Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các nhân tố tác động đến việc sử dụng dịch vụ thanh toán tiền xăng dầu qua mã QR code (PVoil easy) của Tổng công ty dầu Việt Nam - CTCP: Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh / Đỗ Duy Khương ; người hướng dẫn khoa học Phạm Văn Kiên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐỖ DUY KHƯƠNG
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG DỊCH
VỤ THANH TOÁN TIỀN XĂNG DẦU QUA MÃ QR CODE
(PVOIL EASY) CỦA TỔNG CÔNG TY DẦU VIỆT NAM –
CTCP
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐỖ DUY KHƯƠNG
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG DỊCH
VỤ THANH TOÁN TIỀN XĂNG DẦU QUA MÃ QR CODE
(PVOIL EASY) CỦA TỔNG CÔNG TY DẦU VIỆT NAM –
CTCP
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 8340101
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM VĂN KIÊN
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường
đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên
cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các
nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn.
TP. Hồ Chí Minh, ngày ... tháng ... năm 2020
Tác giả
Đỗ Duy Khương
ii
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi chân thành gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô khoa Quản trị
kinh doanh, trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh đã trang bị cho tôi kiến
thức và kinh nghiệm quý báu trong thời gian tôi theo học tại trường.
Tôi chân thành cảm ơn TS. Phạm Văn Kiên người đã trực tiếp hướng dẫn
và truyền đạt kiến thức giúp tôi hiểu về phương pháp nghiên cứu khoa học, nhờ
sự hướng dẫn tận tình của Thầy mà tôi đã hoàn thành luận văn này.
Lời tiếp theo tôi xin cảm ơn tất cả những người bạn, đồng nghiệp đã giúp
đỡ tôi rất nhiều trong thời gian tôi học tập. Tôi cảm ơn tất cả những cá nhân,
những người đã tham gia giúp tôi trả lời khảo sát để tôi có thể hoàn thành nghiên
cứu.
Đặc biệt, tôi gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân đã luôn yêu
thương, động viên và tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh.
iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Các nhân tố tác động đến việc sử dụng dịch vụ thanh toán tiền xăng dầu
qua mã QR Code (PVOIL Easy) của tổng công ty Dầu Việt Nam – CTCP.
Nhận thấy xu hướng phát triển trong tương lai của dịch vụ thanh toán điện
tử trong lĩnh vực xăng dầu, tác giả chọn đề tài nghiên cứu này cho luận văn thạc
sĩ của mình. Đề tài nhằm nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc sử dụng dịch
vụ PVOIL Easy của khách hàng từ đó đề xuất các hàm ý quản trị cho công ty.
Kết quả nghiên cứu giúp các nhà quản trị của công ty hiểu rõ hơn các nhân tố tác
động đến việc sử dụng PVOIL Easy của khách hàng từ đó xây dựng kế hoạch
kinh doanh cho công ty. Tính mới của đề tài là hiện nay chưa có nhiều đề tài
nghiên cứu, nghiên cứu về thanh toán điện tử trong lĩnh vực xăng dầu xăng dầu
và tác giả bổ sung thêm nhân tố cảm nhận chính sách marketing vào mô hình
nghiên của mình. Vận dụng các lý thuyết có liên quan cũng như kế thừa các công
trình nghiên cứu đã thực hiện trước đây trước đây, kết hợp phương pháp nghiên
cứu định tính và định lượng để thực hiện nghiên cứu, cụ thể là: phỏng vấn tay
đôi, thảo luận nhóm, phân tích dữ liệu, thống kê và kỹ thuật định lượng hồi quy.
Kết quả nghiên cứu có 7 nhân tố tác động đến quyết định sử dụng PVOIL Easy
của người tiêu dùng gồm: Nhận thức hữu ích; Cảm nhận sự tin cậy; Cảm nhận
chính sách marketing; Nhận thức dễ sử dụng; Ảnh hưởng xã hội; Cảm nhận về
rủi ro; Chi phí tài chính, mức tác động tương ứng với hệ số beta lần lược là: 0.291;
0.207; 0.161; 0.112; 0.108; -0.099; -0.093. Từ kết quả nghiên cứu tác giả đề xuất
một số hàm ý quản trị để tổng công ty Dầu Việt Nam đưa ra các phương án kinh
doanh phù hợp. Bên cạnh đó, tác giả đưa ra hướng nghiên cứu tiếp theo sẽ nghiên
cứu chuyên sâu hơn về hành vi ra quyết định của khách hàng xuất phát từ nhu
cầu, ý định của khách hàng.
Từ khóa: Nhân tố, tác động, thanh toán, QR Code, PVOIL Easy.
iv
ABSTRACT
This study is concerned with factors affecting the use of petrol payment
service via QR Code (PVOIL Easy) of Vietnam Oil Corporation - JSC.
Recognizing the future development trend of electronic payment services
in the field of petroleum, I chose this research topic for my dissertation. The
dissertation aims to study the factors affecting customers' use of PVOIL Easy
service, thereby proposing management implications for the company. The
results of the study help the company's managers better understand the factors
that influence customers' use of PVOIL Easy, thereby creating a business plan for
the company. The novelty of the topic is that currently there is not much research
on this topic, that is, electronic payment in the field of petroleum, and the
marketing policy perception factor is also added to my research. Applying
relevant theories as well as inheriting previous studies, combination of qualitative
and quantitative research methods used to conduct research, namely: hand-tohand interviews, discussions group, data analysis, statistics and quantitative
regression techniques. The research results show there are 7 factors affecting
consumers' decision to use PVOIL Easy including: Perceived usefulness; Feel the
trust; Feel the marketing policy; Perceived ease of use; Social influence;
Perception of risk; Financial costs, the impact level corresponding to the revised
beta coefficient is: 0.291; 0.207; 0.161; 0.112; 0.108; -0.099; -0.093. From the
research results, I am going to propose a number of administrative implications
for PetroVietnam Oil Corporation to make appropriate business plans. In
addition, I offer further research directions that will go further into the customer's
decision-making behavior stemming from customers' needs and intentions.
Keywords: Factors, impact, payment, QR Code, PVOIL Easy.
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
STT Từ viết
tắt
Nội dung diễn
giải
STT Từ viết
tắt
Nội dung diễn
giải
1 TP.HCM
Thành phố Hồ Chí
Minh
10 HĐQT
Hội đồng quản
trị
2 SPSS
Statistical Package
for the Social
Sciences
11 HI Hữu ích
3 EFA
Exploratory Factor
Analysis
12 DSD Dễ sử dụng
4 KMO
Kaiser –Mayer –
Olkin
13 CP Chi phí
5 ANOVA
Analysis of
Variance
14 AHXH
Ảnh hưởng xã
hội
6 TRA
Theory of
Reasoned Action
15 TC Tin cậy
7 TPB
Theory of Planned
Behavior
16 RR Rủi ro
8 TAM
Technology
Acceptance Model
17 CSM
Chính sách
Marketing
9 CTCP Công ty cổ phần 18 QDSD
Quyết định sử
dụng
vi
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................... ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ...................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ............................................................ v
MỤC LỤC ............................................................................................................................ vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU.................................................................................................. ix
DANH MỤC HÌNH ẢNH .................................................................................................... x
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU .............................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề...................................................................................................................... 1
1.2. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................... 3
1.4. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................................ 3
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 4
1.6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................... 4
1.7. Đóng góp của đề tài....................................................................................................... 5
1.8. Kết cấu luận văn ............................................................................................................ 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .............................. 7
2.1. Tổng quan lý thuyết....................................................................................................... 7
2.1.1. Hành vi tiêu dùng...................................................................................................... 7
2.1.2. Quyết định sử dụng dịch vụ ...................................................................................... 9
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ .............................................. 13
2.2.1. Các yếu tố văn hóa.................................................................................................. 13
2.2.2. Các yếu tố xã hội..................................................................................................... 14
2.2.3. Các yếu tố cá nhân .................................................................................................. 15
2.2.4. Các yếu tố về tâm lý................................................................................................ 16
2.3. Hành vi người tiêu dùng thông qua mô hình chấp nhận công nghệ (Technology
Acceptance Model – TAM).................................................................................................. 18
2.4. Một số nghiên cứu liên quan trước đây....................................................................... 21
2.4.1. Nghiên cứu của Pin Luarn a, Hsin-Hui Lin (2005) ................................................ 21
2.4.2. Nghiên cứu của Jiraporn Sripalawat–Mathupayas Thongmak (2011) ................... 22
2.4.3. Nghiên cứu của Bong-Keun Jeong & Tom E Yoon (2012).................................... 22
vii
2.4.4. Nghiên cứu của Prof. Timothy Mwololo Waema & Tonny Kerage Omwansa (2012)
………………………………………………………….…………………………23
2.4.5. Nghiên cứu của Chian-Son Yu (2012).................................................................... 23
2.4.6. Nghiên cứu của Lê Phan Thị Diệu Thảo & Nguyễn Minh Sáng (2012) ................ 24
2.4.7. Nghiên cứu của Nguyễn Thảo Nguyên (2018)....................................................... 24
2.5. Kết luận ....................................................................................................................... 25
2.6. Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu đề xuất............................................... 25
2.6.1. Giả thuyết nghiên cứu............................................................................................. 25
2.6.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................................... 31
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ..................................................................................................... 33
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................. 34
3.1. Quy trình nghiên cứu................................................................................................... 34
3.2. Nghiên cứu định tính ................................................................................................... 35
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu định tính ................................................................................. 35
3.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính.................................................................................. 36
3.2.3. Phát triển, điều chỉnh thang đo các khái niệm nghiên cứu ..................................... 41
3.3. Nghiên cứu định lượng................................................................................................ 41
3.3.1. Chọn mẫu ................................................................................................................ 41
3.3.2. Cỡ mẫu.................................................................................................................... 41
3.3.3. Thu thập dữ liệu ...................................................................................................... 42
3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................... 42
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ..................................................................................................... 46
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................................... 47
4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ................................................................................. 47
4.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo (Hệ số Cronbach’s Alpha)................................... 48
4.3. Phân tích nhân tố EFA................................................................................................. 50
4.3.1 Phân tích nhân tố các biến độc lập.......................................................................... 50
4.3.2 Phân tích nhân tố biến phụ thuộc............................................................................ 53
4.4. Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu ............................................................. 54
4.4.1. Phân tích tương quan Pearson................................................................................. 54
4.4.2. Kiểm định độ phù hợp và ý nghĩa các hệ số hồi quy của mô hình ......................... 56
4.4.3. Kiểm tra các vi phạm trong mô hình ...................................................................... 58
4.4.4. Kết luận các giả thuyết nghiên cứu......................................................................... 59
viii
4.5. Thảo luận kết quả đạt được ......................................................................................... 61
4.5.1. Thảo luận kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo ..................................................... 61
4.5.2. Thảo luận kết quả phân tích nhân tố EFA .............................................................. 62
4.5.3. Thảo luận kết quả phân tích mô hình hồi quy......................................................... 62
4.6. So sánh kết quả với các nghiên cứu trước ................................................................... 64
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ..................................................................................................... 67
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ....................................................... 68
5.1. Kết luận ....................................................................................................................... 68
5.2. Hàm ý quản trị............................................................................................................. 69
5.2.1. Nhận thức hữu ích................................................................................................... 69
5.2.2. Cảm nhận sự tin cậy................................................................................................ 70
5.2.3. Cảm nhận chính sách marketing............................................................................. 72
5.2.4. Nhận thức dễ sử dụng ............................................................................................. 73
5.2.5. Ảnh hưởng xã hội ................................................................................................... 74
5.2.6. Cảm nhận về rủi ro.................................................................................................. 75
5.2.7. Chi phí tài chính...................................................................................................... 76
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ...................................................................... 76
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ..................................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................. 79
PHỤ LỤC ............................................................................................................................... i
PHỤ LỤC 01_CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN.............................................. i
PHỤ LỤC 02_BIỂU ĐỒ HISTOGRAM, P-P PLOT, SCATTERPLOT............................ viii
PHỤ LỤC 03_TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ............................. ix
PHỤ LỤC 04_TỔNG HỢP BIẾN QUAN SÁT CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN.......... xi
PHỤ LỤC 05_DANH SÁCH CHUYÊN GIA, THẢO LUẬN NHÓM.............................. xiii
PHỤ LỤC 06_BẢNG THẢO LUẬN NHÓM .................................................................... xiv
PHỤ LỤC 07_BẢNG KẾT QUẢ THẢO LUẬN NHÓM............................................... xviii
PHỤ LỤC 08_BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ................................................................... xxi
PHỤ LỤC 09_KẾT QUẢ PHÂN TÍCH GIỮ LIỆU BẰNG SPSS 20.0........................... xxiv
PHỤ LỤC 10_DANH SÁCH CÁC CỬA HÀNG XĂNG DẦU ÁP DỤNG CHƯƠNG TRÌNH
PVOIL EASY................................................................................................................ xxxviii
ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2. 1. Bảng đánh giá các lý thuyết nền tảng ..........................................................18
Bảng 2. 2. Tổng hợp các nhân tố từ các nghiên cứu trước đây.....................................26
Bảng 4. 1. Kết quả kiểm định thang đo Cronbach's Alpha ...........................................48
Bảng 4. 2. Bảng hệ số KMO và kiểm định Bartlett's....................................................50
Bảng 4. 3. Bảng hệ số Eigenvalues...............................................................................51
Bảng 4. 4. Bảng kết quả ma trận xoay nhân tố..............................................................51
Bảng 4. 5. Kiểm định giá trị thang đo biến phụ thuộc bằng phân tích EFA.................53
Bảng 4. 6. Gộp nhóm các nhân tố .................................................................................54
Bảng 4. 7. Bảng hệ số tương quan Pearson...................................................................55
Bảng 4. 8. Bảng tóm tắt mô hình hồi quy .....................................................................56
Bảng 4. 9. Bảng kết quả phân tích ANOVA trong hồi quy ..........................................57
Bảng 4. 10. Hệ số hồi quy giữa các biến độc lập lên biến phụ thuộc ...........................57
Bảng 4. 11. Kết luận các giả thuyết...............................................................................60
x
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2. 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất.........................................................................32
Hình 3.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu ...........................................................................35
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
Chương 1 giới thiệu sơ bộ về đề tài nghiên cứu, đưa ra mục tiêu nghiên
cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi, phương pháp, những đóng góp và
kết cấu của đề tài nghiên cứu về các nhân tố tác động đến việc sử dụng dịch vụ
thanh toán tiền xăng dầu qua mã QR Code (PVOIL Easy) của tổng công ty Dầu
Việt Nam – CTCP.
1.1. Đặt vấn đề
Với dân số Việt Nam gần 100 triệu người, cơ cấu dân số trẻ, nền kinh tế
năng động, tăng trưởng nhanh liên tục qua nhiều năm giúp thu nhập bình quân
của người dân ngày càng cao. Bên cạnh đó, trình độ dân trí ngày càng được nâng
cao, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, đặc biệt là công
nghệ số. Nhiều thiết bị và ứng dụng công nghệ ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu thị
trường, việc thanh toán trong hoạt động mua bán kinh doanh cũng chuyển sang
một giai đoạn mới mà tiền mặt không còn là duy nhất. Các ứng dụng thanh toán
thông qua thiết bị di động được áp dụng vào hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp nhằm nâng cao khả năng quản lý hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn, đáp
ứng nhu cầu thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Nhận thấy tiềm năng của việc ứng dụng thanh toán thông qua thiết bị di
động vào hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp và các công ty viễn thông đã
vào cuộc nhằm phát triển dịch vụ thanh toán này. Không thể phủ nhận những lợi
ích từ dịch vụ thanh toán này mang lại. Đối với người tiêu dùng dịch vụ này đơn
giản và dễ sử dụng. Các giao dịch của khách hàng được bảo mật cao. Đối với các
doanh nghiệp, việc áp dụng dịch vụ này giúp nâng cao khả năng quản lý kinh
doanh, tăng sự kết nối đến nhiều hệ thống thanh toán khác nhau, giúp các doanh
nghiệp mở rộng mạng lưới thanh toán dễ dàng. Đây cũng là giải pháp đảm bảo
yêu cầu an ninh an toàn trong giao dịch của các doanh nghệp. Hơn nữa, các doanh
nghiệp không phải tốn chi phí đầu tư quá lớn cho dịch vụ thanh toán này. Dịch
vụ thanh toán thông qua thiết bị di động mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh