Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Sở giao dịch 2: Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh / Hoàng Thảo Na người hướng dẫn khoa học Đào Duy Huân
PREMIUM
Số trang
130
Kích thước
1.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1441

Các nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Sở giao dịch 2: Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh / Hoàng Thảo Na người hướng dẫn khoa học Đào Duy Huân

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

HOÀNG THẢO NA

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỘNG LỰC

LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI NGÂN HÀNG

TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM –

CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 2

LUẬN VĂN THẠC SỸ

TP. Hồ Chí Minh, tháng 10/2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆTNAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

HOÀNG THẢO NA

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỘNG LỰC

LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI NGÂN HÀNG

TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM –

CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 2

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh

Mã số: 8 34 01 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐÀO DUY HUÂN

TP. Hồ Chí Minh, tháng 10/2018

TÓM TẮT

Luận văn phân tích các nhân tố có tác động đến động lực làm việc của các

nhân viên đang làm việc tại BIDV Chi nhánh Sở Giao Dịch 2.

Dựa trên các lý thuyết giải thích động lực làm việc và các nghiên cứu trƣớc

đây, luận văn xây dựng mô hình nghiên cứu nghiên cứu động lực làm việc với các

nhân tố bao gồm lƣơng, cơ hội thăng tiến, quan hệ công việc, phúc lợi, điều kiện

làm việc, sự ghi nhận và bản chất công việc. Hơn thế nữa, sau khi khảo sát các nhân

viên đang làm việc tại BIDV Chi nhánh Sở Giao Dịch 2 về động lực làm việc của

các nhân viên, luận văn tiến hành sử dụng phân tích Cronbach‘s Alpha và phân tích

khám phá nhân tố EFA để đánh giá các thang đo cũng nhƣ trích các nhân tố để đại

diện cho động lực làm việc của nhân viên cũng nhƣ các nhân tố tác động đến động

lực làm việc bao gồm lƣơng, cơ hội thăng tiến, quan hệ công việc, phúc lợi, điều

kiện làm việc, sự ghi nhận và bản chất công việc. Từ đó sử dụng phƣơng pháp hồi

quy OLS để ƣớc lƣợng mô hình tác động của các nhân tố đến động lực làm việc của

nhân viên đang làm việc tại BIDV Chi nhánh Sở Giao Dịch 2.

Kết quả luận văn tìm thấy các nhân tố đƣa vào mô hình nghiên cứu đều có

tác động tích cực đến động lực làm việc của các nhân viên đang làm việc tại BIDV

Chi nhánh Sở Giao Dịch 2 ở mức ý nghĩa 10%, ngoại trừ nhân tố điều kiện làm

việc. Điều này cho thấy rằng khi chính sách lƣơng đƣợc cải thiện, cơ hội thăng tiến

nhiều hơn, chính sách phúc lợi tốt hơn, quan hệ giữa nhân viên và đồng nghiệp

cũng nhƣ quan hệ giữa nhân viên và lãnh đạo tốt hơn, sự ghi nhận tốt hơn và bản

chất công việc rõ ràng thì sẽ cải thiện/nâng cao động lực làm việc của các nhân viên

đang làm việc tại BIDV Chi nhánh Sở Giao Dịch 2. Các kết quả đạt đƣợc có hàm ý

quản trị dành cho các nhà quản lý cấp cao và cấp trung tại BIDV Chi nhánh Sở

Giao Dịch 2 nhằm cải thiện động lực làm việc của các nhân viên.

Với kết quả nghiên cứu nhƣ trên, luận văn đã đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu.

Tuy nhiên, luận văn đƣợc thực hiện trong một thời gian ngắn, vì vậy sẽ không thể

tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong Quý Thầy Cô và các Giáo sƣ xem xét và

góp ý để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn này chƣa từng đƣợc trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một

trƣờng đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả

nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã đƣợc công bố trƣớc

đây hoặc các nội dung do ngƣời khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn đƣợc dẫn

nguồn đầy đủ trong luận văn.

TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018

Tác giả

Hoàng Thảo Na

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian nghiên cứu tích cực, tôi đã hoàn thành luận văn với đề tài ―Các

nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ

và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở Giao Dịch 2‖. Để có đƣợc kết quả này,

ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ, động viên khích lệ của

các thầy, bạn bè đồng nghiệp và ngƣời thân. Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn tới

những ngƣời đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập – nghiên cứu khoa học vừa qua.

Tôi xin bảy tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo, ngƣời

hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Đào Duy Huân, đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi

trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu để có thể hoàn thành luận văn này.

Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả các thầy cô trƣờng Đại

học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt các thầy cô thuộc khoa Sau đại

học, đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian theo học tại trƣờng.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể Lãnh đạo và nhân viên tại Ngân

hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở Giao

Dịch 2 đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trả lời các bảng khảo sát, góp phần hoàn

thành bài luận văn của tôi.

Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!

MỤC LỤC

TÓM TẮT

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC HÌNH ẢNH

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI...........................................................................1

1.1. Lý do lựa chọn nghiên cứu ............................................................................1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................2

1.2. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................2

1.3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ..............................................3

1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu .............................................................................3

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................3

1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu...............................................................................3

1.6. Phƣơng pháp phân tích ..................................................................................4

1.7. Kết quả nghiên cứu đạt đƣợc.........................................................................5

1.8. Kết cấu đề tài .................................................................................................6

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU........................7

2.1. Cơ sở lý thuyết...............................................................................................7

2.1.1. Khái niệm động lực làm việc..................................................................7

2.1.2. Lý thuyết hai yếu tố của Herzberg..........................................................8

2.1.3. Lý thuyết về sự kỳ vọng .........................................................................9

2.1.4. Lý thuyết tháp nhu cầu .........................................................................10

2.1.5. Lý thuyết về sự phù hợp trong công việc .............................................11

2.1.6. Lý thuyết thiết lập mục tiêu ..................................................................11

2.1.7. Lý thuyết Z............................................................................................12

2.2. Các yếu tố tác động đến động lực làm việc.................................................12

2.2.1. Các yếu tố đẩy (Push Factors) .............................................................12

2.2.2. Các yếu tố kéo (Pull Factors)................................................................15

2.2.3. Các yếu tố liên quan đến công việc ......................................................17

2.2.4. Các yếu tố thuộc về tổ chức..................................................................18

2.3. Tổng quan nghiên cứu trƣớc đây.................................................................18

2.3.1. Nghiên cứu nƣớc ngoài.........................................................................18

2.3.2. Nghiên cứu trong nƣớc .........................................................................21

2.3.3. Khoảng trống chƣa nghiên cứu.............................................................24

2.4. Đề xuất mô hình nghiên cứu........................................................................25

CHƢƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................................29

3.1. Quy trình nghiên cứu...................................................................................29

3.2. Dữ liệu nghiên cứu ......................................................................................29

3.3. Đo lƣờng thang đo .......................................................................................31

3.3.1. Thang đo lƣơng.....................................................................................31

3.3.2. Thang đo thăng tiến ..............................................................................33

3.3.3. Thang đo quan hệ công việc .................................................................34

3.3.4. Thang đo phúc lợi .................................................................................35

3.3.5. Thang đo điều kiện làm việc.................................................................37

3.3.6. Thang đo ghi nhận ................................................................................37

3.3.7. Thang đo bản chất công việc ................................................................38

3.3.8. Thang đo động lực làm việc .................................................................39

3.4. Nghiên cứu sơ bộ.........................................................................................40

3.5. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu...............................................................45

3.6. Phƣơng pháp phân tích ................................................................................47

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................49

4.1. Giới thiệu BIDV Chi nhánh Sở Giao Dịch 2...............................................49

4.2. Sơ bộ mẫu nghiên cứu .................................................................................50

4.3. Thống kê mô tả ............................................................................................53

4.4. Phân tích Cronbach Alpha...........................................................................55

4.5. Phân tích EFA..............................................................................................62

4.6. Kết quả hồi quy............................................................................................69

4.6.1. Kiểm tra sự phù hợp mô hình ...............................................................69

4.6.2. Thảo luận kết quả..................................................................................71

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ...............................................75

5.1. Kết luận........................................................................................................75

5.2. Hàm ý quản trị .............................................................................................77

5.3. Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ......................................................79

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

PHỤ LỤC BẢNG KHẢO SÁT

PHỤ LỤC KẾT QUẢ CHẠY MÔ HÌNH

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Từ viết đầy đủ

1 TMCP Thƣơng mại cổ phần

2 BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

3 CN SGD2 Chi nhánh Sở Giao Dịch 2

4 ĐLLV Động lực làm việc

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1. Thang đo lƣơng dành cho nhân viên ........................................................33

Bảng 3.2. Thang đo cơ hội thăng tiến .......................................................................34

Bảng 3.3. Thang đo quan hệ công việc .....................................................................35

Bảng 3.4. Thang đo phúc lợi dành cho nhân viên.....................................................36

Bảng 3.5. Thang đo điều kiện làm việc của nhân viên .............................................37

Bảng 3.6. Thang đo sự ghi nhận ...............................................................................38

Bảng 3.7. Thang đo bản chất công việc ....................................................................39

Bảng 3.8. Thang đo động lực làm việc .....................................................................40

Bảng 3.9. Kết quả khám phá nhân tố EFA của nghiên cứu sơ bộ ............................42

Bảng 3.10. Kết quả phân tích hệ số Cronbach Alpha của nghiên cứu sơ bộ ............44

Bảng 4.1. Thống kê mô tả các thang đo các yếu tố tác động đến động lực làm việc

của các nhân viên tại BIDV Chi nhánh Sở Giao Dịch 2...........................................54

Bảng 4.2. Kết quả phân tích hệ số Cronbach Alpha đối với các thang đo nhân tố

lƣơng .........................................................................................................................57

Bảng 4.3. Kết quả phân tích hệ số Cronbach Alpha đối với các thang đo nhân tố bản

chất công việc............................................................................................................57

Bảng 4.4. Kết quả phân tích hệ số Cronbach Alpha đối với các thang đo nhân tố

phúc lợi......................................................................................................................58

Bảng 4.5. Kết quả phân tích hệ số cronbach alpha đối với các thang đo nhân tố

thăng tiến...................................................................................................................59

Bảng 4.6. Kết quả phân tích hệ số cronbach alpha đối với các thang đo nhân tố ghi

nhận ...........................................................................................................................59

Bảng 4.7. Kết quả phân tích hệ số cronbach alpha đối với các thang đo nhân tố quan

hệ công việc...............................................................................................................60

Bảng 4.8. Kết quả phân tích hệ số Cronbach Alpha đối với các thang đo nhân tố

điều kiện làm việc .....................................................................................................61

Bảng 4.9. Kết quả phân tích hệ số Cronbach Alpha đối với các thang đo nhân tố

động lực làm việc ......................................................................................................62

Bảng 4.10. Kết quả khám phá nhân tố EFA các yếu tố tác động đến động lực làm

việc của các nhân viên tại BIDV Chi nhánh Sở Giao Dịch 2 ...................................64

Bảng 4.11. Kết quả kiểm định KMO và mức độ giải thích của các thang đo các nhân

tố tác động đến động lực làm việc ............................................................................65

Bảng 4.12. Các yếu tố đƣợc hình thành để giải thích động lực làm việc .................66

Bảng 4.13. Kết quả khám phá nhân tố EFA thang đo động lực làm việc.................68

Bảng 4.14. Kết quả kiểm định KMO và mức độ giải thích của các thang đo động lực

làm việc .....................................................................................................................69

Bảng 4.15. Các thang đo đƣợc sử dụng để đại diện nhân tố động lực làm việc .......69

Bảng 4.16. Kết quả kiểm tra tự tƣơng quan..............................................................70

Bảng 4.17. Kết quả kiểm tra sự phù hợp của mô hình..............................................71

Bảng 4.18. Kết quả hồi quy ảnh hƣởng của các nhân tố đến động lực làm việc ......72

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất......................................................................27

Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................29

Hình 4.1. Thông tin mẫu nghiên cứu theo giới tính..................................................51

Hình 4.2. Thông tin mẫu nghiên cứu theo thu nhập .................................................52

Hình 4.3. Thông tin mẫu nghiên cứu theo độ tuổi ....................................................53

1

CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

1.1. Lý do lựa chọn nghiên cứu

Ngành ngân hàng đặc trƣng là ngành cạnh tranh bởi chất lƣợng dịch vụ. Với

những sản phẩm gần nhƣ tƣơng đồng nhau, cũng nhƣ những giá trị sẵn có có thể

đƣợc đánh giá là gần nhƣ nhau, thì nguồn lực sống duy nhất và có thể kiểm soát

đƣợc các nguồn lực còn lại, đồng thời không dễ dàng bị sao chép, rập khuôn, và

đƣợc xem là yếu tố then chốt để làm nên sự khác biệt chính là nguồn nhân lực.

Nguồn nhân lực là yếu tố hàng đầu quyết định đến sự thành công hay thất bại của

ngân hàng. Đặc biệt trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn

ra vô cùng mạnh mẽ, môi trƣờng cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt giữa các

ngân hàng cả trong và ngoài nƣớc đòi hỏi các ngân hàng phải xây dựng cho mình

một đội ngũ nhân lực chất lƣợng cao, làm việc hiệu quả nhằm phát huy các thế

mạnh của ngân hàng để giành đƣợc các lợi thế cạnh tranh trên thị trƣờng. Bởi thế,

các nhà lãnh đạo của bất kỳ ngân hàng nào cũng mong muốn có một đội ngũ nhân

sự trung thành và cống hiến hết mình vì ngân hàng.

Chính vì lẽ đó, các ngân hàng luôn chú trọng duy trì và phát triển nguồn

nhân lực của ngân hàng. Tuy nhiên trên thực tế việc thu hút tuyển dụng nhân sự đã

khó mà việc giữ đƣợc họ còn khó hơn, nhất là trong giai đoạn hiện nay ngành ngân

hàng không còn đƣợc hot nhƣ những năm trƣớc. Các nhà lãnh đạo luôn phải trăn trở

làm sao để giữ đƣợc nhân viên, làm sao để tạo sự gắn bó và nâng cao năng lực làm

việc của nhân viên. Để phát huy tối đa năng lực, nâng cao hiệu quả làm việc của

nhân viên, nhà lãnh đạo cần phải tạo ra động lực cho họ hứng thú làm việc. Khi có

đƣợc động lực làm việc nhân viên có đƣợc nỗ lực lớn hơn để lao động học hỏi, đúc

kết đƣợc những kinh nghiệm trong công việc, nâng cao kiến thức, trình độ để tự

hoàn thiện mình. Và khi nhân viên thỏa mãn với công việc, họ sẽ có động lực làm

việc cao hơn, từ đó sẽ gắn bó và trung thành hơn với ngân hàng.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!