người tiêu dùng về tính hiệu quả (cảm nhận tính hiệu quả) và ý
định tiêu dùng xanh ........................................................................................ 35
2.6 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT .......................................................... 37
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 39
3.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 39
3.1.1 Nghiên cứu sơ bộ ........................................................................................... 39
3.1.2 Nghiên cứu chính thức ................................................................................... 40
3.2 XÂY DỰNG THANG ĐO SƠ BỘ ................................................................ 41
3.2.1 Sự quan tâm đối với các vấn đề về môi trường: ............................................ 41
3.2.2 Nhận thức các vấn đề về môi trường: ............................................................ 42
3.2.3 Lòng vị tha ..................................................................................................... 43
3.2.4 Sự nhận biết về các sản phẩm xanh ............................................................... 43
3.2.5 Ảnh hưởng xã hội .......................................................................................... 44
3.2.6 Cảm nhận của người tiêu dùng về tính hiệu quả ........................................... 45
3.2.7 Ý định tiêu dùng xanh .................................................................................... 45
3.3 NGHIÊN CỨU SƠ BỘ ................................................................................... 46
3.3.1 Thiết kế nghiên cứu sơ bộ .............................................................................. 46
3.3.2 Kết quả nghiên cứu ........................................................................................ 47
3.3.3 Thang đo sơ bộ hiệu chỉnh ............................................................................. 47
3.4 NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC ...................................................................... 47
3.4.1 Thiết kế nghiên cứu ....................................................................................... 47
3.4.2 Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................. 50
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................ 53
4.1 THỐNG KÊ MẪU NGHIÊN CỨU ................................................................ 53
4.1.1 Kết quả thu thập dữ liệu ................................................................................. 53
4.1.2 Mô tả mẫu nghiên cứu ................................................................................... 54
4.1.3 Thống kê mô tả các nhân tố trong mô hình nghiên cứu ................................ 58
4.2 KIỂM ĐỊNH THANG ĐO ............................................................................. 63
4.3 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA) ............................................... 66
4.3.1 Phân tích nhân tố khám phá lần 1 .................................................................. 66
vii
4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá lần 2 .................................................................. 68
4.3.3 Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu: .................................................................... 72
4.4 PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN ....................................................................... 72
4.5 PHÂN TÍCH MÔ HÌNH HỒI QUY TUYẾN TÍNH ...................................... 73
4.5.1 Đánh giá độ phù hợp của mô hình ................................................................. 73
4.5.2 Kiểm định độ phù hợp của mô hình .............................................................. 73
4.5.3 Phân tích hồi quy tuyến tính bội .................................................................... 74
4.5.4 Kiểm tra đa cộng tuyến .................................................................................. 74
4.5.5 Kiểm tra phương sai của phần dư không đổi ................................................. 75
4.5.6 Kiểm tra phần dư có phân phối chuẩn ........................................................... 76
4.5.7 Kiểm tra tính độc lập của sai số ..................................................................... 78
4.5.8 Kiểm định các giả thuyết của mô hình .......................................................... 78
4.6 KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT ....................................................................... 80
4.6.1 Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm phân theo giới tính .......................... 82
4.6.2 Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm phân theo tình trạng hôn nhân, nghề
nghiệp, loại hình công ty ................................................................................ 82
4.6.3 Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm phân loại theo độ tuổi, trình độ học
vấn và thu nhập .............................................................................................. 84
4.7 THẢO LUẬN KẾT QUẢ ............................................................................... 86
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 91
5.1 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 91
5.1.1 Kết luận .......................................................................................................... 91
5.1.2 Đóng góp của đề tài ....................................................................................... 92
5.2 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP .................................................................................. 93
5.2.1 Giải pháp tác động vào cảm nhận tính hiệu quả ............................................ 93
5.2.2 Giải pháp tác động vào lòng vị tha ................................................................ 93
5.2.3 Giải pháp tác động vào sự quan tâm và nhận thức các vấn đề môi trường ... 94
5.2.4 Giải pháp sử dụng sức mạnh của sự ảnh hưởng xã hội ................................. 94
5.2.5 Giải pháp tập trung vào phân khúc người tiêu dùng ...................................... 95
5.3 CÁC HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ........................ 96
5.3.1 Hạn chế .......................................................................................................... 96
5.3.2 Các nghiên cứu tiếp theo................................................................................ 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 97
PHỤ LỤC 1 – THỰC TRẠNG TIÊU DÙNG XANH ..................................................... 104
viii
PHỤ LỤC 2 – TIÊU DÙNG XANH – TỪ Ý ĐỊNH ĐẾN THỰC TẾ HÀNH VI ......... 113
PHỤ LỤC 3 – THÔNG TIN ĐÁP VIÊN PHỎNG VẤN SƠ BỘ ĐỊNH TÍNH .............. 122
PHỤ LỤC 4 – DÀN BÀI PHỎNG VẤN ĐỊNH TÍNH ................................................... 124
PHỤ LỤC 5 – KẾT QUẢ KHẢO SÁT SƠ BỘ ĐỊNH TÍNH ......................................... 126
PHỤ LỤC 6 – THANG ĐO SƠ BỘ SAU HIỆU CHỈNH ............................................... 129
PHỤ LỤC 7 – BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT CHÍNH THỨC ...................................... 133
PHỤ LỤC 8 – DANH SÁCH PHỎNG VẤN VIÊN VÀ CHI PHÍ KHẢO SÁT ............ 138
ix
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2-1: Mô hình về hành vi hợp lý (Fishbein, 1976) ....................................................... 8
Hình 2-2: Mô hình rút gọn về hành vi có kế hoạch (Ajzen và Fishbein, 1991) .................. 9
Hình 2-3 :Mô hình hành vi người tiêu dùng (Kotler, 2001) ............................................. 10
Hình 2-5: Các yếu tố tác động đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng (Kotler, 2001)11
Hình 2-6: Quy trình mua hàng của người tiêu dùng (Kotler, 2001).................................. 12
Hình 2-7: Mô hình nghiên cứu của Follows và Jobber (1999) ......................................... 14
Hình 2-8: Mô hình nghiên cứu của Straughan và Roberts (1999) .................................... 15
Hình 2-9: Mô hình của Laroche và các tác giả (2011) ...................................................... 16
Hình 2-10: Mô hình của Young và các tác giả (2010) về mô hình mua sản phẩm xanh của
người tiêu dùng ................................................................................................ 19
Hình 2-11: Mô hình nghiên cứu của Vũ Anh Dũng và các tác giả (2012) ....................... 21
Hình 2-12: Mô hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................... 37
Hình 4-1: Biểu đồ phân tán giữa hai biến giá trị phần dư và giá trị dự đoán của mô hình
hồi quy .............................................................................................................. 75
Hình 4-2: Biểu đồ tần số Histogram .................................................................................. 77
Hình 4-3: Biểu đồ P-P Plot ................................................................................................ 77
Hình 7-1: Phân khúc người tiêu dùng bán lẻ toàn cầu bằng sự sẵn lòng chi trả cho các sản
phẩm có lợi cho xã hội và môi trường – Khảo sát người tiêu dùng ở Brazil,
Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Anh và Mỹ. ................................. 105
x
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 4-1: Số lượng người tham gia khảo sát phân loại theo địa bàn sinh sống chủ yếu .. 54
Bảng 4-2: Số lượng người tham gia khảo sát phân theo giới tính ..................................... 54
Bảng 4-3: Số lượng người tham gia khảo sát phân theo độ tuổi ....................................... 55
Bảng 4-4: Số lượng người tham gia khảo sát phân theo tình trạng hôn nhân ................... 55
Bảng 4-5: Số lượng người tham gia khảo sát đang có gia đình phân theo số lượng con cái
........................................................................................................................ 55
Bảng 4-6: Số lượng người tham gia khảo sát phân theo trình độ học vấn ........................ 56
Bảng 4-7: Số lượng người tham gia khảo sát phân theo loại hình công việc .................... 56
Bảng 4-8: Số lượng người tham gia khảo sát phân theo loại hình công ty đang công tác57
Bảng 4-9: Số lượng người tham gia khảo sát phân theo thu nhập .................................... 58
Bảng 4-10: Thống kê mô tả nhân tố “Sự quan tâm đối với các vấn đề về môi trường” ... 58
Bảng 4-11: Thống kê mô tả nhân tố “Nhận thức các vấn đề về môi trường” ................... 59
Bảng 4-12: Thống kê mô tả nhân tố “Lòng vị tha” ........................................................... 60
Bảng 4-13: Thống kê mô tả nhân tố “Sự nhận biết về sản phẩm xanh” ........................... 61
Bảng 4-14: Bảng thống kê mô tả nhân tố “Ảnh hưởng xã hội” ........................................ 61
Bảng 4-15: Bảng thống kê mô tả nhân tố “Cảm nhận của người tiêu dùng về tính hiệu
quả” ................................................................................................................ 62
Bảng 4-16: Thống kê mô tả nhân tố “Ý định tiêu dùng xanh” .......................................... 63
Bảng 4-17: Kết quả kiểm định thang đo các nhân tố ........................................................ 64
Bảng 4-18: Hệ số KMO và kiểm định Barlett’s phân tích nhân tố khám phá lần 1.......... 66
Bảng 4-19: Tổng phương sai trích phân tích nhân tố khám phá lần 1 .............................. 66
Bảng 4-20: Ma trận xoay nhân tố phân tích nhân tố khám phá lần 1 ................................ 67
Bảng 4-21: Hệ số KMO và kiểm định Barlett’s phân tích nhân tố khám phá lần 2.......... 68
Bảng 4-22: Tổng phương sai trích phân tích nhân tố khám phá lần 2 .............................. 68
Bảng 4-23: Ma trận xoay nhân tố phân tích nhân tố khám phá lần 2 ................................ 69
Bảng 4-24: Kết quả phân tích thang đo “Nhận thức các vấn đề môi trường” lần 2 .......... 70
Bảng 4-25: Phân tích tương quan ...................................................................................... 72
xi
Bảng 4-26: Bảng đánh giá độ phù hợp của mô hình ......................................................... 73
Bảng 4-27: Bảng kiểm định độ phù hợp của mô hình ....................................................... 73
Bảng 4-28: Bảng phân tích hồi quy bội các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng xanh
........................................................................................................................ 74
Bảng 4-29: Kiểm định phương sai của phần dư không đổi ............................................... 76
Bảng 4-30: Kiểm định Levene về phương sai giống nhau giữa các nhóm người tiêu dùng
theo phân loại ................................................................................................. 81
Bảng 4-31: Kiểm định Independent-sample T-test về sự khác biệt giữa các nhóm phân
theo giới tính .................................................................................................. 82
Bảng 4-32: Kiểm định ANOVA về sự khác biệt giữa các nhóm phân theo tình trạng hôn
nhân ................................................................................................................ 82
Bảng 4-33: Kiểm định ANOVA về sự khác biệt giữa các nhóm phân theo tính chất công
việc ................................................................................................................. 83
Bảng 4-34: Kiểm định ANOVA về sự khác biệt giữa các nhóm phân theo loại hình công
ty .................................................................................................................... 83
Bảng 4-35: Kiểm định Kruskal-Wallis về sự khác biệt giữa các nhóm phân loại theo độ
tuổi ................................................................................................................. 84
Bảng 4-36: Kiểm định Kruskal-Wallis về sự khác biệt giữa các nhóm phân loại theo trình
độ học vấn ...................................................................................................... 84
Bảng 4-37: Kiểm định Kruskal-Wallis về sự khác biệt giữa các nhóm phân loại theo thu
nhập ................................................................................................................ 86
Bảng 8-1: Mô tả thói mua sắm xanh của người tiêu dùng thành phố Hồ Chí Minh ....... 113
Bảng 8-2: Mô tả thói quen tiết kiệm của người tiêu dùng thành phố Hồ Chí Minh ....... 115
Bảng 8-3: Mô tả thói quen tái chế/ tái sử dụng của người tiêu dùng thành phố Hồ Chí
Minh ............................................................................................................. 116
Bảng 8-4: Mô tả thói quen sử dụng bao bì của người tiêu dùng thành phố Hồ Chí Minh
...................................................................................................................... 117
Bảng 8-5: Mô tả thói quen xử lý rác của người tiêu dùng thành phố Hồ Chí Minh ....... 118
Bảng 8-6: Mô tả hành vi tuyên truyền xanh của người tiêu dùng thành phố Hồ Chí Minh
...................................................................................................................... 118
xii
Bảng 8-7: Mô tả thói quen chủ động lựa chọn địa điểm mua sắm xanh ......................... 119
Bảng 8-8: Mô tả địa điểm thường xuyên mua sản phẩm xanh ........................................ 119
Bảng 8-9: Mô tả nguồn cung cấp thông tin lần đầu về tiêu dùng xanh đến người tiêu dùng
thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................... 120
Bảng 8-10: Thống kê mô tả hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng thành phố Hồ
Chí Minh ...................................................................................................... 120
1
1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
Ở chương I sẽ giới thiệu sơ lược về lý do chọn đề tài, vấn đề nghiên cứu, mục tiêu
nghiên cứu cũng như các câu hỏi và đối tượng, phạm vi nghiên cứu. Bên cạnh đó, chương
này còn cung cấp một cái nhìn tổng quan về thực trạng tiêu dùng xanh trên thế giới nói
chung, cũng như tại Việt Nam nói riêng, đặc biệt là ở thị trường thành phố Hồ Chí Minh –
thị trường mà nghiên cứu hướng đến.
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Biến đổi khí hậu có tác động trực tiếp đến tất cả các hoạt động kinh tế xã hội của
con người, đặc biệt là đối với các quốc gia ven biển như Việt Nam. Tác động dễ nhận
thấy nhất là gia tăng ngập lụt trên các trên các khu vực bờ biển tập trung cao độ dân cư ở
Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á (Nguyễn Văn Thắng, 2010). Những nghiên cứu gần đây
chỉ ra rằng hoạt động của con người là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây nên
biến đổi khí hậu, đặc biệt là khí thải nhà kính tạo ra bởi các hoạt động sản xuất tiêu dùng.
Bên cạnh đó các vấn đề môi trường khác như ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí,
cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên cũng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn gây ảnh hưởng
xấu đến sức khỏe của người dân và sự phát triển bền vững của các quốc gia.
Nhận thức được mối nguy hại đó, các tổ chức bảo vệ môi trường quốc tế như tổ
chức Hòa Bình Xanh, Liên Hiệp Quốc… cùng chính phủ các nước trong đó có Việt Nam
đã có nhiều hoạt động tích cực nhằm nâng cao nhận thức của người tiêu dùng đối với việc
bảo vệ môi trường. Tại Việt Nam, thông qua việc ban hành các luật và quy định về môi
trường áp dụng cho các doanh nghiệp và các hoạt động tuyên truyền giáo dục ý thức cho
người dân của các tổ chức nhà nước và phi chính phủ, nhận thức về tiêu dùng thân thiện
với môi trường đã dần hình thành trong cộng đồng. Thực tế cho thấy tiêu dùng xanh đang
là một xu hướng mới đang phát triển mạnh mẽ của người tiêu dùng Việt Nam. Theo báo
Tuổi Trẻ, sau 05 đợt phát động Chiến dịch tiêu dùng xanh của Ủy ban nhân dân thành phố
Hồ Chí Minh (2010 – 2014) đã có hơn 30.000 lượt tình nguyện viên tham gia chiến dịch,
3,7 triệu lượt người dân cam kết hưởng ứng với mức tiêu thụ sản phẩm của các doanh
nghiệp xanh tăng lên từ 40% - 60% trong tháng diễn ra chiến dịch tại các hệ thống siêu thị
Co.op Mart. Từ đó có thể thấy xu hướng tiêu dùng xanh ảnh hưởng không nhỏ đến doanh