Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các nhân tố tác động đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam: Luận văn thạc sĩ kinh tế / Trần Thị Liên
PREMIUM
Số trang
110
Kích thước
3.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1010

Các nhân tố tác động đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam: Luận văn thạc sĩ kinh tế / Trần Thị Liên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ LIÊN

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN

KHẢ NĂNG THANH KHOẢN CỦA CÁC

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ LIÊN

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN

KHẢ NĂNG THANH KHOẢN CỦA CÁC

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng

Mã số: 8 34 02 01

Người hướng dẫn khoa học: NGND,TS. NGUYỄN VĂN HÀ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018

TÓM TẮT

Luận văn “ Các nhân tố tác động đến khả năng thanh khoản của các Ngân

hàng thương mại Việt Nam” hệ thống hóa những lý luận chung về thanh khoản, các

nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản tại ngân hàng thương mại Việt Nam,

mức độ tác động của các nhân tố đó đến khả năng thanh khoản và đưa ra các kiến

nghị giải pháp phù hợp.

Luận văn xác định được các nhân tố vi mô và vĩ mô tác động đến khả năng

thanh khoản. Các nhân tố vi mô bao gồm tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ suất sinh lợi trên

tài sản, thị phần ngân hàng, hiệu quả chi phí hoạt động, quy mô ngân hàng, tỷ lệ thu

nhập lãi cận biên NIM, tỷ lệ nợ xấu. Các nhân tố vĩ mô bao gồm lạm phát, tăng

trưởng kinh tế và khúng hoảng kinh tế.

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, sử dụng dữ liệu bảng

để phân tích các nhân tố Hồi quy Pooled OLS và mô hình chạy 2 hiệu ứng FEM và

REM trên ứng dụng STATA. Để khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi

và tự tương quan, luận văn sử dụng phương pháp FGLS.

Mục tiêu của luận văn là xác định được các nhân tố tác động đến khả năng

thanh khoản và mức độ tác động. Luận văn dựa trên cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu

thực nghiệm ở nước ngoài và trong nước, số liệu thu thập từ các báo cáo tài chính.

Kết quả cho thấy các yếu tố tác động đến khả năng thanh khoản bao gồm: tỷ lệ vốn

chủ sở hữu, tỷ suất sinh lợi trên tài sản, thị phần ngân hàng, hiệu quả chi phí hoạt

động, tỷ lệ lạm phát và khủng hoảng kinh tế.

Kết quả nghiên cứu giúp các quản lý ngân hàng và nhà đầu tư tại Việt Nam có

cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về phương pháp tiếp cận trong đo lường và đánh

giá khả năng thanh khoản tại ngân hàng. Từ đó, đưa ra các kiến nghị cho Ngân hàng

nhà nước và các Ngân hàng thương mại nhằm quản lý thanhh khoản hiệu quả hơn.

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một

trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả,kết quả

nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước

đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn

nguồn đầy đủ trong luận văn.

Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 10 năm 2018

Tác giả

Trần Thị Liên

LỜI CÁM ƠN

Được sự phân công và hướng dẫn của quý thầy cô khoa Sau Đại học, Trường

Đại Học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh và Thầy Nguyễn Văn Hà. Sau khoảng thời

gian học tập và thực hiện bài làm em đã hoàn thành Luận văn tốt nghiệp “ Các nhân

tố tác động đến khả năng thanh khoản của các Ngân hàng thương mại Việt Nam”.

Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, ngoài sự nỗ lực học hỏi của bản thân còn

có sự hướng dẫn tận tình của thầy cô giảng dạy và hướng dẫn. Em chân thành cảm

ơn Thầy Nguyễn Văn Hà người đã hướng dẫn cho em trong suốt thời gian thực hiện

luận văn. Một lần nữa em chân thành cảm ơn Thầy và chúc Thầy dồi dào sức khoẻ.

Đồng thời, em cũng xin cảm ơn Khoa Sau Đại học Trường Đại học Ngân

hàng TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện, thời gian và các thủ tục trong quá trình

hoàn thành luận văn.

Tuy nhiên vì kiến thức còn hạn chế và bản thân chưa thực sự nghiên cứu

rộng nên nội dung của luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong

nhận sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................................................... 9

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .................................................................................................... 11

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU........................................................................ 1

1.1. Xác định vấn đề nghiên cứu.................................................................................................... 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................................ 2

1.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................................. 2

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................................... 3

1.5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................................... 3

1.6. Nội dung nghiên cứu của đề tài nghiên cứu............................................................................ 4

1.7. Đóng góp của đề tài ................................................................................................................ 4

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT THANH KHOẢN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH

HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI......... 6

2.1. Giới thiệu về thanh khoản và các trạng thái thanh khoản của ngân hàng................................ 6

2.1.1. Khái niệm về thanh khoản ngân hàng .............................................................................. 6

2.1.2. Các trạng thái thanh khoản của ngân hàng....................................................................... 7

2.2. Đo lường khả năng thanh khoản của ngân hàng ..................................................................... 9

2.2.1. Phương pháp khe hở tài trợ .............................................................................................. 9

2.2.2. Phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn .................................................................................. 9

2.2.3. Phương pháp chỉ số thanh khoản ................................................................................... 10

2.3. Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng thương

mại................................................................................................................................................ 12

2.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài............................................................................................ 12

2.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam......................................................................................... 15

2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại ............. 16

2.4.1.Các nhân tố nội tại của ngân hàng................................................................................... 17

2.4.2. Các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản.............................................. 21

2.5. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước. ....................................................... 23

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................................................. 26

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................. 27

3.1. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu......................................................................................... 27

3.2. Mô tả biến và các giả thuyết ................................................................................................. 28

3.2.1. Biến phụ thuộc: .............................................................................................................. 28

3.2.2. Biến độc lập: .................................................................................................................. 28

3.2.2.1.Quy mô ngân hàng (SIZE) ........................................................................................... 29

3.2.2.2.Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản (CAP)................................................................... 30

3.2.2.3.Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) .............................................................................. 30

3.2.2.4.Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)................................................................................ 31

3.2.2.5.Tỷ lệ nợ xấu (NPL) ...................................................................................................... 32

3.2.2.6.Thị phần ngân hàng (TATSA) ..................................................................................... 32

3.2.2.7.Hiệu quả chi phí hoạt động (CEA)............................................................................... 33

3.2.2.8.Tăng trưởng GDP (GDP) ......................................................................................... 33

3.2.2.9.Tỷ lệ lạm phát (INF) ................................................................................................ 33

3.2.2.10.Khủng hoảng tài chính (FIC) ................................................................................. 34

3.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................... 35

3.4. Thu thập và xử lý dữ liệu ...................................................................................................... 37

3.5. Phân tích thống kê mô tả....................................................................................................... 38

3.6. Phân tích tương quan............................................................................................................. 38

3.7.Phân tích hồi quy.................................................................................................................... 39

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................................................. 40

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 41

4.1. Thống kê mô tả và dữ liệu nghiên cứu.................................................................................. 41

4.2. Phân tích tương quan............................................................................................................. 43

4.3. Kiểm định các giả thuyết của mô hình hồi quy..................................................................... 44

4.3.1.Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến..................................................................................... 44

4.3.2.Kiểm định phương sai thay đổi ....................................................................................... 45

4.3.3.Kiểm định tự tương quan ................................................................................................ 46

4.4.Kết quả hồi quy và kiểm định các giả thuyết hồi quy ............................................................ 46

4.4.1 Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình .................................................................................. 46

4.4.2. Kiểm định các vi phạm của mô hình lựa chọn – mô hình REM .................................... 49

4.4.3 Hồi quy mô hình FGLS để xử lý vi phạm của mô hình REM......................................... 50

4.5.1. Tác động của SIZE đến khả năng thanh khoản.............................................................. 53

4.5.2. Tác động của CAP đến khả năng thanh khoản............................................................... 53

4.5.3. Tác động của ROA đến khả năng thanh khoản.............................................................. 54

4.5.4. Tác động của TATSA đến khả năng thanh khoản. ........................................................ 55

4.5.5. Tác động của CEA đến khả năng thanh khoản. ............................................................. 55

4.5.6. Tác động của INF đến khả năng thanh khoản................................................................ 56

4.5.7. Tác động của FIC đến khả năng thanh khoản. ............................................................... 56

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4................................................................................................................. 58

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................................ 59

5.1. Tóm tắt các kết quả chính của đề tài ..................................................................................... 59

5.2. Đề xuất:................................................................................................................................. 61

5.2.1. Đối với ngân hàng thương mại........................................................................................... 61

5.2.2. Đối với ngân hàng Nhà nước ............................................................................................. 64

5.3. Những hạn chế của nghiên cứu ............................................................................................. 65

5.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.................................................................................. 66

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5................................................................................................................. 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................ 68

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ABB : Ngân hàng TMCP An Bình

ACB : Ngân hàng TMCP Á Châu

BID : Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

CTG : Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

DTBB : Dự trữ bắt buộc

EIB : Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu

FEM : Fixed effects Model (Mô hình tác động cố định)

FGLS : Feasible generalized least squares

(Phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát khả thi)

HDBank : Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

HNX : Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

KLB : Ngân hàng TMCP Kiên Long

LNH : Liên ngân hàng

MBB : Ngân hàng TMCP Quân Đội

MSB : Ngân hàng TMCP Hàng Hải

NCB : Ngân hàng TMCP Quốc dân

NIM : Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên

NH : Ngân hàng

NHNN : Ngân hàng Nhà nước

NHTM : Ngân hàng thương mại

NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần

NHTMNN : Ngânhàng thương mại Nhà nước

OCB : Ngân hàng TMCP Phương Đông

OLS : Ordinary least squares

(Phương pháp bình phương nhỏ nhất)

REM : Random effects Model (Mô hình tác động ngẫu nhiên)

ROA : Tỷ suất sinh lợi trên tài sản

ROE : Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần

RRTK : Rủi ro thanh khoản

SeABank : Ngân hàng TMCP Đông Nam Á

SGB : Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương

STB : Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

TCTD : Tổ chức tín dụng

Techcombank: Ngân hàng TMCP Kỹ Thương

VAMC : Vietnam Asset Management Company

(Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý tài sản

của các Tổ chức tín dụng Việt Nam)

VCB : Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

VIB : Ngân hàng TMCP Quốc Tế

VietABank : Ngân hàng TMCP Việt Á

VPBank : Ngân hàng TMCP Việt Nam ThịnhVượng

WTO : World Trade Organization

(Tổ chức thương mại thế giới)

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Tóm tắt những nghiệp vụ tiêu biểu cấu thành cung và cầu thanh khoản ....7

Bảng 2.2: Tổng hợp kết quả các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng

thanh khoản của các ngân hàng ...........................................................................24

Bảng 3.1: Mô tả biến phụ thuộc, biến độc lập và kỳ vọng dấu ....................................34

Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến ..............................................................................41

Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập ..........................................43

Bảng 4.3: Kiểm định đa cộng tuyến .............................................................................45

Bảng 4.4: Kiểm định phương sai thay đổi ...................................................................45

Bảng 4.5: Kiểm định tự tương quan .............................................................................46

Bảng 4.6: Kết quả hồi quy và kiểm định các giả thuyết hồi quy 3 mô hình POOLED

OLS, FEM và REM .............................................................................................47

Bảng 4.7: Kết quả kiểm định F-test .............................................................................48

Bảng 4.8: Kết quả kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian ....................................48

Bảng 4.9: Kết quả kiểm định Hausman .......................................................................49

Bảng 4.10: Kiểm định phương sai sai số thay đổi và tự tương quan mô hình REM ...49

Bảng 4.11: Kết quả hồi quy mô hình theo mô hình FGLS ..........................................50

Bảng 4.12: Tóm tắt giả thuyết nghiên cứu và kết quả thực nghiệm ............................52

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!